7:31 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

VIẾNG CHÙA CHÂU THỚI .

17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 20185)
 
Chùa Châu Thới tọa lạc trên đỉnh núi Châu Thới, thuộc xã Bình An,quận Dĩ An, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Biên Hòa ( ngày nay thuộc Bình Dương). Những công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo, vẻ đẹp yên bình, thoáng đãng của chùa thu hút nhiều khách thập phương đến viếng thăm. 
1.JPG
Chùa Châu Thới nhìn từ dưới lên
Ngọn núi Châu Thới cao khoảng 85m, gồm 220 bậc thang lên núi (các bậc này do chư tăng ở chùa xây đắp bằng xi măng vào năm 1971). Cho đến nay, tuổi của chùa Châu Thới vẫn chưa xác định rõ ràng. Giữa chùa có một tấm biển đề “Tân Dậu niên, chánh ngoạt sơ kiến nhật” (ngày tốt đầu tháng Giêng năm Tân Dậu), bên dưới ghi 1612, như vậy có thể hiểu chùa được xây vào năm 1612. Nhưng thượng tọa Thích Huệ Thông cho rằng lấy năm Tân Dậu (1681) là năm dựng chùa thì hợp lí hơn, vì năm 1612 là năm Nhâm Tý.
2.JPG
Lối lên chùa
Chùa Châu Thới gồm nhiều khu vực kiến trúc: chánh điện, nhà tổ, điện Thiên Thủ Thiên Nhãn, miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, điện thờ Diêu Trì Kim Mẫu và Ngũ Hành Nương Nương… Điểm nổi bật trong lối kiến trúc của chùa là sử dụng các mảnh gốm sứ để trang trí, tạo hình rồng phượng, đắp các bức tranh mô tả sự tích nhà Phật…
3.JPG
Một góc chùa Châu Thới
Chùa Châu Thới hiện đang giữ gìn nhiều tượng và chuông có giá trị văn hoá và lịch sử. Chùa có bộ tượng đồng nơi chánh điện, có 2 bộ tượng cổ là Thập bát La Hán và Thập điện Diêm Vương bằng đất nung, 3 pho tượng đá từ thế kỷ 18, 1 tượng Quan Âm bằng gỗ mít hàng trăm tuổi… Vào năm 1988, chùa đúc một đại hồng chung theo mẫu chùa Thiên Mụ (Huế), nặng 1,5 tấn, cao 2m. Năm 2003, một chiếc đại hồng chung bằng đồng được đúc ngay tại chùa với trọng lượng khoảng 5 tấn. Ngoài ra, chùa còn có một tượng Quan Âm Bồ Tát lộ thiên cao 22,5 m, nặng trên 100 tấn, được xem là pho tượng cao nhất của tỉnh Bình Dương.
5.JPG
Đại hồng chung nặng 5 tấn
5.JPG
Tượng Quan Âm Bồ Tát cao 22,5m
Ngoài yếu tố tâm linh, chùa Châu Thới còn thu hút du khách nhờ không khí mát mẻ trên núi, bằng phong cảnh hữu tình và yên tĩnh với những hàng cây trăm năm tuổi. Đứng trên đỉnh núi, phóng tầm mắt xa xa sẽ thấy thấp thoáng cảnh Sài Gòn , Biên Hoà, Thủ Dầu Một và dòng sông Đồng Nai quanh co uốn khúc…
6.JPG
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 2011(Xem: 17620)
“Minh Tân” tên một ngôi trường không còn nữa theo giòng thời gian, nhưng với cựu học sinh, phụ huynh nhất là đồng hương Biên Hoà ,luôn nhớ những sự đóng góp trong thời hưng thịnh của tỉnh nhà. Cây lúa được tốt,được tươi là do công lao người chăm bón, muốn ăn trái ngọt phải có cây lành, chắc hẵn chúng ta sẽ không thể quên cây lành cũng như công lao ngườì chăm bón
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 15868)
Thuở hồng hoang tiền nhân Nam tiến . Ba trăm năm dựng nghiệp cơ đồ . Đất hoang vu nối liền sông biển . Thành xóm làng, đồng lúa nên thơ.
28 Tháng Năm 2011(Xem: 15581)
Ngày xưa, chúng tôi cũng có thể chỉ chào hỏi nhau lấy lệ và cũng có thể chưa một lần gặp nhau, nhưng nay chúng tôi vẫn đến với nhau vì cũng có chung một hoài cảm, một kỷ niệm, một nơi chung để nhớ, đó là: trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa.
09 Tháng Năm 2011(Xem: 14463)
Nhiều thắng cảnh, làng nghề truyền thống, công trình tín ngưỡng tôn giáo dọc con sông huyết mạch này cho du khách viếng thăm: Đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, miếu Quan Đế, chùa Thủ Huồng... trên Cù lao Phố; các làng nghề mây tre lá, hoa kiểng, bonsai, điêu khắc gỗ, làng đá Bửu Long, làng bưởi Tân Triều, các khu du lịch sinh thái như danh thắng Bửu Long, chùa Bửu Phong, hồ Long Ẩn…
26 Tháng Tư 2011(Xem: 16859)
Địa danh Cầu Gành có từ rất lâu, nhưng nhiều năm gần đây bị viết là Cầu Ghềnh. Thực ra "Gành" hay "Ghềnh" thì cũng cùng một nghĩa, chỉ khác nhau do cách gọi của vùng miền. Dù sao, tôi vẫn thích gọi bằng cái tên cũ, Cầu Gành nghe hay hơn, Biên Hòa hơn!