1:54 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

LỊCH SỬ TRƯỜNG NGÔ QUYỀN BIÊN HÒA

18 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 17811)


 ngoquyenxua-content Là học sinh Ngô Quyền, bạn có biết trường của chúng ta đã phôi thai xây dựng ra sao ? những ai mang nặng tâm huyết và đã có công lao vun bồi cho nhiều thế hệ. " Uống nưóc nhớ nguồn ". Mời các bạn cùng chúng tôi theo những bước chân sưu tập nhân dịp Hội ái hữu cựu Học sinh Ngô Quyền quyết định ấn hành Đặc san đầu tiên của Hội, hãy cùng nhau hồi tưởng từng trang lịch sử của trường.
 A. Thực Trạng:
 Trong thời kỳ Pháp thuộc, do chính sách ngu dân của thực dân, số trường trung học mở ra rất ít. Cả bộ chỉ có mấy trường ở Sài gòn và ở các tỉnh như Cần Thơ, Mỹ Tho. Biên Hoà là một tỉnh lớn của miền Đông Nam bộ, nhưng chính quyền thực dân đã không mở trường trung học tại đây. Học sinh sau khi tốt nghiệp bậc tiểu học nếu muốn tiếp tục sang bậc trung học đều phải chuyển lên Sài gòn. Do đó phần lớn con em nhà nghèo đều phải bỏ học vì không có điều kiện theo đuổi.
 B. Hoài Bảo:
 Nhận thấy thiếu trường trung học tại tỉnh nhà là một sự thiệt thòi lớn cho con em học sinh, ông Phan văn Nga, Trưởng ty Tiểu học và ông Hồ văn Tam, thanh tra tiểu học Biên Hòa lúc bấy giờ đã đấu tranh hầu mở cho tỉnh nhà một trường trung học. Ngay từ đầu thập niên 50, lúc bắt đầu nắm chức vụ điều hành giáo dục ở tỉnh, hai ông đã nuôi một ước vọng là có được một trường trung học cho tỉnh Biên Hòa, dù biết rằng sự đãu tranh của hai ông sẽ gặp nhiều khó khăn và thất bại, vì chính quyền không mấy quan tâm đến sự nghiệp giáo dục ,ngoài ra còn mãi đeo đuổI những vấn đề khác có lợi riêng cho họ. Nha Trung học và Bộ Quốc gia Giáo dục thì vẫn giữ 1 luận điệu duy nhất: Biên hoà là một tỉnh ở gần Sài gòn nên mở trường trung học chưa phải là một việc cần thiết. Vẫn không chán nản trong việc theo đuổi ước vọng của mình,mổi năm Ty Tiểu học Biên Hòa vẫn gởi báo cáo về Bộ Quốc gia Giáo dục, ông Nga và ông Tam luôn luôn kiến nghị và nhắc nhở rằng mở một trường trung học cho tỉnh Biên Hoà hiện rất cần thiết, nếu không muốn nói là quá muộn, và đề nghị Bộ cho thành lập trong niên học mới.
 C. Thành Công:
 Cho đến năm 1955, ông Nguyển Thúc Lân về nhận chức Tỉnh Trưởng Biên Hòa, đã chú ý đến đề nghị của ông Nga và ông Tam nên tích cực ủng hộ. Sau một thời gian vận động Nha trung học và Bộ giáo dục vào năm 1956 mới có quyết định thành lập. Nha trung học đề nghị ông Tam đặt tên cho trường và ông đã chọn tên một vị vua từng đánh thắng quân Nam hán để đặt tên trường. Kỳ vọng của ông là sau nầy trường sẽ đào tạo những nhân vật lẫy lừng như Ngô Quyền thuở xa xưa. Đầu niên học 1957-1958 trường Ngô Quyền chính thức khai giảng tại trường tiểu học Nguyễn Du. Vị Hiệu trưởng đầu tiên là ông Phan văn Nga, Trưởng ty Giáo dục lúc bấy giờ. Ông Phan văn Nga đã được bổ nhiệm làm hiệu trưởng vì chức vụ của ông cao hơn ông Tam, ông Tam lúc đó là phó ty, ông Nga kiêm Hiệu trưởng chỉ đứng trên giấy tờ , do đó mọi việc điều hành đều do ông Tam đãm trách.
 D. Xây Dựng:
 Việc đầu tiên của ông Nga là chỉ thị cho ông hiệu trưởng trường Nguyễn Du cắt ra hai phòng học cho trường Ngô Quyền để mở ra bốn lớp Đệ Thất đầu tiên và chuyển ba vị giáo viên kỳ cựu của trường Nguyễn Du sang phụ trách giảng dạy. Đó là ba thầy: - Phạm văn Tiếng - Đinh văn Sái. - Bùi Quang Huệ. Ông còn tăng cường một số giáo viên của trường Nguyễn Du sang để đảm nhận một số môn học khác như: - ông Hồ văn Vinh phụ trách môn Sử Địa. - ông Phạm văn Mẩn phụ trách môn Hội họa. - ông Trần văn Lộc phụ trách môn Nhạc. Một thời gian sau, hai nhân viên của Ty Giáo dục sang đãm nhận hành chánh cho trường. Đó là hai ông : Lê Hồng Sanh và Phạm văn Chẩn. Các bộ môn khác được Nha Trung Học bổ nhiệm. Niên học 1957-1958 kết thúc tốt đẹp. Sang niên học thứ nhì 1958-1959, số lớp học tăng lên gấp đôi. Cơ sở phòng học ở trường Nguyễn Du không đủ, các lớp phải dời sang trường Nữ Công Gia Chánh, năm thứ hai (niên khoá 1958-1959), mỗi năm phát triển thêm 4 lớp . Sự phát triển mổi năm 4 lớp được diễn ra đều đặn từ năm 1957 đến khoảng 1964 hoặc 1965 mới tăng thêm lên được 6 lớp. Giữa niên học thứ ba 1959-1960, với đà phát triển một số lớp tiếp tục chuyển đến trường Nữ Công gia chánh. Đến niên học thứ tư 1960-1961 trường mới hoàn toàn chọn trường Nữ Công gia chánh làm cơ sở ( lần đầu tiên thi Trung Học Đệ Nhất cấp trường đậu tỉ lệ 60%, toàn tỉnh 30% ). Cũng từ niên học nầy, Bộ Giáo Dục mới quyết định bổ nhiệm một Hiệu Trưởng chính thức : ông Huỳnh Quốc Tuấn, giáo sư trường trung học Petrus Ký Sài Gòn về phụ trách. Một số Giáo sư tốt nghiệp sư phạm cũng được bổ nhiệm về trường. Trước khi chấm dứt nhiệm vụ, ban Giám hiệu cũ cử thêm hai giáo viên tiểu học sang làm giám thị: ông Lương văn Tý và cô Nguyễn thị Giàu.
 E. Phát Triển:
 Thành quả cuối cùng của ông Hồ văn Tam là vận động với chính quyền Tỉnh tìm cho trường một nơi để xây cất cơ sở, vì cơ sở hiện có tạm mượn của trường Nữ công gia chánh. Kết quả trong năm học nầy, tân Tỉnh trưởng Biên Hoà ông Hồ văn Sĩ đã quyết định dời Viện Dưỡng lão xuống Tam Hiệp và bắt đầu xây dựng cơ sở đầu tiên của trường tại đây gồm hai dãy lớp: một trệt, một lầu. Hè 1960, tiếp tục xây dựng nối dài một dãy thành 10 lớp. Đầu niên học 1960-1961, xây dựng thêm dãy trước và hoàn chỉnh. Vào niên khóa 1964-1965, Thư viện và phòng thí nghiệm được xây thêm. Niên khóa 1969-1970 thêm một dãy mới khang trang gồm 4 lớp ngay sân cờ ,dành cho các lớp Đệ Nhất và Đệ Nhị, đã đổi tên thành lớp 12 và 11 từ đây. Niên học 1961-1962(?), trường Bán công Trần Thượng Xuyên được xây cất phía bên phải của trường và đến 1975 thì giải thể xáp nhập vào Ngô Quyền Ghi chú: Theo yêu cầu của ban biên tập Đặc san NQ 2003 với khả năng và phương tiện có hạn CHS-NQ Lê Thành Tươi ghi lại theo lời kể của CHS-NQ Hồ văn Quân,con trai ông Hồ văn Tam. (CHS-NQ Nguyển Hữu Hạnh biên tập) Do đó bài viết rất còn thiếu sót hoặc chưa đúng. Kính mong Thầy cô, Ban Giám hiệu trường và Bạn hữu bổ sung và sửa lại. (xin vào web site ngo-quyen.org phần diễn đàn để hiệu đính hoặc thư về địa chỉ Hội.) nguyễn hữu hạnh
( nguồn ngo-quyen.org)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 14816)
Cụ Lê Văn Lễ và cô bóng Phạm Thị Hiên đều bị thiệt mạng trong hai trường hợp hết sức oan uổng. Hồn thiêng của vị Đại Thần và cô Cốt Đồng bạc số, vì oan tình, nên về sau được hiển Thánh. Dân địa phương đều kính nể và sợ oai linh của hai vị và lập miếu tôn thờ
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 17698)
Đến đây, ta có thể đặt ra câu hỏi: “Tại sao làng Minh Hương đầu tiên không được thành lập tại Cù Lao Phố (Biên Hòa), một nơi cưc kỳ phồn hoa đô hội, hay vùng Mỹ Tho là nơi dân Minh Hương đang canh tác, và phát triển nông- công-ngư nghiệp ?”.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 14273)
Ai ơi có đến Nhà Bè _ Nhớ ơn nước ngọt, bè tre Thủ Huồng. Nhà bè nước chảy chia hai _ Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
28 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13540)
Trong không khí êm ả buổi sáng, tiếng chuông chùa cổ chầm chậm ngân dài trên sóng nước dòng Sông Phố, như để thức tỉnh lòng người. Đến buổi tối, tiếng động vang rền của đoàn xe lửa cuối cùng trong ngày, chuyến tốc hành xuyên Việt, khởi hành từ Sài Gòn khi vượt qua hai cầu sắt Cù Lao Phố vào lúc 9 giờ đêm là một báo hiệu để nhà nhà tắt đèn đi nghỉ.
04 Tháng Mười 2011(Xem: 16590)
Không một người Việt Nam nào sợ thay đổi. Cái đáng sợ là Cù Lao Phố hay những địa danh lịch sử nổi tiếng của đất nước này bị thay đổi theo kiểu áp đặt quan điểm lịch sử từ những thế lực vong ơn.