9:24 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA VIỆT NAM ( QUỐC KHÁNH 26 THÁNG 10) - Đặng Chí Hùng

25 Tháng Mười 20143:54 CH(Xem: 13619)
http://www.psywarrior.com/25921011.jpg
TVQ kính chuyển.


ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA VIỆT NAM (QUỐC KHÁNH: 26 THÁNG 10)

 

ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA VIỆT NAM

(QUỐC KHÁNH: 26 THÁNG 10)

 

blank

Quc Huy Đ nht Cng hòa (1955 – 1957)

blank

Quc huy Đ Nht Cng Hòa (1957-1963)

Đ nht Cng hòa (1955-1963) là chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa được thành lập sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1955 ở miền Nam Việt Nam. Bằng cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại, thủ tướng Ngô Đình Diệm thay thế Bảo Đại làm Quốc trưởng. Sau đó Quốc trưởng Ngô Đình Diệm tổchức bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội này ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng Hòa. Người đứng đầu Việt Nam Cộng Hòa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm với lập trường chống cộng sản. Ngày Quốc hội Lập hiến chính thức ban hành Hiến pháp (26/10/1956) được xem là ngày quốc khánh của nền cộng hòa. Được sự hậu thuẫn của Mỹ và các nước Tây phương, nền Đệ nhất Cộng hòa đã thành công trong việc thống nhất quyền lực, buộc các lực lượng vũ trang giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo giải tán hoặc gia nhập vào quân đội chính phủ và tiêu diệt nhóm Bình Xuyên.

Nền Đệ nhất Cộng hòa chấm dứt với cuộc đảo chánh năm 1963 và tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát. Danh xưng “Đệ nhất Cộng hòa” chỉ xuất hiện sau năm 1967 khi nền cộng hòa thứ nhì được thành lập, tức Đệ nhị Cộng Hòa Việt Nam (1967-1975).

 

HIẾN PHÁP 1956 NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA

 

blank

Tác giả: Đặng Chí Hùng

LỜI MỞ ĐẦU

Tin tưởng ở tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc gia và Dân tộc Việt Nam mà lịch sử tranh đấu oai hùng của tổ tiên và ý chí quật cường của toàn dân đảm bảo;

Tin tưởng ở sự trường tồn của nền văn minh Việt Nam, căn cứ trên nền tảng duy linh mà toàn dân đều có nhiệm vụ phát huy;

Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển tự do, điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc gia;

Chúng tôi, Dân biểu Quốc hội Lập hiến:

Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan;

Nguyện vọng ấy là:

Củng cố Độc lập chống mọi hình thức xâm lăng thống trị;

Bảo vệ tự do cho mỗi người và cho dân tộc;

Xây dựng dân chủ về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị;

Ý thức rằng quyền hưởng tự do chỉ được bảo toàn khi năng lực phục tùng lý trí và đạo đức, khi nền an ninh tập thể được bảo vệ và những quyền chính đáng của con người được tôn trọng;

Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di dân quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.

Sau khi thảo luận, chấp nhận bản Hiến pháp sau đây:

 

blank

Trụ sở Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa tại Sài Gòn

 

THIÊN THỨ NHẤT: Điều khoản căn bản

Điều 1

Việt Nam là một nước Cộng hòa, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.

Điều 2

Chủ quyền thuộc về toàn dân.

Điều 3

Quốc dân ủy nhiệm vụ hành pháp cho Tổng thống dân cử, và nhiệm vụ lập pháp cho Quốc hội cũng do dân cử.

Sự phân nhiệm giữa hành pháp và lập pháp phải rõ rệt. Hoạt động của các cơ quan hành pháp và lập pháp phải được điều hòa.

Tổng thống lãnh đạo Quốc dân.

Điều 4

Hành pháp, lập pháp, tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ Tự do, Dân chủ, chính thể cộng hòa, và trật tự công cộng. Tư pháp phải có một quy chế bảo đảm tính cách độc lập.

Điều 5

Mọi người dân không phân biệt nam nữ sinh ra bình đẳng về phẩm cách, quyền lợi, và nhiệm vụ, và phải đối xử với nhau theo tinh thần tương thân tương trợ.

Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của con người trong cương vị cá nhân, hay trong cương vị tập thể.

Quốc gia cố gắng tạo cho mọi người những cơ hội đồng đều và những điều kiện cần thiết để thụ hưởng quyền lợi và thực hành nhiệm vụ.

Quốc gia tán trợ sự khuếch trương kinh tế, phát huy văn hóa, khai triển khoa học và kỹ thuật.

Điều 6

Người dân có những nhiệm vụ đối với tổ quốc, với đồng bào, mục đích là để thực hiện sự phát triển điều hòa và đầy đủ nhân cách của mọi người.

Điều 7

Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc ghi trong Hiến pháp.

Điều 8

Nước Việt Nam Cộng hòa chấp nhận những nguyên tắc quốc tế pháp không trái với sự thực hiện chủ quyền Quốc gia và sự bình đẳng giữa các dân tộc.

Quốc gia cố gắng góp phần xây dựng và bảo vệ nền an ninh và hòa bình quốc tế cùng duy trì và phát triển sự liên lạc thân hữu giữa các dân tộc trên căn bản tự do và bình đẳng.

 

THIÊN THỨ HAI: Quyền lợi và nhiệm vụ người Dân

 

Điều 9

Mọi người dân đều có quyền sinh sống tự do và an toàn.

Điều 10

Không ai có thể bị bắt bớ, giam giữ tù đày, một cách trái phép.

Trừ trường hợp phạm pháp quả tang, chỉ có thể bắt giam khi có câu phiếu của cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp và theo hình thức luật định. Theo thể thức luật định các bị can về tội đại hình hoặc tiểu hình có quyền lựa chọn hoặc yêu cầu chỉ định người biện minh cho mình.

Điều 11

Không ai có thể bị tra tấn hoặc chịu những hình phạt hay những cách đối xử tàn bạo, bất nhân, hoặc làm mất phẩm cách.

Điều 12

Đời tư, gia đình, nhà cửa, phẩm giá, và thanh danh của mọi người dân phải được tôn trọng.

Tánh cách riêng tư của thư tín không thể bị xâm phạm, trừ khi có lệnh của Tòa án hoặc khi bảo vệ an ninh công cộng hay duy trì trật tự chung.

Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những đe dọa hoặc xâm phạm trái phép.

Điều 13

Mọi người dân có quyền tự do đi lại và cư trú trên lãnh thổ Quốc gia, ngoại trừ trường hợp luật pháp ngăn cấm vì duyên cơ vệ sinh hay an ninh công cộng.

Mọi người dân có quyền tự do xuất ngoại trừ trường hợp luật pháp hạn chế vì lý do anh ninh quốc phòng, kinh tế, tài chánh hay lợi ích công cộng.

Điều 14

Mọi người dân đều có quyền và có bổn phận làm việc. Việc làm như nhau, tiền công bằng nhau.

Người làm việc có quyền hưởng thù lao xứng đáng đủ để bảo đảm cho bản thân và cho gia đình một đời sống hợp với nhân phẩm.

Điều 15

Mọi người dân đều có quyền tự do tư tưởng và trong khuôn khổ luật định, có quyền tự do hội họp và lập hội.

Điều 16

Mọi người dân có quyền tự do ngôn luận. Quyền này không được dùng để vu cáo, phỉ báng, xâm phạm đến nền đạo lý công cộng, hô hào nổi loạn, hoặc lật đổ chính thể Cộng hòa.

Mọi người dân đều được hưởng quyền tự do báo chí để tạo thành một dư luận xác thực và

Điều 17

Mọi người dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do hành giáo, và tự do truyền giáo, miễn là sử dụng quyền ấy không trái với luân lý và thuần phong mỹ tục.

Điều 18

Theo thể thức và điều kiện luật định, mọi người dân đều có quyền bầu cử, ứng cử, tham gia điều khiển việc công hoặc trực tiếp, hoặc do những đại diện của mình.

Điều 19

Mọi người dân đều có quyền tham gia công vụ tùy theo năng lực trên căn bản bình đẳng.

Điều 20

Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu. Luật pháp ấn định thể thức thủ đắc và hưởng thụ để ai ai cũng có thể trở thành sở hữu chủ và để bảo đảm cho con người đời sống xứng đáng và tự do, đồng thời xây dựng nền thịnh vượng xã hội.

Trong những trường hợp luật định và vợi điều kiện có bồi thường, Quốc gia có thể trưng thu tài sản vì công ích.

Điều 21

Quốc gia tán trợ việc nhân dân sử dụng của đẻ dành để thủ đắc nhà ở, ruộng cày, và cổ phần trong các xí nghiệp.

Điều 22

Mọi người dân đều có quyền tổ chức những hợp tác kinh tế, miễn là không có mục đích chiếm trái phép để đầu cơ và thao túng kinh tế.

Quốc gia khuyến khích và tán trợ sự hợp tác có tính cách tương trợ và không có mục đích đầu cơ.

Quốc gia không thừa nhận chế độ độc quyền kinh doanh hoặc độc chiếm, ngoại trừ những trường hợp luật định vì nhu cầu quốc phòng, an ninh, hay vì lợi ích công cộng.

Điều 23

Quyền tự do nghiệp đoàn và quyền đình công được công nhận và sử dụng theo thể thức và điều kiện luật định.

Công chức không có quyền đình công.

Quyền đình công không được thừa nhận đối với nhân viên và công nhân trong các ngành hoạt động liên quan đến quốc phòng, an ninh công cộng, hoặc các nhu cầu cần thiết của đời sống tập thể.

Một đạo luật sẽ ấn định những ngành hoạt động kể trên và đảm bảo cho nhân viên và công nhân các ngành này một quy chế đặc biệt, mục đích là để bảo vệ các nhân viên và công nhân trong các ngành ấy.

Điều 24

Trong giới hạn của khả năng và sự phát triển kinh tế Quốc gia sẽ ấn định những biện pháp cứu trợ hữu hiệu trong các trường hợp thất nghiệp, già yếu, bệnh tật, thiên tai hoặc những cảnh hoạn nạn khác.

Điều 25

Quốc gia công nhận gia đình là nền tảng của xã hội. Quốc gia khuyến khích, nâng đỡ sự thành lập gia đình, sự thực hiện sứ mạng gia đình, nhất là trong sự thai nghén, sinh đẻ, dưỡng dục hài nhi.

Quốc gia tán trợ sự thuần nhứt của gia đình.

Điều 26

Quốc gia cố gắng cho mọi người dân một nền giáo dục cơ bản có tính cách bắt buộc và miễn phí.

Mọi người dân có quyền theo đuổi học vấn.

Những người có khả năng mà không có phương tiện riêng sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn.

Quốc gia thừa nhận phụ huynh có quyền chọn trường cho con em, các đoàn thể và tư nhân có quyền mở trường theo điều kiện luật định.

Quốc gia có thể công nhận các trường tư thục đại học và cao đẳng chuyên nghiệp hội đủ điều kiện luật định. Văn bằng do những trường ấy cấp phát có thể được Quốc gia thừa nhận.

Điều 27

Mọi người đều có quyền tham gia hoạt động văn hóa và khoa học, cùng hưởng thụ nghệ thuật và lợi ích của những tiến bộ kỹ thuật.

Tác giả được pháp luật bảo vệ những quyền lợi tinh thần và vật chất liên quan tới mọi phát minh khoa học, sáng tác văn chương hoặc nghệ thuật.

Điều 28

Quyền của mỗi người dân được sử dụng theo những thể thức và điều kiện luật định.

Quyền của mỗi người dân chỉ chịu những sự hạn chế do luật định đẻ tôn trọng quyền của những người khác cùng là thỏa mãn những đòi hỏi đích đáng của sự an toàn chung, nền đạo lý, trật tự công cộng, quốc phòng.

Ai lạm dụng các quyền được công nhận trong Hiến pháp để phá hoại chánh thể Cộng hòa, chế độ Dân chủ, Tự do và nền Độc lập, Thống nhứt Quốc gia sẽ bị truất quyền.

Điều 29

Mọi người dân đều có nhiệm vụ tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp và Luật pháp.

Mọi người dân đều có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chính thể Cộng hòa, nền tự do, dân chủ.

Ai ai cũng phải làm tròn nhiệm vụ quân dịch theo thể thức và trong giới hạn luật định.

Mọi người dân đều có nhiệm vụ góp phần vào sự chi tiêu công cộng tùy theo khả năng đóng góp của mình.

 

THIÊN THỨ BA: Tổng thống

 

Điều 30

Tổng thống được bầu theo lối đầu phiếu phổ thông trực tiếp và kín, trong một cuộc tuyển cử mà cử tri toàn quốc được tham gia. Một đạo luật sẽ quy định thể thức bầu cử Tổng thống.

Phó Tổng thống được bầu một lần với Tổng thống chung một danh sách.

Điều 31

Có quyền ứng cử Tổng thống và Phó Tổng thống những công dân hội đủ các điều kiện sau đây:

1.     Sinh trên lãnh thổ Việt Nam và có quốc tịch Việt Nam liên tục từ khi mới sinh, hoặc đã hồi phục Việt tịch trước ngày ban hành Hiến pháp.

2.     Cư ngụ trên lãnh thổ Quốc gia một cách liên tục hay không trong một thời gian ít nhất 15 năm.

3.     Đủ 40 tuổi.

4.     Hưởng các quyền công dân.

Chức vụ Tổng thống và Phó Tổng thống không thể kiêm nhiệm với bất cứ một hoạt động nào trong lãnh vực tư dù có thù lao hay không.

Điều 32

Nhiệm kỳ Tổng thống và Phó Tổng thống là năm năm. Tổng thống và Phó Tổng thống có thể được tái cử hai lần nữa.

Điều 33

Nhiệm kỳ Tổng thống và Phó Tổng thống chấm dứt đúng 12 giờ trưa ngày cuối cùng tháng thứ sáu mươi kể từ ngày tựu chức và nhiệm kỳ của Tân Tổng thống và Tân Phó Tổng thống bắt đầu lúc ấy.

Nhiệm vụ Tổng thống và Phó Tổng thống có thể chấm dứt trước kỳ hạn, trong những trường hợp sau đây:

1.     Mệnh chung.

2.     Vì bịnh tật trầm trọng và kéo dài, không còn năng lực để chấp chưởng quyền hành và làm tròn nhiệm vụ. Sự mất năng lực này phải được Quốc hội xác nhận với đa số 4/5 tổng số Dân biểu sau các cuộc giám định và phản giám định y khoa.

3.     Từ chức, và sự từ chức này phải được thông đạt cho Quốc hội.

4.     Bị truất quyền do quyết định của Đặc biệt Pháp viện chiếu Điều 81.

Điều 34

Cuộc bầu cử Tân Tổng thống và Tân Phó Tổng thống sẽ cử hành vào ngày chủ nhật, ba tuần lễ trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống tại chức chấm dứt.

Trong trường hợp nhiệm vụ Tổng thống chấm dứt trước kỳ hạn, Phó Tổng thống sẽ đảm nhiệm chức vụ Tổng thống cho đến hết nhiệm kỳ.

Trong trường họp dự liệu ở đoạn trên, nếu không có Phó Tổng thống, hoặc nếu Phó Tổng thống, vì một lý do gì, không thể đảm đương nhiệm vụ, Chủ tịch Quốc hội tạm thời đảm nhiệm chức vụ Tổng thống để xử lý thường vụ và tổ chức một cuộc bầu cử Tân Tổng thống và Tân Phó Tổng thống trong thời hạn tối đa hai tháng. Trong trường hợp này, đệ nhất Phó Chủ tịch Quốc hội quyền nhiếp chức vụ Chủ tịch Quốc hội.

Điều 35

Tổng thống ký kết, và sau khi được Quốc hội chấp thuận, phê chuẩn các điều ước và hiệp định quốc tế.

Tổng thống bổ nhiệm các sứ thần, tiếp nhận ủy nhiệm thư của các đại diện ngoại giao, thay mặt Quốc gia trong việc giao thiệp với ngoại quốc.

Điều 36

Với sự thỏa thuận của một nửa tổng số Dân biểu Quốc hội, Tổng thống tuyên chiến hoặc phê chuẩn hòa ước.

Điều 37

Tổng thống bổ nhiệm và cách chức tất cả các công chức dân sự và quân sự theo thủ tục luật định, ngoại trừ những trường hợp mà Hiến pháp ấn định một thủ tục đặc biệt.

Tổng thống là Tổng tư lệnh tối cao của các lực lượng quân sự.

Tổng thống ban các loại huy chương.

Tổng thống sử dụng quyền ân xá, ân giảm, hoán cải hình phạt, và huyền án.

Điều 38

Trong trường hợp chiến tranh hoặc nội loạn, những chức vụ dân cử định trong Hiến pháp sẽ đương nhiên được gia hạn khi mãn nhiệm kỳ.

Trong trường hợp một đơn vị bầu cử bị đặt trong tình trạng khẩn cấp, báo động, hoặc giới nghiêm, Tổng thống có thể gia hạn nhiệm kỳ dân biểu đơn vị ấy.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử toàn bộ hay cục bộ phải được tổ chức chậm nhất là sáu tháng sau khi những tình trạng đặc biệt kể ở hai đoạn trên chấm dứt.

Điều 39

Tổng thống tiếp xúc với Quốc hội bằng thông điệp.

Tổng thống có thể dự các phiên họp Quốc hội và tuyên bố trước Quốc hội.

Mỗi năm vào đầu khóa họp thường lệ thứ nhì và mỗi khi thấy cần, Tổng thống thông báo cho Quốc hội biết tình hình Quốc gia và chánh sách đối nội, đối ngoại của Chính phủ.

Điều 40

Với sự thỏa thuận của Quốc hội, Tổng thống có thể tổ chức trưng cầu dân ý. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý phải được Tổng thống và Quốc hội tôn trọng.

Điều 41

Giữa hai khóa họp Quốc hội, Tổng thống vì lý do khẩn cấp có thể ký sắc luật. Các sắc luật này phải được chuyển đến Văn phòng Quốc hội ngay sau khi ấy.

Trong khóa họp thường lệ tiếp cận, nếu Quốc hội không bác bỏ, các sắc luật ấy sẽ được coi hẳn như những đạo luật.

Điều 42

Trong tình trạng khẩn cấp, chiến tranh, nội loạn, khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính, Quốc hội có thể biểu quyết một đạo luật ủy cho Tổng thống, trong một thời gian, với những hạn định rõ, quyền ký các sắc luật để thực hiện chánh sách mà Quốc hội ấn định trong đạo luật ủy quyền. Các sắc luật phải được chuyển đến Văn phòng Quốc hội ngay sau khi ký. 30 ngày sau khi mãn thời hạn đã ấn định trong đạo luật ủy quyền, nếu Quốc hội không bác bỏ, các sắc luật ấy sẽ được coi hẳn như những đạo luật.

Điều 43

Trong trường hợp ngân sách không được Quốc hội chung quyết trong thời hạn ấn định ở Điều 60, Tổng thống có thể ký sắc luật ngân sách cho tài khóa sau.

Mỗi tam cá nguyệt Tổng thống có thể thi hành một phần tư của ngân sách cho đến khi Quốc hội chung quyết xong đạo luật ngân sách.

Trong đạo luật ngân sách, Quốc hội phải giải quyết các hậu quả gây nên do việc bác bỏ hoặc sửa đổi những điều khoản của sắc luật ngân sách.

Điều 44

Tổng thống có thể ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp, báo động hoặc giới nghiêm trong một hay nhiều vùng; các sắc lệnh này có thể tạm đình chỉ sự áp dụng một hoặc nhiều đạo luật tại những vùng đó.

Điều 45

Khi nhậm chức, Tổng thống tuyên thệ như sau:

Tôi long trọng tuyên thệ:

Tận lực cố gắng làm tròn nhiệm vụ Tổng thống;

Tôn trọng giữ gìn và bảo vệ Hiến pháp;

Trung thành phụng sự Tổ quốc và hết lòng phục vụ lợi ích công cộng.

Điều 46

Tổng thống, có Phó Tổng thống, các Bộ trưởng và Thứ trưởng phụ tá. Các Bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng thống.

Điều 47

Các Bộ trưởng và Thứ trưởng có thể hội kiến với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội, và các Chủ tịch Ủy ban để giải thích về các vấn đề liên hệ với lập pháp.

 

THIÊN THỨ TƯ: Quốc hội

Chương Một. - Dân biểu

 

Điều 48

Đạo luật tuyển cử ấn định số Dân biểu Quốc hội và các đơn vị bầu cử.

Điều 49

Dân biểu được bầu cử theo lối đầu phiếu phổ thông, trực tiếp và kín, theo những thể thức và điều kiện do đạo luật tuyển cử quy định.

Điều 50

Có quyền ứng cử Dân biểu những người:

1.     Có quốc tịch Việt Nam liên tục từ khi mới sinh, hoặc đã nhập Việt tịch ít nhất năm năm, hoặc đã hồi phục Việt tịch ít nhất ba năm trừ những người đã hồi phục Việt tịch trước ngày ban hành Hiến pháp;

2.     Hưởng các quyền công dân;

3.     Đủ 25 tuổi tới ngày đầu phiếu;

4.     Hội đủ các điều kiện khác dự liệu trong đạo luật tuyển cử.

Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt những người nhập Việt tịch có công trạng với Tổ quốc hoặc những người hồi phục Việt tịch có thể được Tổng thống ký sắc lệnh giảm thời hạn năm hoặc ba năm ghi trên.

Điều 51

Nhiệm kỳ Dân biểu là ba năm. Các Dân biểu có thể được tái cử.

Cuộc bầu cử Quốc hội mới sẽ cử hành một tháng trước khi pháp nhiệm chấm dứt.

Điều 52

Khi một Dân biểu từ chức, mệnh chung, hoặc chấm dứt nhiệm vụ vì bất cứ một nguyên nhân nào, cuộc bầu cử Dân biểu thay thế sẽ được cử hành trong hạn ba tháng.

Sẽ không bầu Dân biểu thay thế, nếu sự khống khuyết xẩy ra không đầy sáu tháng trước khi mãn pháp nhiệm.

Điều 53

Nhiệm vụ dân biểu không thể kiêm nhiệm với một công vụ được trả lương hay nhiệm vụ dân cử khác. Công chức đắc cử phải nghỉ giả hạn, quân nhân đắc cử phải giải ngũ.

Nhiệm vụ Dân biểu không thể kiêm nhiệm với những chức vụ Bộ trưởng và Thứ trưởng.

Tuy nhiên, Dân biểu có thể đảm nhận những công vụ đặc biệt liên tục không quá (12) mười hai tháng và thời gian đảm nhận công vụ tổng cộng không quá nửa thời kỳ pháp nhiệm. Trong thời gian đảm nhận công vụ, Dân biểu không có quyền thảo luận và biểu quyết tại Quốc hội hoặc tại các Ủy ban của Quốc hội.

Dân biểu có thể phụ trách giảng huấn tại các trường cấp bậc đại học và kỹ thuật cao đẳng.

Trong bất kỳ trường hợp nào, Dân biểu không thể tham dự những cuộc đấu thầu hoặc ký hợp đồng với các cơ quan chính quyền.

Điều 54

Không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay kết án một Dân biểu vì những lời nói hoặc vì những sự biểu quyết tại Quốc hội hoặc tại các Ủy ban Quốc hội.

Ngoại trừ trường hợp phản quốc, xâm phạm an ninh Quốc gia hoặc đương trường phạm pháp, không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay xét xử một Dân biểu trong suốt thời gian các khóa họp Quốc hội, kể cả thời gian đi họp và họp về.

 

Chương Hai - Quyền hành của Quốc hội.

 

Điều 55

Quốc hội biểu quyết các đạo luật. Quốc hội chấp thuận các điều ước và các hiệp định quốc tế.

 

Chương Ba - Thủ tục Lập pháp

 

Điều 56

Dân biểu có thể đưa ra Quốc hội xét các dự án luật, Tổng thống có thể đưa ra Quốc hội xét các dự thảo luật.

Điều 57

Các dự án và dự thảo luật được Quốc hội chấp thuận sẽ chuyển đến Tổng thống trong thời hạn bảy ngày tròn.

Tổng thống phải ban hành các đạo luật trong thời hạn ba mươi ngày tròn kể từ ngày tiếp nhận. Trong trường hợp khẩn cấp do Quốc hội tuyên bố, thời hạn ban hành sẽ rút ngắn còn bảy ngày tròn.

Điều 58

Trong thời hạn ban hành, Tổng thống có thể gởi thông điệp viện dẫn lý do yêu cầu Quốc hội phúc nghị một hay nhiều điều khoản đã được chấp thuận.

Khi phúc nghị, nếu Quốc hội không đồng ý sửa đổi theo thông điệp Tổng thống thì Quốc hội sẽ chung quyết bằng một cuộc minh danh đầu phiếu với đa số ba phần tư tổng số Dân biểu Quốc hội.

Điều 59

Trong thời hạn ấn định ở Điều 57, nếu Tổng thống không ban hành hoặc không chuyển hoàn bản văn mà Quốc hội đã thông qua, bản văn ấy sẽ đương nhiên thành luật.

Điều 60

Dự thảo ngân sách phải gởi tới Văn phòng Quốc hội trước ngày ba mươi tháng Chín. Ngân sách phải được chung quyết trước ngày ba mươi mốt tháng Chạp.

Điều 61

Dân biểu có quyền đề khởi các khoản chi mới, nhưng đồng thời phải đề nghị các khoản thu tương đương.

 

Chương Tư - Điều hành Quốc hội.

 

Điều 62

Quốc hội nhóm họp những khóa thường lệ hoặc bất thường.

Điều 63

Hằng năm có hai khóa họp thường lệ: một khóa đương nhiên bắt đầu ngày thứ hai đầu tiên trong tháng tư dương lịch, và một khóa đương nhiên bắt đầu ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng Mười dương lịch. Mỗi khóa họp thường lệ không lâu quá ba tháng.

Điều 64

Quốc hội phải được triệu tập nhóm họp các khóa bất thường nếu có sự yêu cầu của Tổng thống hoặc quá nửa tổng số Dân biểu Quốc hội.

Trong trường hợp Tổng thống yêu cầu triệu tập, nghị trình khóa họp bất thường do Tổng thống ấn định.

Trong trường hợp Dân biểu yêu cầu triệu tập, nghị trình khóa họp bất thường do Văn phòng Quốc hội ấn định.

Thời gian mỗi khóa họp bất thường của Quốc hội không được quá ba mươi ngày.

Điều 65

Quốc hội nhóm họp công khai. Tuy nhiên, Quốc hội họp kín nếu quá nửa số Dân biểu hiện diện hoặc Tổng thống yêu cầu.

Các bản tường thuật y nguyên cuộc thảo luận và các tài liệu xuất trình tại Quốc hội sẽ được đăng trong Công báo, ngoại trừ trường hợp Quốc hội họp kín.

Điều 66

Để kiểm soát tánh cách hợp thức cuộc bầu cử các Dân biểu, Quốc hội sẽ chỉ định một Ủy ban kiểm soát để phụ trách việc phúc trình về vấn đề này.

Quốc hội có trọn quyền định đoạt.

Điều 67

Quốc hội bầu Văn phòng gồm có Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 1 Tổng Thơ ký, 3 Phó Tổng Thơ ký, và một số nhân viên cần thiết.

Quốc hội chỉ định các Ủy ban.

Điều 68

Quốc hội ấn định nội quy, nhất là các vấn đề sau:

Tổ chức nội bộ Quốc hội và Văn phòng;

Thủ tục Quốc hội và quyền hạn Văn phòng;

Kỷ luật trong Quốc hội và các sự chế tài về kỷ luật;

Thành phần và quyền hạn các Ủy ban.

Điều 69

Một dự án hoặc dự thảo luật được Quốc hội chấp thuận chỉ có giá trị nếu hội đủ đa số một phần ba tổng số Dân biểu.

 

THIÊN THỨ NĂM: Thẩm phán

 

Điều 70

Để thi hành nhiệm vụ ấn định ở Điều 4, Tư pháp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng của mọi người trước pháp luật và nguyên tắc độc lập của Thẩm phán xử án.

Điều 71

Thẩm phán xử án quyết định theo lương tâm mình, trong sự tôn trọng luật pháp và quyền lợi Quốc gia.

Điều 72

Dưới sự kiểm soát của Bộ Tư pháp, Thẩm phán công tố, trông coi, và theo dõi sự áp dụng luật pháp, sự tôn trọng đạo lý và trật tự công cộng.

Điều 73

Sẽ thiết lập một Thượng Hội đồng Thẩm phán có nhiệm vụ góp phần trông coi sự áp dụng quy chế Thẩm phán xử án. Tổ chức, điều hành, và quyền hạn của Thượng Hội đồng sẽ do luật định.

 

THIÊN THỨ SÁU: Đặc biệt Pháp viện

 

Điều 74

Đặc biệt Pháp viện là một tòa án đặc biệt có thẩm quyền xét xử Tổng thống, Phó Tổng thống, Chánh án Tòa Phá án, và Chủ tịch Viện Bảo hiến, trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội.

Điều 75

Đặc biệt Pháp viện gồm có:

Chánh án Tòa Phá án, Chánh án;

Mười lăm Dân biểu do Quốc hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ, Hội thẩm.

Khi Chánh án Tòa Phá án là bị can, Chủ tịch Viện Bảo hiến sẽ ngồi ghế Chánh án.

Điều 76

Ban Điều tra của Đặc biệt Pháp viện gồm năm Dân biểu do Quốc hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ.

Điều 77

Sự khởi tố theo các điều kiện sau:

a/ Phải có một bản đề nghị viện dẫn lý do, được ba phần năm tổng số Dân biểu Quốc hội ký tên, nạp tại Văn phòng Quốc hội mười lăm ngày trước khi thảo luận;

b/ Đề nghị đó phải được hai phần ba tổng số Dân biểu Quốc hội chấp thuận.

c/ Các Dân biểu trong Đặc biệt Pháp viện và trong Ban Điều tra không được quyền đề nghị khởi tố và biểu quyết về đề nghị này.

Điều 78

Nhiệm vụ của đương sự bị đình chỉ từ khi Quốc hội biểu quyết truy tổ đến khi Đặc biệt Pháp viện phán quyết. Trong thời gian này sự quyền nhiếp sẽ theo thể thức định ở Điều 34, đoạn 2 và 3.

Điều 79

Ban Điều tra có quyền đòi hỏi nhân chứng và đòi các cơ quan liên hệ xuất trình các hồ sơ và tài liệu mật. Ban Điều tra sẽ làm tờ trình trong thời hạn hai tháng trước khi được Đặc biệt Pháp viện triển hạn một tháng nữa.

Điều 80

Đặc biệt Pháp viện họp để nghe Ban Điều tra và đương sự trình bày và phán quyết theo đa số ba phần tư tổng số nhân viên.

Điều 81

Nếu xét đương sự phạm tội, Đặc biệt Pháp viện sẽ tuyên bố truất quyền. Phán quyết này có hiệu lực ngay.

 

THIÊN THỨ BẢY: Hội đồng Kinh tế Quốc gia

 

Điều 82

Hội đồng Kinh tế Quốc gia có nhiệm vụ trình bày sáng kiến và phát biểu ý kiến về các dự thảo, dự án kinh tế.

Hội viên Hội đồng Kinh tế Quốc gia lựa trong các nghiệp đoàn và các ngành hoạt động kinh tế, các tổ chức hoạt động xã hội liên hệ với kinh tế và các nhà kinh tế học.

Chức vụ hội viên Hội đồng Kinh tế Quốc gia không thể kiêm nhiệm với nhiệm vụ Dân biểu Quốc hội.

Điều 83

Phó Tổng thống là Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia.

Điều 84

Một đạo luật sẽ ấn định cách tổ chức và điều hành của Hội đồng Kinh tế Quốc gia.

 

THIÊN THỨ TÁM: Viện Bảo hiến

 

Điều 85

Viện Bảo hiến phán quyết về tánh cách hợp hiến của các đạo luật, sắc luật, và quy tắc hành chánh.

Điều 86

Viện Bảo hiến, về mỗi nhiệm kỳ Quốc hội, gồm có:

Một Chủ tịch cho Tổng thống cử với thỏa hiệp của Quốc hội.

4 Thẩm phán cao cấp hay luật gia do Tổng thống cử;

4 Dân biểu do Quốc hội cử.

Điều 87

Viện Bảo hiến thụ lý các đơn xin phán quyết về tánh cách hợp hiến của các đạo luật, sắc luật, và quy tắc hành chánh do các Tòa án nạp trình.

Phán quyết của Viện Bảo hiến có hiệu lực đình chỉ sự thi hành các điều khoản bất hợp hiến kể từ ngày phán quyết ấy được đăng trong Công báo.

Điều 88

Một đạo luật sẽ quy định cách tổ chức và điều hành của Viện Bảo hiến cùng thủ tục áp dụng trước cơ quan ấy.

 

THIÊN THỨ CHÍN: Sửa đổi Hiến pháp

 

Điều 89

Không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ các Điều 1, 2, 3, 4, và điều này của Hiến pháp.

Điều 90

Tổng thống hay hai phần ba tổng số Dân biểu có thể đề nghị sửa Hiến pháp.

Đề nghị sửa Hiến pháp có viện dẫn lý do phải đủ chữ ký và nạp tại Văn phòng Quốc hội.

Điều 91

Sau khi nhận được đề nghị hợp lệ sửa đổi Hiến pháp, Văn phòng Quốc hội sẽ triệu tập một phiên họp đặc biệt của Quốc hội để cử một Ủy ban gồm ít nhứt mười lăm người có nhiệm vụ nghiên cứu đề nghị này, tham khảo ý kiến của Viện Bảo hiến và của Tổng thống.

Trong thời hạn tối đa sáu mươi ngày, Ủy ban sẽ thuyết trình trước Quốc hội trong phiên họp đặc biệt.

Điều 92

Đề nghị sửa đổi Hiến pháp chỉ được chấp thuận nếu ba phần tư tổng số Dân biểu tán thành trong một cuộc minh danh và đích thân đầu phiếu.

Điều 93

Đề nghị được chấp thuận sẽ ban hành theo thủ tục ghi ở các Điều 57, 58, 59.

Nếu có phúc nghị, Quốc hội sẽ chung quyết bằng một cuộc minh danh và đích thân đầu phiếu với đa số ba phần tư tổng số Dân biểu.

 

THIÊN THỨ MƯỜI: Các Điều khoản Chung

Điều 94

Hiến pháp sẽ ban hành ngày hai mươi sáu tháng Mười năm một nghìn chín trăm năm mươi sáu.

Điều 95

Quốc hội dân cử ngày mồng bốn tháng Ba dương lịch năm một nghìn chín trăn năm mươi sáu sẽ là Quốc hội Lập pháp đầu tiên theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.

Nhiệm kỳ Quốc hội Lập pháp bắt đầu từ ngày ban hành Hiến pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng Chín năm một nghìn chín trăm năm mươi chín.

Điều 96

Đương kim Tổng thống được nhân dân ủy nhiệm thiết lập nền Dân chủ do cuộc trưng cầu dân ý ngày hai mươi ba tháng Mười dương lịch năm một nghìn chín trăm năm mươi lăm, sẽ là Tổng thống đầu tiên theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.

Nhiệm kỳ Tổng thống bắt đầu từ ngày ban hành hiến pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng Tư năm một nghìn chín trăm sáu mươi mốt.

Điều 97

Trong khóa họp thứ nhứt của Quốc hội Lập pháp đầu tiên, đương kim Tổng thống sẽ chỉ định Phó Tổng thống đầu tiên. Sự chỉ định này sẽ thành nhứt định nếu được Quốc hội chấp thuận.

Nếu có sự thay thế, sự chỉ định Phó Tổng thống mới cũng theo theo thủ tục đó trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên.

Điều 98

Trong nhiệm kỳ Lập pháp đầu tiên, Tổng thống có thể tạm đình chỉ sự sử dụng những quyền tự do đi lại và cư ngụ, tự do ngôn luận và báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do nghiệp đoàn và đình công để thỏa mãn những đòi hỏi đích đáng của an toàn chung, trật tự công cộng và quốc phòng.

 

Ghi chú của nguoiviettudo:

Vài nét về Đặng Chí Hùng
Đặng Chí Hùng sinh trưởng trong một gia đình cộng sản tại Hà Nội Việt Nam, đã chấp nhận từ bỏ công danh để tự mình tìm hiểu sự thật, chinh nghĩa. Anh đã bỏ ra 10 năm để tìm hiểu sách vở do đảng cộng sản VN, các đảng cộng sản khác và các tư liệu từ nhiều nguồn quốc tế. Anh đã nhận ra bộ mặt thật của đảng cộng sản Việt Nam và người đứng đầu nó. Anh còn rất trẻ, năm nay trên 30 tuổi và vừa hoàn thành xong 15 tập "Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ" viết về tội ác HCM. Anh đang hoàn thành tiếp 30 phần "Những sự thật cần phải biết" nói về các vấn đề lịch sử mà đảng cộng sản giấu giếm, hoặc nói sai sự thật.
Hiện giờ Đặng Chí Hùng đã được định cư tại Canada.

http://www.nguoiviettudo.ca/article1.php?&QRY=S&M=1&LEVEL=66&tid=3902

 
Ý kiến bạn đọc
25 Tháng Mười 20172:45 CH
Khách
Một nền dân chủ mới hình thành 1955 thế nhưng rất tuyệt, Rất tiếc 2 nền đệ nhất và đệ nhị VNCH chỉ tồn tại 20 năm ( 1975) đã cáo chung. Ngon lành từ tư pháp, hành pháp, lập pháp, giáo dục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp ... Lúc bấy giờ các quốc gia như Thái, Hàn, Singapore... thấy VNCH mà thèm thuồng. Cho mãi đến bây giờ sau 42 năm thống nhất về giáo dục, y tế, tam quyền ấy chẳng thể bằng VNCH. Thế hệ chúng tôi may mắn được học trong môi trường tốt nên thành người cũng ngon lành.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tám 2013(Xem: 9917)
Như thế không phải là chống đối nhà cầm quyền, mà là thức tỉnh họ phải trở lại con đường đồng hành cùng nhân dân xây dựng một nền dân chủ, tự do, đất nước toàn vẹn lãnh thổ và giàu mạnh.
06 Tháng Tám 2013(Xem: 10294)
Phải đợi đến khi tự thân sống trong cảnh áp bức, bất công, nghèo đói mới biết thương nhau. Cho nên nhân sĩ mà thiếu lòng nhân hậu thì chỉ có địa vị xã hội mà thiếu tình người.
06 Tháng Tám 2013(Xem: 10944)
Đây là một bài báo cũ trích từ tuần báo Le Monde Illustré [số 1665 ra ngày 23 tháng 2 năm 1889 tại Paris] nhan đề “Le Roi d’Annam” từ trang 118-120 do ký giả Jean Locquart tường thuật
05 Tháng Tám 2013(Xem: 9162)
Cọng sản đổi màu vẫn là cọng sản, nghĩa là “ cọng sản huờn cọng sản “. Người quốc gia không ai đi “ hợp tác “ với quỉ ma cọng sản.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10001)
" Điều thiện nguyện vâng làm Điều ác nguyện dứt trừ Tự thanh lọc thân tâm Đó là lời Phật dạy
29 Tháng Bảy 2013(Xem: 10209)
Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.
26 Tháng Bảy 2013(Xem: 10007)
Trong khi người nước ngoài có chí cao dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước, thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đọa đầy.
24 Tháng Bảy 2013(Xem: 14594)
Dẫu sao nó cũng là một kinh nghiệm đáng ghi, đáng nhớ trong lịch sử, một bài học tốt cho tương lại tại một nơi nào đó trên mặt địa cầu nếu như lịch sử tái diễn.
23 Tháng Bảy 2013(Xem: 10288)
Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 16230)
Tình yêu nước, yêu đồng bào đâu phải tự nhiên mà có được. Phải chắt chiu, vun bồi từ thuở bé thơ. Giáo dục và nung đúc, rèn luyện cần mẫn mới có được
16 Tháng Bảy 2013(Xem: 10588)
mọi nỗ lực trong cơn khủng hoảng lại do những bộ mặt diễn xuất cũ xì, không còn gạt gẩm ai được nữa. Nước lũ dơ dáy nầy rồi sẽ trôi tuột vào ống cống mất tăm mất tích chẳng vấy bẩn được ai.
15 Tháng Bảy 2013(Xem: 10084)
thì lẽ nào không xảy ra cho Tàu Cộng và CS Việt Nam. Khi đó người ngồi xử tội bán nước của quí vị sẽ là những người hiện đang ngồi bên cạnh quí vị.
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 10679)
Chúng tôi cương quyết thực thi điều 4 Hiến Pháp ở hải ngoại cho tới khi giới trẻ và đồng bào trong nước vùng lên đánh đổ xong ách nạn toàn trị cộng sản.
19 Tháng Sáu 2013(Xem: 16993)
Rồi sẽ có một ngày đánh tan loài sói lang cộng sản, xóa tan mây mờ bao phủ non sông, nước Viêt Nam lại rạng rở dưới trời Đông.
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 14021)
khi không còn nhìn thấy nhà nguyện Đức Mẹ Hiển Linh nữa thì người ta lại trở lại với cái “thật” con người, bao nhiêu nụ cười mất đi cả, bao nhiêu nhân nhượng thân thiện yêu thương trả lại cõi trên.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 13530)
viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 10645)
Như trên đã nói, nếu như tầng lớp trí thức trưởng giả, công thần cách mạng, vì ươn hèn bạc nhược chỉ dám kiến nghị cải lương thì giới trẻ hãy tự mình đứng lên hành động, đừng trông chờ nơi họ nữa.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 11541)
Do sự phổ biến của YouTube ngày càng tăng cao, NBC bắt đầu nhận ra khả năng của trang web, và tuyên bố, vào tháng 6 năm 2006, một sự hợp tác chiến lược với YouTube.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14227)
Dĩ nhiên tôi rất ý thức là gia đình tôi đến Hoa Kỳ vì sự lựa chọn chính trị, với tư cách là Người Tỵ Nạn, nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam, chứ không phải vì lý do kinh tế vật chất.
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 14379)
ĐÁNH ĐỔ CỘNG SẢN BÁN NƯỚC TRƯỚC ĐÁNH ĐUỔI TÀU KHỰA CÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG SAU Như lời nguyền của tuổi trẻ Phương Uyên
30 Tháng Năm 2013(Xem: 10299)
chợt thấy cố đô Thăng Long treo rặt cờ tàu 6 ngôi sao. Cháu chắt chúng ta rồi đây không còn cắp cặp đệm học trường làng, ê a đọc Quốc văn Giáo khoa thư mà sẽ sắm bút lông cặm cụi vẽ chữ tàu!
23 Tháng Năm 2013(Xem: 9795)
Giải trừ hoạn họa cs cho Đất nước và Dân tộc Thực hiện lời nguyền Long An - Đồng Tháp Hoàn thành trách nhiệm cha ông di huấn
21 Tháng Năm 2013(Xem: 9618)
dõng dạc tố cáo bạo quyền, không hề khiếp nhược. Gương chiến đấu chống bạo quyền cộng sản của tuổi trẻ Việt Nam mai nầy lịch sử khắc ghi.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10377)
Đến bao giờ Việt Nam mới có dân chủ? Câu trả lời đơn giản: Nhìn vào người bán vé số và lao động nghèo, chưa cần nói đến chuyện gì lớn hơn.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10165)
Quyết nối chí tiền nhân: “ Lấy “ Đại Nghĩa “ để thắng hung tàn Đem “ Chí Nhân “ mà thay cường bạo “
05 Tháng Năm 2013(Xem: 9890)
Tôi lại viết về ngày Quốc Hận 30 tháng 4 - như một nén hương lòng kính dâng lên anh linh các chiến sỹ, quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân.
04 Tháng Năm 2013(Xem: 10143)
Bây giờ những người suốt đời tận tụy cho “lý tưởng cộng sản” nhìn nhận rằng Ngày 30 Tháng Tư là ngày Miền Nam giải phóng Miền Bắc ra khỏi sự u tối, tôi nhận thấy mình đồng ý với lời tiên tri của Tướng Moshe Dayan trước 1975 là đúng
02 Tháng Năm 2013(Xem: 10266)
Cho nên họ chủ trương Hoa Kỳ phải giải kết bỏ rơi miền Nam để trở về chuyên tâm lo cho Do Thái. Để thực hiện mục tiêu này họ đã có kế hoạch rõ ràng từng bước một
02 Tháng Năm 2013(Xem: 11574)
Viết đến đây để hồi tưởng lại, những người sống cũng như những người chết oan nghiệt, chiến hữu, bạn bè thân hữu đã hy sinh vì chính nghĩa Quốc Gia Dân Tộc,
26 Tháng Tư 2013(Xem: 10310)
Cho nên là con dân nước Việt, những ai còn chút huyết thống Lý, Lê, Trần, Nguyễn hãy cùng nhau sớm liệu toan, hô hào, cổ võ, nắm tay nhau siết chặc hàng ngũ vùng lên
21 Tháng Tư 2013(Xem: 11095)
dù Mỹ thắng hay bại, sau biến cố tháng 4/1975, miền Nam vẫn là nạn nhân. Trên phạm vi quốc tế, ngoài miền Nam Việt Nam, Đài Loan là một nạn nhân khác, tuy không đến nỗi bất hạnh như chúng ta.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 10444)
cứ sống cho người khác, vì sợ người ta bị tổn thương, để rồi khi ngoảnh mặt người đáng thương nhất lại chính là mình
17 Tháng Tư 2013(Xem: 12103)
Thật là một cái nhìn khiếp đảm, cả một sự hủy diệt chỉ trong nháy mắt. Thiếu tá Luân cho trực thăng bay sà xuống đường và bắn hết tất cả rốc kết dọc theo hai bên đường. Không có một tiếng súng bắn trả
16 Tháng Tư 2013(Xem: 11864)
Xin ngả mũ tri ân những người lính VNCH - Những người anh hùng - Những người đã đặt nền móng cho ý chí không chịu khuất phục cộng sản khát máu
15 Tháng Tư 2013(Xem: 10412)
Hành động, hành động, chỉ có hành động mới xoay chuyển được tình thế! Tôi đoan chắc với quý cụ rằng nếu quý cụ nghe lời đề nghị của tôi thì toàn thể nhân dân sẽ đồng loạt đứng lên tiếp tay với quý cụ.
14 Tháng Tư 2013(Xem: 10473)
Ba mươi tháng Tư: Ngày Quốc hận! Đâu phải vì mất giàu sang, danh vọng mà hận. Chỉ vì cộng sản tàn phá Đất nước, đẩy Dân tộc vào chỗ diệt vong, truyền thống dân tộc tự ngàn xưa đành mai một cho nên mới hận!
11 Tháng Tư 2013(Xem: 10950)
Tuy nó có vẻ mộc mạc, nhưng trong đó gởi gấm chút lòng hoài bão thiết tha về một quê hương Việt Nam sạch bóng Việt Cộng, tự do dân chủ và phú cường.
09 Tháng Tư 2013(Xem: 10372)
Trước khi TT Nga Yeltsin nói câu bất hủ “ Cọng sản là bất trị. Phải loại trừ tận gốc” thì từ non nửa thế kỷ trước, Hiến pháp VNCH đã xác quyết trong điều 4 kể trên.
07 Tháng Tư 2013(Xem: 11719)
Câu hỏi là, nếu Bắc Kinh gài người dày đặc như thế, vậy thì Hà Nội đã gài người ra sao? Đây quả nhiên là một mặt trận tưởng như rất là lặng lẽ vậy.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 10530)
Ơn chúa tối cao, hãy đừng bao giờ như vậy. Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào. Nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hay là chết”
01 Tháng Tư 2013(Xem: 13285)
Những cái chết của 15 vị Tướng QLVNCH từ 1955 đến trước và sau Quốc Hận: 30/4/1975. Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống!
30 Tháng Ba 2013(Xem: 10930)
30 Tháng tư từ nay là ngày HỘI LỚN DÂN TỘC Ngày chấm dứt 68 năm độc tài toàn trị cs trên Đất Bắc Ngày chấm dứt 38 năm ách cs độc tài xâm chiếm Miền Nam
27 Tháng Ba 2013(Xem: 10418)
Tóm lại, các lực lượng chống “Cường hào, ác bá,” “chống Sở hữu toàn dân,” chống “Tham nhũng” hiện đang tiềm tàng, sôi sục trong lòng xã hội, chỉ chờ một thời cơ kích động là bộc phát.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 12908)
Là người cầm bút ai cũng phải thận trọng với văn chương và ngôn ngữ vì nó là bộ phận văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Do đó tôi mong mỏi các bạn đang phụ trách các trang Việt Ngữ của Đài VOA và BBC nếu có đọc bài này nên coi lại vốn liếng Việt Ngữ của mình
17 Tháng Ba 2013(Xem: 11083)
Trong cuộc hổn loạn những người Lính VNCH không chỉ lo cho riêng bản thân mình mà còn giúp đở bảo vệ sự sinh tồn của người dân nhất là những em bé
13 Tháng Ba 2013(Xem: 10713)
Xin dành vinh quang nầy cho những người đi tiên phong đã và đang bị trả giá trong nhà tù và cho tất cả những người bạn đồng hành của tôi đã giúp đỡ và tạo đà cho tôi.
11 Tháng Ba 2013(Xem: 10633)
Khuyến khích mọi người nhận được thông tin hãy tiếp sức lan truyền thông tin cho láng giềng của mình và khuyên mọi người hãy tiếp tục lan truyền những thông tin ấy ra cho đồng bào VN khắp nơi trên toàn quốc được biết
10 Tháng Ba 2013(Xem: 10925)
Nếu Trí thức Việt Nam còn đáng mặt sĩ phu Đất Việt sẽ liều chết tiến hành cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC đánh đổ chế độ cộng sản bán nước, buôn dân, giành lại QUYỀN TỰ QUYẾT cho DÂN TỘC.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 12349)
nhất là về chủ trương của những người tự nhận ‘bên thắng cuộc’.Để hòa giải, hòa hợp dân tộc như đã tuyên truyền, trước hết hãy biết hòa giải với những người khác chính kiến, nhất là đối với những người đã khuất.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 24322)
Trong đêm này, không biết có bao nhiêu gia đình tan hoang, bao nhiều người bị chết oan, đánh đập, hoặc bị đấu tố mang thương tích hay tàn khuyết, mà vợ con, thân nhân, bạn bè chỉ đứng nhìn mà không dám kêu van.