8:42 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

Bạo loạn 1970 ở Mỹ trầm trọng hơn xa bạo loạn 2020 - TS Nguyễn Tiến Hưng

30 Tháng Sáu 202012:01 CH(Xem: 6873)

LGT: Trong lịch sử nước Mỹ , TT Nixon đã tái đắc cử với kết quả kỷ lục vào năm 1972 mà dân Mỹ gọi là người Mỹ gọi là “landslide” (long trời lở đất) – vì Nixon đã thắng ở 49/50 tiểu bang. Ứng cử viên Đảng dân Chủ George McGovern chỉ thắng ở một tiểu bang làMassachussets và biệt khu Washington DC. Lý do chính là cuộc bạo loạn năm 1970 đã khiến cho cử tri Mỹ bỏ phiếu cho Đảng Cộng Hoà với TT Nixon qua khẩu hiệu “ tái lập trật tự và luật pháp “ (Restore law and order) . 

Phải chăng trước những cuộc biểu tình bạo loạn trong thời gian qua với các vụ cướp bóc, đốt nhà, cưỡng hiếp, chiếm đóng làm vùng đất vô chánh phủ .... sẽ làm đa số cử tri thầm lặng có phản ứng tương tự trong cuộc bầu cử sắp tới .  

Bạo loạn 1970 ở Mỹ 

trầm trọng hơn xa bạo loạn 2020

 

TS Nguyễn Tiến Hưng

 

baoloan

(Hình ảnh một cô gái trẻ bị sốc, la khóc bên cạnh thi thể một sinh viên bị giết ở Đại Học Kent State)

 

Nhiều người nghĩ là nước Mỹ chưa bao giờ trải qua nhiều biến động và bạo loạn như đang xảy ra. Nhưng thật ra, nhìn lùi lại lịch sử, chúng tôi đã từng thấy những diễn biến còn lớn hơn nhiều. Và sau mỗi lần như vậy, nước này lại tiến lên một nấc nữa về cải tổ xã hội.

--Tháng 5/2020: một cảnh sát chận cổ, gây nên một cái chết đau đớn.

--Tháng 5/1970: hai mươi chín Vệ binh Quốc Gia bắn 67 lượt đạn, giết chết bốnsinh viên và làm chấn thương chín sinh viên khác, chỉ trong vòng 13 giây. 

Cả nước Mỹ bàng hoàng. Lập tức, những cuộc biểu tình và bạo động lan rộng. 

Hơn 4 triệu sinh viên và học sinh khắp nơi đã “đình công” để chống đối, một cuộc bỏ học lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Tới 450 đại học phải đóng cửa.

Đây là vụ bắn chết sinh viên ở Kent State University (tiểu bang Ohio) vào ngày4/5/1970, cho nên còn gọi ngày này là “May 4 Massacre.” 

Khi bạo loạn lan tới thủ đô Washington thì thành phố này đã giống như một“trại vũ trang” (armed camp), và Lực lượng An Ninh phải đưa TT Richard Nixon tới Camp David hai ngày để cho an toàn.

Chiều chiều khi đi làm về, chúng tôi phải đi vòng thật xa, tránh né khu phố Pensylvania Avenue và Constitution Avenue – trước và sau Tòa Bạch Ốc – rồiqua cầu Key Bridge để về nhà ở Bắc Virginia.

Trong bài trước, chúng tôi không đề cập tới biến cố thật lớn này vì chỉ nhắc lại việc “tổng thống Mỹ điều quân ra phố.” Biến cố ở tiểu bang Ohio thì không phải tổng thống mà do thống đốc điều Vệ Binh tới đại học.

Bối cảnh

Thập niên 1960 là giai đoạn nước Mỹ rơi vào cảnh điêu linh do biểu tình, đậpphá, đốt nhà, trộm cướp.

Dư luận thường cho rằng biểu tình thời gian ấy là để chống Chiến tranh ViệtNam – như trong phim The Vietnam War - nhưng trong thực tế, biểu tình và bạođộng chống chiến tranh đã đi đôi với phong trào tranh đấu cho nhân quyền vànhiều phong trào khác. 

Sau cái chết của Mục sư Luther King, Jr. (bị ám sát ở Memphis, Tennessee ngày4/4/1968), phong trào biểu tình đã tăng tốc và lan tràn tới nhiều thành phố.

Trong ba năm 1968-1970, một số tổ chức còn kêu gọi bạo động cực đoan, như“Đảng Black Panther” hay “The Weathermen.” 

--“Đảng Black Panther” (Black Panther Party -BPP) là một tổ chức cách mạng của một số người Mỹ gốc Phi Châu, được thành lập vào năm 1966. Hoạt độngcủa đảng đạt cao điểm vào vài năm sau đó. Mục đích ban đầu là đi tuần tra các khu phố người da đen ở để bảo vệ cư dân khỏi sự tàn bạo của cảnh sát. Sau đó, đảng phát triển thành một nhóm Marxist, kêu gọi ‘vũ trang tất cả người Mỹ gốc Phi, giải phóng tất cả người da đen ra khỏi nhà tù, và bồi thường cho việc bịkhai thác trong nhiều thế kỷ.’ Về mặt xã hội thì đảng tổ chức những bữa ăn sáng miễn phí cho trẻ em và phòng khám y tế.

 

--“The Weathermen” – còn gọi là The Weather Underground - là một tổ chức thiên tả cực đoan, hiếu chiến. Chủ trương của tổ chức này đã leo thang dần dần tới mức đặt ra mục tiêu chính trị là tạo ra một đảng cách mạng để lật đổ những gì mà họ coi là “chủ nghĩa đế quốc Mỹ.”

Về hai tổ chức này thì TT Richard Nixon đã ghi lại trong Hồi ký The Memoirs of Richard Nixon:

“Tổ chức Weathermen là một chi nhánh của tổ chức “Students for Democratic Society.” Tại buổi họp của ‘Hội đồng Quốc Gia’ của bọn họ vàonăm 1969, The Wearhermen đã quyết định bắt đầu một chiến dịch mới chomột cuộc chiến ngấm ngầm (underground warfare), giết cảnh sát và đánhbom. 

Bạo động cách mạng là con đường duy nhất” (Revolutionary violence is the only way) là điểm đã được ghi vào thông cáo đầu tiên của họ. Vớikhoảng 1.ooo hội viên, ‘Weather Underground’ đã chia ra thành những toánđặc công nổi (secret floating commando-type units). 

“Cũng như với The Black Panthers, không có cách nào để biết được bọn họsẽ tấn công ở đâu và bằng cách nào.”

-- Students for Democratic Society (SDS) ban đầu là một phong trào tranh đấucho nhân quyền. Nhưng từ năm 1965 khi chiến tranh Việt Nam leo thang thìphong trào lớn mạnh. Nổi tiếng là cuộc biểu tình, tuần hành tại Washington vàotháng 4/1965, ngay sau khi TQLC Mỹ đổ bộ ở Đà Nẵng 

Và từ thời gian đó thì phong trào trở nên bạo động, dùng chiến thuật chiếmđóng những tòa nhà Hành Chính tại các đại học trên toàn quốc. 

Ở Mỹ có một chương trình cấp học bổng để tuyển quân mà đồng hương ViệtNam rất quen thuộc. Đó là chương trình ROTC (Reserve Officer Training Corps), có trụ sở tại khoảng 1.700 đại học. Học sinh mãn khóa trung học có thểnộp đơn để tham gia: chính phủ cấp học bỗng toàn phần (gồm học phí, sách vở, một số tiền chi tiêu hằng tháng) cho đến khi ra trường. Sau đó phải phục vụtrong quân đội tám năm. Có thể bắt đầu bằng ba (hoặc bốn) năm, rồi phục vụvới tính cách là sĩ quan trừ bị trong những năm còn lại. Đối với các sinh viên phản chiến thời đó thì ROTC đại diện cho quân đội Mỹ hay là “thế lực áp bức”.

 Phong trào SDS đã mãnh liệt chống đối chương trình ROTC ở Đại học Kent State. Mùa Thu 1966, SDS tổ chức những vụ “sit-in” để phản đối việc tuyểnquân. 

 

Ngày 1/4/1969 có cuộc xung đột giữa cảnh sát và một nhóm SDS tới chiếm cứtòa nhà Hành Chính của Đại học, đưa ra một danh sách những đòi hỏi. 

 Rồi xung đột cứ thế leo thang cho tới đỉnh khi có tin về chiến tranh Việt Nam đãtràn sang nước láng diềng.

Biến cố tháng 5/1970: “Kent State Massacre”

Ngày 30 /4/1970 TT Nixon lên TV tuyên bố rằng quân đội Mỹ và VNCH đãđánh sang Campuchia để tấn công trung tâm hoạt động quân sự của Cộng sản ở Nam Việt Nam. 

Ngay ngày hôm sau, 1/5/1970 biểu tình bắt đầu ở Đại học Kent (tiểu bang Ohio), rồi bùng nổ khoảng nửa đêm, vào lúc một nhóm người ra khỏi quán bar rượu. Họ ném các chai bia vào xe cảnh sát và cửa số hàng quán ở trung tâm thành phố. 

Chuông báo động rung lên khi cửa sổ ở một ngân hàng bị đập nát.

Thị trưởng thành phố Kent tuyên bố tình trạng khẩn cấp, điều dộng tất cả lựclượng cảnh sát của tỉnh và vùng lân cận tới giữ trật tự.

Nhiều viên chức hành chính cao cấp và các doanh nghiệp bị đe dọa. Tin đồn lanra là những toán cách mạng cực đoan đã có mặt ở Kent để phá hủy thành phố và trường đại học. 

Cảnh sát trưởng ở Kent báo cáo rằng theo một nguồn tin khả tín, thì có tới ba mục tiêu sẽ bị phá hủy: tòa nhà ROTC, Trung tâm Tuyển quân của Lục Quân, và nhà Bưu Điện. 

Cũng có tin đồn sinh viên sẽ bỏ chất hóa học LSD (lysergic acid diethylamide - gây ảo giác mạnh) vào nhà máy cấp nước của thành phố.

Trong một cuộc họp báo, Thống đốc Ohio Jim Rhodes đập bàn, cáo buộc sinhviên biểu tình là “un-American,” và là “những người cách mạng đang bắt đầu phá hủy đại học ở Ohio…Họ là loại người tồi tệ nhất mà chúng ta phải chịuđựng ở Mỹ.”

Rồi ông kết luận: “Bây giờ tôi muốn nói điều này: bọn họ sẽ không thể chiếmđóng khuôn viên đại học...chúng ta đang chống lại một nhóm cực mạnh, được đào tạo bài bản, và bạo động chưa từng có ở Mỹ.”

Vệ Binh Quốc Gia nổ súng

Ngày 4/5/1970, một cuộc biểu tình dự định được bắt đầu vào buổi trưa ở Đại học Kent. Ban giám đốc đại học đã cố gắng chận lại, phân phát 12.000 tờ thôngbáo cho các sinh viên về lệnh hủy bỏ cuộc biểu tình. 

Nhưng bất chấp lệnh, từng đoàn đã đến tập trung tại tòa nhà tên là “Commons”của trường đại học. 

Tiếng chuông từ Victory Bell rung lên, báo hiệu cuộc biểu tình đã bắt đầu. Chuông này thường chỉ để dùng khi nào đội bóng của Kent thắng cuộc trong mùa footbowl. 

Một số quân đội Bộ binh (Infantry) và Kỵ binh Thiết giáp (Armored Cavalry)cùng với Vệ binh Quốc gia Ohio và Cảnh sát của Đại học đã tới để phô trương lực lượng, thuyết phục đám đông. 

Một cảnh sát đi xe jeep đọc lệnh thật to: phải giải tán, nếu không thì sẽ bị bắt. 

Nghe vậy, đoàn biểu tình ào ạt ném đá vào cảnh sát. Xe jeep phải rút lui.

“Pigs off campus”

Vào khoảng trưa, Vệ Binh trở lại, và một lần nữa, ra lệnh giải tán. Cũng không thành công, nên họ phải dùng tới hơi cay để xử lý. Nhưng vì gió thổi mạnh, hơi cay không có tác dụng.

Lần ném đá thứ hai bắt đầu. Có tiếng hô to: “Những con heo ở đây hãy cút đi” (Pigs off campus).

Các ống khí cay được ném ngược trở lại đoàn quân.

Thế là 77 Vệ binh với lưỡi lê gắn trên súng M1 Garand tiến tới đoàn người biểu tình. 

Bất chợt, tiếng súng nổ. 

Bên nào bắn trước thì vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. 

Kết quả là: ít nhất có tới 29 trong số 77 Vệ binh đã xả súng, ước tính tới 67 lượtđạn, giết chết bốn sinh viên và làm chấn thương chín sinh viên khác, chỉ trongvòng 13 giây. Có nguồn tin cho rằng cuộc xả súng đã kéo dài tới một phút hoặc lâu hơn.

Hình ảnh một cô gái trẻ bị sốc, la khóc bên cạnh thi thể một sinh viên bị giết được tung ra. Cả nước Mỹ bàng hoàng. 

 

Giống như hình ảnh ông George Floyd bị chận cổ chết, nó đã trở nên một biểutượng, ghi lại một thời nhiễu nhương.

Bạo động lan tới khu vực Washington

Bắt đầu từ Đại Học Maryland ở College Park (nằm trong vành đai Washington): hằng ngàn người biểu tình tới chiếm đóng và phá hoại Tòa nhà Hành chính của Đại học, rồi tiến tới trụ sở ROTC.

Thống đốc Maryland Marvin Mandel điều Vệ binh Quốc gia tới dẹp loạn, nhưng không thành công. Một nhóm người đột nhập vào phòng lưu trữ quân phục ROTC của binh chủng Không Quân, thu lượm quần áo, rồi ném vào đám đông đứng bên ngoài. Có tiếng hô to: "Rotcee must go” – những kẻ tuyển quân phải ra đi. 

 

Trên tầng hai của tòa nhà, bàn ghế trong phòng hành chính của ROTC bị lật ngược, các hồ sơ bị vứt tung toé.

 

Cảnh sát mang dùi cui, hơi cay và chó để đối đầu với đoàn người biểu tìnhmang gạch, đá, và chai lọ đang tiến dần tới Quốc Lộ 1 để cản trở giao thông. 

 

Đêm hôm đó, khoảng 25 người bị bắt và 50 người bị thương. Tờ WashingtonPost gọi cuộc biểu tình này là "lớn nhất và bạo lực nhất trong lịch sử của trườngđại học." 

 

Thống đốc Mandel tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Từ xa xa, tiếng trực thăng nổầm ầm trên bầu trời. Lệnh giới nghiêm được áp đặt.

 

Thêm 48 người bị bắt giữ. 

 

Vệ binh mang súng M-16 với lưỡi lê có vỏ bọc đứng canh chừng. Tuy vậy,nhiều cửa sổ tiếp tục bị phá vỡ. Lửa bốc lên nghi ngút từ bên trong một tòa nhàtrong khuôn viên đại học. 

Đến ngày 12/5/1970 thì tình hình dịu xuống khi 1.100 Vệ binh Quốc gia tớituần hành liên tục để răn đe.

Thủ đô Washington thành “trại vũ trang”

 

baoloan1

(Từng đoàn xe buýt vây chung quanh Tòa Bạch Ốc ngăn chận biểu tình tiến vào bên trong)

 

Ngày 9/5/1970 (chỉ năm ngày sau vụ Kent), khoảng 100.000 người tớiWashington biểu tình. Thoạt đầu, để cố tránh cảnh xả súng như ở Kent, từngđoàn xe buýt - thay vì cảnh sát và vệ binh - đã được điều động tới để bao vâychung quanh Tòa Bạch Ốc, chận biểu tình tiến vào bên trong. 

Lực lượng an ninh cho rằng: cùng lắm thì cũng chỉ có bánh xe buýt bị đâm rạchvà cửa sổ bị  đập nát.

Theo ông Ray Price (người viết diễn văn cho TT Nixon) thì: "Thành phố này đãthành một trại vũ trang. Đám đông đập cửa sổ, rạch bánh xe, đẩy những chiếc xe đang đậu trên hè phố ra ngã ba đường để chận lưu thông. Bọn họ còn ném cảđệm giường từ trên cầu vượt xuống các xe đang chạy.” 

Rồi ông kết luận: “Đây không phải là sinh viên biểu tình, mà là một cuộc nộichiến."

Không những TT Nixon đã được đưa tới Camp David hai ngày để cho an toàn, mà theo Charles Colson (Luật sư của TT Nixon) thì quân đội đã được điều tớiđể bảo vệ chính phủ. Ông nhớ lại: “Binh sĩ từ Sư Đoàn Dù 82 đã có mặt dưới hầm tòa nhà Executive Office Building (nơi làm việc của nhân viên văn phòng tổng thống, nằm sát cạnh Tòa Bạch Ốc). Tôi xuống hầm nói chuyện với một vàingười và đi giữa các binh sĩ. Họ nằm trên sàn, dựa vào túi ba lô, mũ sắt, với dâyđai đạn cùng với súng trường. Và tôi nghĩ, 'Đây không thể là nước Mỹ. Đâykhông phải là nền dân chủ tự do lớn nhất trên thế giới. Đây là một quốc giađang có chiến tranh với chính mình'."

Kiểm điểm và cải tổ sau bạo loạn

Nước Mỹ là một nước năng động cho nên những vụ loạn lạc hay biểu tình thường lại dẫn đến những tiến bộ và cải tổ xã hội sau đó.

Về thảm cảnh 4/5/1970, dù Vệ Binh Quốc gia đã bắn 67 lượt đạn giết chết sinhviên, nhưng vì bạo động đã tới mức quá khích, đưa nước Mỹ tới cảnh xáo trộn, cho nên đa số người dân đã bất mãn với chính sinh viên. 

Một cuộc thăm dò của Gallup được thực hiện cho thấy: 58% số người đượcphỏng vấn đã đổ lỗi cho các sinh viên, 11% đổ lỗi cho Vệ binh Quốc gia, và31% không bày tỏ ý kiến

Năm tuần sau thảm cảnh, TT  Nixon đã lập ra một Ủy Ban – Ủy Ban Sranton  (Scranton là tên cựu thống đốc Pennsylvania, người điều khiển ủy ban) để tìm hiểu cho thật sâu tình trạng bất ổn tại các đại học. Đặc biệt là về những gì đãthực sự xảy ra ở Kent và những lý do tại sao.

Sau cùng, 24 sinh viên và một giáo sư đã bị truy tố về cuộc biểu tình và vụ đốtcháy tòa nhà ROTC.

Mặt khác, Tòa cũng truy tố năm Vệ Binh về trọng tội (felony), và kết án tội nhẹ (misdemeanor) một số khác. Vệ binh kháng cáo rằng họ đã phải nổ súng để tựvệ vì những bạo động trong mấy ngày trước đó đã làm cho họ hết sức lo âu vàtin rằng chính mạng sống của mình đã bị đe dọa.

Bài học từ vụ việc đã được rút tỉa, buộc Vệ binh Quốc Gia phải kiểm tra lại các phương pháp kiểm soát đám đông. 

Khí giới mà Vệ Binh đã dùng ngày 4/5/1970 tại Kent State là loại giết người (lethal), như súng trường M1 Garand có nạp đạn, lưỡi lê, và lựu đạn khí. 

Trong những năm sau, Quân đội Mỹ bắt đầu chế tạo các phương tiện ít nguyhiểm hơn (như đạn cao su) để giải tán biểu tình khi cần.

Phương cách để ‘kiểm soát đám đông’ và ‘chiến thuật dẹp bạo động’ cũng đượcchỉnh sửa để giảm thiểu xu hướng gây hấn.

Có hai kết quả nổi bật: 

Thứ nhất, thành lập một viện tại Đại học Kent để nghiên cứu những phương pháp ứng xử, gọi là ‘Center for Peaceful Change’- Trung tâm giúp thay đổi một cách ôn bình (1971). Viện này phát triển và trở thành ‘The Center for Applied Conflict Management’ (CACM) - Trung tâm Quản lý Xung đột Ứng dụng (CACM); và 

Thứ hai, thành lập một ‘Institute for the Study and Prevention of Violence’ - Viện nghiên cứu và phòng chống bạo lực (1998).

Phần lớn những kết quả nghiên cứu đã được áp dụng trong các tình huốngtương tự sau này, như các cuộc bạo loạn ở Los Angeles năm 1992, vụ rối loạnsau trận bão Katrina năm 2005, và bây giờ, trong những bạo loạn sau vụ Floyd ở Minneapolis, Chicago và Los Angeles. 

Hai bối cảnh: 1970 và 2020

Hiện nay, hệ lụy theo sau biến cố George Floyd vẫn tiếp tục gia tăng. 

Những đòi hỏi của nhóm quá khích tại khu tự trị ‘autozone’ ở thành phố Seatle,như cung cấp thực phẩm và nhà ở, bảo hiểm sức khỏe, tự do nhập cư, cùng vớinhững vụ đập phá, lôi kéo tượng đài kỷ niệm ở nhiều thành phố - kể cả ở thủ đôWashington - đang làm cho nhiều người lo ngại cho một nước Mỹ loạn lạc.

Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử 50 năm trước đây thì ta thấy rằng: về tầm mứcbạo động thì hoàn cảnh 1970 còn trầm trọng hơn xa hoàn cảnh 2020.

Về số người biểu tình từ tháng năm tới nay cũng ít hơn là 4 triệu sinh viên thamgia năm 1970 khi 450 đại học phải đóng cửa.

Tại Washington DC thì Sư đoàn Dù 82 (đóng ở Fort Bragg, North Carolina) cũng chưa phải đến để bảo vệ chính phủ, và trực thăng cũng chưa phải đưa TT Trump đi nánh lạn.

Cũng nên so sánh phong trào “Black Life Matters” (BLM) năm 2020 với“Black Panthers Party” (BPP) năm 1970. BPP kêu gọi ‘vũ trang tất cả những người Mỹ gốc Phi Châu, giải phóng tất cả người da đen ra khỏi nhà tù, và bồithường cho việc bị khai thác lao động trong nhiều thế kỷ.’

Và những đòi hỏi quá khích như giải tán cảnh sát (2020) thì cũng không thể so sánh với đòi hỏi “lật đổ chủ nghĩa đế quốc Mỹ” của The Weather Underground (1970).

Tổng kết về những khó khăn của nước Mỹ năm ấy, TT Nixon ghi lại trong Hồiký:

“Từ tháng 1/1968 qua tháng 4/1970 – dù ước tính một cách bảo thủ, thìcũng đã có tới 40.000 sự cố

“Trong năm học 1969/1970, khủng bố đã thực hiện tới 174 cuộc đánhbom lớn, và mưu toan đánh bom tại các đại học.”

Dù vậy, sau 1970 nước Mỹ đã trổi dậy và tiếp tục tiến bộ về mọi mặt (đang khi Liên Xô đã sụp đổ). Cho nên, đừng nghĩ rằng nước Mỹ sẽ đi đến loạn lạc vàlàm mất vài trò lãnh đạo thế giới. 

Sau khi đã cải tổ Vệ Binh Quốc Gia, bây giờ đến lượt cải tổ Lực lượng Cảnh sát. TT Trump đã ký sắc lệnh, và Quốc Hội đang chuẩn bị để có thể thông qua một đạo luật mới về vấn đề này trước Lễ Độc Lập ngày 4/7/2020.

Bạo loạn tác động đến bầu cử: từ Nixon tới Trump

Những hành động phi luật pháp, vô trật tự năm 1970 đã khởi động mạnh từ saukhi TT Nixon đẩy cuộc chiến Việt Nam sang Campuchia.

Nhưng đến khi vận động cho nhiệm kỳ hai thì ông lại dùng chính cảnh bạo động để thuyết phục cử tri. Lập trường tranh cử 1972 của TT Nixon dựa trên hai cộttrụ chính yếu được gắn vào hai khủng hoảng của thời cuộc: “Restore law and order and provide new leadership for the Vietnam War”- tái lập trật tự, luậtpháp, và cung cấp lãnh đạo mới cho cuộc chiến Việt Nam. 

Ta thấy ông đã đặt nhu cầu vãn hồi trật tự và luật pháp trước cả chiến tranh Việt Nam. 

Và ông đã thắng cử (ngày 7/11/1972). Lại đại thắng – người Mỹ gọi là “landslide” (long trời lở đất) – vì Nixon đã thắng ở 49/50 tiểu bang. Ứng cứviên Đảng dân Chủ George McGovern chỉ thắng ở một tiểu bang làMassachussets và biệt khu Washington DC.

Chính trị nước Mỹ - nhất là về bầu cử tổng thống – thì thật là khó hiểu. 

Chúng tôi đã sinh hoạt ở quốc gia này trên dưới là 62 năm – và sinh hoạt ở ngaytrung tâm chính thống của xã hội, chứ không phải ở ngoại vi, mà cũng chỉ hiểubiết được một phần nào về chính trị nước Mỹ, nhất là về bầu cử tổng thống.

Trong cuộc bầu cử sắp tới (3/11/2020), TT Trump – cho tới nay và qua hai lần vận động ở Tulsa (Arkansas) và Phoenix (Arizona) xem ra đã rập theo cáikhuôn của TT Nixon, đó là đặt nặng vấn đề trật tự và luật pháp. Ông cũng hayđưa ra viễn tượng thành công về thuốc chữa trị và chủng ngừa coronavirus.

Nước Mỹ năm 2020 là một nước Mỹ mới, nó khác với nước Mỹ 1970 về dânsố, sắc tộc, mức độ chia rẽ nội bộ, và phạm vi hoạt động của truyền thông. Thêm vào đó là phức tạp của truyền thông xã hội. 

Bầu cử lại xảy ra trong bối cảnh đại dịch Coronavirus, gây nên một tình trạngđặc biệt ̣chưa bao giờ từng có trong lịch sử nước Mỹ - đó là ‘lockdown’ cả nền kinh tế - mà TT Trump phải đương đầu.  Đây là những khó khăn mà chưa cótổng thống nào gặp phải.

Câu hỏi đặt ra là liệu ông Trump có vãn hồi được trật tự cho nước Mỹ và kiềm chế được sự tăng tốc của đại dịch trước ngày bầu cử? 

 

Tác giả: TS Nguyễn Tiến Hưng, nguyên giáo sư kinh tế tại N.C. Wesleyan College, Trinity College, và Howard University, và là kinh tế gia của Quỹ TiềnTệ Quốc Tế (1966-1070). Ông là cựu Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH từ năm1973 đến 1975, và là phụ tá về Tái Thiết của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản – ngoài những sách về kinh tế – cáccuốn “The Palace File” (Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập) (1986), “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” (2005), “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” (2010) và “Khi Đồng Minh Nhảy Vào” (2016).

***

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Một 2012(Xem: 15471)
Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm. Con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13759)
Đừng hối tiếc những sai lầm đã phạm. Có rất nhiều việc buộc chúng ta phải lầm lạc. Chúng ta là con người, cho nên chúng ta lầm lạc
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14053)
Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14777)
Người ta bảo rồi thời gian sẽ xóa nhòa hết nhưng cho mãi nhiều năm sau này, tôi không bao giờ quên được hình ảnh Mai nằm trên chiếc bàn ở bệnh viện
16 Tháng Mười Một 2012(Xem: 17877)
Nhưng dù có đi đâu, ở đâu, mỗi khi bắt gặp cơn mưa đầu mùa, lòng ta lại nhớ về cái âm thanh lộp độp của những tàu chuối sau hè…
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13399)
Ước mong Thái Thụy Vy, nhà-thơ-yêu-màu-tím, sáng tác nhiều hơn để cho vườn hoa văn học Việt Nam hải ngoại nói riêng mang nhiều sắc thái độc đáo, và để cho nền văn học Hoa Kỳ nói chung, vốn đã đa dạng lại càng thêm phong phú.
11 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13991)
"Hai bờ Bến Hải" vẫn còn khi đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng trân tráo, ngang ngược, dựa vào thế và lực của Tầu và súng đạn chúng đang có trong tay, nên cứ chà đạp dân quyền và nhân quyền toàn thể dân tộc Việt
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13541)
Còn tôi, tôi không thể nhìn cảnh trí nơi đây một cách bàng quan như thế. Tôi không thể nhìn nó mà không kèm theo những xúc động vui buồn hết sức riêng tư.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13881)
Qua câu chuyện của hai người già, bộ phim có lẽ đang nhắn nhủ một điều rất trẻ: lắng nghe, yêu thương và để những người thân của chúng ta được sống với đam mê của họ. Vì cuộc đời rất ngắn.
29 Tháng Mười 2012(Xem: 16447)
Ngay lúc đó, nó đã mong sẽ thôi không lớn nữa, cứ sống mãi với ruộng vườn cùng với ông bà ngoại trong căn nhà gỗ, với ánh đèn dầu và lũ bạn rách rưới tinh ranh vẫn hằng đêm cùng nó đọc làu làu những con chữ đầu đời.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 16124)
Hơn ba mươi năm lìa bỏ quê ra đi, tôi đã trở lại ba lần. Cả ba lần, không lần nào tôi tìm được quê hương ngày xưa. Tất nhiên tôi không buồn vì những thay đổi ngoại cảnh
22 Tháng Mười 2012(Xem: 18621)
Đúng như vậy, vào khoảng hơn mười giờ sáng, tôi thấy anh tới phòng, chào và nói một câu tôi nghe quá quen thuộc. Dịch ra tiếng Việt thì anh đã nói: “Tôi là Frostic đây, thầy còn nhớ tôi không?”
21 Tháng Mười 2012(Xem: 15754)
Từ chuyến đi đó đến nay, tôi đã nguyện với lòng mình rằng tôi sẽ không bao giờ trở về cho đến khi nào quê hương Việt Nam không còn bóng ma cộng sản đã gây ra bao nhiêu cảnh tang tóc đau thương cho quê hương, cho đồng bào của tôi.
21 Tháng Mười 2012(Xem: 18316)
Cười ha hả Hiệu và Bảng đi ra sau lái tàu để một mình Đạt đứng tần ngần nhìn dòng kinh nước trong một màu vàng của phèn. Người lính trẻ mới đổi về đơn vị tác chiến của hải quân chợt thở dài.
18 Tháng Mười 2012(Xem: 17779)
Chính nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh, và tất nhiên nó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn nữa. Điều ngọt ngào nhất bao giờ cũng đến phía sau những nỗi cô đơn dù không thể diễn tả thành lời.
16 Tháng Mười 2012(Xem: 26120)
Bộ môn nghệ thuật của miền Nam trước 1975 biểu tượng sự tự do và phóng khoáng với những khuôn mặt vang bóng một thời
13 Tháng Mười 2012(Xem: 16481)
Mẹ có thể dạy con cách chia sẻ, nhưng không thể bắt con sống quảng đại Mẹ có thể dạy con niềm kính trọng, nhưng không thể ép con tôn trọng người
08 Tháng Mười 2012(Xem: 21036)
Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?
02 Tháng Mười 2012(Xem: 16673)
Tôi làm thơ không phải để in và bán. Tôi làm thơ cho những trăn trở và mất mát của riêng tôi và dường như có sự thôi thúc của người chồng quá cố của tôi như là anh đã chọn cho tôi
01 Tháng Mười 2012(Xem: 17004)
Chiến tranh đã cướp mất tuổi thanh xuân của bao nhiêu người vợ trẻ. Chỉ còn lại Việt Nam, một quê hương điêu linh, một dân tộc bất hạnh triền miên trong chiến tranh và nghèo khó.
30 Tháng Chín 2012(Xem: 20935)
Bạn bè đồng lứa có đứa đã biết e ấp làm điệu với những bạn trai, với những người tình, nhưng tôi chưa một lần xao xuyến với những cái lẻ tẻ này.
29 Tháng Chín 2012(Xem: 17498)
Cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài 30 năm đã để lại cho thành phố Sài Gòn, đồng thời cũng là thủ đô của Nam Việt Nam những hệ lụy thuộc về lịch sử. Đấy là thành phố “được" giải phóng và trước khi “được giải phóng” ngay trong lòng của nó đã có những cuộc tương tàn
28 Tháng Chín 2012(Xem: 18051)
Bác sĩ Nguyễn văn Phúc (Medical Doctor), là một thuyền nhân (boat people) Việt Nam, theo gia đình qua Tây Đức lúc 18 tháng. Bác sĩ đã tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại đại học Giessen, Cộng Hoà Liên Bang Đức năm 2005 lúc 26 tuổi
27 Tháng Chín 2012(Xem: 18919)
Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quà quý giá nhất mà chúng ta được tặng từ khi mới chào đời.
26 Tháng Chín 2012(Xem: 17414)
“Về hưu làm chi? Phải làm việc cho đến khi chết. Một đời đẹp nhất, có ý nghĩa nhất, đáng sống và ích lợi nhất là làm việc cho đến chết. Có việc làm đều đều, hàng ngày bận rộn, sẽ kéo dài tuổi thọ
24 Tháng Chín 2012(Xem: 17884)
Khá lắm! Khá Lắm! Dám làm dám chịu, thật là anh hùng! Dĩ nhiên là chú biết… Nhưng đó là một kỷ niệm thời thơ ấu mà! Ngày xưa chú còn nghịch ngợm hơn cháu nữa đấy! Cảm ơn cháu có lời chúc!
23 Tháng Chín 2012(Xem: 20623)
Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái … đít của họ một cái… ghế! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau” … Cái mặt đã trở thành “một vấn đề”!
21 Tháng Chín 2012(Xem: 16922)
Do đó, quan niệm đó đã đến lúc phải thay đổi. Người phụ nữ Việt Nam đã đến lúc phải được bình đẳng. Bình đẳng không phải vì quyền lợi mà để nhận trách nhiệm xây nước và dựng nước.
17 Tháng Chín 2012(Xem: 18667)
Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt
11 Tháng Chín 2012(Xem: 19925)
Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm: " Cương ơi ! Mầy có linh thiêng thì về đây hút với tao một điếu ! ". Tự nhiên, tôi ứa nước mắt!
09 Tháng Chín 2012(Xem: 19477)
Tôi yên tâm và tiếp tục chăm chú học nhưng… chỉ hơn một tuần sau, vào một ngày cách đây hơn bốn chục năm. Tôi được tin Mẹ tôi bị đứt mạch máu và qua đời! Vâng, Mẹ lại nói dối tôi và đây cũng là lần nói dối cuối cùng của Mẹ !!!
07 Tháng Chín 2012(Xem: 21202)
nỗi cô đơn buồn bã hay hoài niệm về một quãng đời đã mất! Tôi thương ông cụ, và nghĩ đến tuổi già mai sau của tất cả chúng ta. Cụ ơi, bài hát đó là bài gì vậy cụ ???
06 Tháng Chín 2012(Xem: 39101)
Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận.
03 Tháng Chín 2012(Xem: 18902)
Duy có điều đáng lưu ý là phần kết luận của cuốn phim. Phần thông điệp chính của cuốn phim có thể làm cho chúng ta bất bình và đau đớn. Phải chăng đây là cuộc sống thực sự của các gia đình Việt Nam tan tác trong chiến tranh và đoàn tụ trong hòa bình.
02 Tháng Chín 2012(Xem: 19874)
Một món quà từ cô bé mắt màu xanh biển và tóc màu cát đã dạy tôi biết coi trọng thời gian của cuộc sống và biết nhận thấy sự yêu thương.
01 Tháng Chín 2012(Xem: 21268)
Không trách, mà còn khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người…
31 Tháng Tám 2012(Xem: 19320)
Nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây của đại diện Bắc Hàn với những lời tuyên truyền ca tụng tốt đẹp về nước này, xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết sau đây để biết thêm phần nào sự thật về Bắc Hàn.
29 Tháng Tám 2012(Xem: 20633)
Kiếp phù sinh như hình như ảnh; Có chữ rằng vạn cảnh giai không. Ai ơi lấy Phật làm lòng, Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
28 Tháng Tám 2012(Xem: 19882)
Tôi tự hỏi, đối với bà, đâu là nỗi đau lớn nhất trong 13 năm này: những đau khổ về thân xác trong trại cải tạo, hay nỗi đau tình cảm phải chia lìa với gia đình và con dại? Thời gian có xoa dịu được những nỗi đau này không? Hay mất mát sẽ vĩnh viễn là mất mát?
27 Tháng Tám 2012(Xem: 19168)
Dung kinh ngạc, không ngờ Sơn lại có nhiều bằng hữu đến thế. Lành lặn cũng nhiều, tàn phế cũng không ít. Cũng có những người đàn bà mắt ngấn lệ, ngập ngừng buông những nắm đất phủ trên quan tài của Sơn
26 Tháng Tám 2012(Xem: 18105)
Ý nghĩ và hành động xấu xa, tàn ác hung dữ thì nên diệt ngay trong ý nghĩ, không cho phát sinh. Nếu lỡ đã tiến hành thì nên ngừng lại và dứt bỏ không làm nữa.
24 Tháng Tám 2012(Xem: 19360)
bà không nỡ quay mặt với họ, dù rằng bà đau đớn vì mất đi hình ảnh người em ruột thân thương gần gũi ngày xưa, dù rằng bà xấu hổ giùm người em ruột tham lam, tính toán và ích kỷ bây giờ. Và nỗi đau đớn ấy, sự xấu hổ ấy sẽ theo bà về Mỹ, và theo bà cho đến hết cuộc đời.
23 Tháng Tám 2012(Xem: 28089)
để tưởng nhớ người bạn gẫy cánh trên chiến-trường các bay trên nơi bạn mình rớt mở canopy ném xuống cho bạn một bao thuốc lá Lucky-strike. Hôm nay nhớ anh viết về anh, tôi đốt một điếu thuốc để đay cho anh, mong anh thích Marlboro lights .
23 Tháng Tám 2012(Xem: 20382)
ng ngày 1-5, tôi bước ra khỏi Bệnh xá, đứng trên Quốc lộ 4, tôi nhìn về hướng Cần Thơ, thấy mặt trời lên đỏ rực, báo hiệu một ngày mới. Lúc đó tôi không hề biết rằng, đó là cái ngày đầu tiên của một hành trình bi thảm khác, có tên gọi là “Mạt Lộ”.
21 Tháng Tám 2012(Xem: 20877)
Mấy đứa nhỏ ở nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa. Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể ù lì chờ nước tới chân mới nhảy.
15 Tháng Tám 2012(Xem: 21433)
tất cả gặp nhau một chút rồi chia tay. Từng ngày hãy gieo vào tâm thức những hạt giống thiện lành, thay vì phá hoại cuộc sống mình và người bằng những tâm hành tiêu cực!
14 Tháng Tám 2012(Xem: 18103)
Và vì vậy mà tôi biết, sẽ có một ngày, tôi bỏ lại tất cả nơi đây để về với mẹ. tôi chỉ xin lạy Phật ngàn lạy, vạn lạy mà cầu cho ngày đó đến trước khi quá muộn
13 Tháng Tám 2012(Xem: 19278)
Đứa con út ốm đau Vẫn hằng đêm đòi sữa Chẳng còn gì bán nữa Ngoài giọt máu mẹ cha
11 Tháng Tám 2012(Xem: 21819)
Giọt nước mắt của người chồng Mỹ với người vợ Việt, của người cha Mỹ khóc thương cho đứa con trai vắn số cũng mặn như giọt nuớc mắt của bất cứ người chồng người cha nào khác . Có khác gì đâu. Vô thường!
08 Tháng Tám 2012(Xem: 21018)
Lòng từ thiện, nỗi thương tâm về một hoàn cảnh, về một người nào đó...sẽ không bao giờ có biên giới, có lằn ranh, có sự phân biệt xã hội, chủng tộc.