Trích: “ Chúng ta không nhìn thấy sự thật và thực hiện thay đổi trong phương thức thực hiện cách mạng chúng ta sẽ giống như chúng là sẽ mãi giậm chân trong ảo tưởng. Và nếu như vậy thì ngày cơ hội chúng ta sẽ nhạt dần, ngày mất nước vào tay Trung Cộng sẽ không còn xa.”
( Lê Phong: Chúng ta mắc lỗi gì ở phương thức đấu tranh? )
Có lẽ tác giả Lê Phong chỉ mới tham dự 2 cuộc biểu tình do các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi nên hiểu nhằm các cuộc biểu tình ấy là “ phương thức thực hiện cách mạng.”
Thật ra là các cuộc biểu tình ấy chỉ là “ đấu tranh ôn hòa bất bạo động trong vòng hợp pháp “ và chỉ nhằm mục tiêu biểu lộ “ lòng yêu nước chống tàu xâm lăng.” Ngoài ra chủ đề phụ là kêu gọi nhà nước thả các người “ yêu nước tù nhân lương tâm. “ Không có vấn đề cách mạng gì ở đây!
Thậm chí một trong các nhà lãnh đạo xã hội dân sự là TS. Nguyễn Quang A còn kêu gọi “ cách ly các phần tử khích động bạo lực. “
Và GS. Tương Lai còn khuyến cáo “ Không được đưa ra chủ đề nào khác “ ngoài chủ đề ủng hộ đảng và nhà nước trong vấn đề chống ngoại xâm.
Và để trả lời tác giả Lê Phong, trong bài viết với cái tựa khá kỳ lạ “ Đấu tranh dân chủ cũng phải theo chu kỳ,” tác giả Trần Thiên viết: “ Việc đấu tranh như tác giả Lê Phong viết “Chúng ta mắc lỗi gì với phương thức đấu tranh” nói thực tới giờ phút này chúng ta chưa mắc lỗi gì khi đấu tranh, giai đoạn đầu chúng ta đấu tranh để tạo nên hiệu ứng số đông và khai phóng dân trí khỏi u mê cộng sản và đưa người dân dần bước qua sự sợ hãi, điển hình như chúng ta thấy người dân bây giờ coi chế độ cộng sản như... và sẵn sàng đối diện với côn an một cách thẳng thắn không sợ sệt. “
Như vậy là phong trào xã hội dân sự đã thực hiện xong giai đoạn “ Khai dân trí cho hết sợ “
Và giai đoạn kế tiếp tác giả viết như vầy: “ Việc đấu tranh nó phải mang nhiều âm hưởng khác nhau nó phải có đủ các yếu tố Cần và Đủ. Trong cái Cần thì chúng ta đang làm và sẽ làm, trong đó chúng ta Cần cho người dân hiểu rõ cộng sản là gì, chúng ta Cần đội ngũ đấu tranh phát triển mạnh, chúng ta Cầnthời điểm thích hợp để thay đổi hình thức đấu tranh không nhất thiết phải tuân thủ đấu tranh bất bạo động, nhưng lúc cần thì chúng ta phải thay đổi, chúng taCần sự cổ vũ của người dân và các nước văn minh khác.. “
Và chiến lược gia Trần Thiên kết thúc lẫm liệt như vầy: “ Cái Đủ ở đây là cái chúng ta phải làm cho cộng sản Đủ để biết tôn trọng người dân thông qua các hình thức khác nhau, chúng ta làm cho cộng sản Đủ sợ đến an ninh cho chính bản thân và gia đình họ, chúng ta làm cho cộng sản Đủ biết mình phải đối chọi với một thế lực hùng hậu và thông minh, nói chung chúng ta làm cho cộng sản biết chung ta đấu tranh không khoan nhượng với chúng “đi với bụt mặc áo cà sa đi với ma mặc áo giấy” khi chúng ta đấu tranh với tà quyền chúng ta chấp nhận đau khổ và mất mát như tầng lớp tiên phong.”
Điều đáng tiếc ở đây “ điều kiện cần “ thì cũng chưa thực hiện được bao nhiêu và “ điều kiện đủ “ thì còn tùy cộng sản có đủ sợ để “ tôn trọng người dân “ hay không?
Rốt cuộc là sans solution, nghiã là không có giải pháp gì xác đáng hết trơn.
Nói cho thật, theo các lời bình về 2 bài viết kể trên, bình giả “ suy nghĩ cái đã “ minh giải về giải pháp xã hội dân sự như vầy: “ Đấu tranh cho tự do dân chủ, đấu tranh chống Đảng CSVN hay chống xâm lược thi sẽ bị đàn áp khốc liệt và sẽ bị cho là phản động và sẽ có ít thành phần sẽ tham gia.
Đấu tranh làm tốt cho xã hội thì sẽ thiết thực, chánh nghĩa và sẽ có lực lượng hơn.
Nhân dân ta đã trãi qua chiến tranh, nghèo đói quá nhiều cho nên hầu hết chỉ nghỉ tới miếng ăn, kiếm tiền cho đời sống nhưng nếu đấu tranh làm tốt cho xã hội thi sẽ không từ chối.
Đấu tranh cho xã hội sẽ cho ra đời Đảng Xã Hội VN kết hợp trong và ngoài nước với ban chấp hành có kinh phí lớn để ủng hộ thành lập các Hội Đoàn Xã Hội dân sự trong nước như: Luật, Công, Nông, Ngư, Hội phụ nữ, Môi trường... Lãnnh tụ? ngoài nước có thừa , trong nước lấy ví dụ Đỗ Thị Minh Hạnh là một đại diện cho Công Đoàn ĐỘc Lập VN...
Thể chế thay đổi, sẽ có bầu cử tự do và nếu Đảng Xã Hội VN chiếm ưu thế thì sẽ có cơ hội cho tương lai VN.
Vũ khí đấu tranh cần phải buộc Đảng CSVN tuân thủ luật pháp công minh. Luật pháp công minh sẽ bảo vệ người tranh đấu.”
Té ra cái gọi là xã hội dân sự không có gì khác hơn là cố gắng tập hợp lực lượng để thực hiện di chí của cố Lê Hiếu Đằng: vận động để “ đảng “ cho ra lập đảng kêu là “ Dân chủ xã hội “.
Có điều lần nầy bỏ đi hai chữ “ dân chủ “ là điều tối kỵ của độc tài toàn trị, chỉ giữ lại 2 chữ xã hội gần gủi để đảng ta dễ chấp nhận, thông qua!
Như vậy cứ nói thẳng băng là đối lập Xin – Cho hay đối lập cuội thì cũng vậy.
Tóm tắt lại là thực chất xã hội dân sự là giải pháp “ thỏa hiệp cải lương “ chớ chẳng phải cái gì mới.
Cho tới nay, thực tế chứng minh rằng: Các giải pháp cải lương, từ mô hình Gorbachev, Yeltsin tới mô hình Suu Kyi, Thein Sein Miến Điện, và Dân chủ xã hơi cựu nằm vùng Lê Hiếu Đằng đề xuất đều không đi tới đâu.
Chỉ còn một con đường: Đường cách mạng toàn dân.
Nếu như trí thức cộng sản không chịu hồi đầu, đứng về phía toàn dân góp phần tranh đấu cách mạng giải trừ cộng sản thì giới trẻ phải tự mình tổ chức và vận động đồng bào các giới đứng lên tranh đấu.
Đừng tính việc lập đảng bề thế. Lại càng không nên trông chờ lãnh tụ anh minh. Hãy tự mình thắp đuốc, tự mình đi.
Hãy cùng năm bảy bạn bè chí cốt, họp thành nhóm hoạt động bí mật theo phương thức công tác nhóm ( Teamworks ). Đặt mục tiêu hoạt động vừa sức và phương tiện của nhóm và tích cực hành động vừa phát triển thành nhiều nhóm biệt lập. Tiêu biểu như nhóm 3 người Minh Hạnh – Huy Chương – Quốc Húng hoạt động trong lãnh vực công nhân. Trước khi hành động cần nhân nhóm vừa mở rộng lãnh vực hoạt động vừa có tổ chức hậu bị để duy trì phong trào.
Nếu giới trẻ quyết tâm hy sinh vận động cách mạng đánh đổ bạo quyền bán nước hại dân việt cộng thì chỉ cần họp nhau từng nhóm nhỏ như vừa kể, hoạt động ngay trong lòng mọi giới đồng bào: Nông dân, công nhân, thanh niên sinh viên, tiểu thương... Từ thành thị tới thôn làng, vận động, kết họp thành các phong trào tranh đấu trên toàn quốc thì cuộc cách mạng giải trừ toàn trị việt cộng không phải là không làm được.
Anh hùng hào kiệt dựng nước, giữ nước là ai?
Là những hào kiệt Lê Lợi, anh hùng áo vải Quang Trung ngày xưa.
Anh hùng hào kiệt ngày nay là những Minh Hạnh, Huy Chương, Quốc Hùng, Phương Uyên, Nguyên Kha, Thanh Nghiên, Hoàng Vi... chớ chẳng phải ai khác.
Hãy kết nhóm và chiến đấu.
Nguyễn Nhơn