2:24 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

LƯỢC SỬ GIÁO XỨ BIÊN HÒA - Thơ Vương Trần Nguyễn

30 Tháng Tám 201811:40 CH(Xem: 30692)

Lược sử Giáo xứ Biên Hòa
GIÁO XỨ BH

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1861, một số giáo dân quy tụ tại khu đất gần chợ Biên Hòa ngày nay và hình thành Giáo điểm truyền giáo.

Hai năm sau - 1863, Giáo xứ Biên Hòa được thành lập và Cha Creuse (Cha Nhiệm) được bổ nhiệm làm chánh xứ tiên khởi. Cùng năm, Cha Nhiệm và cộng đoàn Biên Hòa dựng một nhà thờ nhỏ gần bờ sông Đồng Nai để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Về sau, chính quyền Pháp lấy khu đất đó để xây tòa hành chánh và đổi cho Giáo xứ một khu đất khác phía bên trong là vị trí ngôi thánh đường hiện nay.

Năm 1865, Cha Legrand (Cha Cao) đến phụ trách Giáo xứ Biên Hòa và tiếp tục nâng đỡ đời sống thiêng liêng cho cộng đoàn. Năm năm sau, Cha Errard (Cha Ý) về thay thế Cha Cao và Cha Ý cùng cộng đoàn xây dựng nhà thờ bằng gạch ngói và khánh thành ngày 12.11.1872.

Qua các thời quý Cha quản xứ, các sinh hoạt mục vụ của cộng đoàn Giáo xứ Biên Hòa dần đi vào ổn định và đời sống đức tin ngày càng lớn mạnh. Năm 1966, Cha Tôma Nguyễn Văn Sum về coi sóc Giáo xứ. Cha Tôma và cộng đoàn Biên Hòa lần lượt khởi công xây dựng và khánh thành nhà xứ với diện tích 216m2 (1968) và nhà thờ với kích thước 24m x 40m (1991).

Năm 1998, Cha Philipphê Lê Văn Năng thay thế Cha Tôma phụ trách Giáo xứ Biên Hòa. Cha Philipphê và cộng đoàn trùng tu các cơ sở của Giáo xứ. Mười năm sau, Cha Philipphê cùng với cộng đoàn lần lượt khởi công xây dựng nhà thờ, nhà xứ mới và khánh thành ngày 13.10.2010.

Hiện nay, dưới sự hướng dẫn của Cha Philipphê, cộng đoàn Giáo xứ Biên Hòa đã phát triển về mọi phương diện trong niềm tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

Địa dư: Đông giáp xứ Tân Mai và Bình Hải; Tây giáp Sông Đồng Nai; Nam giáp xứ Nghĩa Sơn; Bắc giáp xứ Tân Triều.

Diện tích: 37,49 km2

Dân số: 183.000 người - 4.296 gia đình công giáo, gồm 14.389 giáo dân - Tỷ lệ: 7,86%

Linh mục quản xứ:

Cha Creuse (1861- 1865) 
Cha Legrand (1865) 
Cha Errard (1870) 
Cha Louvet (1874) 
Cha Lallemant (1880) 
Cha Renier (1887) 
Cha Sidot (1889) 
Cha Dufi (1900) 
Cha Akermann (1905) 
Cha Simon (1915) 
Cha Vàng (1936) 
Phêrô Nguyễn Vĩnh Tiên (1938) 
Andrê Nguyễn Văn Đại (1941) 
Phêrô Nguyễn Thanh Thời (1945) 
Tôma Nguyễn Văn Thạnh (1947) 
Giacôbê Nguyễn Hữu Trí (1953) 
Martinô Hiển (1964) 
Tôma Nguyễn Văn Sum (1966-1998)
FB:Thơ Vương Trần Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
10 Tháng Mười 201911:02 SA
Khách
Cha Martin Nguyễn Minh Hiển, đã về với Chúa tại Bỉ (Belgique)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 17698)
Đến đây, ta có thể đặt ra câu hỏi: “Tại sao làng Minh Hương đầu tiên không được thành lập tại Cù Lao Phố (Biên Hòa), một nơi cưc kỳ phồn hoa đô hội, hay vùng Mỹ Tho là nơi dân Minh Hương đang canh tác, và phát triển nông- công-ngư nghiệp ?”.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 14273)
Ai ơi có đến Nhà Bè _ Nhớ ơn nước ngọt, bè tre Thủ Huồng. Nhà bè nước chảy chia hai _ Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
28 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13540)
Trong không khí êm ả buổi sáng, tiếng chuông chùa cổ chầm chậm ngân dài trên sóng nước dòng Sông Phố, như để thức tỉnh lòng người. Đến buổi tối, tiếng động vang rền của đoàn xe lửa cuối cùng trong ngày, chuyến tốc hành xuyên Việt, khởi hành từ Sài Gòn khi vượt qua hai cầu sắt Cù Lao Phố vào lúc 9 giờ đêm là một báo hiệu để nhà nhà tắt đèn đi nghỉ.
04 Tháng Mười 2011(Xem: 16591)
Không một người Việt Nam nào sợ thay đổi. Cái đáng sợ là Cù Lao Phố hay những địa danh lịch sử nổi tiếng của đất nước này bị thay đổi theo kiểu áp đặt quan điểm lịch sử từ những thế lực vong ơn.
25 Tháng Chín 2011(Xem: 17570)
“Minh Tân” tên một ngôi trường không còn nữa theo giòng thời gian, nhưng với cựu học sinh, phụ huynh nhất là đồng hương Biên Hoà ,luôn nhớ những sự đóng góp trong thời hưng thịnh của tỉnh nhà. Cây lúa được tốt,được tươi là do công lao người chăm bón, muốn ăn trái ngọt phải có cây lành, chắc hẵn chúng ta sẽ không thể quên cây lành cũng như công lao ngườì chăm bón