Lúc còn nhỏ 7,8,9,10 tuổi..tôi được nghe cải lương mỗi ngày...vì Ba tôi mở Radio bất cứ khi nào trên Đài phát thanh có phát chương trình cải lương..nhất là buổi trưa...nghe riết đâm ra ghiền và thích...Ông lại còn có dĩa hát nữa...mỗi tối Ông rảnh rổi lại mở cải lương và những bài ca Vọng cổ..của Út Trà Ôn , Út Bạch Lan...v..v.
Má tôi thì không quan tâm...ông mở gì thì nghe nấy..là người đàn bà...mà là mẫu người đàn bà miền Nam chỉ lo tề gia nội trợ, phục tùng chồng con..từ nhỏ đến lớn tôi chỉ thấy Má Ba tôi lớn tiếng gây gỗ nhau một lần duy nhất.
Và Má tôi chợt im bặt.. bỏ đi ngay và tiếp tục công việc thường ngày của mình...khi Bà chợt thấy tôi...đứng ngây người...nhìn..Ông Bà đang lớn tiếng với nhau..
Và một lần đó..đến sau nầy...tôi chưa thấy lại một lần nào nữa..
Trở lại bài Vọng Cổ " Tình Anh Bán Chiếu"..nó thật ngọt ngào và tình yêu phơi phới của anh bán chiếu..dành cho cô gái mà anh thầm yêu trộm nhớ...nó như sự dạt dào cuả những dòng sông khi xuôi về phương Nam..nó đến tự nhiên và không đạt được niềm mơ ước thì anh bán chiếu xem như con nước ngọt ngào đã xuôi ra biển cả.
Ôi nó đơn giãn vô cùng.
Đơn giãn và không trách hờn..
Đúng là người miền Nam..
Dòm thấy chợ chiếu này, làm cho ta nhớ tới Soạn giả Viễn Châu. Tài năng của ông được xếp vào hạng thượng thừa trong nền cổ nhạc.
Là soạn giả của 70 tuồng cải lương và trên 2.000 bài vọng cổ. Nhờ vào "những đứa con tinh thần" của ông, mà rất nhiều nghệ sĩ thời ấy đã thành danh...
Đó là những Út Bạch Lan, Thanh Hương, Thanh Nga, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Út Trà Ôn, Thành Được, Hữu Phước, Thanh Sang, Phương Quang, Minh Cảnh, Minh Vương...
Ngoài ra, ông cũng là một nhạc sĩ có tên gọi là Bảy Bá, là tay tuyệt kỹ đàn tranh, được xem là độc nhất vô nhị cho đến tận bây giờ chưa có người thay thể nổi.
Nhắc đến bài vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu của ông, thì không thể không nhắc đến đệ nhứt danh ca Út Trà Ôn. Đã trình bày bài ca cổ nói trên, không một ai sánh nổi.
Xin nói lướt qua một chút nội dung bài ca cổ :
Đó là lời tâm sự của một chàng trai quê ở Cà Mau mưu sinh bằng nghề bán chiếu.
Khi ghe chiếu anh cập bến ở dòng kinh Ngã Bảy Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang...Anh được một cô gái đặt làm đôi chiếu và dẫn anh đến tận phòng riêng để đo ni chiếc giường.
Một thời gian sau, anh trở lại để giao đôi chiếu như đã hẹn, thì cô gái đã sang ngang rồi....
Cô có biết đâu anh chàng bán chiếu đã trộm nhớ thầm thương mình ở lần gặp gỡ đầu tiên. Còn anh chàng bán chiếu bông thì cảm thấy tủi cho thân phận của mình.
Vì sao ông có cảm hứng để viết lên bài vọng cổ được ăn khách có một không hai này ?
Soạn giả Viễn Châu nhớ lại, có một lần ông từ Bạc Liêu dìa Sài Gòn, tới khu chợ nổi Phụng Hiệp thì xe hơi chết máy dọc đường phải đậu lại sửa...
Trong lúc đang ngồi nghỉ, ông chợt thấy một chàng trai tay ôm đôi chiếu đứng giữa trời trưa nắng trước một căn nhà cửa đóng then cài, như đang chờ một ai đó...
Xa xa đằng kia thì ông thấy có dòm thấy một đám cưới... Hình ảnh đó tạo cho ông một cảm xúc dâng trào như đã hóa thân mình thành anh chàng bán chiếu...
Thế là một siêu phẩm Tình Anh Bán Chiếu ra đời vang danh bốn cõi, nổi danh như cồn. Người trình bày là danh ca Út Trà Ôn cũng nổi tiếng không kém cạnh...
Sau này cũng có rất nhiều kép hát thể hiện bài ấy, mỗi người một vẻ ai cũng có cái hay riêng. Nhưng người mộ điệu vẫn thích nghe Út Trà Ôn hơn ai cả.
Hiện tại bây giờ, số bài vọng cổ được sáng tác rất nhiều, nhiều vô số kể, nhưng phần lớn làm thất vọng người nghe...
Trong khi đó, người mê cổ nhạc, ai mà không mê Tình Anh Bán Chiếu của Viễn Châu qua giọng ca của Út Trà Ôn...
Họ mê vì bài ca có chất tự sự, mộc mạc chân phương. Nhưng có sự cuốn hút lạ thường...
Bấy nhiêu đó cũng khẳng định được rằng bài Tình Anh Bán Chiếu xứng đáng là "bài vọng cổ vua" của làng cổ nhạc miền Nam Việt Nam thời ấy và tận đến bây giờ...
Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi -- ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
Bây giờ, tôi không biết vì sao mình đang khóc! Cho số phận của Việt Nam. Cho những người đã nằm xuống. Cho những người còn ở lại. Cho chính mình và cho những người quanh mình vừa chính thức bước vào cuộc đời di tản.
Nào ngờ đồng bào đi trước, giặc cướp trộn trấu theo sau, vì dĩ nhiên "lòng súng nhân đạo, cứu người lầm than" của những người anh em Trâu Điên tách bầy
Trong những giấc mơ đôi lúc tôi thấy ba thằng chúng tôi nằm bên nhau, ngâm nga thơ phú trên ngọn đồi có nhiều tảng đá, một bên là núi một bên là biển, giữa bầu trời vằng vặc trăng sao
Các ông suốt đời chỉ trích ta bà thế giới. Sao các ông không dám nói, chính các ông mới là thủ phạm, mới là tội đồ thiên thu, làm Miền Nam nước Việt sụp đổ vào tay cộng sản.
Tôi viết bài này chỉ có mục đích thông tin về người nghệ sĩ tài hoa đã làm nên một bức tượng Tiếc Thương để lại trong lòng mọi người và anh có dịp tâm sự với bạn đọc
Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie.Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao…?...
Rồi một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng tiền không phải là trên hết. Điều làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, ấy là phải trung thành. Tôi đã từng bất trung. Và đã phải thông qua những kinh nghiệm chua chát.”
Người dân quê mình không còn hơi sức đâu mà buồn mà lo lắng, suy nghĩ. Thời gian để sống dường như càng ngày càng vội vã mà gông cùm thì siết quá chặt.
Trong khi người ta thành khẩn dúi tiền vào tay Phật, thì lại vô cùng thờ ơ với hàng dài người ăn xin ngồi ngay lối đi vào chùa. Cái nghịch cảnh ấy vô tư diễn ra trước nơi được coi là Thánh Thiện.
Tôi chỉ có một ước muốn khiêm nhường là làm sao nói lên được lòng yêu nước và cố giữ đúng phong thái của một Sĩ quan xuất thân trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
Dẫu biết ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao lòng vì ở quê nhà giờ này, gia đình nào chắc cũng đang quây quần, sum họp…
Hà đợi cho tàn hết một tuần nhang, mở cửa ra trước hiên nhà, cầm tách trà rót xuống mặt đất tân niên. Những cánh mai trong tách như theo nhau trôi vào lòng đất.
liệu có ai nhớ đến bạn ngoài những thân nhân và bạn bè cùng khóả Thì thôi, tôi viết mấy dòng này như là một nén hương tưởng nhớ đến người bạn đã hy sinh trên biển cả để bảo vệ quê hương
Ông Tý cười bẻn lẻn thú nhận: “Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được.”
Tôi thấy thực xấu hổ cho những kẻ lành lặn mà chỉ bước quanh quẩn trong vòng danh lợi phù du, trong khi có những người tàn tật không ngớt xả thân phục vụ lý tưởng tự do
các đóa hoa sen vẫn đong đưa bên chân Phật Thích Ca và những đài hoa vàng vẫn tỏa ngát hương dịu dàng khắp mười phương Tịnh Thổ. Có lẽ lúc đó vào buổi ban trưa…
Hôm nay tôi viết bài nầy để thay thế nén hương lòng thấp lên cho những Anh Hùng tuổi trẻ của QLVNCH sống Hào Hùng, chết Vẽ Vang cho Tổ Quốc VN dù trong trại ngục tù cộng sản hay ngoài chiến trường..
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.