7:38 CH
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ : Tiếng Việt Sài Gòn Cũ - Trịnh Thanh Thủy

06 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 10157)

Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ : Tiếng Việt Sài Gòn Cũ
Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v... Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.
Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Việt Nam thống nhất năm 75, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam. Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực. Nguời dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những: đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v...dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.
Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 75 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ "quản lý" là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: "Anh xin quản lý đời em". Hoặc từ "chế độ" cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như "chế độ dân chủ". Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như "chế độ xem", "chế độ bao cấp". Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản - giản đơn; bảo đảm - đảm bảo; dãi dầu - dầu dãi; vùi dập - dập vùi. v.v...
Song song với việc thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam đã thống nhất hoá tiếng Việt và gọi đó là "tiếng Việt toàn dân". Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.
Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải. Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những: trực thăng, cộng quân, tác chiến, địa phương quân, thiết vận xa, xe nhà binh, lạnh cẳng, giới chức(hữu) trách, dứt điểm, phi tuần, chào bãi, tuyến phòng thủ, trái bộc pha, viễn thám, binh chủng, phi hành, gia binh, ấp chiến lược, nhân dân tự vệ, chiêu hồi, chiêu mộ, v.v… hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như ghi danh, đi xem đã bị thay thế bằng đăng ký, tham quan. Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như:sổ gia đình, tờ khai gia đình, phản ảnh, đường rầy, cao ốc, bằng khoán nhà, tĩnh từ, đại danh từ, túc từ, giới từ, khảo thí, khán hộ, khao thưởng, hữu sự, khế ước, trước bạ, tư thục, biến cố, du ngoạn, ấn loát, làm phong phú, liên hợp, gá nghĩa, giáo học, giáo quy, hàm hồ, tráng lệ, thám thính, tư thất, chẩn bệnh, chi dụng, giới nghiêm, thiết quân luật, v.v...
Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường: Đường hoài hương. Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải toả và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài. Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại. Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc. Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít.
Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa.
Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước? Mình có nên thay đổi lối viết không? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng. Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng.
Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những từ trong nước bị coi là "chữ của Việt Cộng" và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ "cộng sản" nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó.
Trong cuốn DVD chủ đề 30 năm viễn xứ của Thúy Nga Paris, chúng ta được xem nhiều hình ảnh cộng đồng người Việt hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em. Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Mỹ, đều có trường dạy tiếng Việt. Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy Việt ngữ cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ. Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ. Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít. Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau. Việc bảo tồn văn hoá Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như linh mục, thượng tọa, ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng lưu vong. "Tại Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt" (trích Việt báo, Chủ nhật, 9/24/2006)
Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không thống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc. Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi: "Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng từ thông dụng của Sài gòn cũ trước 75 vì nếu dùng cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết."
Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau!!!
Việc người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do:
Thứ nhất là do sự khác biệt của ý thức hệ. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản.
Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đây là một thí dụ điển hình. Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau:
Trong nước:
Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy
Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay: "Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu.
(http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/09/3B9EDF89/)
Ngoài nước:
Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga
Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện.
(http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...p?a=48362&z=75)
Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: phòng điện hoá, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng...
Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch.
Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng Anh sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này. (http://i12.photobucket.com/albums/a2...hualuonJPG.jpg)
Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra: đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ!
Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hoá, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước. Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự giao lưu văn hoá đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước. Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách. Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa. Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu.
Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là "cái chết của một ngôn ngữ". Đau lòng lắm thay!

Trịnh Thanh Thủy
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tám 2013(Xem: 11150)
Cầu chúc cho chúng ta được sống yên bình và thành công trong việc tạo ra những thế hệ tương lai tài giỏi cho nhân loại dù bạn thuộc bất kỳ chủng tộc nào.
09 Tháng Tám 2013(Xem: 10009)
Như thế không phải là chống đối nhà cầm quyền, mà là thức tỉnh họ phải trở lại con đường đồng hành cùng nhân dân xây dựng một nền dân chủ, tự do, đất nước toàn vẹn lãnh thổ và giàu mạnh.
06 Tháng Tám 2013(Xem: 10372)
Phải đợi đến khi tự thân sống trong cảnh áp bức, bất công, nghèo đói mới biết thương nhau. Cho nên nhân sĩ mà thiếu lòng nhân hậu thì chỉ có địa vị xã hội mà thiếu tình người.
06 Tháng Tám 2013(Xem: 11034)
Đây là một bài báo cũ trích từ tuần báo Le Monde Illustré [số 1665 ra ngày 23 tháng 2 năm 1889 tại Paris] nhan đề “Le Roi d’Annam” từ trang 118-120 do ký giả Jean Locquart tường thuật
05 Tháng Tám 2013(Xem: 9241)
Cọng sản đổi màu vẫn là cọng sản, nghĩa là “ cọng sản huờn cọng sản “. Người quốc gia không ai đi “ hợp tác “ với quỉ ma cọng sản.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10086)
" Điều thiện nguyện vâng làm Điều ác nguyện dứt trừ Tự thanh lọc thân tâm Đó là lời Phật dạy
29 Tháng Bảy 2013(Xem: 10312)
Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.
26 Tháng Bảy 2013(Xem: 10099)
Trong khi người nước ngoài có chí cao dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước, thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đọa đầy.
24 Tháng Bảy 2013(Xem: 14713)
Dẫu sao nó cũng là một kinh nghiệm đáng ghi, đáng nhớ trong lịch sử, một bài học tốt cho tương lại tại một nơi nào đó trên mặt địa cầu nếu như lịch sử tái diễn.
23 Tháng Bảy 2013(Xem: 10375)
Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 16321)
Tình yêu nước, yêu đồng bào đâu phải tự nhiên mà có được. Phải chắt chiu, vun bồi từ thuở bé thơ. Giáo dục và nung đúc, rèn luyện cần mẫn mới có được
16 Tháng Bảy 2013(Xem: 10662)
mọi nỗ lực trong cơn khủng hoảng lại do những bộ mặt diễn xuất cũ xì, không còn gạt gẩm ai được nữa. Nước lũ dơ dáy nầy rồi sẽ trôi tuột vào ống cống mất tăm mất tích chẳng vấy bẩn được ai.
15 Tháng Bảy 2013(Xem: 10178)
thì lẽ nào không xảy ra cho Tàu Cộng và CS Việt Nam. Khi đó người ngồi xử tội bán nước của quí vị sẽ là những người hiện đang ngồi bên cạnh quí vị.
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 10760)
Chúng tôi cương quyết thực thi điều 4 Hiến Pháp ở hải ngoại cho tới khi giới trẻ và đồng bào trong nước vùng lên đánh đổ xong ách nạn toàn trị cộng sản.
19 Tháng Sáu 2013(Xem: 17111)
Rồi sẽ có một ngày đánh tan loài sói lang cộng sản, xóa tan mây mờ bao phủ non sông, nước Viêt Nam lại rạng rở dưới trời Đông.
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 14156)
khi không còn nhìn thấy nhà nguyện Đức Mẹ Hiển Linh nữa thì người ta lại trở lại với cái “thật” con người, bao nhiêu nụ cười mất đi cả, bao nhiêu nhân nhượng thân thiện yêu thương trả lại cõi trên.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 13631)
viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 10736)
Như trên đã nói, nếu như tầng lớp trí thức trưởng giả, công thần cách mạng, vì ươn hèn bạc nhược chỉ dám kiến nghị cải lương thì giới trẻ hãy tự mình đứng lên hành động, đừng trông chờ nơi họ nữa.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 11690)
Do sự phổ biến của YouTube ngày càng tăng cao, NBC bắt đầu nhận ra khả năng của trang web, và tuyên bố, vào tháng 6 năm 2006, một sự hợp tác chiến lược với YouTube.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14320)
Dĩ nhiên tôi rất ý thức là gia đình tôi đến Hoa Kỳ vì sự lựa chọn chính trị, với tư cách là Người Tỵ Nạn, nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam, chứ không phải vì lý do kinh tế vật chất.
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 14500)
ĐÁNH ĐỔ CỘNG SẢN BÁN NƯỚC TRƯỚC ĐÁNH ĐUỔI TÀU KHỰA CÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG SAU Như lời nguyền của tuổi trẻ Phương Uyên
30 Tháng Năm 2013(Xem: 10431)
chợt thấy cố đô Thăng Long treo rặt cờ tàu 6 ngôi sao. Cháu chắt chúng ta rồi đây không còn cắp cặp đệm học trường làng, ê a đọc Quốc văn Giáo khoa thư mà sẽ sắm bút lông cặm cụi vẽ chữ tàu!
23 Tháng Năm 2013(Xem: 9877)
Giải trừ hoạn họa cs cho Đất nước và Dân tộc Thực hiện lời nguyền Long An - Đồng Tháp Hoàn thành trách nhiệm cha ông di huấn
21 Tháng Năm 2013(Xem: 9699)
dõng dạc tố cáo bạo quyền, không hề khiếp nhược. Gương chiến đấu chống bạo quyền cộng sản của tuổi trẻ Việt Nam mai nầy lịch sử khắc ghi.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10450)
Đến bao giờ Việt Nam mới có dân chủ? Câu trả lời đơn giản: Nhìn vào người bán vé số và lao động nghèo, chưa cần nói đến chuyện gì lớn hơn.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10235)
Quyết nối chí tiền nhân: “ Lấy “ Đại Nghĩa “ để thắng hung tàn Đem “ Chí Nhân “ mà thay cường bạo “
05 Tháng Năm 2013(Xem: 9975)
Tôi lại viết về ngày Quốc Hận 30 tháng 4 - như một nén hương lòng kính dâng lên anh linh các chiến sỹ, quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân.
04 Tháng Năm 2013(Xem: 10233)
Bây giờ những người suốt đời tận tụy cho “lý tưởng cộng sản” nhìn nhận rằng Ngày 30 Tháng Tư là ngày Miền Nam giải phóng Miền Bắc ra khỏi sự u tối, tôi nhận thấy mình đồng ý với lời tiên tri của Tướng Moshe Dayan trước 1975 là đúng
02 Tháng Năm 2013(Xem: 10365)
Cho nên họ chủ trương Hoa Kỳ phải giải kết bỏ rơi miền Nam để trở về chuyên tâm lo cho Do Thái. Để thực hiện mục tiêu này họ đã có kế hoạch rõ ràng từng bước một
02 Tháng Năm 2013(Xem: 11666)
Viết đến đây để hồi tưởng lại, những người sống cũng như những người chết oan nghiệt, chiến hữu, bạn bè thân hữu đã hy sinh vì chính nghĩa Quốc Gia Dân Tộc,
26 Tháng Tư 2013(Xem: 10396)
Cho nên là con dân nước Việt, những ai còn chút huyết thống Lý, Lê, Trần, Nguyễn hãy cùng nhau sớm liệu toan, hô hào, cổ võ, nắm tay nhau siết chặc hàng ngũ vùng lên
21 Tháng Tư 2013(Xem: 11192)
dù Mỹ thắng hay bại, sau biến cố tháng 4/1975, miền Nam vẫn là nạn nhân. Trên phạm vi quốc tế, ngoài miền Nam Việt Nam, Đài Loan là một nạn nhân khác, tuy không đến nỗi bất hạnh như chúng ta.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 10510)
cứ sống cho người khác, vì sợ người ta bị tổn thương, để rồi khi ngoảnh mặt người đáng thương nhất lại chính là mình
17 Tháng Tư 2013(Xem: 12179)
Thật là một cái nhìn khiếp đảm, cả một sự hủy diệt chỉ trong nháy mắt. Thiếu tá Luân cho trực thăng bay sà xuống đường và bắn hết tất cả rốc kết dọc theo hai bên đường. Không có một tiếng súng bắn trả
16 Tháng Tư 2013(Xem: 11971)
Xin ngả mũ tri ân những người lính VNCH - Những người anh hùng - Những người đã đặt nền móng cho ý chí không chịu khuất phục cộng sản khát máu
15 Tháng Tư 2013(Xem: 10504)
Hành động, hành động, chỉ có hành động mới xoay chuyển được tình thế! Tôi đoan chắc với quý cụ rằng nếu quý cụ nghe lời đề nghị của tôi thì toàn thể nhân dân sẽ đồng loạt đứng lên tiếp tay với quý cụ.
14 Tháng Tư 2013(Xem: 10548)
Ba mươi tháng Tư: Ngày Quốc hận! Đâu phải vì mất giàu sang, danh vọng mà hận. Chỉ vì cộng sản tàn phá Đất nước, đẩy Dân tộc vào chỗ diệt vong, truyền thống dân tộc tự ngàn xưa đành mai một cho nên mới hận!
11 Tháng Tư 2013(Xem: 11031)
Tuy nó có vẻ mộc mạc, nhưng trong đó gởi gấm chút lòng hoài bão thiết tha về một quê hương Việt Nam sạch bóng Việt Cộng, tự do dân chủ và phú cường.
09 Tháng Tư 2013(Xem: 10451)
Trước khi TT Nga Yeltsin nói câu bất hủ “ Cọng sản là bất trị. Phải loại trừ tận gốc” thì từ non nửa thế kỷ trước, Hiến pháp VNCH đã xác quyết trong điều 4 kể trên.
07 Tháng Tư 2013(Xem: 11822)
Câu hỏi là, nếu Bắc Kinh gài người dày đặc như thế, vậy thì Hà Nội đã gài người ra sao? Đây quả nhiên là một mặt trận tưởng như rất là lặng lẽ vậy.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 10627)
Ơn chúa tối cao, hãy đừng bao giờ như vậy. Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào. Nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hay là chết”
01 Tháng Tư 2013(Xem: 13387)
Những cái chết của 15 vị Tướng QLVNCH từ 1955 đến trước và sau Quốc Hận: 30/4/1975. Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống!
30 Tháng Ba 2013(Xem: 11014)
30 Tháng tư từ nay là ngày HỘI LỚN DÂN TỘC Ngày chấm dứt 68 năm độc tài toàn trị cs trên Đất Bắc Ngày chấm dứt 38 năm ách cs độc tài xâm chiếm Miền Nam
27 Tháng Ba 2013(Xem: 10493)
Tóm lại, các lực lượng chống “Cường hào, ác bá,” “chống Sở hữu toàn dân,” chống “Tham nhũng” hiện đang tiềm tàng, sôi sục trong lòng xã hội, chỉ chờ một thời cơ kích động là bộc phát.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 12985)
Là người cầm bút ai cũng phải thận trọng với văn chương và ngôn ngữ vì nó là bộ phận văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Do đó tôi mong mỏi các bạn đang phụ trách các trang Việt Ngữ của Đài VOA và BBC nếu có đọc bài này nên coi lại vốn liếng Việt Ngữ của mình
17 Tháng Ba 2013(Xem: 11197)
Trong cuộc hổn loạn những người Lính VNCH không chỉ lo cho riêng bản thân mình mà còn giúp đở bảo vệ sự sinh tồn của người dân nhất là những em bé
13 Tháng Ba 2013(Xem: 10793)
Xin dành vinh quang nầy cho những người đi tiên phong đã và đang bị trả giá trong nhà tù và cho tất cả những người bạn đồng hành của tôi đã giúp đỡ và tạo đà cho tôi.
11 Tháng Ba 2013(Xem: 10720)
Khuyến khích mọi người nhận được thông tin hãy tiếp sức lan truyền thông tin cho láng giềng của mình và khuyên mọi người hãy tiếp tục lan truyền những thông tin ấy ra cho đồng bào VN khắp nơi trên toàn quốc được biết
10 Tháng Ba 2013(Xem: 10988)
Nếu Trí thức Việt Nam còn đáng mặt sĩ phu Đất Việt sẽ liều chết tiến hành cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC đánh đổ chế độ cộng sản bán nước, buôn dân, giành lại QUYỀN TỰ QUYẾT cho DÂN TỘC.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 12434)
nhất là về chủ trương của những người tự nhận ‘bên thắng cuộc’.Để hòa giải, hòa hợp dân tộc như đã tuyên truyền, trước hết hãy biết hòa giải với những người khác chính kiến, nhất là đối với những người đã khuất.