9:28 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

CẦU GÀNH - THÀNH KÈN ( BIÊN HÒA)

08 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 19906)
 
http://cauganh.vnweblogs.com/gallery/13114/Thanh Bien Hoa.jpg
Thành Kèn
Di tích lịch sử Thành Kèn được xây dựng từ thời chúa Nguyễn (thế kỷ XIX). Đây là công trình kiến trúc quân sự đặc sắc có niên đại sớm ở Đồng Nai và vùng phụ cận. Trải qua thời gian tồn tại và sự thăng trầm của lịch sử "Thành Kèn" đã trở thành minh chứng lịch sử cho tinh thần bất khuất, quật cường trong buổi đầu khai hoang mở cõi; đồng thời ghi dấu lịch sử hào hùng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 
Ngày nay "Thành Kèn" không còn nguyên vẹn như xưa song những gì còn sót lại đã phản ánh được trình độ kỹ thuật, kiến trức quân sự của cha ông ta ngày xưa. 
Thanh Cảnh
*************
 

Đôi nét về Cầu Gành ở Biên Hòa

Đôi nét về Cầu Gành ở Biên Hòa
http://cauganh.vnweblogs.com/gallery/13114/xAnh Cau Ganh.jpg
Địa danh Cầu Gành có từ rất lâu, nhưng nhiều năm gần đây bị viết là Cầu Ghềnh. Thực ra "Gành" hay "Ghềnh" thì cũng cùng một nghĩa, chỉ khác nhau do cách gọi của vùng miền. Dù sao, tôi vẫn thích gọi bằng cái tên cũ, Cầu Gành nghe hay hơn, Biên Hòa hơn!
Thành phố Biên Hòa có dòng sông Đồng Nai chảy qua. Đoạn sông đến khu vực tỉnh lỵ thì chia thành hai dòng, dòng chính là nhánh Phước Long, dòng phụ là nhánh Sa Hà. Hai nhánh sông ôm một vùng đất nổi tiếng của Biên Hòa là Nông Nại Đại phố, tên do người Hoa gọi nơi đây trong thời gian họ định cư và làm nên một thương cảng tấp nập. Sau này, khi số người Hoa rời bỏ nơi đây, thương cảng Nông Nại Đại phố biến mất, chỉ còn lại một cái cù lao hiền hòa với cái tên dân dã "Cù lao Phố".
Vào đầu thế kỷ XX, người Pháp cho làm hai cây cầu sắt nối Cù lao Phố với hai bờ của sông Đồng Nai. Cây cầu qua nhánh Sa Hà được gọi là cầu Rạch Cát, còn cây cầu qua nhánh Phước Long gọi là cầu Gành vì ở giữa sông có một dãy đá chắn ngang như một cái "gành". Tuy vậy, nhiều người vẫn gọi cả hai cây cầu này với cái tên chung là "Cầu Gành". Viên kiến trúc sư người Pháp thiết kế hai cây cầu sắt này chính là người đã thiết kế nên tháp Eiffel nổi tiếng tại thủ đô Paris của nước Pháp. Ở cù lao Phố, đứng trong khuôn viên đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, có thể thấy rõ Cầu Gành. Phần giữa của cầu có đường rầy xe lửa đi qua hàng ngày, cũng là nơi lưu thông của xe hơi các loại. Hai bên cầu là hai đường nhỏ dành cho xe gắn máy, xe đạp qua lại.
Hàng ngày, tiếng xe lửa kéo còi khi qua cầu, tiếng những chiếc bánh xe sắt nghiến trên đường rầy, tiếng rầm rập của những toa tàu khiến cây cầu rung lên, là những âm thanh quen thuộc của cư dân cù lao Phố.
  Võ thị Tuyết sưu tầm
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tư 2011(Xem: 13357)
Chung chung các đợt chuyển cư từ miền ngoài, chủ yếu là dân vùng Ngũ Quảng vào đất Đồng Nai – Gia Định trong thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19, diễn ra không ào ạt, nhưng tương đối đều đặn và liên tục. Số lưu dân đến định cư ở đây gồm có hai luồng chính: luồng đi thuyền vào Đồng Nai, Bến Nghé, Tân Bình
20 Tháng Hai 2011(Xem: 18995)
Họ khác nhau về tuổi tác, tập quán sinh sống và chưa từng biết nhau, song những con người ấy lại có cùng một ước mơ, một mong muốn cháy bỏng là lưu giữ nghề truyền thống của quê hương
18 Tháng Hai 2011(Xem: 19573)
Bộ sưu tập quý giá này thể hiện sức sống văn hóa, sáng tạo và sự tài hoa của những nghệ nhân Biên Hòa, đặc biệt là những nghệ nhân xuất thân từ trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa - ngôi trường vừa tròn 105 tuổi; nơi đào tạo nhiều thế hệ tài năng cho nghề gốm truyền thống của Biên Hòa - Đồng Nai.
09 Tháng Hai 2011(Xem: 18883)
Nếu có người nước ngoài hỏi tôi đến từ đâu, tôi sẽ trả lời là người Việt Nam ở thành phố Sài Gòn. Nhưng nếu người hỏi tôi lại là người Việt Nam thì tôi chẳng ngần ngại mà trả lời rằng: Tôi là người Biên Hòa, ở Cù Lao Phố.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 22449)
Kính chuyển đến quý đồng hương và Thân Hữu bài viết " Trường Tiểu Học Nguyễn Du Biên Hòa" của tác giả Trần văn Trung đã được đăng trên Bản Tin Biên Hòa Houston năm 2006. Đây là bài viết giá trị đáng được lưu giữ và truyền đạt cho thế hệ mai sau. Chân thành cảm ơn sự hiệu đính và cho phép của tác giả; để đồng hương và thân hữu khắp nơi đóng góp sự thiếu sót và gìn giữ tài sản hiếm quý nầy.