4:14 SA
Thứ Ba
19
Tháng Ba
2024

DI TÍCH LỊCH SỬ - LHA

01 Tháng Ba 20228:59 CH(Xem: 4923)
                                                                                              “Di Tích Lịch Sử” **********
Quê hương Biên Hòa, ngay tại trung tâm thành phố, có một di tích lịch sử; vừa thân thương, có nhiều kỷ niệm đối với học sinh tiểu học thời thơ dại; vừa “oai hùng” trong lịch sử giành lại độc lập “một trăm năm đô hộ giặc Tây”:
Bùng Binh Thành Phố
DITICH1
Bùng Binh Thành Phố

Học sinh trường Tiểu Học Biên Hòa (thập niên 1940 và trở về trước) hay Trường Nguyễn Du (từ 1954 đến bây giờ), “nhóm Chợ”, “nhóm Hàng Dương” và “nhóm Ga” (thời còn học một ngày hai buổi), mỗi ngày bốn lượt đi bộ ngang qua Bùng Binh Thành Phố. Những ngày nghỉ học, cũng thường đến đây chơi. Có lúc tắm lén dưới hồ, hoặc tập đi xe đạp vào buổi trưa, đường vắng… Hình ảnh “Bùng Binh Thành Phố” đã ăn sâu vào tâm khảm của học sinh Biên Hòa thời thơ dại. Ngày 27 tháng 8 năm 1945, nơi đây có diễn ra một cuộc mít tinh “trọng thể”, tuyên bố “chính quyền cách mạng lâm thời đầu tiên của tỉnh Biên Hòa”.
Ngày 30 tháng 12 năm 1991 di tích nầy được xếp hạng “cấp quốc gia”. Nhưng, “Bùng Binh Thành Phố” thân thương nầy, qua quá trình thời gian, có những tên gì? Trước 1945, Bùng Binh Thành Phố có tên Pháp là “PLACE MORÈNE”. Place có nghĩa là quảng trường. Morène là loài cây có hoa sống được trong hồ nước tù đọng.
Cư dân Biên Hòa thời bấy giờ không gọi đúng tên chính danh của bùng binh nầy là Place Morène mà gọi tên bình dân là “Sens Unique”. Sens unique có nghĩa thông thường là một chiều, nhưng cũng có nghĩa hàm ý là bùng binh hay quảng trường, vì lưu thông, di chuyển, ở nơi đây phải theo một chiều. Người Pháp cũng gọi Bùng binh trước chợ Bến thành Saigon, là “Place du Marché”, “Place de Cuniac” hay “Sens unique”. Bây giờ là “Quảng Trường Quách Thị Trang”.
DITICH2DITICH3(hình minh họa)
Trước khi có đường đắp mới, “Bùng Binh Thành Phố” hay “Sens Unique” nằm trên tuyến Quốc Lộ 1 (cũ); hay sau đó, là giao lộ của đường Hàm Nghi và đường Trịnh Hoài Đức (đường hàng dương); và bây giờ là giao lộ của hai tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám và đường 30 tháng 4; tất cả đều là đường hai chiều. Nói tóm lại, “Bùng Binh Thành Phố”, “Place Morène”, hay “Sens Unique” của thập niên 1940 trở về trước, và “Quảng Trường Sông Phố” bây giờ, chỉ là một. Nhưng cái tên “Bùng Binh Thành Phố” nghe nó thân thương làm sao, với ắp đầy kỷ niệm thời thơ dại, như bạn cùng đường của tuổi học trò trường Tiểu Học Biên Hòa…Vì nó là “Di Tích” (di: còn lại; tích: dấu vết=Dấu vết từ trước để lại). Bây giờ, tuổi già xế bóng, vạn lý tha hương ngộ cố tri, khi hàn huyên, tâm sự, nhắc nhớ lại nhau : -Bạn! “dân Tiệm Rượu”… -Tôi! “dân Hàng Dương”… Thật ! nghe nó lưu luyến, trìu mến, thâm tình làm sao ấy…Vì nó là “Di Tích”: “Tiệm Rượu”, “Hàng Dương”. Còn như nếu: -Mầy! “dân Cách Mạng Tháng Tám”… -Tao! “dân 30 tháng 4″ Nghe nó làm sao vậy!!!
DITICH4                                                                 (Quảng Trường Sông Phố bây giờ)
DITICH5                                                             (Quảng Trường Sông Phố bây giờ)
DITICH6                                                               (Quảng Trường Sông Phố bây giờ)
DITICH7DITICH8                                                                 (Quảng Trường Sông Phố bây giờ)

Hoặc giả, bây giờ, nếu có dịp trở về thăm lại quê hương, xứ sở, ghé lại “Bùng Binh Thành Phố” xưa, chắc phải choáng ngợp, thốt lên: “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường” và “Cảnh đấy, người đây, luống đoạn trường” (Thăng Long Thành Hoài Cổ-Bà Huyện Thanh Quan)
Di tích lịch sử!!!
LHA
con dâu Biên Hòa
(viết theo lời kể của chồng tôi)

DITICH9


Ý kiến bạn đọc
05 Tháng Tư 202212:02 SA
Khách
Khác trước nhiều quá.Không sinh trưởng ở BH nhưng có góc BH và dạy học ở đó 12 năm. Không biết có ai còn nhớ tôi không?
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tư 2011(Xem: 13341)
Chung chung các đợt chuyển cư từ miền ngoài, chủ yếu là dân vùng Ngũ Quảng vào đất Đồng Nai – Gia Định trong thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19, diễn ra không ào ạt, nhưng tương đối đều đặn và liên tục. Số lưu dân đến định cư ở đây gồm có hai luồng chính: luồng đi thuyền vào Đồng Nai, Bến Nghé, Tân Bình
20 Tháng Hai 2011(Xem: 18982)
Họ khác nhau về tuổi tác, tập quán sinh sống và chưa từng biết nhau, song những con người ấy lại có cùng một ước mơ, một mong muốn cháy bỏng là lưu giữ nghề truyền thống của quê hương
18 Tháng Hai 2011(Xem: 19539)
Bộ sưu tập quý giá này thể hiện sức sống văn hóa, sáng tạo và sự tài hoa của những nghệ nhân Biên Hòa, đặc biệt là những nghệ nhân xuất thân từ trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa - ngôi trường vừa tròn 105 tuổi; nơi đào tạo nhiều thế hệ tài năng cho nghề gốm truyền thống của Biên Hòa - Đồng Nai.
09 Tháng Hai 2011(Xem: 18868)
Nếu có người nước ngoài hỏi tôi đến từ đâu, tôi sẽ trả lời là người Việt Nam ở thành phố Sài Gòn. Nhưng nếu người hỏi tôi lại là người Việt Nam thì tôi chẳng ngần ngại mà trả lời rằng: Tôi là người Biên Hòa, ở Cù Lao Phố.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 22431)
Kính chuyển đến quý đồng hương và Thân Hữu bài viết " Trường Tiểu Học Nguyễn Du Biên Hòa" của tác giả Trần văn Trung đã được đăng trên Bản Tin Biên Hòa Houston năm 2006. Đây là bài viết giá trị đáng được lưu giữ và truyền đạt cho thế hệ mai sau. Chân thành cảm ơn sự hiệu đính và cho phép của tác giả; để đồng hương và thân hữu khắp nơi đóng góp sự thiếu sót và gìn giữ tài sản hiếm quý nầy.