1:17 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

OSLO, NORVÈGE - TRẦN VĂN TRUNG

12 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 12296)
blank





blank


OSLO là Đô thị của nước Na Uy (Nô-ve) ở Bắc Âu (Norway hay Norvège), thuộc vùng Thụy-Na-Đan (Scandinavie).


Trước khi nói về Oslo, xin lược tả nước
 Na Uy.



I .- NA UY

Trên phương diện bán đảo, vùng Thụy-Na-Đan gồm 3 nước :

- Thụy Điển (Suède)
- Na Uy (Norvège)
- Đan Mạch (Danemark)

Nếu nói về địa chất và ngôn ngữ các xứ vùng Bắc Âu này gồm thêm nước Phần Lan
(Finlande) và theo quan niệm ngày nay gồm bốn nước.
Phong cảnh, khí hậu các nước trên gần giống nhau, ngoại trừ ngôn ngữ Phần Lan khác
hơn. Trái lại về mặt chính trị, dân chủ, đều tương tợ cả. Vĩ độ Bắc của vùng này, từ 55° đến 71° vùng Bắc cực, mặc dù thời tiết ngang với Alaska (Mỹ), nhưng nhiệt độ cao hơn, trung bình 25°, nhờ có dòng nước nóng Gulf-Stream (Courant du Golfe) của Bắc Đại Tây Dương, nên mùa hè ngày vẫn quang đảng. Gần Bắc cực ngày ngắn đêm dài.
 Đặc điểm của nước Na Uy là các Vịnh nhỏ, gọi là Fjord (Fiord), dọc theo bờ biển miền Tây. Fjord là danh từ Na Uy, chỉ định một chi nhánh của cửa biển, dài và hẹp, xoi chảy vào đất liền. Những vịnh nhỏ Fjords vùng Thụy-Na-Đan có hình thái to lớn, vài nơi vịnh dài cả 200 km, sâu 1 350 m,và tua ra nhiều nhánh nhỏ. Đó là hậu quả của băng thạch, đã lâu đời lấp những thung lũng sông ngòi, mà sức nặng lún sâu, tạo thành dung tích đá băng, thủy thạch.
Nước biển dâng trào, lấn dần vào các băng hà ở cao độ và khi tan rã những băng tảng vỡ biến thành thác nước chảy ra từ đỉnh non xuống thung lũng tuyệt đẹp (tại Holandsjord và thác FLAM / Na Uy).

 Na Uy (NORGE) có diện tích 323 878 km2, không kể quần đảo Svalbard tại Bắc
Băng Dương (Océan Arctique).
 Phần lớn gồm núi non và đất canh tác chỉ chiếm 4% diện tích.
 Ranh giới Na Uy dính liền với lục địa Thụy Điển, Phần Lan và Nga sô nơi hướng
Đông. Bắc giáp biển Barents, Tây giáp biển Norvège, thông luôn ra Đại Tây Dương.
 
- Dân số gồm khoảng 4 triệu rưởi, mật độ dân là 13/km2.
- Đô thị là OSLO và các tỉnh lớn gồm có :
Bergen, Stavanger,Trondheim, Hammerfest
- Thể chế chánh trị : quân chủ lập hiến.
Nghị viện đơn cử (Storting), đảng lao động chủ quyền (Arbeitderpartiet), 
lễ Quốc Khánh ngày 17 tháng 5 (kỷ niệm Lập Hiến).
- Ngôn ngữ : tiếng chữ "bokmal" (tương tợ Đan Mạch )
và "nynorsk" (néo-norvégien). Khách du lịch có thể nói tiếng Anh.
- Tôn giáo là Tân giáo Luy-te (90%)
(Lutherianisme/chủ nghĩa Luther, người Đức TK XVI, cải cách đạo Gia tô).
- Tiền tệ : krona (Nkr hay NOK ).
Người Pháp gọi là "Couronne", khách du lịch VN khôi hài thường gọi là "Cu".
Hối suất hiện nay, do tiền tệ Na Uy lên giá, là 800 Nkr =100 E. Lý do là tại Na Uy có mõ dầu hoả và "gaz", chánh phủ khai thác và tích trữ khối lượng tài sản thu hoạch cho thế hệ tương lai.
Ngoài ra, Na Uy từ chối qua hai cuộc trưng cầu dân ý, gia nhập Liên Hiệp Âu châu,
sử dụng tiền tệ duy nhứt "Euro", mà lý do là bảo thủ quyền lợi quốc gia, tránh ngoại nhơn vào định cư tranh hưởng lợi.


Lịch sử Na Uy được tóm lược như sau :

** Thời thạch băng đến thời đồng sắt :

 Cách nay 10 000 năm, thổ dân Na Uy chuyên săn nai (renne) miền Bắc cực và chiếm lần hải phận miền Bắc Âu, khi khối băng thạch tan lần, phô bày bờ biển đá lồi lõm.
 Năm 7 000 trước TC (thời đá) : Dân chuyên sống nghề săn bắn, chài lưới, canh nông,
 khai thác kim khí (dụng cụ tạc bằng xương thú, đá và kim loại).

 ** Thời La Mã

 Từ 400 đến 700 sau TC :
Di dân đến định cư nói tiếng, viết chữ ruyn ( runes) Bắc Âu xưa.

 Năm 793, dân Viking đến chiếm phá các tu viện Anh và định cư đến 1405.
Chủ tướng tên ROLLON, thành Bá Tước Normandie, danh xưng Robert 1er.


 Năm 1000 đến 1013 :
Chủ tướng Đan mạch SVEN 1er tiến chiếm Na Uy và Anh quốc.
Con là Canut Le Grand, trị vì đại vương quốc đó .

 
Năm 1015 đến 1030 :
Một người Na Uy, tên Saint OLAV buộc dân theo Thiên Chúa giáo.

 Năm 1048 :
Ông Hárald Hardrade, em cùng cha với ST OLAV bị tử trận, lập đô thị OSLO.

 Đến 1066, Ông Hárald bị thua trận chiến tại Anh, thời Viking chấm dứt.

 ** Thời Trung cổ đến nay

 Từ 1100 :
Thiên Chúa giáo xuất hiện, giặc nội chiến xảy ra. Nền quân chủ bành trướng thống ngự
Thiên Chúa giáo và Quý Tộc.

 Năm 1319-1943 : OSLO thành Đô thị Na Uy, dưới Triều vua Hakon V.

---- 1349 :
Bịnh dịch hạch lan tràn. Dân số Oslo chỉ còn 3 000 người, các tỉnh giảm phân nửa.


---- 1380 :
Olav, con vua Hakon VI, trị vì Đan Mạch và Na Uy.
Nước này không còn là vương quốc tự chủ.
Năm 1536, liên hiệp với Đan Mạch.

---- 1537 :
Đan Mạch buộc Na Uy cải cách tôn giáo và giáo đường.
Từ TK XVII Na Uy chỉ hành đạo Luther, thịnh hành đến nay .

---- 1807-1814 :
Sau chiến trận Napoléon với Pháp, mà Na Uy, Đan Mạch bị buộc liên hiệp với Pháp,
 hai xứ này bị phong toả kinh tế, vì Pháp thất trận.

---- 10-10-1814 :
Sau khi rời khỏi Liên hiệp Đan Mạch, Na Uy liên
hiệp với Thụy Điển.

---- 18-11-1905 :
Na Uy độc lập. Nghị viện ( Stortinget) bầu cử toàn thể
dân Na Uy.
 Hoàng tử "CARL" Đan Mạch lên ngôi vua, tên HAKON VII.

---- 1929 : Na Uy gia nhập Liên hiệp quốc.

 ---- 9-4-1940 : Quân đội Đức xâm chiếm. Vua Hakon bị lưu đày.
Trở về phục ngôi vị khi Đức quốc xã thất trận 7-6-1945.

---- 1957 Vua OLAV V, kế vị sau khi Hakon chết.
---- 1991 Vua Hárald V nối ngôi OLAV V từ trần.
 ---- 1994 Na Uy từ chối gia nhập Cộng đồng Âu lần 2
(dịp Thế vận hội mùa Đông tại Lillehammer ).
 ---- 1997 Thể chế xã hội tan rã. Đảng phái thân hữu tồn tại.
 ---- 2001 Na Uy được đắc cử vào Hội đồng An ninh Liên Hiệp quốc.
 Hoàng tử Hakon kết hôn với một dân giả ly dị có một con riêng.

 Lịch sử nước Na Uy và dân tộc bản địa có nhiều đặc tính chung trong khối Thụy-Na-Đan do cuộc sống lẫn lộn và cá tính mỗi nước. Hiếu khách nhưng cương quyết, ít nói (hay làm hơn nói) trực tánh bảo thủ quyền lợi quốc gia và cá nhân gia đình. Đó là dân tộc tính của người Na Uy.



blank
II.- OSLO



1. Đại cương

Oslo là Đô thị tân tiến của Na Uy, có một quá sử phong phú.
Mặc dù diện tích hạn hẹp, ảnh hưởng tỉnh này bành trướng nhanh chóng trên chính trường và thương trường quốc tế trong vài thập niên vừa qua .
Ngữ nghĩa chữ Oslo, do một người Na Uy Ông Erik SCHOU giải thích, lập thành bởi
hai tiếng : OS là vàm sông trổ ra cửa biển, LO là tên sông.
Vị trí Đô thị Oslo nằm nơi cuối vịnh OSLOFJORD, vịnh lớn duy nhứt miền Nam bờ
biển, nằm trên đất thấp, cây cối sum sê, chồi cây um tùm mọc sát bờ biển đầy đá hiểm hóc. Vùng phụ cận Oslo đầy dẫy vườn cây lá xanh tươi, dân sống thanh bình, khác hẳn với trung
tâm đô thành nhộn nhịp, đời sống đua chen chật vật. Nhưng ngược lại, Đô thị có khí hậu ôn hoà, xuân hạ nắng ấm, đông tuyết giá nhiều, đủ cho người chơi trợt tuyết giải khuây, tại nhiều nơi tổ chức.
Ngoài thú tiêu khiển nơi phòng trà, quán rượu, hoặc ăn tối nơi cao lâu, hàng cơm,
Oslo còn có Đại học xưa nhứt, thư viện, hí viện đa dạng và tổ chức đại hội khiêu vũ nhạc jazz mỗi năm vào tháng tám.
Những trung tâm thương mãi lớn lôi kéo du khách đến thăm viếng xem hàng (Thương
xá BY PORTEN). Nhưng vì thành giá quá đắt đỏ nên ít người sắm mua (Oslo là một trong 10 đô thị cao giá nhứt thế giới !). Nếu là du khách VN, ăn một tô phở hay bún bò Huế tại tiệm ăn Á châu phải trả 15 Euros, uống 1 ly bia hay ly nước ngọt giá 5 euros.
Vùng phụ cận Oslo có nhiều cụm rừng mà dân địa phương thường đi hái nấm Girofle.
Đặc biệt là mỗi nơi có tổ chức kiểm soát nấm rừng có chất độc hay không và cấm mang nấm độc về nhà. Dân chúng Na Uy dùng thức ăn nấu bằng hải sản, thông thường là cá Hồi (saumon) và các loại cá tôm khác.
Na Uy chuyên sản xuất cá mòi hộp hiệu Makrell có sauce cà chua.
 
2. Thắng cảnh

 Thông thường, khách du lịch chỉ thăm viếng Oslo và phụ cận, thuận tiện nhứt.
Nhưng nếu có dịp và phương tiện xe riêng, nên xuống miền Nam từ thủ đô đến hải cảng, vàm vịnh Oslo, cách non 200 km, phong cảnh nhiều tỉnh nhỏ rất đẹp.

Lộ trình bằng xa lộ E 18 qua các tỉnh :
Drammen, Holmestrand, Horten, Tönsberg, Sandefjord, Larvik.
Được dịp may, bà Trần Thu Cúc quê quán Biên Hoà, thân nhơn, đưa chúng tôi xuống STAVERN (gần tỉnh Larvik) và gia đình VN Anh chị Nguyễn văn Toàn tiếp đải nồng hậu và hướng dẩn du ngoạn ba ngày, tôi xin lược tả thắng cảnh vùng này.

-- MÖLEN (Bải biển tỉnh NEVLUNGHAVN)

 Buổi xế ngày 25-8-2011, di chuyển bằng hương lộ đến địa điểm bờ biển.
Từ bãi đậu xe rộng và vắng vẻ gần biển, phải đi bộ len lỏi qua đường mòn ngoằn ngoèo, xuyên qua lùm bụi rể cây chằng chịt, đầy hoa rừng cỏ dại, nhánh cành bụi cây nhỏ, mọc gần bờ biển ngăn chặn lối đi.
Đường mòn đầy đá nhỏ lồi lõm, có lúc phải đặt chân trên phiến đá nhô cao, tránh
vũng nước bùn, làm dơ bẩn giày dép. Nhờ níu vịn nhánh cây vệ đường giữ thăng bằng, nếu không khéo đi, né tránh đá vụn và vũng nước, sẽ trợt té ngay.
Đặc điểm giúp nhận định hướng đi khúc khuỷu khó khăn này, dài độ trăm thước, là thỉnh thoảng nhìn trên đất, có dấu vết sơn xanh trên các mảng đá nhỏ nhô lồi dễ thấy, giúp du khách định hướng xuống bãi đá láng.
Nhiều nơi trống trải được chưng bày sử tích vùng bãi đá này, qua các bảng thông tin,
kèm hình ảnh và giải thích bằng chữ Na Uy và chữ Anh, từ thuở xuất hiện xa xưa đến ngày nay.
 Đặc biệt là trên một khoảng đất trống nhỏ, trồng gần chục cây trụ, trên mỗi đầu trụ có gắng các mẫu tảng đá đủ loại, kết tinh bởi những loại đá, địa chất, đã cấu tạo thành những mẫu từ thô sơ đến rắn chắc, hoa cương khác màu.
 Thỉnh thoảng trên lộ đường mòn đầy cành lá xám xanh, thấy dựng vài bảng viết chữ Na Uy "Cấm mang lượm đá bãi biển". Đó là sự nhắc nhở có chừng, khi du khách viếng đông đảo, có người kiểm soát nhặt mang đá về. Ngược lại lúc vắng vẻ, người du ngoạn dù có lượm hằng bao, mang nặng trỉu trên vai, hoặc xách tay, chưa chắc đủ sức khuân ra xe cách vài trăm thước. Họa hoằn là nhặt được đá quý để tạc thành kim cương !
 Đặc điểm tại bãi biển MÖLEN, có tràn đầy những hòn đá đủ loại, hình dáng lớn nhỏ cạ sát nhau khi sóng vỗ bóng láng, nhẵn thín. Vô số viên đá này trôi giạt từ hằng triệu năm, sóng biển lôi cuốn đến bãi đá này, trải theo chiều dài và chiều sâu, trên diện tích gần mẫu đất.

-- LARVIKITT

 Danh từ LARVIKITT có nghĩa là "Đá tại Larvik", còn được gọi là "LARVIK Granite" hay "POLERT Larvikitt". Địa điểm này nắm trên quốc lộ nối liền Stavern và Mölen, đều thuộc tỉnh nhỏ LARVIK.
 Cách nay, khoảng chừng 250 đến 300 triệu năm, tại vùng TREDALEN, những dãy núi hình thành từ gốc núi lữa (hoã diệm sơn). Trong lòng vài ngọn núi những loại đá quý được cấu tạo, mà sau khi khai thác, cơ xưởng chuyên môn đã chế tạo thành các loại đá hoa cương, cẩm thạch, màu sắc trắng, xanh, đen xen lẫn, như hoa kết, láng bóng và mát lạnh. Các chuyên gia trên khắp thế giới mua về nước, chế biến thành những vật dụng gia cư, bàn ghế cẩm thạch, mỹ phẩm, sàn nhà, vách bồn, vô cùng quý giá.
 Khi khám phá núi có đá quý, hảng chuyên môn với kỷ thuật tinh vi tìm thấy nhiều lớp khối đá đứng khác nhau, từ loại đá vôi trắng vàng nhạt rắn chắc đến lớp đá xanh (như đá xanh Biên Hoà VN), sang lớp đá hoa cương, cẩm thạch. Kỷ thuật khai thác đá rất công phu khoa học. Từ chóp núi chuyên gia sử dụng chất nổ, khoan và cưa máy, để khám trước các núi có đá tốt, xấu và đánh dấu.
 Sau khi phân chất loại nơi phòng thử nghiệm chắc chắn rồi mới áp dụng kỷ thuật siêu đẳng hoặc thông thường để khai phá. Trung bình mỗi giờ cưa đá được 10 thước vuông. Với loại cưa tối tân, sả tách đá thành mảng, đến 20 thước vuông mỗi gìờ. Kỷ thuật cưa xắn đá thành hình hộp lục diện (parallélépipède ) chiều cao chừng 2 thước, dài 5, 6 thước hoặc hơn, ngang 3 thước hoặc non hơn, theo đúng ni tấc xe và tàu chuyên chở và khách hàng đặt mua. Nguyên tắc quy định tối đa của khối đá là 20m x 10m x 3m và nặng không quá 50 tấn, trên phương tiện di chuyển.
 Đá khối khi chuyên chở còn buộc phải bao bọc lớp vỏ ngoài bền chắc, để được an toàn khi chở trên xe hoặc tàu, trên hải phận nước xa. Giá thành mỗi thước vuông đá hoa cương là 300 euros.
 Tổ chức hành chánh kỷ thuật tổng quát gồm ngoài Chủ Tịch hảng LUNDHS Labrador Da (Styrét LLDA), ông giám đốc Hành chánh Thor LUNDH và ông giám đốc kỷ thuật, còn có 17 phòng và Ban chuyên môn.
Từ đầu TK XXI, thị trường thương mãi đá hoa cương rất thịnh hành trù phú.
Rất nhiều quốc gia trên thế giới giao dịch, kể cả nước Việt Nam gần đây.
Nhưng với cuộc kinh tế khủng hoảng trên hoàn cầu, ngành ngoại thương giảm sút, hảng khai thác đá Na Uy, đệ nhứt thế giới, ngoài Gia Nã Đại ra, bắt buộc sa thải nhân viên, từ 600 người còn 40.
Và đặc biệt là trong số người được lưu giữ lại có một chuyên viên VN lâu đời : 
Anh Nguyễn Văn Toàn, hướng dẫn viên giúp tôi viết bài hồi ký. Thật quý hoá thay !

Một quốc gia khác thứ 3 vừa được khám phá có được tài nguyên núi đá quý do ơn
trên ban cho : Nước BRÉSIL (Ba Tây / Nam Mỹ) và người khai thác sẽ là ai ?
Và có tin đồn là tại Úc châu cũng có núi đá hoa cương cẩm thạch nữa.
Trước dịp du ngoạn Oslo mùa thu năm 2011, một sự kiện xảy ra là vụ "Cung nghinh 
Phật Ngọc" (Bouddha de Jade được di chuyển tiếp rước từ Á châu, sang Mỹ đến Na Uy (Oslo), Thụy Điển và Paris (17-9 đến 9-10-2011) tượng Phật này có lẽ xuất phát từ đá quý, khai thác từ một nơi thiên phú nói trên và được điêu khắc viên tài ba khắc chạm.
Lời đồn đá điêu khắc tượng Phật này xuất xứ từ Úc châu và người thực hiện cúng dường có mặt tại buổi lể cung nghinh Phật ngọc tại Paris .

 
 Đặc điểm chót của vùng STAVERN thuộc tỉnh LARVIK (Na Uy) là một trong những tài sản gia cư của Bà tỷ phú Na Uy tên MARIE MILLE TRESOE hay TRESCHOW hoặc MARIE FRITZOE hiện tồn tại nơi địa danh này. Bà được nổi tiếng với đại tiệc lễ hôn phối với phu quân thứ 3, một đại phú gia danh tiếng, chủ nhơn ông các siêu thị lớn nhỏ RIMI tại Na Uy.
 Chính tại LARVIK này mà hai thủy thủ nổi danh do truyền thống tên : Thor Heyerdahl và người Tô cách Lan Colin Archer, đã chế tạo chiếc tàu chạy vùng Bắc cực, mang tên FRAM. Từ LARVIK dọc theo bờ biển xuống miền Nam, sẽ gặp STAVERN và tỉnh nhỏ Nevhunghavn, địa danh của dân ngư phủ, nổi tiếng về hải sản, tôm cá và thịt chim rừng như trỉ, đa đa (perdrix) vùng Bắc cực tên Ptarmigan, mà du khách rất ưa thích đến thưởng thức .
 Tại công viên STAVERN, có triển lãm lộ thiên những tảng đá, phiến đá hoa cương lớn nhỏ đủ loại chất, màu sắc và bức tượng đá tạc hình chủ nhân đứng như người thật để biểu dương công trình khai thác đá từ lúc sơ khai đến nay. Dân cư địa phương thường câu cá "cháy" (maquereau) bằng cần câu máy vớí mồi giả chiếu sáng gắn nơi 4, 5 lưởi câu mỗi lúc và câu được ba bốn chục con trong vài giờ, theo con nước biển vào ra.
 Từ LARVIK có bến tàu, người Na Uy và du khách thường đi tàu dầu 10 từng bằng đường biển, chạy khoảng 2 giờ đến Thụy Điển gần tỉnh MOSS, để mua sắm thực phẩm trên đất liền, hoặc rượu thuốc trên tàu, với giá rẻ hơn Na Uy về tiêu dụng, hoặc bán lại kiếm lời chi độ qua ngày.

 
TRUNG TÂM ĐÔ THỊ OSLO

1/- Sử lược

OSLO, Đô thị của Na Uy có dân số 800 000 người,
được vua Hárald Hardrade lập vào năm 1048 và trở thành đô thị chánh thức cuối TK XIII. Vua Hâkon V lập thành lũy Akershus để phòng thủ thành đô.

Tuy nhiên sự mở mang Oslo bị bế tắc, vì nhiều lý do :

---- Liên minh thương mãi vùng biển Baltique và Bắc Hải (Mer du Nord) do ba tỉnh Đức lập thành : Lübeck, Hambourg và Cologne (Köln) chỉ giao dịch với Bergen, đô thị Na Uy có trước Oslo, nên không yểm trợ tỉnh mới này.

---- Bịnh dịch tả, năm 1348, tiêu hủy phân nửa dân số Na Uy.

---- Sự lệ thuộc Na Uy với Đan Mạch đặt dưới quyền điều khiển xứ này và Copenhague là Thủ Đô chung.

---- Năm 1624, Oslo bị hoả hoạn phá hủy nặng, Vua Christian IV bèn cho tái thiết thành phố, theo kiến trúc phục hưng Âu châu và đặt tên Christiana.

---- Từ 1814, liên hiệp với Thụy Điển, thành phố mở mang phát triển mạnh nhanh và công ốc tân thời được kiến trúc .

---- Năm 1905, Na Uy độc lập.
Năm 1925, tổ chức lễ kỷ niệm 300 năm lập thành phố Christiana, nhưng vẫn giữ mãi tên cũ Oslo, đô thị Na Uy.



 2/- Thắng cảnh


 Oslo là khởi diểm của vịnh OSLOFJORD nên bờ Vịnh dập dìu tàu bè ghe thuyền . Trên bờ những cao ốc tân trang xen lẫn với kiến trúc cũ. Ngày thường dập dìu du khách ngồi bờ thành Vịnh nhìn ngoại cảnh hữu tình trời nước quang đảng, mát xinh. Hoặc quay vào bên trong mặt sau Đại Hí viện (Opéra), xem khách viễn du và địa phương đi bách bộ, y phục đủ kiểu, trang sức đủ "mốt" (mode) trò chuyện nhiều thứ tiếng và thích thú sau cùng là dùng bánh hàng, kem nước.
 Trung tâm Đô thị Oslo rất nhỏ, chỉ dành cho du khách đi bách bộ ngoạn cảnh.
Toà Đô chánh là một cao ốc xây cất bằng gạch đỏ, với hai tháp cao lộ thiên mà bến Vịnh trông thấy rõ, giúp cho tàu bè làm mục tiêu định hướng vàoVịnh. Kiến trúc này được khánh thành năm 1950, kỷ niệm 900
năm thành lập Oslo..
 Tháng 12 mỗi năm nơi này dùng tổ chức lễ trao giải thưởng Hoà bình NOBEL (Prix NOBEL de la Paix). Công trạng được thực hiện do di chúc Ô. Alfred NOBEL (1833 – 1896), kỷ sư hoá học Thụy điển đã chế chất nổ, để trao tặng bốn giải thưởng văn chương, vật lý , hoá học và y khoa cho người phát minh hiện tượng hay khai thác mới lạ. Một giải thưởng khác, khoa kinh tế học được lập thêm từ 1969. Trong những người xuất sắc được lảnh giải thưởng gần đây gồm có Ô.Ô Albert Schweitzer, Willy Brandt, Bà Mẹ Bề trên Teresa, Ô.Ô Andrei Sacharo, Mikhail Gorbatchev ....
Một Đại hí viện Opéra được mở, cạnh trung tâm thông tin du lịch, triển lãm hướng
dẫn về tin tức quốc tế, Na Uy và Oslo, phương tiện chuyên chở hàng hải.
Tại trung tâm Oslo, gần bờ Vịnh, nơi du ngoạn dập dìu nhứt Oslo, gọi là Aker Brygge
với cổng Karl JOHANS.
 Dọc theo bờ Vịnh, vô số tàu ghe ngư phủ, đủ màu sắc, đậu sát cạnh nhau.
Giữa quảng trường trung tâm đô thị, có đặt một con cọp bằng đồng đen và khách du lịch thường đứng kề, dựa má trên mõm hổ, chụp ảnh kỷ niệm với chúa sơn lâm.

Du khách nào có thời gian viếng thăm các thư viện danh tiếng như thư viện Mỹ thuật cận kim (musee for Samtids-Kinst /Musée d’Art contemporain), xây cất 1902.
Thư viện quốc gia (Nasjonalgalleriet) về hội họa cảnh thơ mộng …
Du khách nữ phái thích mua sắm hoặc hiếu kỳ nhìn ngắm, có thể vào viếng các Đại thương xá : By Porten, Oslo City và Aker Brygge.


3/- Đặc cảnh


 Thắng cảnh đặc biệt ngoài trung tâm đô thị, mà khách du lịch thường đến viếng gồm hai nơi :

a/ Vigelandsparken

Công viên này nằm trong vườn rộng lớn tên Frogner (Frognerparken).
Địa điểm hướng Tây Bắc trung tâm đô thị, đi bộ độ 40 phút.
Công trình thực hiện khu vườn mỹ thuật này do ông Gustav VIGELAND (1869-1943), điêu khắc viên Na Uy nổi tiếng nhứt, thực hiện hồi TK XX,
làm việc ròng rã 20 năm.
Nhưng tiếc thay, ông qua đời một năm trước khi hoàn thành.
Công viên chưng bày khoảng 200 bức tượng bằng đồng và đá, điêu khắc công phu
điêu luyện, theo đề tài "định mạng con người", từ lúc mới sinh đến tuổi trưởng thành.
Qua khỏi cổng rào sắt, đến cầu bắt ngang rạch nhỏ tiến vào vườn, rất nhiều tượng đồng được điêu khắc, diễn tả các người lõa thể, gồm đàn ông, phụ nữ và bé con quấn quít quây quần, biểu lộ tình cảm, lòng thương, tâm trạng cuộc sống hòa đôi, gia đình hằng ngày trong xã hội. Bên lề trái giữa cầu này có một tượng đồng khắc chạm một "đứa bé nổi giận" tượng có giá trị nhứt biểu lộ nét giận lôi đình của trẻ con SINNATAGGEN (Garçon en colère). Tượng này bị kẻ cắp lấy trộm 3 lần, nhưng nhà cầm quyền Na Uy đã chận bắt lấy lại được nơi biên giới.
Hiện thời tượng được hàn gắn chắc trên bục, nhằm tránh sự mất trộm nữa.

Qua khỏi cầu sẽ thấy tượng to hình bầu dục đội đở bởi một số người, nước tràn trào
rơi xuống một khối hình trụ lớn hơn, nước phóng tủa trắng xóa, vòng quanh bệ tròn và rơi xuống hồ chứa nước. Sau lớp nước tủa tràn che trụ là hình điêu khắc của một số người khác ẩn hiện dưới màn lưới nước đổ. Quanh vòi nước to hồ này, có một số tượng khác nhỏ hơn tạc các cô thiếu nữ khoả thân đở một con voi trên đầu mỗi tượng.

 Vị trí cuối cùng bên trong vườn là cây trụ to lớn cao nhứt công viên khắc chạm những hình ảnh người lỏa thể lấn chen chúc quấn quít nhau, do ông Gustav Vigeland chạm trổ, thể hiện ngụ ý của tác giả về các tranh thủ của ngưởi đời về đời sống và tình cảm nam nữ .... Đó là đề tài chánh mà nhà điêu khắc chủ ý phát biểu cảm tưởng qua hơn 60 tác phẩm của ông được chưng bày.

 Du khách Na Uy dù khó tánh, không thể bỏ qua xem viếng thắng cảnh duy nhứt
toàn cầu này, tuy hình tượng tục mà thanh về phương diện mỹ thuật.
 Rời khỏi công viên, sẽ thấy lần cuối bức tượng đứng của điêu khắc viên Gustav Vigeland, mà đa số khách viếng chụp ảnh lưu niệm.

  b/ Hoàng cung vua

Sau đệ nhị thế chiến, vương quốc Na Uy bị Đức quốc xã dồn vào thế cùng bí.
Vua đương thời là Hakon, thù hằn Hitler vô tận, lánh sang Anh quốc và sau khi Đức bại trận, ông trở về nước Na Uy, được dân nồng tiếp.
Vua Hakon mất năm 1957, thọ 85 tuổi, con duy nhứt kế vị là Olav V, giống cha rất
khiêm nhượng, khi xuất hiện mỗi đầu năm chúc mừng năm mới dân Na Uy trên truyền hình. Con Vua Olav kế vị lúc 54 tuổi, danh hiệu Hárald V.
Khi Vua Olav còn tại vị đã tuyên bố hoàng tử sắp nối ngôi muốn cưới một dân giả, đã gây xôn xao dư luận về giòng dõi cao sang vương giả. Ông đã hội ý chánh phủ để quyết định. Dân ý đã tán thành sau khi trưng cầu chấp nhận hoàng hậu Sonja Haraldsen. Hárald đoạt giải quán quân đua thuyền quốc tế năm 1987, với chiếc tàu mang tên FRAM X lúc 50 tuổi. Hoàng gia sinh một Công chúa tên Märtha Louise, năm 1971 thường thắng giải đua ngựa, kết hôn với nhà văn dân giả Ari BEHN. Năm 2001, hoàng tử kế vị tương lai, vua Hárald, tên Hakon quyết định cưới một nữ sinh viên môn Nhân loại học (anthropologie), tên Mette - Marit Hoiby.

Giống như vua cha, ông tuyên bố câu :
Quyết cưới thiếu nữ mình thương hơn là thương một người mình kết hôn.
Dân Na Uy xem thường quan niệm này, dư luận không bàn bạc chi, vì 50% trẻ sinh ra, không do hôn nhơn chính thức, theo thông lệ hoặc luật buộc .
 Hoàng cung hiện nay nằm giữa khu vườn trên đồi cao nhiều cây lớn xanh tươi, kiến
trúc vĩ đại, nhưng kiểu đơn sơ thời nay, không điêu khắc chạm trổ. 
Mặt tiền cung có hai cửa cổng chính vào ra, do hai lính gác mặc đồng phục đen cận vệ hoàng gia chỉnh tề và vác súng trên vai, oai nghiêm đứng gác.
Bên phải cung vua có cổng phụ, dành lối cho nhân viên văn phòng vào làm việc trong
dinh. Một lính cận vệ khác mặc đồng phục, bồng súng gác cửa hông. Một hoa viên đầy kỳ hoa dị thảo được tạo lập cạnh hoàng cung .
 Ngày 31-8-2011, trước sân dinh vua có tổ chức đón tiếp trọng thể Tổng Thống Phi châu (Africa Président) cùng 3 phu nhân và 12 vị hoàng tử (trong tổng số 20 người con của Quốc trưởng Phi) viếng Hoàng gia Na Uy 2 ngày.
Dinh thự Hoàng cung hình chữ nhựt, được bao vây bởi 4 đường, mà Toà Đại Sứ Mỹ, được đặt bên góc phải dinh vua, cạnh Đại lộ.

 

 c/ Chuyện Đặc Dị Na Uy

Nước Na Uy có nhiều chuyện đặc biệt mà nước khác không xảy đến.
Vài mẫu chuyện đặc dị xảy ra tại Đô thị Oslo, thời gần đây :

 Thảm trạng Oslo

 Một cảnh tàn sát không gớm tay đã xảy ra tại TrungTâm Đô thị Oslovà phụ cận gây chấn động thế giới :
Ngày 22-7-2011 trước dinh thự Thủ Tướng Oslo tọa lạc gần công trường Đô thị,
nơi xây cất trụ sở Đảng Lao động "Arbeiderpartiet", có đặt bom nổ chết nhiều người. Dinh chánh phủ sau dẫy lầu đối diện Trụ sở, có đặt đồng hồ công cộng ghi giờ chết máy ngừng kim lúc bom nổ, nay vẫn chưa được sửa chửa.
Sau vụ đặt bom tại Đô thị, một cuộc thảm sát khác xảy ra cùng ngày tại Đảo
UTOYA, cách Đô thị chừng vài chục cây số về phía Nam Oslo.
Tác giả cuộc tàn sát hai nơi tên là Anders Behring BREVIK.
Sau khi đặt bom nổ, ăn mặc quân phục, mang súng tự động đến đảo nơi tập trung những thanh niên hội họp tham dự gia nhập phong trào đảng mới, khác đảng Lao Động. Nhiều người bị trúng đạn chết oan tại chổ, một số chạy trốn thoát nhảy xuống hồ nước cũng bị chết chìm.

Được thông báo cuộc tàn sát nhẩn tâm tại Hồ Utoya, nhà cầm quyền cho trực thăng
bay đến tại chổ truy sát hung thủ cùng lúc gởi cảnh sát đến Hồ qua đường thủy và đường bộ bao vây kẻ khủng bố và cứu thương nạn nhân sống sót. Sau khi trực thăng gọi đầu hàng, BREVIK buông súng chịu tội và được giải về giam điều tra đồng lõa.
Tại địa điểm thảm tử hằng hà sa số bó bông được đặt trên mặt đất rộng tại quảng
trường, phân ưu nạn nhân.
 Trong số người thiệt mạng có một người em khác huyết thống cha hay mẹ với công chúa bị bắn chết tại hồ. Cuộc điều tra tìm đồng lõa hoặc đảng phái yểm trợ hung thủ chẳng có kết quả vì hắn không khai, mà chỉ nói nhắc đến nhóm Liên minh bảo vệ Anh quốc (Ligue Anglaise de Défense) mà tổ chức này đã phủ nhận, mặc dầu có người nhận diện được hung thủ có mặt trong phiên họp năm 2010 vừa qua.
 Luật sư Brevik yêu cầu được trình diện xử phiên toà công cộng, nhưng Toà án đã khước từ và xử kín phiên xử lâu 40 phút. Thủ phạm khủng bố khai là tự hành động, nhưng có nói đến hai tiểu tổ đã giúp anh thực hiện dự án, mà không xác định. Brevik, một công dân Na Uy 32 tuổi, phần tử quá khích, vẫn khai không phải là chính phạm, mà nhận tội thảm sát hai địa điểm trên. Luật sư biện hộ phạm nhơn đã tuyên bố trước Toà là sau khi áp dụng biện pháp chánh trị cổ điển không hiệu quả nên anh gây thảm họa. Thẩm phán phiên xử cho biết theo ý định can phạm là hành vi khủng bố nhằm giải thoát Na Uy và Trung Âu, tránh họa cộng sản Mác xít và đạo giáo ngoại quốc khác, gốc Hồi đang mưu đồ xâm nhập ảnh hưởng quốc gia mà đa số theo đạo Luther. Chủ đích hành động tàn sát theo ý tội phạm là chống đảng Lao Động và chủ nghĩa của họ, cảnh giác chánh quyền gốc Lao Động qua dân chủ theo đường lối mới. Anh tự nguyện sẽ suốt đời sống kiếp lao tù .
 Toà án xử giam thêm 8 tuần lễ mà 4 tuần đầu nơi biệt giam và sau đó sẽ buộc tội.
Theo dự định, phiên tòa sẽ xử ngày 14-11-2011 nếu cuộc điều tra được hoàn thành. Được biết thủ phạm vẫn giữ khẩu cung như lúc đầu, tức chống chủ nghĩa độc tài ngoại xâm và Hồi giáo, và vẫn xác nhận không phải là thủ phạm chánh, mà không khai tổ chức nào khác chủ mưu. Do đó chắc chắn là Toà sẽ nhờ Bác sĩ khám nghiệm tội nhơn về bệnh thần kinh lúc gây thảm trạng, và hoản xử đến tháng 4 năm 2012.
 Hai chuyện nực cười sau khi nghe và xem thông tin truyền hình Na Uy gần đây là :
Thủ phạm mặc áo màu cam có hình cá sấu, khi hành động dã man được đăng hình ảnh đã cổ xúy, dư luận đã phát động phong trào thanh niên ngoại quốc sắm mặc loại áo này tại các tiệm hiệu Lacoste, trong khi dân Na Uy tẩy chay không mua mặc, sắm dùng, áo kẻ giết người.
 Mỗi ngày nơi khám giữ tội phạm nhận vô số thơ phụ nữ nhiều nơi trên thế giới gởi đến đầy tình cảm, hứa hẹn sẽ chung sống với phạm nhân khi mãn án được tha. Nhưng nhà cầm quyền Oslo tuyệt đối không trao thơ lại tội nhơn chờ xử, e ngại gây họa mới thêm cho nạn nhơn vô tội khác .
 Số nạn nhân sau ngày thảm tử được đăng báo rất cao, nhưng sau vài ngày kiểm chính lại, còn 76 người chết. Sau một tháng, tin tức Na Uy cho biết tổng số 2 nơi thảm họa là 93 người. 
Theo luật Na Uy, án tù dự trù xử thủ phạm trong thời hạn một năm, sẽ là 21 năm tù
và có lẽ sẽ nhiều hơn nữa để tránh sự tái phạm của tội nhơn.
Cha của Brevik đã tuyên bố trên đài truyền hình Oslo là con ông có ý "tự tạo cái chết
hơn là giết người khác" và ông đã hưu trí, hiện cư ngụ tại tỉnh Aude, miền Nam nước Pháp, vùng Languedoc Roussillon .

+++++

 Kết luận, sau cuộc du lịch một tuần lễ tại Oslo ( từ 23/ 8 đến 31/ 8/ 2011), chúng tôi được thân nhơn VN bà Thu Cúc, vợ của ông Erik SCHOU, người Na Uy cho trú ngụ, tiếp đải nồng hậu và chở du lịch thăm viếng nhiều nơi, từ trung tâm Đô thị đến cửa Vịnh Oslo và sang Thụy Điển (miền Nam).
Từ Tỉnh giáp giới phía Đông Bắc tỉnh LARVIK, có một hải cảng lớn tên 
SANDEFJIORD, nơi bến Tàu lớn có chiếc tàu hàng hải cao10 từng, chở hành khách, xe cộ vận tải hàng hoá từ Vịnh Oslo sang Thụy Điển. Hành trình mất lối 2 giờ rưởi đến tỉnh STRÖMSTADT tại miền Nam Thụy Điển rất thuận lợi cho du khách xa và dân Na Uy địa phương sang bờ biển Thụy Điển. Họ mua sắm tích trử lương thực hàng hóa giá rẻ hơn tại Na Uy. Từ địa điểm này, xe nhà du lịch, có thể chạy về tỉnh MOSS theo hữu ngạn Vịnh Oslo, để về Đô thị Na Uy bằng quốc lộ 6.
 Ông Erik SCHOU là hậu duệ của chủ nhân "Hảng Bia SCHOUS OL" tại Na Uy
(OL là bia), nổi tiếng nhứt tại Oslo gần 2 thế kỷ. Hảng rượu bia này sản xuất, cung cấp nhiều nước Âu châu. Hảng bị ngưng hoạt động trong những thập niên sau Đệ II thế chiến khi ngoại quốc vào Na Uy thống trị điều khiển và cạnh tranh trên phương diện sản xuất, buôn bán rượu mạnh, bia và nước ngọt.
 
 Được dịp viếng xem, nghe người địa phương thuật kể, và đã được thấy tận mắt (trừ chổ còn bị cấm), chụp ảnh và khảo cứu sách báo Pháp viết tả về Na Uy (GALIMARD, le Guide Vert) như lịch sử, thắng cảnh và thảm họa cách nay hơn một tháng tại Oslo, nên viết bài đúc kết về xứ này và dân tộc tính người Na Uy để đồng hương đã, hay sẽ thăm viếng vùng này nhớ lại. 
Đồng thời, dụng ý dành cho ngưòi sắp du lịch hoặc chưa có dịp đi, biết qua tình hình
xứ này và phản ứng của chính quyền và dân tình. Theo dư luận người địa phương Na Uy, trường hợp giết hại nhiều người chết oan vô cớ, thủ phạm sẽ bị xử tội nhanh và nặng để làm gương, nhưng hung thủ thảm họa vừa rồi được trì hoản xử tội, với lý do là điều tra tìm chủ mưu và đổng lõa ẩn danh lẫn sau tội nhân chính tác họa. Phải chăng có dụng ý chính trị, hay tâm lý nhân đạo, nhứt là sắp có dịp bầu cử, mà người ứng cử được dân chúng ủng hộ nhiếu hơn theo thống kê dự đoán hiện thời, thay vì bị quy tội gián tiếp. Thời gian và tương lai sẽ trả lời điểm này. Dù sao qua kinh nghiệm thu thập tại Na Uy về hung thủ đã tàng trử chứa chất hóa học với số lượng to, chầy năm nhiều tháng tại nông trại, không phải dùng làm phân bón, canh nông, mà để chế tạo bom, nhằm phá hoại giết người. 
Do đó một vài nước Bắc Âu và Đông Âu đã kiểm xoát gắt gao hiện nay về việc mua
trử nhiều chất hoá học với lý do dùng vào nông nghiệp, canh tác.

 Một nữ văn sĩ VN tên bà Trương thị Kim Anh bút hiệu Bạch Liên, đã phát hành, quyển sách dịch thuật "Truyện cổ dân gian Na Uy" qua 13 đề tài cốt chuyện khác nhau, để đọc giả có dịp đọc xem, biết thêm về quan niệm nước dân Na Uy, mà tác giả đã chọn dịch bằng tiếng chữ Việt, như "Truyện cổ nước Nam" tại Việt Nam.
 
Nhằm lúc bầu chọn giải thưởng NOBEL thế giới tổ chức tại Oslo cuốn năm 2011
nhiều nhân tài được lãnh nhờ phát minh hay công trạng trên địa hạt :
vật lý (ánh sáng xuyên chậm qua vũ trụ),
hoá học (phát minh chế tạo "quasi cristaux /hợp hoá chất cứng rắn như thép"),
y học, chánh trị (phụ nữ đấu tranh tại Libérie / LI-BE...)


Một nhân tài phi thường xuất chúng gốc Mỹ đã giúp nhơn loại văn minh tiến bộ qua
mạng vi tính truyền thông tinh vi, do Ông STEVE JOBS (1955- 2011), người đã sáng
chế tạo lập cơ sở "APPLE", quả Táo Tây, từ 1976 đến 1985, ngày rời chức vụ giám đốc hảng này, để tạo lập cơ sở khác, Next rất thành công trên phương diện âm nhạc. 
Ông được APPLE mời trở lại cộng tác từ 1996 và hợp tác với DISNEY.
Ông qua đời vì bạo bịnh, ung thư lá lách ngày 6-10-2011, hưởng thọ 56 tuổi .
 Toàn thể các quốc gia trên thế giới và các vị lảnh đạo đều thuơng tiếc bậc tài danh này, mà thiên tài hơn trội người đoạt giải NOBEL, được so sánh ngang hàng với Thomas EDISON, Henry FORD, Léonard de VINCI và Albert EINSTEIN.
 Tổng Thống Mỹ Barack OBAMA được giải NOBEL về chánh trị đã ca ngợi ông Steve JOBS qua công trình chế tạo MAKINTOSCH (21 năm), Facebook ... Bill GATES. Tiểu bang Cali đã đề nghị một phút mặc niệm chiều 6-10-2011 trong hoàn cầu, nhờ ơn giúp nhơn loại của ông Steve JOBS.

 Bài khảo cứu tường thuật này về Oslo nước Na Uy, được đúc kết với cảm tưởng cá nhơn qua các vần thơ sau :


 ĐÔ THỊ NA UY

OSLO đô thị nổi tiếng vang
Na Uy thuộc khối THỤY-NA-ĐAN,
Các xứ Bắc Âu vùng Bắc cực
Giờ thêm luôn cả nước Phần Lan.
 
OSLOFJORD là Vịnh thạch băng
Xuân hạ nắng ấm nhờ trời quang
Khí hậu ôn hoà, xứ đắt đỏ
Nổi danh nhờ vườn VIGELAND.

VIKING xưa xâm chiếm khẩn hoang
Tu viện gốc Anh bị phá tan
OLAV buộc nước theo đạo Chúa
LUTHER sau ảnh hưởng dân gian.

MÖLEN bãi biển NEVLUNGHAVN
Đá láng mài tròn, biển cuốn mang
Vô số đầy tràn trên đất cát
Bao thiên niên kỷ, khách tham quan.
Ngọc thạch hoa cương, quý như vàng
Núi đá thành, do Hỏa diệm san
Nước giàu dân mạnh nhờ dầu lửa
Cá tôm xuất cảng, lắm khách hàng.

BREVIK đặt bom hại chết oan
Giết người vô tội nơi đảo hoang
Toàn quốc hãi hùng và chấn động
Thế giới cảm thông cảnh lầm than.


Paris  10-10-2011
TRẦN VĂN TRUNG

blank
 






blank


blank


blank





blank







blank







blank






blank






 blank






 blank





blank



blank



 









blank









blank

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tư 2011(Xem: 11373)
Việt Nam trên National Geographic Cảnh vật và con người Việt Nam là nguồn cảm hứng sáng tác của không ít nhiếp ảnh gia nổi tiếng trên thế giới. Một số bức ảnh này đã được lựa chọn để đăng trên tạp chí uy tín National Geographic
05 Tháng Tư 2011(Xem: 11911)
29 Tháng Ba 2011(Xem: 12719)
Viện Bảo Tàng Albert Kahn vùng ngoại ô Hauts-de-Seine sát cạnh Paris lưu trữ một bộ sưu tập hiếm hoi ảnh màu về Việt Nam chụp ngay từ đầu thế kỷ 20. Phần lớn album này chụp trong năm 1915
24 Tháng Ba 2011(Xem: 19198)
Vào đầu thập niên 1960, nhiều hãng xe gắn máy ào ạt ra đời tại Nhật, cuối cùng theo luật thư hùng đào thải chỉ có những hãng có khả năng cải tiến mới sống còn. Lúc xe Nhật sang Việt Nam cũng là lúc các hãng xe gắn máy Nhật bắt đầu tung ra thế giới với nhiều cải tiến làm cho phẩm chất xe Nhật vượt hẳn các xe Tây phương
22 Tháng Ba 2011(Xem: 15432)
Vũ khí tối tân nhất thế giới của Mỹ Để phục vụ mục tiêu quốc phòng của mình, Mỹ đã và đang trang bị cho quân đội những vũ khí tối tân nhất thế giới hiện nay.
06 Tháng Ba 2011(Xem: 12695)
Câu chuyện về Facebook và Mark Zuckerberg đã được viết thành sách. Từ đó, các nhà làm phim Hollywood tiếp tục chuyển thể thành phim
03 Tháng Ba 2011(Xem: 16442)
VIỆT NAM VỚI NHỮNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ
21 Tháng Hai 2011(Xem: 12191)
Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.
17 Tháng Hai 2011(Xem: 10750)
Từ “Tahrir” nghĩa là giải phóng. Đây là từ nói tới cái điều đang thét lên đòi tự do trong tâm hồn chúng ta. Hãy để nó mãi mãi nhắc chở chúng ta về nhân dân Ai Cập, về những việc họ đã làm, về những điều mà họ ủng hộ và về cách thức họ thay đổi đất nước của mình và trong khi làm như thế họ đã thay đổi cả thế giới. Xin cám ơn các vị.
15 Tháng Hai 2011(Xem: 11029)
Con người sống như thể sẽ không bao giờ chết … Nhưng rồi sẽ chết như chưa từng sống bao giờ " .
15 Tháng Hai 2011(Xem: 11452)
Khi còn sống, đã có lúc cha dạy các con phải biết đầu tư thương mại để dành tiền bạc vào những trương mục tiết kiệm, những bất động sản, những chứng khoán... nhưng bây giờ cha biết rằng mình đã lầm
09 Tháng Hai 2011(Xem: 12057)
Các lãnh đạo quốc phòng Mỹ nói chiếc máy bay ném bom tàng hình không người lái đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên.
04 Tháng Hai 2011(Xem: 19269)
Tết Nguyên Đán là ngày lễ thiêng liêng của người Việt. Người Việt Nam chuẩn bị đầy đủ tinh thần và vật chất cho ngày Tết. Người Việt Nam theo tôn giáo nào cũng tôn trọng ngày Tết
30 Tháng Giêng 2011(Xem: 12782)
Một mặt giữ gìn tiếng nói và nếp sống của mình nhưng mặt khác người Việt tại Úc được coi là lớp người nhanh chóng hội nhập vào nhịp sống của đất nước này
24 Tháng Giêng 2011(Xem: 12412)
Điều mà chúng ta biết chắc là đa số những người sắp “ra đi” đều lo lắng thiết tha cho “người ở lại,” và nghĩ rằng mình còn có thì giờ thu xếp mọi việc trước khi “ra đi.” Tiếc thay, khi xe buýt bất thình lình tới đón đi “ngao du,” chúng ta vội vàng lên xe nên không giúp gì cho những “người ở lại
13 Tháng Giêng 2011(Xem: 17130)
It does not mean the above mentioned will all pass but they might have to watch their health and danger in their life.
12 Tháng Giêng 2011(Xem: 14314)
Tối 10/11, ở câu lạc bộ Lexington Armory, New York (Mỹ) diễn ra buổi trình diễn hoành tráng nhất trong năm của Victoria’s Secret với một rừng ‘thiên thần’ quyến rũ: Rosie Huntington, Jessica Stam, Adriana Lima, Alessandra Ambrosio... Sân khấu hoành tráng của đêm thời trang Victoria's Secret.
11 Tháng Giêng 2011(Xem: 44191)
Các giới chức của Bộ Quốc phòng và không quân Hoa Kỳ đã ký kết một hợp đồng Mỹ cung cấp 20 chiếc máy bay chiến đấu F-35 cho Việt Nam. Việc này sẽ giúp thêm cho quốc gia vốn có thế lực quân sự ở khu vực Đông Nam Á, với loại máy bay tránh ra-đa này
09 Tháng Giêng 2011(Xem: 14591)
Thân mời quý vị mở hình xem lễ trao gỉải nobel 2010 rất trang trọng tại Thụy Điển và Na Uy, Đặc biệt giải nobel hoà bình để ghế trống với Bằng và hộp Quà [1 ,490.000 USD] là của Ông Lưu Hiểu Ba.
06 Tháng Giêng 2011(Xem: 13346)
CHÀO MỪNG NĂM 2011. NHÌN LẠI VỚI NHỮNG HÌNH ẢNH GÂY SỬNG SỐT NHẤT 2010 THEO GHI NHẬN CŨA TẠP CHÍ TIMES
04 Tháng Giêng 2011(Xem: 13820)
Có cả những cung điện được UNESCO ghi nhận như một di sản văn hóa thế giới. Đối với người Pháp, cung điện là một niềm tự hào, một biểu tượng quyền lực của các vương triều phong kiến.
04 Tháng Giêng 2011(Xem: 12481)
rong thời gian gần đây một dạng lừa đảo tinh vi mới xuất hiện nhằm vào những chủ sở hữu nhà đang gặp khó khăn trong việc trả tiền nợ nhà hàng tháng
04 Tháng Giêng 2011(Xem: 17414)
một trong những công tác ngoạn mục nhất và nguy hiểm nhất của binh chủng này là cuộc hành quân đột kích giải cứu tù binh Mỹ tại nhà tù Sơn Tây, cách Hà Nội 23 miles về hướng Tây Bắc Việt.
03 Tháng Giêng 2011(Xem: 15399)
Giao thừa 2011 “gõ cửa” thế giới Thế giới bắt đầu bước sang năm mới 2011, với lễ đón giao thừa được tiến hành ở khắp các thành phố lớn khi năm mới lần lượt “lướt qua”.
18 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20830)
Chanh trừ được các bệnh ung thư Đây là một tin mới nhất của Y Khoa, để chống lại bệnh ung thư Các bạn hảy chú ý đọc nó thật kỹ bản điện tín nầy mà người ta mới vừa
17 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 12542)
Với khả năng ngụy trang độc đáo, họa sĩ Liu Bo Lin (người Trung Quốc) có thể biến thành "người tàng hình", khiến người đi đường khó nhận ra sự hiện diện của ông nếu không để ý kỹ.
07 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 12867)
Rối loạn tâm lý ở người cao tuổiHiện nay, số lượng người cao tuổi (NCT) không ngừng gia tăng. Cùng với sự gia tăng các bệnh thực thể,
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 13681)
Súng chống ẩn nấp của quân đội Hoa Kỳ Khi đối mặt với của một loại súng mới của Mỹ, cách duy nhất để thoát chết là chạy, chứ không phải nấp.
25 Tháng Mười Một 2010(Xem: 14272)
Xứng với danh hiệu "nữ hoàng" của dãy Andes, loài thực vật này sở hữu những bông hoa cao tới 12 m và phải trải qua 80-100 năm tích tụ tinh hoa của sa mạc, đồi núi nó mới cho một bông hoa như thế này vài tuần trước khi chúng chết.
17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 12913)
Nên nhớ hiện nay Trung Quốc đã phát triển một lực lượng tin tặc cực lớn và cực mạnh. Họ vẫn thường xuyên tấn công vào hệ thống mạng liên quan đến quốc phòng của nhiều nước, kể cả Mỹ, Úc và các nước lớn ở châu Âu. Việt Nam có đủ sức chống cự lại họ?
03 Tháng Mười Một 2010(Xem: 15840)
Quả dài lòng thòng với hình dáng như tinh hoàn dê dực nên có tên Cà dái dê. Gọi tên cà tím là không chính xác vì một vài loại cà khác cũng màu tím. Hơn nữa Cà dái dê có hai loài: quả xanh ánh tím và quả tím.
26 Tháng Mười 2010(Xem: 14326)
Xe là nhiên liệu với xăng, và giá của xe dự kiến sẽ được khoảng $ 200.000. Các chuyến hàng đầu tiên sẽ được vào năm 2011
21 Tháng Mười 2010(Xem: 15157)
Khoảng 15.000 người đã đổ về tỉnh British Columbia của Canada để chứng kiến một trong những hiện tượng bí ẩn của tự nhiên: cuộc di cư khổng lồ của cá hồi đỏ, được cho là lớn nhất trong 1 thế kỷ trở lại đây
21 Tháng Mười 2010(Xem: 13936)
Máy bay máy bay tàng hình thế hệ mới "F-35 Tia chớp II" (F-35 Lightning II) hiện đang được Mỹ tập trung chế tạo. Kinh phí chế tạo: 1 tỷ USD/tháng. Theo tin từ Lầu Năm Góc, chiếc máy bay chiến đấu đa năng thế hệ mới "F-35 Tia chớp II" đầu tiên đã hoàn tất., "F-35 Tia chớp II" sẽ thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trong tháng 12 này.