10:06 CH
Thứ Tư
6
Tháng Mười Một
2024

"MINH TÂN" TÊN MỘT NGÔI TRƯỜNG

25 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 18362)

  “Trường Minh Tân mến …bên bờ Đồng Nai…

Xa mờ Châu Thới …..ngang lưng trời …….”.

 Bài hát được chuyển từ giòng nhạc “ Chiều mưa biên giới” của nhạc sĩ Nguyễn văn Đông vào thập niên 60, qua theo giòng thời gian chỉ những người thành lập hoặc từng theo học trường trung học tư thục Minh Tân Biên Hòa mới còn nhớ một vài lời ca ấy, với những kỹ niệm của trường lớp gắn liền với quê hương Biên Hòa, sông nước Đồng Nai , núi non Châu Thới và còn nhiều nữa…Cùng với vận nước nổi trôi, Minh Tân được người chủ mới đón nhận hững hờ và tên trường đã bị xoá tên qua bao tháng ngày nắng vội. Từ tình cảm của người Biên Hòa tha hương cùng ngậm ngùi nhớ về Minh Tân chỉ còn trong trí tưởng.

minhtan

Thầy Nguyễn Tường Triệu- Thầy Nguyễn Tường Lưu- Thầy Huỳnh Bá Hạnh

 Trường Minh Tân được thành lập vào đầu thập niên 60, lúc bấy giờ trường chỉ có 4 đến 5 phòng học, trường nằm trong khu phố nhỏ của gia đình họ Trương, sát bờ sông Đồng Nai và quán Tuyết Hồng,chuyên dạy chương trình Đệ nhất cấp và luyện thi. Trường Minh Tân được điều hành bởi 3 vị giáo sư Nguyễn Tường Lưu, Nguyễn Tường Triệu và Huỳnh Bá Hạnh.Thầy Triệu, thầy Lưu là con và cháu của nhà văn Nhất Linh. Nói vế Nhất Linh Nguyễn Tường Tam ông là nhà văn, nhà báo, một nhà chính trị. Là một trong những người tiên phong thành lập nhóm Tự lực văn đoàn đã tạo luồng gió mới cho nền văn học Việt Nam. Với những tác phẩm nổi tiếng như Bướm trắng, Đoạn Tuyệt và nhiều sáng tác chung với Hoàng Đạo, Thạch Lam và Khái Hưng. Là một nhà chính trị, Nhât Linh một người có lòng với đất nước,tuy rằng cơn lốc chính trị đã bức tử những tác phẩm và con người của ông, nhưng định mệnh đã phải đầu hàng trước những thành quả công trình văn học của cố văn sĩ Nhất Linh.

 Từ tấm lòng nhiệt huyết của nhà văn Nhất Linh, những người con, người cháu của ông đã xây dựng cho quê hương Biên Hoà một ngôi trường, trang bị kiến thức cho những người con của xứ Bười trở thành những người có giáo dục và nên người. Đa số học sinh Minh Tân từ chợ Biên Hòa, Cù lao, Chợ đồn,Tân vạn và Hoá An.Bây giờ tản lạc khấp nơi, một số “đã bõ trường xưa bỏ áo thư sinh theo tiếng gọi lên đường” đã nằm xuống cho cuộc chiến.số còn lại ở quê hương hay tha phưong, chắc chắn người muôn năm cũ luôn nhớ nụ cười tươi của thầy hiệu trưởng Nguyễn Tường Lưu, nếu không đậu vào Ngô Quyền đã đến Minh Tân gặp thầy Lưu là không thể bỏ đi chọn trường khác.Thầy Huỳnh Bá Hạnh với cặp kính trắng, dáng người đạo mạo và nghiêm khắc, là người giữ kỹ cương cho trường lớp, ngay cả lúc thầy đứng lớp dạy Pháp văn.Thầy Nguyễn Tường Triệu phụ trách môn Việt văn nhiều lôi cuốn được minh hoạ thêm với những tác phẩm của nhóm Tự lực văn đoàn như “Anh phải sống”, “ Bóng người trong sương mù”,”Hồn bướm mơ tiên” v.v.Thầy Xuân vẫn ồn ào trong giờ dạy Anh Văn, Thầy Quang dạy Vạn Vật, Thầy Hưng tiếng nói không ngừng nghỉ trong lớp Toán luôn phần luyện thi ban đêm cho Tú Tài 1 và 2. Nhất là luôn nhớ đến chú Ký người luôn kiểm soát học sinh vào giữa tháng. Giờ đây người xa và trường cũng xa, biết làm sao giữ được trường cũ tình xưa.

“Phố Hàm Nghi đường chiều hanh hanh nắng

 Ai có thương thầm áo trắng Minh Tân”.

 Không hạnh phúc nào hơn cho một đời người, đi học ra trường đi lính, đối diện cái chết từng ngày nơi chiến trường Chương Thiện, chiến đấu với bệnh tật và đói khát qua năm tháng tù đày Phước Long Kà Tum, ra xứ người còn diễm phúc gặp lại thầy cô và những người bạn học dưới mái trường ngày nào. Trường Ngô Quyền đã cho tôi hạnh phúc ngập tràn đó, bằng những buổi họp mặt những sinh hoạt cuối tuần,hình ảnh của Thầy Cô và từng người bạn đang mang tôi về với những kỷ niệm áo trắng sân trường ngày nào. Cũng hình ảnh áo trắng sân trường với hạnh phúc lại tràn đầy hơn là còn nhắc đến “Minh Tân” tên một ngôi trường “Tha phương ngộ cố tri” gặp lại Thầy Nguyễn Tường Lưu,Thầy Nguyễn Tường Triệu và Thầy Huỳnh Bá Hạnh vào mùa hè 2009 tại Nam Cali. Mùa hè với niềm hạnh phúc bất tận.

Tôi đã có dịp ăn cơm tối với Thầy Huỳnh Bá Hạnh cùng Thầy cô Nguyễn Tường Lưu, và những ngưòi anh người bạn chị Trương Lê Minh Phương, anh Ma Thành Tâm và anh Lữ Công Tâm.Chúng tôi đã dành cho Thầy Lưu một bửa cơm Bắc cũng tôm cỗ ngư, canh cá thì là, gà đi bộ luộc tại một nhà hàng ấm cúng trên đường Bolsa. Thầy cô Nguyễn Tưòng Lưu đến từ Úc còn Thầy Huỳnh Bá Hạnh ở Nam Cali, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được gặp sau hơn 40 năm, cũng cặp mắt kiếng ấy nhưng ai đã lấy đi dáng nghiêm khắc của Thầy ngày xưa rồi, nhà hàng không bán rượu nhưng thầy rất vui vẻ lấy từ xách tay những chai rượu và rót cho từng đứa học trò của thầy. Những giây phút thân tình cảm động, giữa Thầy và trò cũng như người mến mộ lại là người đồng hương Biên Hòa, hỏi thăm Thầy Lưu về Úc châu về Loan cô bạn học cùng lớp với tôi ở phố chợ ngày nào và cũng đươc biết Thầy Lưu cũng là rễ của Biên Hòa. Riêng Thầy Hạnh vẫn thường xuyên dự họp mặt hằng năm với đồng hương Biên Hoà tại Nam Cali. Được hỏi ý kiến về buổi họp 6/14/09 của đồng hương Biên Hòa tại Nam Cali, Thầy Hạnh cho biết là rất vui, mong muốn luôn có những cuộc hội ngộ như thế nhưng rất tiếc không biết ông MC là ai sao nói tiếng Anh dở thế, nhưng khi biết ra chính là học trò học Pháp văn đang ngồi cạnh Thầy, Thầy Hạnh đành trách khéo rằng thầy nói tiếng Anh cũng không hơn gì em..

 Buổi họp mặt truyền thống kỳ 8 của cựu học sinh Ngô Quyền hải ngoại vào dịp lễ Độc lập của Hoa Kỳ tại nhà hàng Seafood Kingdom tại Nam Cali ngày 7/5/09. được hân hạnh tiếp đón Thầy Nguyễn Tường Lưu, Huỳnh Bá Hạnh, Nguyễn Tường Triệu và phu nhân. Điều lý thú hơn nữa, người nâng khăn sửa túi trong đời của Thầy Nguyễn Tường Triệu cũng là một cựu học sinh Ngô Quyền. Quý Thầy rất vui mừng gặp lại đồng nghiệp củ, những học trò xưa và cùng chia xẻ tinh thần “Tôn sư trọng đạo” sẵn có của trường Ngô Quyền. Quý Thầy tuổi tác giờ đã cao, con cái đều thành đạt nơi xứ người, điều mong ước còn lại là được gặp lại những học trò không giàu tiền bạc nhưng giàu tình nghĩa, để được đến với nhau bằng một tấm lòng. Có được nhìn ngấn lệ rưng rưng của Thầy Triệu, Cô Bùi thị Ngọc Lan mới cảm nhận được.

“Minh Tân” tên một ngôi trường không còn nữa theo giòng thời gian, nhưng với cựu học sinh, phụ huynh nhất là đồng hương Biên Hoà ,luôn nhớ những sự đóng góp trong thời hưng thịnh của tỉnh nhà. Cây lúa được tốt,được tươi là do công lao người chăm bón, muốn ăn trái ngọt phải có cây lành, chắc hẵn chúng ta sẽ không thể quên cây lành cũng như công lao ngườì chăm bón.Nếu còn được nói, xin được nói thay cho đồng hương Biên Hòa thầm lặng, lời cám ơn đến quý Thầy của trường Minh Tân và nhắc nhở cho chính mình :

 “ Ba Má cho ta thân xác, Thầy Cô cho ta kiến thức”.

 Nguyễn Hữu Hạnh

 ( ĐS Biên Hòa Texas 09)

Ý kiến bạn đọc
23 Tháng Mười Hai 20163:30 SA
Khách
Mình học Minh Tân khi trường nằm sát bên dòng Đồng nai thơ mộng mỗi buổi sáng mùa 1ổ bánh mì của hai vợ chồng già đẩy xe bán trước cổng trường rồi vào học nghề Thầy Triệu giảng cổ văn Thầy Hạnh dạy địa lý hầy Xuân dạy anh văn... thế mà đã hơn 47 năm rồi bao kỷ niệm mái trường Minh Tân thân yêu vẫn còn trong kí ức của tôi
05 Tháng Mười Hai 20118:00 SA
Khách
Minh cung la hoc sinh truong Minh Tan và đặc biệt mọi người dèu nhớ tại vì mình là con chú ký đó. Hôm nay ngồi mà nhớ trường quá.Trường đã nuôi dạy mình cho đén ngày hôm nay. Mình rất mong có 1 ngày trường của mình được hội tụ quá sung sướng. Còn đâu giong các thầy đã nuôi dạy mình khôn lớn được như ngày hôm nay
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Ba 2022(Xem: 7313)
Một vài chi tiết lịch sử, bổ túc cho con dốc tòa nên thơ nầy và cũng để tặng cho các tác giả: NghiemHai, Nguyễn Trần Diệu Hương và Người xứ bưởi.
14 Tháng Ba 2022(Xem: 9155)
đầy thú rừng và cây cối rậm rạp, mà các vị tiền nhân đã hy sinh, đổ lao nhọc vất vả kiến thiết dần thành khu Hố Nai trù phú hiện nay
01 Tháng Ba 2022(Xem: 6825)
Quê hương Biên Hòa, ngay tại trung tâm thành phố, có một di tích lịch sử; vừa thân thương
27 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 4801)
Gốm Biên Hòa gắn với tên tuổi trường Mỹ nghệ Biên Hòa ngày càng được phổ biến trong mọi tầng lớp dân chúng.
12 Tháng Chín 2021(Xem: 5771)
để trở thành một phần không thể tách rời trong đời sống tinh thần của mỗi người Việt khi sống xa quê.