1:49 CH
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

Câu Chuyện Âm Nhạc: Kỷ vật cho em - Linh Phương

16 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 14696)
Câu Chuyện Âm Nhạc: Kỷ vật cho em
Linh Phương
Nhận được rất nhiều thư đề nghị tôi viết về những sự kiện quanh bài thơ Kỷ Vật Cho Em mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc gây xôn xao giới yêu thơ, yêu nhạc một thời trước năm 1975. Thực tình tôi không biết khởi đầu từ đâu, và viết những sự kiện gì, bởi rất nhiều sự kiện và mình có nên viết hay không? Thôi thì kể lan man một vài chuyện về bài thơ đó vậy. Xuất xứ bài thơ của tôi đăng trên nhật báo Độc Lập vào năm 1970 với tựa đầu tiên "Để trả lời một câu hỏi" đề tặng một người con gái tên Hương. Trang sáng tác của tờ báo này do Ấu Lăng (tức nhà thơ Trần Dạ Từ chồng của nhà văn nữ Nhã Ca) phụ trách.
 
blank
Tôi thường xuyên đăng bài ở trang này, có thể nói một tháng 30 ngày thì bài tôi xuất hiện khoảng hơn 20 ngày với tên Linh Phương -Vương Thị Ái Khanh và Phạm Thị Âu Cơ. Khi nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc với duy nhất tên ông, tôi không có phản ứng gì. Nhưng tôi có người bạn làm việc ở bản tin THT đã đưa vấn đề tác quyền lên trang tin tức của một tờ nhật báo với đại ý "Tác giả Kỷ Vật Cho Em sẽ kiện nhạc sĩ Phạm Duy ra tòa".
blankblank
 Linh Phương
 Tiếp theo là tờ tuần báo Sân Khấu Truyền Hình, tác giả Phan Bảo Quân cho in một bài viết đề cập tác quyền và tên Linh Phương phải được để là đồng tác giả bản nhạc Kỷ Vật Cho Em. Thời đó ở Sài Gòn có trên 20 tờ nhật báo, 30 tờ tuần báo và rất nhiều tạp chí bán nguyệt san, nguyệt san...Và chuyện tác quyền giữa tôi và nhạc sĩ Phạm Duy đều có bài viết, thư nhạc sĩ Phạm Duy gởi tôi, thư tôi trả lời ...hầu hết trên báo chí lúc ấy. Cuối cùng thì một người cháu của Phạm Duy là Phạm Duy Nghĩa tìm gặp tôi tại địa chỉ 104/23 đường Yersin nhà người bạn thân của tôi là nhà thơ Vũ Trọng Quang. Phạm Duy Nghĩa đưa tôi đến phòng trà ca nhạc Đêm Mầu Hồng nơi Ban Thăng Long thường xuyên trình diễn. Ở đây, tôi và nhạc sĩ Phạm Duy đã có sự thông cảm với nhau về vấn đề bài thơ Kỷ Vật Cho Em.
Nhạc sĩ Phạm Duy chở tôi trên chiếc xe Trắc-xông đen đến phòng trà Queen-Bee do nhạc sĩ Ngọc Chánh làm chủ xị. Ở Queen-Bee nhạc sĩ Phạm Duy đã giới thiệu tôi trước công chúng về tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em. Sau cái bắt tay giữa tôi với nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Ngọc Chánh và quái kiệt Trần Văn Trạch, ca sĩ Thái Thanh đã trình bày bài thơ phổ nhạc này.
Sáng hôm sau, tôi đến tư gia của nhạc sĩ Phạm Duy 215 E/2 đường Chi Lăng- Phú Nhuận ăn cơm và ký hợp đồng bài thơ Kỷ Vật Cho Em tại đây. Trong bản hợp đồng tiền tác quyền là 30.000 đồng (thời điểm đó giá một lượng vàng nếu tôi nhớ không lầm là khoảng 10.000 đồng đến 12.000 đồng), nhưng thực tế thì nhạc sĩ Phạm Duy trả tôi 50.000 đồng (30.000 đồng bằng Sec nhận ở Pháp Á ngân hàng - 20.000 đồng tiền mặt.)
blank
 
Lúc bản Kỷ Vật Cho em được hát là cuộc chiến tranh Việt Nam trở nên dữ dội, nên đã gây những chấn động lớn lao vào tâm hồn của những quân nhân Sài Gòn cũng như mọi tầng lớp dân chúng. Như trong hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy phát hành đã dành chương hai mươi hai viết về Kỷ Vật Cho em và tác giả có đoạn :
"…Tôi hát bài này trước tiên tại phòng trà Ritz của Jo Marcel với ban nhạc Dreamers, rồi hầu hết các ca sĩ từ Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly qua Thanh Lan, Nhật Trường đều thu thanh vào băng nhạc. Bài hát trở thành một hiện tượng lớn của thời đó. Ở phòng trà, khi ca sĩ hát bài đó lên, bao giờ cũng có sự náo động nơi khán thính giả. Nếu là thường dân thì phản ứng cũng vừa phải, nhưng vì hồi đó dân nhà binh ở bốn vùng chiến thuật về Sài Gòn là đi phòng trà và khi trong đám thính giả có một sĩ quan đi nghỉ phép hay một thương phế binh là có sự phản ứng ghê hồn nơi người nghe. Có thể nói bài này gây một không khí phản chiến, nhưng có một cái gì cao hơn chính trị. Nó nói đến định mạng của con người Việt Nam mà ai cũng phải chấp nhận…"
Cuộc chiến tranh càng ngày càng trở nên khốc liệt, nhất là cuộc hành quân Lam Sơn 719 qua bên kia Lào. Có nguồn tin tôi đã nằm lại ở vùng Hạ Lào, không hiểu xuất phát từ đâu, và cái chết của Linh Phương tác giả Kỷ Vật Cho em còn có bài viết của tác giả Trần Tường Trình đăng trên nhật báo Sóng Thần của ông Chu Văn Bình (tức nhà văn Chu Tử) và một số phân ưu chia buồn trên các báo khác. Rồi mặt trận Kampuchea bùng nổ, tôi lại được khai tử thêm lần nữa tại chiến trường này. Lúc đó, anh Thiện Mộc Lan ký giả báo Đuốc Nhà Nam đã cố công tìm sự thật về cái chết của tôi.
blank 
Sau nhiều ngày tìm hết chỗ này đến chỗ khác qua nhiều nguồn, ký giả Thiện Mộc Lan đã đến nhà nhạc sĩ Phạm Duy như tác giả bài báo đã kể: "…Chúng tôi chợt nghĩ đến nhạc sĩ Phạm Duy, hy vọng rằng giữa nhạc sĩ và nhà thơ có nhiều liên hệ từ lúc Kỷ Vật Cho em ra đời, thế nào Phạm Duy cũng biết rõ về Linh Phương. Khi nghe chúng tôi báo tin Linh Phương đã chết, nhạc sĩ họ Phạm sửng sốt:
- Linh Phương mới thăm tôi cách đây nửa tháng mà. Lẽ nào …như vậy được. Ôidzời! Tôi nghĩ rằng anh ấy chưa chết đâu… ". Được nhạc sĩ Phạm Duy ghi cho địa chỉ, ký giả Thiên Mộc Lan tìm đến tư gia nhà thơ Vũ Trọng Quang và gặp tôi tại đây.
Báo Đuốc Nhà Nam đã đăng loạt bài 4 kỳ báo qua những tít:
1- "Nhà thơ có nhiều huyền thoại, tác giả "Kỷ Vật Cho Em" Linh Phương còn sống hay đã vĩnh viễn ra đi?
2- Liên lạc khắp nơi Đuôc Nhà nam mới tìm ra tông tích tác giả Kỷ Vật Cho Em.
3- Linh Phương đã nói gì với Đuốc Nhà Nam.
4- Linh Phương thích làm thơ nhưng không mang danh "thi sĩ ".
Thực ra, không chỉ bài thơ Kỷ Vật Cho Em làm tốn nhiều giấy mực báo chí, mà còn có 2 bài thơ đăng cùng một số báo trên tờ tuần báo Khởi Hành của Hội Văn nghệ sĩ quân đội Sài Gòn, đó là bài thơ "Bài cho chiến trường Đông Dương" nói về những cái chết của người Việt Nam trên đất Kampuchea, Hạ Lào…và bài "Từ giã bọn mày" nói về thân phận của những Lao công đào binh. Tôi chỉ còn nhớ 3 khổ thơ của bài này như sau:
"Từ giã bọn mày mai tao lên núi
Mặc áo lao công đập đá xây thành
Làm bạn vắt mòng chung vui với muỗi
Đắp lũy thông hào chờ cuộc giao tranh
Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt
Võ đạn đồng rơi rớt giữa quê hương
Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt
Dưới ruộng- dưới đồng- những máu- những xương…
Từ giã bọn mày xin đừng đưa tiễn
Dù một lần tao làm gã tội nhân
Từ giã bọn mày mai tao xuống biển
Tay ngoằn nghoèo vẽ trọn chữ Việt Nam".
Khi báo phát hành khoảng một giờ sau thì bị cảnh sát tịch thu tất cả những số báo còn lại. Đấy là trường hợp có một không hai vì đây là tờ báo của Hội văn nghệ sĩ quân đội.
Sau năm 1975, đúng hơn là 1978 tôi từ Côn Đảo lang bạt kỳ hồ về Cà Mau, ba chìm bảy nổi, bị người ta "đánh" tơi tả, không còn chỗ dung thân dạt về Kiên Giang cho đến bây giờ. Có những lúc tôi chảy nước mắt khi tự hỏi: "Tại sao người ta không sống với nhau bằng tấm lòng để cư xử với nhau tử tế hơn?"
blank
Có lẽ tôi lan man hơi nhiều, dù còn có biết bao chuyện quanh bài thơ Kỷ Vật Cho em mà tôi chưa thể kể hết, chỉ hy vọng một ngày nào đó tôi viết một cuốn hồi ký, họa may mới dàn trải được số phận của bài thơ Kỷ Vật Cho em.
Nguyên văn bài thơ :
Kỷ Vật Cho Em
Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Không bằng chiến thắng trận Pleime
Hay Đức Cơ- Đồng Xoài- Bình Giả
Anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về hòm gỗ cài hoa
Anh trở về bằng chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng
 
Mai trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Mai trở về bờ tóc em xanh
Vội vã chít khăn sô vĩnh biệt
Mai anh về em sầu thê thiết
Kỷ vật đây viên đạn màu đồng
Cho em làm kỷ niệm sang song
Đời con gái một lần dang dở

Mai anh về trên đôi nạng gỗ
Bại tướng về làm gã cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá
 
Thì thôi hãy nhìn nhau xa lạ
Em nhìn anh - ánh mắt chưa quen
Anh nhìn em - anh cố sẽ quên
Tình nghĩa cũ một lần trăn trối
 
 LINH PHƯƠNG

Bài đọc thêm :

Chuyện ấy bây giờ:

Đoàn Linh Phương sinh năm 1949,học sinh trường Bồ Đề Saigon.Năm 1970,tờ Độc Lập của Ấu Lăng Trần Dạ Từ đăng bài thơ "Để Trả Lời Một Câu Hỏi" của ông,sau đó Phạm Duy phổ nhạc thành bài "Kỷ Vật Cho Em".Chuyện ông là tác giả bài thơ"Để trả lời một câu hỏi",không cần có câu trả lời nữa,mà ta nghe cái"hậu vận" của nó:
blank
Cuối tháng 12 , tôi lại gặp Thu Hiền ở Sài Gòn để cùng đến gặp nhạc sĩ Phạm Duy theo lời hẹn của anh Nguyễn Hòa điều hành website Văn nghệ Sông Cửu Long ( bây giờ là Văn Chương Việt ) với nhạc sĩ Phạm Duy . Tháp tùng còn có nhà thơ Chinh Văn và nhà thơ Vũ Trọng Quang . Chúng tôi hẹn gặp nhau tại “Động Hoa Vàng “ của nhà thơ Phạm Thiên Thư . Ngồi quanh bàn trà tại nhà anh Phạm Thiên Thư, chờ nhà văn Thu Hiền. Tôi cảm thấy mừng vì anh Phạm Thiên Thư khoẻ hơn lúc gặp tôi và nhà thơ Chinh Văn cách đây một năm trước. Lúc mà anh nhớ nhớ quên quên , tặng tôi tập thơ “ Đoạn Trường Vô Thanh “ anh viết hàng chữ đề tặng cũng không xong, anh Chinh Văn phải đánh vần cho anh từng chữ một .Chúng tôi đến tư gia của nhạc sĩ Phạm Duy vào buổi trưa, chuyện vãn với ông về ký ức một thời của“ Kỷ Vật Cho Em “. Nhưng hình như ông cố lãng tránh cái quá khứ đó , khi ông trở về thực thụ sống ở Việt Nam . Ông rất ngại nhắc lại những gì đã qua , những gì ông sáng tác trong cuộc chiến tranh Việt Nam .Thậm chí nếu chối bỏ được thì ông cũng không từ nan, bởi đó là sự tất yếu của chính ông để bảo vệ một cái gì đó trong cuộc sống và phần đời còn lại của mình . Ôi ! Sao lại như thế nhỉ ? Ông say sưa nói về những đoạn phổ nhạc về Kiều, cho chúng tôi nghe giọng hát của ca sĩ Mỹ Linh . Tôi cảm thấy thất vọng về một nhạc sĩ Phạm Duy của ngày nào với một nhạc sĩ Phạm Duy hôm nay . Từ giây phút gặp lại nhau sau cái đêm tại phòng trà “Đêm Màu Hồng “ cách đây 35 năm , bao nhiêu hồ hởi của một Linh Phương trẻ trung và một Phạm Duy sôi nổi ở tuổi trung niên đã không còn nữa . Trong tâm hồn tôi vừa bồi hồi, vừa nuối tiếc như mình vừa đánh mất một cái gì thật mơ hồ . Cũng từ giây phút này, ở tôi có hai nhạc sĩ Phạm Duy cùng lúc : một nhạc sĩ Phạm Duy tồn tại và một nhạc sĩ Phạm Duy đã chết . Âu đó cũng là cuộc bể dâu đời người qua bao nhiêu thăng trầm của quê hương đất nước , mỗi người đều chọn cho một cách riêng , không ai trách ai được. 
(nguồn)

Trong Hồi ký Linh Phương,ông kể rằng,ngày đó,còn là học sinh,ông đã tham gia biểu tình chống đối,bị bắt,bị ăn đòn,nhưng được xác nhận "không phải là VC"nên được tha!Sau này ông rất ân hận vì ngày ấy mình bị lợi dụng:

Sáng hôm đó, chúng tôi bị còng tay đưa lên một chiếc xe jeep cảnh sát, chạy đến Văn phòng Quận Trưởng . Lần này , ngoài vị Quận Trưởng còn có một người mà tôi không biết ông ta là ai . Chúng tôi lại bắt đầu tranh luận xoay quanh vấn đề chống chính phủ với người đàn ông lạ này. Sau hai tiếng đồng hồ tranh luận, vị Quận trưởng ra lệnh cho những người cảnh sát chìm đưa chúng tôi trở về Trung tâm Cải huấn. Trước khi lên xe , ông ra lệnh cho cảnh sát không được còng chúng tôi và trên đường về ghé một quán nào đó cho chúng tôi ăn uống đàng hoàng . Điều này khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, nhưng cũng không có ý kiến gì . Chúng tôi về tới Trung tâm gần 11 giờ trưa, lúc này chúng tôi mới chắc chắn là mình thoát nạn .
Tuần lễ tiếp theo , tôi được trả tự do nhờ sự can thiệp của Thượng Tọa Thích Quảng Liên, một trong những vị Thượng Tọa ở chùa Ấn Quang và thuộc thành phần tranh đấu cùng với Thượng Tọa Thích Trí Quang ngoài miền Trung .Đinh Trọng Cường còn lại một mình, trông Cường lúc
này thật buồn. Hai ngày sau, tôi và một số bạn gái từng tranh đấu bên nhau vào Trung tâm Cải Huấn thăm Cường .Sau đó, Cường cũng được phóng thích, từ đó chúng tôi không còn gặp nhau lần nào nữa. Nhưng qua bạn bè kể thì có lần đi trên đường bị Cảnh Sát hỏi giấy tờ , Cường chìa ra một thẻ do Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo cấp rồi thản nhiên bỏ đi .Cũng có người kể sau 1975, gặp Cường hoá thân là một cán bộ Việt Cộng . Và cho đến bây giờ , trong đám bạn bè ngày xưa không còn ai gặp Đinh Trọng Cường lần nào nữa . Qua những sự kiện trên, cho đến giờ tôi vẫn không hiểu thực sự Cường là ai ? Nhưng dù cho có là ai , thì đó cũng là chuyện quá khứ của ngày hôm qua , khi tất cả đều thay đổi . Mỗi lần nhớ thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của mình, xuống đường đấu tranh vì lý tưởng dân tộc , đạo pháp tôi cảm thấy ân hận khi biết mình đã sai lầm. Sự bồng bột khiến cho tôi và một số sinh viên học sinh vào thời gian đó nh ư một bầy cừu non chỉ biết nhắm mắt đi theo con cừu đầu đàn.Tôi rất đau đớn nghĩ về những ngày xuống đường , những ngày bị đánh đập , những ngày đi trong lựu đạn cay, phi tiễn, lưỡi lê khi biết mình đã ngây thơ bị người ta lợi dụng

Sau 75,Linh Phương kiếm sống bằng nhiều nghề,kể cả "nghề" làm thơ!
 
Năm 2002, tôi lại thất nghiệp . Tất nhiên kinh tế eo hẹp hơn mặc dù tôi vẫn làm thơ gửi báo lấy tiền nhuận bút. Nhưng tiền nhuận bút cũng chẳng là bao, bởi ít có ai sống nhờ vào nhuận bút thơ cả.Hình như vào khoảng năm 2003, 2004 gì đó , tôi được kết nạp ( sau vài lần đắn đo không ý kiến khi người ta mời tôi ) vào Hội văn học nghệ thuật Tỉnh. Vài tuần sau, tôi được phân công biên tập thơ cho tạp chí C.A.C của Hội.Và cũng chỉ biên tập một vài số tạp chí thì tôi bị “ nạn “ vì một câu thơ trong bài thơ của tôi.. Nội dung bài thơ nói về người lính khi trở về cụt hết một cánh tay.


Bỏ lại chiến trường một cánh tay
Cha mang ba lô về nhà
Ngực đeo huy chương đủ loại

Giã biệt bao cánh rừng rực cháy
Bao cánh rừng đạn bom
Cha nghiêng người xuống bế con
Bằng cánh tay còn lại

Trời lúc đó nhiều mây
Gió phất phơ vạt áo trống không như lá cờ Tố quốc
Đang bay… đang bay
Mẹ mừng vui ôm cha
Bật khóc

Con lớn lên từ hơi thở nồng nàn của đất
Từ dòng sữa ngọt ngào của mẹ
Và lời ru êm đềm của sông
Từ mùi khói đốt đồng
Từ mồ hôi cha hòa cùng hạt thóc
Từ giấc ngủ nhọc nhằn cha còn vung tay gặt
Lúa chín vàng
Trong giấc mơ xanh

Cảm ơn cha người chiến binh
Đã dạy con thương yêu cuộc đời-thương yêu đất nước
Để mai này nối bước
Con vào lính như cha

( Khi người lính trở về )
Người thương binh bế đứa con bằng một cánh tay còn nguyên vẹn, còn cánh tay kia chỉ có ống tay áo trống không bay phất phơ trước gió. Đại ý câu thơ là vậy , nhưng có người suy diễn rằng : lá cờ Tổ quốc là cờ đỏ sao vàng, chứ sao trống không được. Thế là tôi phải tự kiểm điểm trước Ban chấp hành Hội và tự rút khỏi ban biên tập tạp chí ,làm một hội viên bình thường.
(nguồn)

Đã xong đâu,nếu Canada như tôi mô tả trong một chuyến đi,là "Thiên Đường",và rằng "Con người ta sinh ra không bình đẳng...",thì ở đây,ta phải có nhận xét gì với câu chuyện của Linh Phương:

Tháng 11 năm 2008, tôi bị “ tai nạn “ mấy chục bài thơ viết về những trăn trở của một con người chế độ cũ .Người ta cho rằng mấy chục bài thơ này mang nội dung phản động,. Trong mấy tháng trời, tôi bị kiểm điểm trong Hội VHNT , rồi làm bản tự kiểm nêu những sai trái của mình nộp lên lãnh đạo. Cuối cùng, tôi đã ký biên bản xác nhận mấy chục bài thơ của tôi cho Phòng PA.25 .Tôi được khoan hồng không phải bị giam giữ cải tạo. Bạn bè xa lánh vì ai cũng sợ liên lụy khi tiếp xúc , có những người quen biết lại nhìn tôi bằng những ánh mắt ghẻ lạnh.Tôi cũng không oán trách một ai, âu đó là lẽ thường tình trong cuộc sống và cuộc đời vậy.(nguồn)
 

L
ê Ngọc Phượng
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10122)
trong thời đại truyền thông điện tử, nông dân, công nhân không đơn thuần là cơ bắp. Huống chi các giới nầy đã trải qua bao nhiêu kinh nghiệm bị cọng sản lọc lừa nên tự thân đã biết tổ chức đấu tranh.
03 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11122)
Vấn đề chính là khi còn sống, chúng ta hãy sống lương thiện, giúp đỡ mọi người, tránh làm việc ác thì như Đức Dalai Lama nói,
03 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9477)
Vậy mà phút chốc đã 37 năm rồi. Mọi chuyện hình như vẫn những tuồng cũ được diễn lại với đào kép mới.
02 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9737)
Có thể nói rằng toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước vô cùng thất vọng, bất bình và phẫn nộ với Bản Hiến Pháp "Bình Mới Rượu Cũ" này
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12542)
hình ảnh cũ của một thời miền Nam xây dựng và phát triển
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12791)
Phần bà Nhu đã chết kể từ ngày ấy. Nhưng bà chết đến hai lần: chết cho ông Nhu và nền đệ nhất cộng hoà và chết cho chính bà, cho cuộc sống hiện nay.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15178)
Người nào đứng về phía nhân dân thì tương lai sẽ mở cửa ra với họ, còn ai chống lại nhân dân là tự sát
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10729)
Trí thức ươn hèn không xương sống Mở miệng hô hào Chấn dân khí Chỉ biết sống phần mình Nõ mồm hậu dân sinh
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10159)
Một chính phủ độc đảng độc tài toàn trị thì chẳng khác nào một môi trường yếm khí chỉ thuận lợi cho các loài vi khuẩn độc hại sinh sôi nãy nở và bội phát
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11536)
Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm, chúng tôi muốn đất nước mình mạnh lên
16 Tháng Mười Một 2013(Xem: 14629)
Là một nghệ sĩ có niềm đam mê to lớn dành cho văn hóa Á Đông, đặc biệt là Việt Nam, Nancy Dương đã dùng kỹ thuật số hiện đại để thổi sức sống mới vào các giá trị truyền thống của người Việt.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12438)
Đầu năm 1955 đánh dấu ngày tàn của Grande Monde, khi chính quyền Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh dẹp sòng bạc lớn nhất Đông Nam Á.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10814)
Có hai mặt trong Phạm Xuân Ẩn mà chúng ta không thể hiểu được. Nhìn lui dĩ vãng, tôi thấy y là một con người bị xé làm đôi ở phiá giữa
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10420)
Xã hội công bằng không phải tự nó có được hay do ban bố của giới chức cầm quyền, mà có được từ quá trình đấu tranh nghị viện thông qua các chính sách an sinh xã hội.
11 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10277)
Tiêu biểu: Cuộc nổi dậy Mỹ Yên, Nghệ An: Hàng ngàn giáo dân bao vây, uy hiếp cả chủ tịch xã phải ký giấy cam kết thả người bị chúng bắt
03 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10333)
Việc hàng năm và đặc biệt năm nay có nhiều người, nhiều nơi tổ chức tưởng niệm, cầu nguyện cho ông chứng minh điều đó.
03 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10671)
Cho nên muốn thoát khỏi tai ách Tàu đỏ để Đông hòa Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo thì trước tiên phải đánh đuổi bọn thái thú, thổ quan, tay sai Tàu phù ra khỏi khỏi đất nước.
03 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9735)
Muốn được như vậy thì điều kiện tiên quyết là phải giải trừ chế độ cọng sản An Nam, xóa bỏ Liên minh 16 chữ vàng. Đó cũng là cách “ Thoát Trung “ duy nhất để cứu dân, cứu nước.
03 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10258)
xin kính dâng lên Người một đóa hoa lòng, nguyện xin Đấng Tối Cao cho linh hồn Người Anh Hùng Dân Tộc được yên nghỉ ngàn thu.
02 Tháng Mười Một 2013(Xem: 16080)
Suốt trong đời binh nghiệp, Chuẩn Tướng Trương Quang Ân lúc nào cũng nêu gương sáng về kỷ luật, chỉ biết sống cho Quân Đội, chết cho Quân Đội
02 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11475)
“Tây Du Ký” là truyện xuất thế gian, do đó không có dấu ấn cũa Nho giáo. Vì Nho giáo là căn bản cũa đạo nhập thế, thuộc phạm vi hình nhi hạ học mà ngày nay thường gọi là :”Ngoại giáo công truyền” .
02 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11164)
Khi nào trí thức, nhân sĩ, lão thành kách mạng thôi lý luận quanh co, tránh né bổn phận phải làm là: Chấm dứt chế độ toàn trị cọng sản phản nước hại dân mà quí vị góp phần xây dựng lên
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10779)
ĐẠO TRỜI THÌ KHÔNG CHIẾN TRANH NHƯNG CHIẾN THẮNG VẺ VANG, KHÔNG PHÁT NGÔN NHƯNG ỨNG ĐỐI MỘT CÁCH TRÔI CHẢY, KHÔNG BỊ CHIÊU DỤ NHƯNG LẠI TỰ ĐẾN,
29 Tháng Mười 2013(Xem: 9628)
nó cũng đã quá muộn để dập tắt được những sự chỉ trích chua cay về đảng và chính quyền đang được nung nấu tại Việt Nam, cũng như tại Trung Quốc.
29 Tháng Mười 2013(Xem: 10453)
Khách quan và chủ quan, vận nước Việt còn dài, Việt chưa thể mất nước, và rất có thể Trung Hoa sẽ vỡ đổ phân hóa trước khi thực hiện được âm mưu quỷ kế xâm lấn Việt.
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11189)
Hai nhà văn có công đầu xây dựng nền văn học quốc ngữ, đặc biệt là báo chí, và có nhiệt tâm cải thiện văn hóa, xã hội của chúng ta trong giai đoạn giao thời giữa Đông và Tây hồi đầu thế kỷ XX
23 Tháng Mười 2013(Xem: 10750)
Nhân ngày kỷ niệm Đệ nhất VNCH 26 tháng Mười, viết đôi dòng tưởng nhớ công đức tiền nhân, về một thời Miền Nam tự do, no ấm
20 Tháng Mười 2013(Xem: 10049)
Không có một ai thay đổi tư tưởng về lập trường quốc gia, trừ một số ít đã là lưu manh thiếu lương thiện từ khi còn trong hàng ngủ VNCH
20 Tháng Mười 2013(Xem: 11891)
chúng tôi yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam, Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam và nhà nước Việt Nam chấm dứt ngay việc làm ngu xuẩn là đề nghị UNESCO vinh danh tướng Giáp
18 Tháng Mười 2013(Xem: 10432)
Chúng ta biết rằng, ngoài danh và lợi, trên thế gian này, con người thường hay, tranh chấp với nhau, chỉ vì lời nói. Hai người nói chuyện, với nhau một lúc, không nhường nhịn nhau
18 Tháng Mười 2013(Xem: 9783)
Chiều nay lộng gió thu về Lá vàng tơi tả tràn trề khắp nơi. Đời người như hạt sương rơi . Lung linh một thoáng mặt trời chiếu tan .
18 Tháng Mười 2013(Xem: 17360)
Anh có thể nói dối một số người trong một lúc và lừa dối mọi người trong vài lúc. nhưng anh không thể lừ dối tất cả mọi người mãi mãi..
17 Tháng Mười 2013(Xem: 9616)
Ai cũng hiểu rằng vạn vật luôn biến chuyển. Trên đời này, không có gì có thể gọi là vĩnh viễn. Một cách rõ nét hơn thì cơ chế hiện hành cũng phải bắt buộc rơi vào qui luật lô-gic ấy.
17 Tháng Mười 2013(Xem: 10106)
Bài viết dưới đây tóm lược nhửng điều cần biết về việc mua bảo hiểm sức khoẻ qua thị trường này.
16 Tháng Mười 2013(Xem: 14417)
đừng vì tiền tài danh vọng mà dối trá với lòng mình, dối trá với dân tộc mình... Hãy lên tiếng nói lên sự thật và đừng IM LẶNG nữa.
12 Tháng Mười 2013(Xem: 10454)
Giữa lúc Washington tê liệt vì đóng cửa, mạng howstuffwork liệt kê 10 “chủ nợ” lớn nhất trong tổng số 11.560 tỷ USD nợ công của nước Mỹ.
12 Tháng Mười 2013(Xem: 15857)
Vì ác nghiệp ấy cho nên dù có tu hành thanh tịnh, y vẫn thọ quả báo thiếu thốn, xui xẻo trong nhiều đời kiếp, cho đến khi chứng quả.
09 Tháng Mười 2013(Xem: 11879)
Một số sách xuất bản ở miền Nam trước 1975 nay đã được in lại, và càng ngày càng có một nhu cầu muốn tìm hiểu và phục hồi lại nền văn học đã mai một này
09 Tháng Mười 2013(Xem: 11093)
Từ ngày được thành lập cho đến khi bị đổi tên, trong suốt gần năm mươi năm hoạt động, trường Petrus Ký đã làm tròn sứ mạng giáo dục được giao phó, đã đóng tròn vai trò một định chế xã hội đối với quốc gia
08 Tháng Mười 2013(Xem: 13104)
Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng!
02 Tháng Mười 2013(Xem: 11735)
Ngày 1 tháng mười tại Hoa kỳ, Thị trường Bảo hiểm Sức khỏe được thành lập do luật cải tổ y tế Obamcare sẽ bắt đầu hoạt động.
22 Tháng Chín 2013(Xem: 9743)
Nước là nước Việt, bốn ngàn năm văn hiến. Nhà là nhà Việt Nam, dân Nam, con Rồng cháu Tiên ở.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 9804)
Để nối tiếp “Bạch Đằng Giang Sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng Giống anh hùng Nam, Bắc, Trung “ Tôi chỉ biết một điều theo tâm niệm
11 Tháng Chín 2013(Xem: 9558)
sức mạnh kỳ diệu của quần chúng và của xã hội dân sự thì mới áp lực được lên tập đoàn cầm quyền buộc họ phải chuyển hoá hay đổi thay chế độ toàn trị.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 10199)
tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.
27 Tháng Tám 2013(Xem: 12331)
Chữ “giàu” hay “nghèo” chỉ diễn tả tình trạng định tính chung chung, ta không biết được giàu hay nghèo ở mức độ nào, vì vậy cần phải định lượng bằng con số để có thể so sánh dễ dàng.
25 Tháng Tám 2013(Xem: 10405)
“Trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” đó là lý do mà người viết không hề có tham vọng hạch tội ác của cộng sản chỉ trong một bài viết như thế này
19 Tháng Tám 2013(Xem: 11823)
Một điều khác làm nên tầm vóc của thành quốc này đó là các công trình kiến trúc tuyệt đẹp thời k ​ỳ ​ Phục hưng. Đây là nơi hội tụ các bậc thầy về hội họa kiến trúc
19 Tháng Tám 2013(Xem: 9948)
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear tái khẳng định tình hình nhân quyền Việt Nam vẫn không có sự cải thiện nào đáng kể như sự mong đợi của Hoa Kỳ.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 13915)
Liên bang đã mở đường dây điện thoại trợ giúp ( helpline) và đã cải biến trang mạng HealthCare.gov đễ giải đáp các câu hỏi cơ bản về các trung tâm giao dịch bảo hiểm sức khỏe