10:11 SA
Thứ Hai
14
Tháng Mười
2024

DỐC TÒA TRONG KÝ ỨC - LHA

23 Tháng Ba 20227:33 CH(Xem: 7191)
DỐC TÒA TRONG KÝ ỨC
dốc tòa
                                                                                 “Con dốc Tòa”

[...Tôi có thể nói chắc như đinh đóng cột là: chỉ có con đường của cái xóm Bắc dốc Tòa của chúng tôi là đẹp nhất Tỉnh Biên hòa ngày đó mà thôi! ...
...Ôi! Những tàng cây Sao đã ôm ấp tuổi thơ của tôi.Những hốc, rễ cây sần sùi như con rắn nằm ngủ của tôi nay đã đâu mất rồi!?]
“CON ĐƯỜNG ĐÃ MẤT”
NghiemHai
http://www.ngo-quyen.org/a2414/nghiemhai-con-duo
ng-da-mat
[...Con đường được đa số chúng tôi (những người sống ít nhất là 10 năm ở Biên Hòa) đồng ý là con đường đẹp nhất ở Biên Hòa...
...Đẹp hơn nữa là con đường lại là một con dốc ngắn, đầu dốc là Tòa Án Biên Hòa, và cuối dốc là sông Đồng Nai...]
“Biên Hòa Trong Trí Tưởng”
Nguyễn Trần Diệu Hương
https://sites.google.com/site/nguyentrandieuhuong/home/hoai-niem-bien-hoa
[...Vô cùng ngạc nhiên là bởi vì chính bản thân người viết cũng đã sống và tận hưởng những năm tháng ngà ngọc thơ ấu tại con đường Dốc Tòa Xóm Bắc đó cho đến lúc xuất ngoại du học vào năm 1971. Con đường đó từng mang tên là Lê Văn Duyệt , sau năm 1975 đổi là Bùi Văn Hòa và nay có tên mới là Hoàng Minh Châu ...từ dốc Tòa xuống sẽ thấy rõ: gia đình ông Phán Lộ có chị Sương ...Ai đứng bên cột đèn?...đó là Nghiêm Hải ...Đứng để “dòm” con nhỏ Hương...] “Con đường đẹp nhất Biên Hòa xứ Bưởi”
Người Xứ Bưởi
http://ngo-quyen.org/p41a4316/6/nguoi-xu-buoi-con-duong-dep-nhat-bien-hoa-xu-buoi
******
Bài viết của các “Bạn” rất hay! Nhưng thuộc về thời tuổi thơ, hoa niên học trò, của thập niên 1960. LHA (con dâu Biên Hòa) xin được bổ túc câu chuyện về con dốc đẹp nhất Biên Hòa, nhưng của thời trưởng thành, vào cuối thập niên 40 và 50.
Cũng như “Ngã ba Thành”, “Con dốc Tòa” được mang tên đẹp là do ở đầu dốc có một tòa án được khởi công xây dựng từ năm 1898, do nhà thầu người Trung Hoa đảm trách.
                                                                               Tòa án Biên Hòa
dốc tòa 1
Việc xây cất chưa hoàn tất thì hỏa hoạn xẩy ra, làm cháy hết vách cây và cửa. Nhà thầu phải xây cất lại lần thứ hai. Lổ vốn, về sau, nhà thầu phải từ bỏ luôn sự nghiệp. Theo đồ án kiến trúc nguyên thủy, tòa án chỉ có một cổng chánh ra vào ngay trước ngả ba đường Nguyễn Hửu Cảnh và đường Lê Văn Duyệt. Về sau, vì tin theo phong thủy, chánh quyền cho phá cổng chánh ở giửa và xây thêm hai cổng khác ở hai bên, tránh ngả ba đường.
Bên phải, đường xuống dốc, có sân vận động (sân đá banh).
https://www.google.com/maps/place/S%C3%A2n+b%C3%B3ng+%C4%91%C3%A1+Bi%C3%AAn+H%C3% B2a/@10.9491306,106.7426823,12z/data=!4m9!1m2!2m1!1zc8OibiBiw7NuZyDEkcOhIGJpw6puIGjDsmE !3m5!1s0x3174d95ec2188529:0x88149935f0d853bb!8m2!3d10.9491306!4d106.8127201!15sChpzw6JuI GLDs25nIMSRw6EgYmnDqm4gaMOyYZIBA2d5bQ?hl=vi
Trong sân, bên trái của khán đài, có bức tượng
                                                                    Nữ Thánh Jeanne d’Arc to lớn.
dốc tòa 2
dốc tòa 3
Sau nhiều năm tô điểm đẹp cho sân vận động, bức tượng bị một toán thanh niên tiền phong hạ bệ và phá hủy, trong những ngày bùng khởi của cuộc Cách Mạng Tháng Tám mùa thu 1945.
Cuối sân vận động là Câu Lạc Bộ Thể Thao (Cercle sportif de Bienhoa)
dốc tòa 4
Trong những năm đệ II thế chiến 1939-1945, cư dân Biên Hòa rất hiếm tin tức nghe đài. Muốn theo dỏi tình hình chiến cuộc Âu Châu, vì một số đông con dân Biên Hòa đã bị bắt đi lính đánh thuê cho Pháp, phải đến Phòng thông tin trong câu lạc bộ, để xem tin báo viết, đem từ Saigon về và được cập nhựt bằng sơ đồ diển tiến chiến tranh...
Bên trái con dốc, kế nhà của Ông Phán Lộ, là lớp mẫu giáo mầm non Đồng Nai. Lớp học nầy phục vụ được khoảng hai thập niên, cho con em những gia đình neo đơn trong xóm, trước khi đến tuổi vào tiểu học trường công.
                                                                                 “Cây điệp tòa”:
dốc tòa 5
                                                                               “Cây điệp tòa”
Cây cổ thụ lớn nhất ở Biên Hòa, đối diện với cửa chánh Tòa án, bị Sở Công Chánh đốn vào mùa hạ năm 1960, sau khi phát hiện bị sét đánh cháy từ trong ruột cây. Cây nầy được binh sĩ Pháp trồng, cùng lúc với vườn điệp trước Thành Kèn, khi mới đến chiếm đóng thành Biên Hòa vào năm 1862.
Một vài chi tiết lịch sử, bổ túc cho con dốc tòa nên thơ nầy và cũng để tặng cho các tác giả: NghiemHai, Nguyễn
Trần Diệu Hương và Người xứ bưởi.
LHA ( con dâu Biên Hòa)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tư 2012(Xem: 36280)
Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là chuyến thầy trò về thăm trường trung học Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho thầy cô dù là đã xa cánh gần 40 năm. Tấm chân tình ấy tôi rất hân hạnh đón nhận và xin xem như là một kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
11 Tháng Hai 2012(Xem: 15783)
Chuyện nàng công chúa triều Nguyễn là Hoàng nữ đệ tam công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh yêu đơn phương một vị nhà sư - thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt - sau được phong là Quốc sư - đã để lại nhiều huyền tích khiến người đời vừa xúc động cảm thương nàng công chúa, vừa bội phục một vị chân tu đắc đạo.
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 17051)
Biên Hòa có nhiều ngã ba, ngã tư, ngã năm... cứ như để cho người Biên Hòa có nhiều cơ hội chọn con đường thích hợp nhất cho cuộc đời mình. (Có lẽ tôi cứ hay vận vào mình mà nghĩ thế, không hiểu có nên chăng?)
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 15183)
Ở trong cõi bất tử, có lẻ cụ Nguyễn Hữu Kính đã ngậm cười, tự hào, nhưng chắc là cụ không mấy hài lòng nhận thấy xã hội ngày nay không còn đường nét chân thành, mộc mạc, tinh hoa đạo đức đã lu mờ và tâm hồn mất bình thản.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 15467)
Cụ Lê Văn Lễ và cô bóng Phạm Thị Hiên đều bị thiệt mạng trong hai trường hợp hết sức oan uổng. Hồn thiêng của vị Đại Thần và cô Cốt Đồng bạc số, vì oan tình, nên về sau được hiển Thánh. Dân địa phương đều kính nể và sợ oai linh của hai vị và lập miếu tôn thờ