6:52 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

GỐM BIÊN HÒA

18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 19572)
Gốm Biên Hòa
blank
Giang Phong 
Nghề gốm là làng nghề truyền thống của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai. Ra đời khoảng đầu thế kỷ XX, gốm Biên Hòa ngoài kỹ thuật chế tác bắt nguồn từ gốm bản địa, còn tiếp thu kỹ thuật tạo tác từ gốm Cây Mai (Sài Gòn) và kỹ thuật làm gốm của người Hoa từ sau năm 1679, tạo nên một dòng đặc sắc với nhiều làng gốm nổi tiếng.

Giai đoạn phát triển rực rỡ của gốm mỹ nghệ Biên Hòa từ năm 1923 đến đầu những năm 1960. Nhiều lần sản phẩm gốm Biên Hòa tham dự Hội chợ triển lãm quốc tế về mỹ thuật trang trí vào những năm 1925, 1932, 1934, 1938, 1942 tại Paris (Pháp), Nhật Bản, Indonesia, Hà Nội và Sài Gòn, các lần tham dự hội chợ triển lãm đều được ban tổ chức trao huy chương vàng, bằng khen...

Năm 1903, trường Mỹ nghệ Biên Hòa được thành lập (ngày nay là trường Cao đẳng trang trí mỹ thuật Đồng Nai) gốm Biên Hòa bước vào giai đoạn phát triển mới với việc tiếp thu kỹ thuật tạo gốm của phương Tây. Ban đầu gốm Biên Hòa được tráng men Pháp nhưng men phương Tây tráng lên gốm phương Đông không phù hợp nên bà Marie Balick (tốt nghiệp trường gốm Limoges, phụ trách ban gốm trường Mỹ nghệ Biên Hòa) đã lập nhóm nghiên cứu men mới, chỉ dùng nguyên liệu trong nước như: đất sét Bình Phước, đá trắng An Giang, vôi Càn Long, tro rôm, tro củi, tro trấu và thủy tinh, mạt đồng, đá đỏ (đá ông Biên Hòa) và bột màu cobalt để tạo màu lên men; làm nên màu men độc nhất của gốm Biên Hòa: men xanh đồng của Biên Hòa (vert de Bien Hoa). Gốm Biên Hòa còn sử dụng màu đá đỏ, màu trắng rất được ưa chuộng. Đất làm gốm được lấy từ Sông Bé (Bình Phước) đem làm nhão hay hóa lỏng rồi in lên khuôn thạch cao. Đến năm 1960, kỹ thuật rót khuôn mới được phổ biến khi các chuyên gia Nhật Bản đến làm tư vấn cho trường Mỹ nghệ Biên Hòa. Sản phẩm gốm Biên Hòa được nung ở nhiệt độ khoảng 1.3000C. Đặc trưng chính của gốm Biên Hòa là trang trí theo kiểu chạm khắc chìm phối hợp men màu, tráng men dày kể cả phông nền. Đây là ưu thế để gốm Biên Hòa nhanh chóng khẳng định phong cách độc lập trong sáng tạo và xu hướng riêng biệt. Các sản phẩm gốm Biên Hòa cũng rất phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chủng loại. Một trong những dòng sản phẩm gốm Biên Hòa được ưa chuộng nhất là tượng. Tượng gốm được các nghệ nhân chú trọng khai thác, sáng tạo bằng tất cả sự ngưỡng vọng và tâm hồn hướng tới chân - thiện - mỹ. Ngoài những mẫu tượng Phật, Bồ tát do nghệ nhân bản xứ sáng tác còn có các mẫu tượng mang phong cách văn hóa các dân tộc khác nhau, hoặc theo cùng dòng chảy tín ngưỡng dân gian như tượng Lão Tử, Khổng Tử. Đối với các sản phẩm dùng trong sinh hoạt như: bình hoa, chậu kiểng, chóe... cũng rất đẹp mắt.

Năm 1933, nhận thấy gốm Biên Hòa của trường Mỹ nghệ Biên Hòa được người tiêu dùng ưa chuộng, trường đã thành lập HTX Mỹ nghệ, thâu nhận các học sinh tốt nghiệp làm thợ gốm. Chính từ HTX này gốm Biên Hòa đã được phổ biến rộng rãi và xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Đến năm 1950, sau khi ông bà Balick về Pháp, HTX Mỹ nghệ tách ra khỏi trường, trở thành các đơn vị sản xuất gốm tự lập, một số thợ của HTX trước kia về sinh sống ở Tân Vạn, Tân Thuận, H
óa An (Đồng Nai)... và thành lập các xưởng sản xuất gốm tại nhà, kể từ đó gốm Biên Hòa bước sang một giai đoạn mới và phát triển nhanh cho đến ngày nay. Hiện nay, làng gốm Biên Hòa có khoảng 70% cơ sở mang tính gia đình.

Cùng với gốm Cây Mai (Sài Gòn) và gốm Lái Thiêu (Bình Dương), gốm Biên Hòa đã tạo thành dòng gốm mang phong cách Nam bộ, đánh dấu một giai đoạn phát triển lịch sử của nghệ thuật làm gốm tại miền Nam trong thời cận và hiện đại. Ngày nay, gốm Biên Hòa với nghĩa hẹp là sản phẩm của trường Mỹ nghệ Biên Hòa trở nên hiếm hoi. Mấy chục năm trở lại đây, sản phẩm gốm Biên Hòa đã trở thành “của hiếm” trên thị trường và được giới sưu tập gốm ở Việt Nam và trên thế giới ưa chuộng.

Chào mừng kỷ niệm 310 năm Biên Hòa - Đồng Nai, ngày 28-10-2008, Bảo tàng Đồng Nai
đã tổ chức trưng bày triển lãm Gốm Biên Hòa bao gồm 160 sản phẩm gốm được chế tác từ năm 1903 - 1975. Bộ sưu tập quý giá này thể hiện sức sống văn hóa, sáng tạo và sự tài hoa của những nghệ nhân Biên Hòa, đặc biệt là những nghệ nhân xuất thân từ trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa - ngôi trường vừa tròn 105 tuổi; nơi đào tạo nhiều thế hệ tài năng cho nghề gốm truyền thống của Biên Hòa - Đồng Nai. 

VTT suu tam
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 2011(Xem: 17571)
“Minh Tân” tên một ngôi trường không còn nữa theo giòng thời gian, nhưng với cựu học sinh, phụ huynh nhất là đồng hương Biên Hoà ,luôn nhớ những sự đóng góp trong thời hưng thịnh của tỉnh nhà. Cây lúa được tốt,được tươi là do công lao người chăm bón, muốn ăn trái ngọt phải có cây lành, chắc hẵn chúng ta sẽ không thể quên cây lành cũng như công lao ngườì chăm bón
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 20144)
Chùa Châu Thới tọa lạc trên đỉnh núi Châu Thới, thuộc xã Bình An,quận Dĩ An, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Biên Hòa ( ngày nay thuộc Bình Dương)
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 15831)
Thuở hồng hoang tiền nhân Nam tiến . Ba trăm năm dựng nghiệp cơ đồ . Đất hoang vu nối liền sông biển . Thành xóm làng, đồng lúa nên thơ.
28 Tháng Năm 2011(Xem: 15529)
Ngày xưa, chúng tôi cũng có thể chỉ chào hỏi nhau lấy lệ và cũng có thể chưa một lần gặp nhau, nhưng nay chúng tôi vẫn đến với nhau vì cũng có chung một hoài cảm, một kỷ niệm, một nơi chung để nhớ, đó là: trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa.
09 Tháng Năm 2011(Xem: 14431)
Nhiều thắng cảnh, làng nghề truyền thống, công trình tín ngưỡng tôn giáo dọc con sông huyết mạch này cho du khách viếng thăm: Đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, miếu Quan Đế, chùa Thủ Huồng... trên Cù lao Phố; các làng nghề mây tre lá, hoa kiểng, bonsai, điêu khắc gỗ, làng đá Bửu Long, làng bưởi Tân Triều, các khu du lịch sinh thái như danh thắng Bửu Long, chùa Bửu Phong, hồ Long Ẩn…