6:38 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

BUỔI ĐƯA THẦY... Tạp ghi Phan Ni Tấn

15 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 18729)

BUỔI ĐƯA THẦY...

Tạp ghi Phan Ni Tấn

Tháng chín gió Thu bắt đầu thổi lạnh. Buổi sáng ra sau vườn, vợ tôi nhắc tôi phải khoát thêm chiếc áo ấm để phòng cái thân đang... về già. Sau hè nhà tôi có trồng một hàng phong rậm lá. Sáng nay, nhìn những chiếc lá thu mới úa, chưa vàng run rẫy trong gió sớm làm tôi nhớ những mùa thu đã đi qua ở bên nhà.

Mùa thu, với tôi là mùa lộng lẫy nhất trong bốn mùa. Nó bàng bạc như một bức tranh hỗn độn giữa màu lá xanh chen đỏ giác vàng. Màu thu đẹp lắm nhưng mùa thu ở chốn quê người thường làm tôi sợ hãi. Bởi vì sau mùa thu là mùa đông xòng xọc kéo đến.

Cũng mùa thu trong quá khứ hay là chính cái ngày hôm nay đây, ở chốn quê người, đã âm thầm cướp đi mạng sống của một người bạn thân đã từng nuôi tôi trong những ngày hoạn nạn ở bên nhà. Và sáng nay tôi được cô em Nguyễn Hồng Thư báo tin cho biết hai cựu giáo sư trung học Nguyễn Văn Kỷ Cương và Nguyễn Tăng Chương cùng một ngày đã lặng lẽ ra đi, sau đó chúng tôi hẹn ngày mai sẽ cùng đi thăm viếng hai Thầy. Xin nói thêm ở đây, cô Nguyễn Hồng Thư là một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt tại Toronto, rất hoạt bát, vui tính và năng động trong mọi công tác thiện nguyện, sinh hoạt cộng đồng, xã hội không phân biệt bất cứ một tôn giáo hay chủng tộc nào.

Đúng 3 giờ chiều ngày hôm sau cô Thư chở anh Trà Lũ đến đón vợ chồng tôi trực chỉ nhà quàn Highland Funeral Home ở Scarboro, nơi đặt linh cửu của cố giáo sư Nguyễn Văn Kỷ Cương.

Vừa bước vào nhà quàn tôi cảm nhận ngay cái không khí hết sức trang nghiêm và tĩnh lặng. Trong phòng, ngoài tang quyến của Thầy, đã có nhiều người đến cùng ngồi trong im lặng. Thân tâm an lạc vào giờ khắc này chính là sự duy trì chánh niệm để hộ niệm cho thân nhân người quá cố. Trong bầu không khí thiêng liêng và bí ẩn tôi có cảm tưởng như ở đây không còn có âm thanh của con người ngoài tiếng ve đang kêu buồn trong lỗ tai tôi. Sau 15 phút tĩnh tâm là Khóa Lễ Cầu Siêu của nhóm Thiền Toronto. Trong tiếng chuông mõ và tiếng tụng kinh nhỏ nhẹ, đều đều, trầm lắng như từ một cõi không nào đó vọng tới, tôi lặng lẽ nhìn Thầy nằm kia như đang say giấc điệp mà cũng có thể như đang ưu tư về một cõi không cùng. Sau Nghi Thức Siêu Độ là những bài ca bằng tiếng Việt và tiếng Anh lần lượt cất lên nghe buồn buồn: "Không đi đâu, không về đâu. Không trước mà cũng không sau. Cầm tay nhau, mến thương nhau. Rồi khi xa cũng không sầu. Vì trong bạn có tôi rồi, cũng như bạn là tôi... No coming. no going. No after, no before. I hold you close to me. I release you to be so free. Because I am in you and you are in me..." Trong phần phát biểu cảm tưởng anh Hà kể lại những kỷ niệm với Thầy trong đó anh có đọc một bài kệ Khai Thị thật hay:

Thân này không phải là tôi

Tôi không kẹt vào nơi thân ấy

Tôi là sự sống thênh thang

Tôi chưa bao giờ từng sinh

Mà cũng chưa bao giờ từng diệt

...

Bên cạnh tôi là màn hình đang phát ra những tấm hình chụp Thầy lúc sanh tiền cùng gia đình và bạn bè anh em, trong đó tôi thấy có giáo sư Trần Bích Lan, tức nhà thơ Nguyên Sa, nguyên hiệu trưởng trường Văn Học, nổi tiếng dạy môn Triết học.

Trước 1975, Giáo sư Nguyễn Văn Kỷ Cương dạy tại các trường trung học Chu Văn An, Petrus Ký, Tân Văn, Văn Học... vào thập niên 50 - 70 tại Sài Gòn. Thầy có dáng vẻ mập mạp, hiền lành, vui tính, dạy toán rất nổi tiếng. Học trò ai cũng biết Thầy có biệt tài vẽ vòng tròn hình học rất tròn; đặc biệt cùng một lúc hai tay vẽ hai vòng tròn thật tròn không suy xuyển đi đâu, nghĩa là không bị méo, không bị hở hai đầu. Tác giả các bộ sách Toán Hình Học nổi tiếng. Thầy cũng từng là dân biểu dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa. Sau 1975 Thầy và gia đình vượt biên sang định cư tại Toronto, Canada cho đến ngày mất.

Giáo sư Nguyễn Văn Kỷ Cương sanh ngày 30-08-1929 tại Vĩnh Long, mất ngày 07-09-2011 tại Toronto, Canada. Hưởng thọ 82 tuổi.

Sau khi chia buồn với bà Phương Đàn, vợ của Giáo sư, bốn anh em chúng tôi ra xe lái đến nhà quàn Jarret thăm viếng cố giáo sư Nguyễn Tăng Chương.

Khác với bầu không khí yên tịnh của nhà quàn Highland Funeral Home, cách cấu trúc của nhà quàn Jarret thoáng hơn, thanh thản hơn. Ngoài tang quyến của Giáo sư Nguyễn Tăng Chương, người đến thăm viếng, phân ưu, cầu nguyện, hiệp dâng thánh lễ tỏ lòng kính trọng người quá cố cũng đông không kém gì bên Giáo sư Nguyễn Văn Kỷ Cương.

Khác một điều là bên thầy Nguyễn Văn Kỷ Cương thuộc về Phật giáo; còn bên thầy Nguyễn Tăng Chương thuộc về Thiên Chúa. Khi chúng tôi bước vào phòng, những bài Thánh ca do ca đoàn cất lên liên tục: "Sự sống này chỉ đổi thay mà không mất đi. Lúc con người nằm yên giấc ngủ mắt nhắm lại rồi là thấy tương lai. Trọn kiếp người nay không còn nước mắt nụ cười. Nhưng con tin rằng ngày mai trong Chúa chẳng có nỗi buồn...". Dưới sự Chủ tế của Cha Tập, mọi người cung kính đọc kinh cầu nguyện và hát Thánh ca. Có điều làm tôi ngạc nhiên không kém là bà vợ tôi đứng cạnh tôi chưa bao giờ biết hát Thánh ca, lại hát lên với cả tâm tình, không bỏ bài nào, dù bài nào bà hát cũng đều... lạc giọng. Sau đó là phần phát biểu cảm tưởng của các anh Nguyễn Hữu Kỳ (cựu chủ tịch Hội Người Việt), nhà văn Trà Lũ, nhạc sĩ Nghiêm Phú Phúc, bỉnh bút Phùng Quang Tuấn...

Lúc sanh tiền, giáo sư Nguyễn Tăng Chương là một nhân tài của đất nước, một nhà khoa bảng. Giáo sư các trường Võ Trường Toãn, Hồ Ngọc Cẩn, Trần Khai Nguyên, Văn Học, Chu Văn An, Petrus Ký từ 1957-1975. Tác giả các bộ sách giáo khoa: Giảng Văn, Nghị Luận Văn Chương, Văn Phạm Pháp Văn... Năm 1980 Thầy và gia đình vượt biên và định cư tại Canada... Trong thời gian còn tại Giáo sư đã tận tình giúp đõ đồng hương tỵ nạn, sáng lập Hội Việt Nhi Dị Tật mục đích gởi tiền về Việt Nam để chữa bệnh cho các cháu kém may mắn ở nơi đời. Riêng cá nhân tôi đến với thầy Nguyễn Tăng Chương bằng con đường báo chí. Ở đó chúng tôi không còn phân biệt tuổi tác, đều trở thành bạn bè anh em. Năm 1982, Giáo sư sáng lập và điều hành nguyệt san Sóng Magazine, tạp chí thông tin nghị luận văn học nghệ thuật đầu tiên tại Canada, qui tụ nhiều cây bút giá trị toàn cầu.

Giáo sư Nguyễn Tăng Chương sinh ngày 08-08-1933. thất lộc ngày 05-09-2011 tại Toronto, Canada. Hưởng thọ 79 tuổi.

Nhìn chung, tại hai nhà quàn tôi nhận thấy có nhiều khuôn mặt cộng đồng quen thuộc đến thăm viếng, phân ưu, ngoài nhà văn Trà Lũ Trần Trung Lương và cô Nguyễn Hồng Thư còn có anh Bùi Bảo Sơn (cựu chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Toronto), bỉnh bút Phùng Quang Tuấn, anh chị Nghiêm Phú Phúc, Anh Lễ (Thời Báo), chị Lê Khắc Ngọc Quỳnh và gia đình, anh chị Nguyễn Ngọc Ngạn, anh chị Nguyễn Duyệt (cựu giáo sư trung học Nguyễn Trung Trực, Rạch Giá), anh Hồ Văn Thừa (cựu chủ tịch Hội Người Việt), nhà thơ Trân Sa, anh Vũ Hữu Doanh, nha sĩ Nguyễn Tiến Lộc, bác sĩ Ngô Thế Hoành, luật sư Chu Văn Viên, nha sĩ Lệ Ba (nay đã xuống tóc đi tu) v.v...

Cuối cùng, mời đọc một bài thơ của nhà thơ đấu tranh Kiều Phong (Toronto) viết về sự ra đi của hai bậc Thầy đáng kính, cũng là một cách để tưởng nhớ đến những người đã khuất, những người đã từng đến đây, sống và viết cũng như từng sinh hoạt với chúng ta một thời ở nơi đời này. Họ đến rồi đi. Như bụi.

 

 TỪ GIÃ CÕI ĐỜI

 

Đọc tin buồn trên báo

Mới hay Cồng Đồng Người Việt Toronto mất thêm hai nhân vật

Cùng hành nghề Dạy Học

Trút hơi thở cuối cùng ngày cách nhau năm giờ thôi

Tuồi thọ gần tám bó và tám bó lẻ đôi

Như thế cũng đã lời nhiều, có phải ?

Hai vị nầy tỵ nan tại Toronto hơn ba mươi năm nay

Nếu ai từng sinh hoạt Cồng Đồng hay Báo Chí đều biết cả hai

Đó là Giáo Sư Nguyễn Văn Kỷ Cương và Nguyễn Tăng Chương , từng Chủ Nhiệm tạp chí SÓNG

Gần ba mươi năm trước có chút kỷ niệm nhỏ với người

Gặp ông Nguyễn Tăng Chương trong tiệc Tân Gia Cuả anh chị Thu Cúc & Ngọc Anh

Ông nhận ra tôi đến bắt tay và tỏ chút cảm tình

" Tôi khâm phục ông nầy

Làm việc không công nhưng làm được việc"

Trước mặt thân hữu tiệc tùng

Số là khi ấy tôi đóng vai Quản Lý cuả tờ báo Đấu Tranh

Tạp Chí Lửa Việt cùng phát hành hằng tháng với tờ báo Sóng

Có người nhận biết dù chủ trương hai tờ báo khác nhau

Một nặng Đấu Tranh, một chỉ chú trọng Văn Học ngọt ngào

Đối lúc cũng va chạm vì LÝ TƯỞNG khác với LÝ TÀI , ba phải !

Nay người đã An Giấc Nghìn Thu

Nguyện cầu Hương Linh sớm nhàn du

Tìm được cõi An Lành không còn cảnh khổ đau cõi thế

Vĩnh biệt nhị vị Cao Niên đã thoát cảnh đời dâu bể .

 KIỀU PHONG ( Toronto)

 

 

PHAN NI TẤN

Tái bút: Khi tôi viết xong hàng chữ cuối cùng thì lại được tin từ cô em Nguyễn Hồng Thư báo tin bà Hoàng Thị Thảo, pháp danh Diệu Thảo tức bà Doãn Quốc Sỹ vừa mất ngày hôm nay, ngày 08-09-2011 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi.

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 2024(Xem: 100)
để bước lên xe tang đi về hướng nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, đưa ông bà Thiếu Tá Trần Ba đến nơi an nghỉ cuối cùng!
07 Tháng Ba 2024(Xem: 172)
Căn nhà xưa vẫn đứng đó như một bức tượng bám đầy rêu phong; còn con hẻm không tên kia đến nay tôi không hề nghe ai nhắc tới,
04 Tháng Ba 2024(Xem: 314)
Nguyện thất vọng, mặt trở nên lạnh tanh và ngạc nhiên thấy tôi vẫn đi cùng hướng, ra tới chỗ đậu xe chàng mới hiểu
04 Tháng Ba 2024(Xem: 241)
"Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, quan trọng đối xử sao để vợ trở thành một thiên thần hay thành mụ phù thủy"
16 Tháng Hai 2024(Xem: 363)
Nhưng em không hề biết mấy giọt nước mắt của tôi đã rớt trên mái tóc dài của em ... thương lắm
16 Tháng Hai 2024(Xem: 322)
Còn người mở được hai cái khóa lấy nó đi thì ông ta còn lấy đi niềm vui, lẽ sống của bao nhiêu người nữa
06 Tháng Hai 2024(Xem: 381)
Hãy động viên con cố gắng hơn chính bản thân mình ngày hôm qua là được.
06 Tháng Hai 2024(Xem: 419)
nên viết lại kỷ niệm của tôi , để chia xẻ một vài cảm xúc của một thời còn khỏe mạnh, còn hăng say
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 396)
Đời người bao nỗi vân vi Yêu thương lắm lắm, nhưng vì chiến tranh
08 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 693)
người Sài Gòn xưa thì đang sống ở Cali và Sài Gòn giờ toàn là bộ đội, cán ngố, và người Hà Nội vào cướp đất, chiếm nhà của người Saigon …
04 Tháng Mười 2023(Xem: 1266)
Nữ danh ca KIM ANH. Cô Kim Anh đã một thời lừng danh trên sân khấu Thanh Minh đóng cặp chung với anh Út Trà Ôn.
18 Tháng Chín 2023(Xem: 1237)
đã không cho phép ngoại trưởng Blinken và tôi cùng chạy đến quán Liên Hương, để thưởng thức món bún chả nổi tiếng mà ông Barack Obama
28 Tháng Tám 2023(Xem: 1451)
Nếu các bạn muốn đi tìm một vị thầy để nương tựa tu tập, không cần phải đi tìm một cao tăng, nhưng hãy tìm một thanh tịnh tăng.
27 Tháng Tám 2023(Xem: 1077)
Trời đêm dần tàn, con đến sân ga để đón mẹ yêu quý trở về. Tàu cũ năm nao chưa mang về trả cho tôi mẹ xưa
18 Tháng Tám 2023(Xem: 1290)
Bà nhắm mắt mà trong lòng chắc vẫn trách thằng con sao đi mất biệt. Lúc hấp hối, bà Hai còn rán thều thào
05 Tháng Tám 2023(Xem: 1279)
Bão tố từ trong em, trong chị, trong con ngựa đá chỉ có do sự tưởng tượng thi vị của dân làng ven sông.
31 Tháng Ba 2023(Xem: 1608)
Với sứ mệnh chăm sóc đời sống tinh thần Quý khán thính giả gần xa. Nội dung xuyên suốt là những câu chuyện, những bài học từ cổ chí kim, Lúa Vàng mong muốn chia sẻ với Quý vị
21 Tháng Ba 2023(Xem: 1885)
Ngày mất nước, Miền Nam có 17 triệu rưỡi người. Tất cả mọi người đều chịu thảm cảnh, thảm hình. Truyện về kiếp của từng ấy người, gom cả lại, chẳng đã thành một truyện dài ư?
12 Tháng Ba 2023(Xem: 2149)
Cả một thời trai trẻ lại về. Ông nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường. Nhớ nụ hôn ngọt mềm: "Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng..."
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2790)
Cái kỳ cục của người Sài-Gòn, sao mà nghe nó rất dễ thương cũng như đặc trưng cái giọng điệu quá mộc mạc
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2453)
Không có ai trong số họ được thần thánh hóa, kể cả lãnh đạo. Nãy giờ tao nói vậy mày đã hiểu ra chưa?
31 Tháng Mười 2022(Xem: 2295)
Nhưng nếu thật tình như lời chú nói: “Uống rượu để lãng quên được chuyện đời!”, thì Tám Hổ ơi! Anh đây cũng xin được làm người nát rượu.
17 Tháng Năm 2022(Xem: 3997)
Vì vậy, khi đã biết sử, ta không thể sống tồi tàn, bệ rạc, ăn cắp của công, vì cha ông ta, cách đây mấy trăm năm đã sống có nhân cách, sống tử tế, sống lương thiện.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 3932)
câu vọng cổ của đào hoặc kép đã làm nãy sanh ra cái nét riêng của ngôn ngữ cải lương mà người yêu mến phải chấp nhận để thấy cái hay của cải lương.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 3792)
Bấy nhiêu đó cũng khẳng định được rằng bài Tình Anh Bán Chiếu xứng đáng là "bài vọng cổ vua" của làng cổ nhạc miền Nam Việt Nam thời ấy và tận đến bây giờ.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 4071)
Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
08 Tháng Tư 2022(Xem: 3659)
Gà tây nhúng sữa, kẹp phô mai đút lò chắc gì đã bắt mồi hơn cá lóc nướng trui?
02 Tháng Tư 2022(Xem: 3831)
Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.
15 Tháng Hai 2022(Xem: 3964)
Không lẽ những con người bình thường như con trai lại không có đất tồn tại hay sao.
11 Tháng Hai 2022(Xem: 4535)
Chuyện ma tại trường trunghọc Gia-Hội hiện nay vẫn còn ăn sâu trong óc tôi, không bao giờ quên được!
06 Tháng Hai 2022(Xem: 3743)
nghe cũng sốt ruột nhưng nghĩ lại đó là nếp lễ nghi cần duy trì nên cũng kềm bớt cái tính nóng nảy lại.
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 3831)
Chỉ có một câu lục và một câu bát, một câu ca dao có tổng cộng chỉ 14 chữ mà ông bà mình kể lại một thiên anh hùng ca của những người dân Việt bất khuất.
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 4978)
Tôi ôm Chi vào lòng, vì quá cảm động, tôi chỉ thốt lên được một tiếng “Em!” Chi cũng vậy, nàng thổn thức trên vai tôi “Anh!”
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 4680)
Chỉ biết rằng họ là những Anh Hùng Mũ Xanh QLVNCH cùng những cái chết thầm lặng nhưng vô cùng can đảm và oai hùng. Những ai đã chết vì Sông Núi
22 Tháng Tám 2021(Xem: 5118)
Ký ức của chúng ta rồi có quên đi những ngày tháng này? Lịch sử dịch bệnh có ghi lại nỗi sợ, nỗi lo của chúng ta hay chỉ để lại những con số thống kê?
24 Tháng Bảy 2021(Xem: 5705)
Bên tách cà phê vớ ở cà phê lá me, gã thất tình bộc bạch nguồn cơn, rằng hắn rất cảm kích khi được bạn bè chia sẻ nỗi buồn riêng
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6210)
cũng vì chủ rạp bán vé quá tải. Ở Mỹ bây giờ mua vé online không phải sắp hàng, tới nơi chỉ đưa smartphone ra là xong.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4722)
Giờ thì dân với dân, có lẽ nhanh gọn và không phiền hà phán xét gì nhau. Vậy lại nhanh hơn, và tình người hơn.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 5194)
tưởng nhớ Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến với lời tri ân “ Các anh hùng đã chết để chúng ta được sống “
09 Tháng Sáu 2021(Xem: 5549)
. Lâu lâu nhớ đến ông, nước mắm thắm duyên nhau mà ông Sáu, tôi vẫn hình dung ra được ông bận đồ ta trắng, tóc búi tó, như một ông tiên mà không cần thi ca đánh bóng.
27 Tháng Tư 2021(Xem: 7303)
Hơn nữa Tướng Trà phạm phải lỗi lầm vì đã không nghe các hướng dẫn trước khi tấn công của Tổng Tham Mưu
27 Tháng Tư 2021(Xem: 6403)
nhờ sự chỉ đạo kiên quyết của Tướng Đảo, tất cả đều là những yếu tố quan trọng giúp đánh bại được những cuộc tấn công của quân CSBV trong những ngày đầu tiên.
22 Tháng Ba 2021(Xem: 6338)
nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua, nay khó có nữa
23 Tháng Hai 2021(Xem: 5735)
Những mảnh đời méo mó qua những mẩu đối thoại thô tục (thượng dẫn) của những kẻ may mắn sống sót đến được bến bờ, cùng với oan hồn của hàng triệu sinh linh
03 Tháng Hai 2021(Xem: 5413)
Và tôi lại nghĩ: bọn… ’đỉnh cao trí tuệ’ này không tình không nghĩa, hữu thủy vô chung, tiền hậu bất nhứt. . . thì làm gì biết được Tiết Nhơn Quí là ai?“.
16 Tháng Giêng 2021(Xem: 5549)
Sợ không còn đủ tỉnh táo để viết nên điều gì ra hồn, chỉ mong đây là những cảm nghĩ rất thật về một giọng hát mà người đời sẽ tiếc nhớ khôn nguôi
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 5298)
thì tôi cũng đã có một nhìn nhận rõ ràng hơn về cái giới mà nhiều người cho là, hoặc tự họ cho là tinh hoa, ở Việt nam.