12:57 CH
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

MÙA XUÂN BÊN KHUNG CỬA - NGUYỄN THỊ THÊM

12 Tháng Ba 20234:15 CH(Xem: 2279)

MÙA XUÂN BÊN KHUNG CỬA 

 MÙA XUÂN

 

 Người lính già ngồi nhìn ra khung cửa. Nắng rực rỡ ngoài kia. Những hạt nắng nhảy nhót lung linh.  

         Ông đưa tay lên gãi đầu. Ông lại cười một mình. Ông biết cái đầu ông bây giờ tức cười lắm. Hôm qua bà vợ già đã đặt cái ghế giữa nhà, kéo ông ngồi xuống và hớt tóc cho ông. Bà đâu phải là thợ, bà cũng chưa hề hành nghề này bao giờ thế mà hôm nay bà ra tay "Đè đầu cưỡi cổ" ông. Ông ngồi yên. Mà ông không ngồi yên cũng không được bởi bà đã choàng cái khăn bà may giống ở tiệm, quấn kín cổ cho ông. Bà cười lỏn lẻn: 

         - Ông chịu khó ngồi yên nghen. Ông mà cựa quậy lung tung, tôi lỡ tay sẽ biến ông thành sư cọ. 

       Ông tức cười quá nhưng không dám trả lời. Ông mà mở miệng, nước miếng lại trào ra thành dòng. Thôi thì mặc kệ, bả muốn chơi kiểu nào cũng được. Đời ông từ lâu đã giao phó cho con gà mái dầu dễ thương này rồi. 

      Bà vừa hớt vừa xoay trở, bờ ngực đè lên vai ông cọ qua cọ lại nhiều lần. Ông cũng thấy xuân tình nổi lên, nếu mà ngày xưa bà sẽ chết dưới tay ông. Nhưng cũng nhưng mắc dịch, cái tông đơ đã lâu không sử dụng nó nghiến cái tóc ông đau từng hồi. Ông tự nhủ: "Thây kệ! ráng chịu đau, la lên lại chảy nước miếng". Cái máy rè rè, bà nghiêng bên này, nghiêng bên kia, lúc dùng  lược lúc dùng dao cạo, sửa tới sửa lui. Ông rọ rạy khó chịu. Bà nhét tay ông vào trong khăn dỗ dành: 

    - Ráng chút nữa, tui sẽ biểu bầy nhỏ mua cái máy khác. Máy mới nó đi ngọt hơn. Đừng! đừng... ông lại rọ rạy, tui dớt bên này sâu hơn rồi nè. Phải sửa lại bên kia cho nó đều. Ông thiệt là... 

     Một hồi sản phẩm của bà cũng xong, bà đứng ra phía trước nghiêng người ngắm nó ra vẻ hài lòng. Lột khăn choàng ra. Kéo ông đứng dậy bà cười:

      - Bi giờ ông giống lính mới tò te nhập quân trường. Thôi đi vào ghế nằm nghỉ ngơi một lát, dọn dẹp xong, tui tắm cho ông. 

       Vào phòng tắm bà lại lôi máy cạo râu chơi một vòng lả lướt trên mặt ông trước khi lột sạch đồ và đưa ông vào bathtub. Bà lấy cái ghế nhỏ kéo ông ngồi xuống. Bà bước hẳn vào trong, thử nước vừa ấm và cẩn thận gội đầu cho ông. Bà cười giọng reo vui: 

       - Đại Úy, tóc cắt kiểu này không sai luật quân trường phải không? Tui cắt tóc cũng chiến lắm chứ bộ. 

      Ông làm thinh nhớ đến quân trường ngày đầu nhập ngũ, nhớ những lần tập huấn:"Quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu" Nhớ cái nhìn sửng sốt lẫn thương cảm của mẹ nhìn thấy con trai cái đầu húi cua và gương mặt sạm nắng. 

       - Ông nè, hớt tóc ở nhà đỡ cho ông khỏi phải chờ đợi ở tiệm đau cả lưng. Dẫu tui hớt có xấu đi một chút, nhưng già rồi mình đâu có đi đâu mà ngại. Mà ông đừng lo, lần đầu chưa quen tay, tui hớt chưa đều, mai mốt tui lành nghề mấy ông già hàng xóm thấy mê, qua đòi tui hớt và tắm rửa ông đừng có ghen nha. 

        Ông cố nín cười về câu pha trò của bà, bà cũng kéo ông về thực tại về những lần phải đi hớt tóc ngoài tiệm. Phải rồi, ông nhớ lại mỗi lần đi tiệm hớt tóc, bà vợ ông đã gọi trước lấy hẹn để ông khỏi phải chờ. Nhưng lần nào chú thợ cũng bận hớt một hoặc hai người trước ông. Ông ngồi xuống ghế, bà ngồi ghế kế bên luôn chậm nước miếng và đỡ cho đầu ông không gục xuống. Cái lưng ngồi lâu lại đau thắt cả người. Bà lại dìu ông đứng dậy rồi đỡ ông đi loanh quanh bên ngoài. 

       Tới phiên ông vào cắt, ông không thể nào ngồi vào cái ghế dễ dàng dù ghế đã hạ thấp xuống hết cỡ. Chú thợ và bà phải nâng ông lên trên ghế và xoay cho ông ngồi ngay ngắn. Cũng tội nghiệp chú thợ, đầu ông cứ ngọ ngoạy và gục xuống vì mỏi cổ. Có khi ông ngủ gục, giật mình một cái khiến chú thợ hết hồn. Cho nên lần nào ông đi hớt tóc bà vợ cũng kè một bên nâng đầu ông lên cho thẳng. Tóc ông hớt bay vào  người bà,  mỗi lần đi tiệm về, tắm ông xong bà cũng phải tắm luôn cho mình. 

          -Xong rồi. Sạch sẽ, đẹp trai. Mời đại úy bước ra. 

Bà lại dìu ông bước ra khỏi bathtub trần truồng như nhộng. Nhìn vào gương ông không khỏi chạnh lòng. Ông già này là ông đó sao? Ông muốn khóc cho mình, cho số phận chua chát của  kiếp người, một người lính già bệnh tật. Hai tay vịn vào bàn ông giang chân hơi rộng ra để bà mang tã. Ông lại đứng yên nhìn mình trong gương. Cảm xúc lúc nãy biến mất dường như ông không quen người này, cái gã lạ mặt cứ nhìn chăm chăm vào ông. 

         - Giơ chân lên đi ông, chân này trước nè

Bà vỗ vỗ ở chân làm ông giật mình. Ông giơ chân lên để bà mặc quần, hết vỗ chân này bà lại vỗ chân kia, nếu không chân ông cứ dính chặt trên nền không nghe ông sai bảo. Mặc áo cho ông xong xuôi, bà cầm tay ông lên ngắm: 

        - Móng tay ông đã dài nữa rồi. Thôi sẵn nó mềm tui cắt luôn cho đủ bộ. 

Bà dắt tay ông dìu ngồi trên cái bồn toilet đã được đậy nắp lại: 

        - Đưa tay trái đây ông. 

      Bàn tay bà nắm lấy tay ông  kéo về phía mình và ngồi xuống tẩn mẩn cắt từng móng tay, móng chân cho ông. Cái đầu bà cúi xuống chăm chỉ.

       Chăm chỉ như khi bà mới về làm dâu nhà ông, lau thật kỹ bộ lư đồng bàn thờ. Cô dâu mới miền Nam đôi mắt ngây thơ sợ sệt bước vào gia đình ông. Một gia đình miền Trung cổ hũ, thân phận dâu cả phải lo kỵ giỗ, gia nương mồ mả nhà chồng.

         Những móng tay bị cắt kêu tách tách. Ông nhớ những ngày quê nhà, bà hí hoáy bên nồi bánh Tết, lửa trong bếp sáng rực, kêu lách tách như vậy. Giòn giã hơn, vui tươi hơn. Còn bây giờ tiếng kêu như những nhịp đau thương từ trái tim ông reo lên thương cảm. Người vợ 43 năm chung thủy của ông có được gì đâu chớ. Chỉ nhận được từ ông bao nỗi cay đắng truân chuyên. Nước mắt ông ngân ngấn nhưng tay đã bị bà giữ chặt. Bà giữ cuộc đời ông bằng tất cả trái tim của một người vợ lính. 

Xoa hai bàn tay lại với nhau, bà cười cười: 

      -Tất cả sạch sẽ, tươm tất. Đại úy ơi! xin cho tiền típ. 

Ông cười, nước miếng lại chảy ra thành dòng. Bà với tay, lấy cái khăn chùi sạch, nhẹ nhàng chọc quê,: 

   - Thấy gà mái dầu xấu xí thèm gà móng đỏ phải không?. 

    Rồi bà dìu ông vào phòng, để ông ngồi lên giường, ôm ông xoay người cho ông nằm xuống. Bà kéo chăn đắp lên người ông, nâng giường cho đầu ông vừa tầm. Bà nói: 

     - Thôi ngủ một giấc cho khỏe đi ông! Tui đi tắm rồi tui xuống nấu cơm. 

        Và vậy bà đã xuống phòng ăn. Ông nằm im nhìn lên trần nhà buồn vui lẫn lộn. Có ai ngờ cuộc đời ông lại như thế này. Ông thường thấy bạn bè về bên ông tâm tình. Ông thấy thằng bạn trèo lên lợp nhà trong trại Thanh hà bị sét đánh chết. Ông nhìn thấy con rắn đang bò đến bên ông khi hai tay ông đang ôm bó tre thật lớn. Ông thấy bạn, thấy thù. Thấy những cái nón cối, thấy đầu súng kè kè bên hông ông. Ông thấy mình đói, cái đói cồn cào kinh hoàng như tiêu diệt từng tế bào của con người. Cái đói người tù giết mòn ý chí và nghị lực. Cái đói đến từng đêm dù bây giờ ông vẫn ăn no đủ. Những giấc mơ không đầu không đuôi vùi dập ông mỗi đêm. Những hình ảnh bạn bè thân quen đến với ông hàng ngày. Ông chìm vào thế giới đó và mênh mang trong cuộc sống. Đôi khi ông vô tình quên hẳn sự hiện hữu của bà. 

         Hôm nay, sao ông lại thấy bầu trời đẹp , thấy bà thật dễ thương. thấy thèm một dĩa cà và vã ăn với mắm ruốc hay một tô bún bò huế thật cay nghi ngút khói. Ông nhớ ngày bà ra Huế thăm ông,  Ông chở bà bằng xe đạp đi loanh quanh thành nội thăm bà con. Thời kỳ chiến tranh căng thẳng, VC hay pháo kích bất ngờ. Nhưng thây kệ, mấy khi vợ lính ra thăm chồng, mấy khi ông được nghỉ phép đặc biệt. Cuộc sống lính tráng biết sao được ngày mai, hạnh phúc trong tay cứ hưởng. Thế là hai vợ chồng trẻ trên chiếc xe đạp đi khắp nơi. Tình yêu ngọt ngào tưởng như vô tận. Ông lại chép miệng thật thèm, thèm đủ thứ và tưởng chừng như có bà một bên để ông ôm siết bà thật chặt. " Ôi! cô giáo của riêng ông!" 

       Ông lại sờ lên đầu. Cái đầu mới hớt của anh lính mới tò te, râu ria nhẵn nhụi. Cả một thời trai trẻ lại về. Ông nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường. Nhớ nụ hôn ngọt mềm: "Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng..."

 

Nguyễn thị Thêm

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
13 Tháng Năm 202312:51 CH
Khách
Tuyet voi ba Chi cua em

VXTran Sydney Australia
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10293)
Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 13114)
ông Trường vẫn đều đặn dự thánh lễ mỗi ngày tại nhà thờ Holly Cross ở đường West 42nd St
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11396)
Một chính quyền không những tước đoạt tài sản, sự tư hữu của nhân dân, lại còn tước đoạt luôn cả quyền được tự bảo vệ của dân
02 Tháng Chín 2014(Xem: 10109)
dù ở đâu cũng thấy cảm thấy một nỗi bùi ngùi, nhớ tiếc. 60 năm Sài Gòn, hồn ở đâu bây giờ?
29 Tháng Tám 2014(Xem: 11649)
Tên tù trong câu chuyện hẳn sẽ nể phục cái khoảnh khắc người đàn bà này đã làm nên.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 9349)
Xin người hãy thương xót cho dân tộc và đất nước Việt Nam còn đang chìm đắm trong tối tăm và gông xiềng cộng sản
21 Tháng Tám 2014(Xem: 9988)
Phan Ái Minh, người bạn đa tài của tôi, và nhớ tới những vì sao sớm vụt tắt trên bầu trời tuổi thơ của chúng tôi thuở trước
19 Tháng Tám 2014(Xem: 15255)
Nếu bạn chưa xem, nên tìm xem bộ phim này để biết về hoàn cảnh của các ngư dân Lý Sơn và ngư trường Hoàng Sa.
14 Tháng Tám 2014(Xem: 10878)
Mai chưa hề đọc thánh kinh, nhưng nàng đã biết chọn chỗ ngồi thấp nhất để được nâng lên cao nhất trong lòng chồng con.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 10509)
Có lẽ giờ này bà đã bước vào cảnh giới nào đó, làm gì còn luẩn quẩn ở cõi ta bà này để trách móc thằng con ăn hại
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10094)
Dân tôi đang cùng Việt Khang đặt bước chân mình trên con đường dẫn tới những ngày vinh quang cho quê mẹ./.
30 Tháng Bảy 2014(Xem: 10559)
ở bên kia địa cầu, trên ngọn đồi Tăng Nhơn Phú, có vợ chồng anh lính trẻ mỗi sáng chủ nhật cầm tay nhau để đi lễ nhà thờ.
26 Tháng Bảy 2014(Xem: 11324)
không hề có một giai cấp nào trong đồng bào miền Bắc của đất nước mình, mà chỉ có một cuộc sống không được chọn lựa nào đó
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 13385)
Kẻ thù còn đó mà nhiệm vụ cứu quốc chưa hoàn thành thì lòng nào đành đoạn dứt bỏ "huynh đệ chi binh".
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 10036)
Ruộng đồng lúa mọc lơ thơ Máu pha nước mắt ngập bờ tre xanh!
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 9080)
“hạnh phúc – nhỏ nhoi so với nỗi đau ngút ngàn phải trải qua”
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 11686)
Nhà “ngoại cảm” đã đem theo bí mật xuống đáy mồ.
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 11575)
Họ là những anh hùng không tên tuổi Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
22 Tháng Năm 2014(Xem: 11640)
Sắc không sao ngăn nổi mấy giọt nước mắt từ từ lăn xuống, quyện với mồ hôi làm lưỡi anh mặn chát.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 9814)
Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ”
03 Tháng Năm 2014(Xem: 10523)
Cuộc sống an vui. Ngót 20 năm rồi, không biết khóc, đêm nay tôi nhỏ từng dòng lệ, xúc động, bùi ngùi.
01 Tháng Năm 2014(Xem: 10315)
Thân xác em như chiếc lá thu ngoài sân trại tỵ nạn Sikiew ngày nào, đang hòa tan vào trong lòng đất
25 Tháng Tư 2014(Xem: 13083)
Xin một phút mặc niệm để tưởng nhớ những đồng đội cũ và những mũ nâu đã gục ngã trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do cho miền Nam Việt Nam trước đây
24 Tháng Tư 2014(Xem: 12104)
Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi -- ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
12 Tháng Tư 2014(Xem: 9270)
Bây giờ, tôi không biết vì sao mình đang khóc! Cho số phận của Việt Nam. Cho những người đã nằm xuống. Cho những người còn ở lại. Cho chính mình và cho những người quanh mình vừa chính thức bước vào cuộc đời di tản.
02 Tháng Tư 2014(Xem: 17296)
Chúng tôi không còn là chúng tôi nữa, chỉ vì chúng tôi là chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ miền Nam tự do,
01 Tháng Tư 2014(Xem: 12446)
Nào ngờ đồng bào đi trước, giặc cướp trộn trấu theo sau, vì dĩ nhiên "lòng súng nhân đạo, cứu người lầm than" của những người anh em Trâu Điên tách bầy
31 Tháng Ba 2014(Xem: 9855)
Trong những giấc mơ đôi lúc tôi thấy ba thằng chúng tôi nằm bên nhau, ngâm nga thơ phú trên ngọn đồi có nhiều tảng đá, một bên là núi một bên là biển, giữa bầu trời vằng vặc trăng sao
29 Tháng Ba 2014(Xem: 11583)
Chúng ta phải cố gắng hết sức mình, bằng tất cả nghị lực, để xoá tan khoảng cách của hận thù, để trái tim lên tiếng tình thương !
27 Tháng Ba 2014(Xem: 10804)
Trong lịch sử dân tộc ta, dường như chưa có thời kỳ nào mà số phận của nhiều người con gái, phụ nữ Việt Nam lại bi thương rẻ rúng như bây giờ.
25 Tháng Ba 2014(Xem: 12481)
Các ông suốt đời chỉ trích ta bà thế giới. Sao các ông không dám nói, chính các ông mới là thủ phạm, mới là tội đồ thiên thu, làm Miền Nam nước Việt sụp đổ vào tay cộng sản.
24 Tháng Ba 2014(Xem: 13127)
Tôi viết bài này chỉ có mục đích thông tin về người nghệ sĩ tài hoa đã làm nên một bức tượng Tiếc Thương để lại trong lòng mọi người và anh có dịp tâm sự với bạn đọc
21 Tháng Ba 2014(Xem: 10694)
Phần lớn con trai có tánh này nhiều hơn. Chúng mang mầm bệnh tâm lý về sự ẩn ức dục tính.”
09 Tháng Ba 2014(Xem: 10208)
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10747)
Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột người ta cũng vẫn thấy như đang…cười !
05 Tháng Ba 2014(Xem: 8667)
Chung vui với nước Úc chăng? Chắc phải làm thế, vì bà ra đi là quốc gia rất tử tế này bớt đi được một người thù ghét nước Úc.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 9297)
Chúng tôi đang bị sa cơ thất thế - Đau hơn nữa là cảnh sa cơ thất thế của chúng tôi không phải vì tài hèn, sức mọn, mà vì bị đồng minh trói tay
02 Tháng Ba 2014(Xem: 9831)
Hay họ chỉ cần một vòng tay, một tình thương yêu của người vợ, người con, người mẹ mà họ bật lên những tiếng kêu đó, để gọi bà vào?
01 Tháng Ba 2014(Xem: 11990)
Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie.Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao…?...
25 Tháng Hai 2014(Xem: 9865)
Nên hãy quên ngay những mất mát, hãy trân trọng giữ gìn những cái được rất đáng quý, đừng để nó trôi tuột khỏi tầm tay
24 Tháng Hai 2014(Xem: 11815)
Rồi một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng tiền không phải là trên hết. Điều làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, ấy là phải trung thành. Tôi đã từng bất trung. Và đã phải thông qua những kinh nghiệm chua chát.”
22 Tháng Hai 2014(Xem: 10182)
lòng yêu nước và tinh thần dấn thân vẫn còn và mơ ước một ngày nào đó được bay trên vùng trời Tổ Quốc Việt Nam Tự Do .
18 Tháng Hai 2014(Xem: 12053)
Người dân quê mình không còn hơi sức đâu mà buồn mà lo lắng, suy nghĩ. Thời gian để sống dường như càng ngày càng vội vã mà gông cùm thì siết quá chặt.
18 Tháng Hai 2014(Xem: 10947)
Trong khi người ta thành khẩn dúi tiền vào tay Phật, thì lại vô cùng thờ ơ với hàng dài người ăn xin ngồi ngay lối đi vào chùa. Cái nghịch cảnh ấy vô tư diễn ra trước nơi được coi là Thánh Thiện.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 11015)
Tôi chỉ có một ước muốn khiêm nhường là làm sao nói lên được lòng yêu nước và cố giữ đúng phong thái của một Sĩ quan xuất thân trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
11 Tháng Hai 2014(Xem: 10895)
Dẫu biết ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao lòng vì ở quê nhà giờ này, gia đình nào chắc cũng đang quây quần, sum họp…
01 Tháng Hai 2014(Xem: 10363)
Hà đợi cho tàn hết một tuần nhang, mở cửa ra trước hiên nhà, cầm tách trà rót xuống mặt đất tân niên. Những cánh mai trong tách như theo nhau trôi vào lòng đất.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10331)
nhiều người nặng lòng với nhiều cái chết năm Mậu Thân, họ đã dùng phần lớn quĩ thời gian của mình để phục vụ những việc âm linh.
28 Tháng Giêng 2014(Xem: 9472)
Nhưng điều này bây giờ đâu còn có ý nghĩa gì khi Ngộ đã thực sự bước ra khỏi đám mây mù quá khứ. Tất cả như đã cuốn theo dòng nước chảy qua cầu.
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 10182)
Em gái Hoàng Sa Em đẹp như bài ca Thân em dài thon thả Nằm giữa biễn trời xanh