11:55 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

GIỮ HUẾ ... BỎ HUẾ - CHU MAI

29 Tháng Ba 20203:23 CH(Xem: 7149)
GIỮ HUẾ ... BỎ HUẾ*

Tôi và Thu Hình Viên đồng sự đi công tác chung phóng sự chiến trường như hình với bóng, là nhân chứng cho nhau mỗi lần ra mặt trận và về lại Đài THVN9 tại 9 Hồng Thập Tự, vào câu lạc bộ nâng ly ăn mừng được toàn vẹn như khi rời cổng khởi hành công tác lịnh!
Như đã xác định trong bài tường thuật may mắn thoát khỏi hỏa ngục “tái chiếm Ban Mê Thuộc Hụt”, tôi chỉ ghi lại sự kiện tai nghe mắt thấy mà không phê phán chê khen.
Tại Quân Khu 1, tôi cũng chỉ viết lại những gì nghe và thấy trên bước đường trải qua.

Giữ Huế...Bỏ Huế!

Từ Nha Trang,Thu Hình Viên Lê Chí Đức về lại Sài Gòn bằng Air VN.
Tôi không được phép về, mà phải ở lại Đài Truyền Hình Nha Trang, chờ qua sáng ngày 23-3-1975, C130 của Sư Đoàn 5KQVNCH đáp,đón bay ra Đà Nẳng,tiếp tục công tác tường trình tin tức từ vùng hỏa tuyến Trị-Thiên với Thu Hình Viên Nguyễn Văn Đông.
Trung Ương chỉ sắp xếp phương tiện chuyển vận cho Tôi với Đông ra tới Đà Nẳng.
Còn từ Đà Nẳng bay ra Huế,Tôi phải tự lo liệu xoay sở lấy.
Mà nhờ vào kinh nghiệm chiến trường những lần trước đây,cộng với sự liên lạc quen biết đã có sẵn,Tôi gọi điện thoại “Khánh Vân” xin nối vào trung tâm hành quân vùng 1 nhờ trực thăng công tác “có giang” ra Huế với nhiệm vụ chứng tỏ VNCH quyết tâm “Giữ Huế” như lời Tướng Trưởng đã từng xác quyết!
Sĩ quan hoa tiêu trực thăng là Đại Uý Thành Cối có nhiệm vụ bay ra Thuận An đón phi hành đoàn Chinook hư hại hỏng tàu!
Vì nhận ra nhau là bạn cùng khoá 6/68SQTB,nên Thành Cối(hổn danh vì vác súng cối ra bãi tập bắn) đã cất cánh bay dọc theo quốc lộ 1 để Thu Hình Viên Đông quay cảnh kẹt xe do vc pháo loang lỡ cắt đứt đường lưu thông.
Lác đác dọc đèo Hải Vân,rất nhiều lương dân lùa trâu bò,chia ra từng toán chạy bộ từ hướng Huế vào Đà Nẳng.
Khi trực thăng xuống tới chân đèo phía Lăng Cô, xe nhà binh lẫn xe đò hành khách và cả xe dân sự chen lấn nhau về hướng Đà Nẳng thành hàng ba, có nơi hàng bốn không thấy nhúc nhích, di chuyển lên đèo, mà kẹt cứng vì một vài xe hàng bị bắn lật ngang chắn đường,vật dụng vương vãi tung toé khắp nơi không người dọn dẹp!
Đông móc khóa dây nịt an toàn ngồi bệt trên sàn tàu, sát thành cửa quay đầy đủ hình ảnh đoàn xe chen chúc mất trật tự bên dưới. Tôi thấy rất nhiều người đưa tay vẫy,một cách vô vọng.
Trưa hôm đó,Thành Cối thả Tôi và Đông xuống bãi đáp trước tư dinh Tỉnh Thị Trưởng Thừa Thiên,Huế.Với lời dặn dò trước khi cất cánh:
“Nếu muốn vô Đà Nẳng thì về Thuận An sẽ có tàu và may mắn hy vọng gặp lại”.
Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ, từ Tổng Cục CTCT Sài Gòn ra thay thế Đại Tá Tôn Thất Khiêm, bị bay chức vì vụ cảnh sát dã chiến của Thiếu Tá Liên Thành xô xát, đụng độ với đám con chiên biểu tình ủng hộ linh mục Trần Hữu Thanh diển thuyết chống tham nhũng tại Huế.
Vì quen biết nhau, nên ĐT Duệ cho tôi mượn xe công xa tỉnh mang số ẩn tế lái quanh thành phố để Đông quay phim thu thập hình ảnh thực hiện phóng sự sinh hoạt Cố Đô Huế!
Con đường Lê Lợi bị chận kẽm gai. Giới hạn sự lưu thông vào ra toà hành chánh tỉnh.
Lính Địa Phương Quân Thừa Thiên tạo ra nhiều nút chận kiễm soát, canh gát cẩn mật quanh yếu khu. Ty bưu điện hoạt động bình thường. Đài Truyền Hình Huế tê liệt vì không có nhân viên. Chỉ có Cảnh Sát Dã Chiến giữ anh ninh bảo vệ đài.
Tôi và Đông vào đài ở số 15 Lý Thường Kiệt lấy điện thoại gọi về Tổng Cuộc Trưởng Truyền Thanh Truyền Hình Sài Gòn cho biết tình hình Huế.
TT Lê Vĩnh Hòa ra lịnh Tôi với Đông ở lại đó ngủ giữ đài để Ông tìm cách liên lạc trưởng đài Từ Tôn Sa.
Tôi dứt khoát trả lời thượng cấp:”Thưa Trung Tá, tụi Em không thể nào chấp hành lịnh ban ra. Nếu muốn liên lạc chỉ thị gì thêm xin gọi về tư dinh Đại Tá Duệ vì tụi em sẽ tạm trú ở đó tối nay.”
Sau đó, tôi lái xe qua cầu Trường Tiền, quẹo mặt theo con phố chính Trần Hưng Đạo để Thu Hình Viên Đông quay phim cảnh ngôi chợ chính Đông Ba đang vội vã chuyễn mình theo cơn sốt chiến tranh từ vùng cao loan truyền về.
Người mua cũng như kẽ bán đều tỏ vẽ lo âu, hối hả gần như là hốt hoảng một cách phi lý vô cớ!
Nhân viên công lực cảnh sát quốc gia vẫn hiện diện trên phố, ở phía cuối chợ về phía Gia Hội.
Ty ngân khố Thừa Thiên dày đặc cô nhi quả phụ chờ chực lảnh lương cấp dưỡng.Nhưng phát ngân viên vắng mặt sau vuông cửa sắt.
Họ hy vọng tiền Sài Gòn gửi ra bằng hàng không Air VN, thường thường vào buổi chiều, cho nên vẫn cố nán đợi. Họ đâu biết đường hàng không gián đoạn hơn tuần nay.
Cố Đô Huế thật là yên tỉnh, không nghe tiếng súng giao tranh,lẫn tiếng pháo kích của địch quân, nhưng đối với người dân tại đây, hơn lúc nào hết, họ không hề nói ra kễ từ sau biến cố Tết Mậu Thân, thường xuyên nghe ngóng tin tức chiến sự qua radio BBC, nên biết rất rõ tình hình,tự cảm nhận cường độ chiến tranh đã đến mức căng cứng có thể bất ngờ nỗ toang, khó lường cho nên sinh hoạt dồn dập cẩn trọng khác thường.
Chiều tối,tôi và Đông về lại tư dinh ĐT Duệ trả xe và được mời ăn tối chung với Trung Tướng Lâm Quang Thi,Tư Lịnh Tiền Phương vùng hỏa tuyến Trị-Thiên,Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm,Tư Lịnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh.
Trung Tướng Thi ngồi chủ tọa chính giữa. Bên tay mặt Ông là Đại Tá Duệ và Trung Tá Tùng,Tiểu Khu Phó Thừa Thiên Huế. Rồi đến Thu Hình Viên Nguyễn Văn Đông.
Phía bên tay trái Tướng Thi, đầu tiên là Chuẩn Tướng Điềm. Rồi tới Tôi.
Mới bắt tay giới thiệu chào hỏi nhau cho có lệ thì chuông điện thoại ren lên và vị sĩ quan cấp uý nhấc máy nghe, sau đó đưa cho Đại Tá Duệ tiếp chuyện!
Cả bàn tiệc ai cũng im lặng như lắng nghe và tất cả mọi cặp mắt đều chăm chú nhìn về chỗ ĐT Duệ đứng nghe điện thoại.
Tôi nghe Ông Duệ nói to:”Trình Trung Tướng cho phép Tôi tháo kho gạo an toàn ra phân phối cho anh em quân nhân, cán bộ tử thủ”!
(Tôi đoán là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng,Tư Lịnh Quân Đoàn 1 chuyển lịnh Sài Gòn BỎ HUẾ”
Đột ngột, ĐT Duệ dùng tay trái chỉ Trung Tướng Thi và quắc về hướng mình.
Nhưng TT Thi chỉ đứng dậy tại chỗ và khoát hai tay quá đầu ra hiệu như không có mặt tại đây, không muốn nhận chỉ thị.
Chuẩn Tướng Điềm cũng đứng lên theo làm thủ hiệu giống TT Thi, không muốn tiếp điện thoại để cho ĐT Duệ “lảnh đủ” trực tiếp nhận lịnh “BỎ HUẾ”!
ĐT Duệ dùng tay trái bịt ống nói điện thoại. Nói với Tôi và Đông:
-“Thượng-Châu với anh em TV vui lòng lên lầu ăn tối với phi hành đoàn trực thăng.
Vì họp mật chiến sự khẩn cấp,không thể có mặt hai em”!
Tôi và Đông hấp tấp rời ghế quên cả chào biệt ai cả.
Khi vào phía sau, tôi nói nhỏ với Đông:”Tụi mình phải cẩn trọng đêm nay”.
Đêm 23 tháng 3-1975, Huế hoàn toàn tỉnh mịch yên tịnh. Tai tôi không nghe tiếng súng từ xa vọng lại. Tôi đã có trọn vẹn giấc ngủ không bị quấy rối, hốt hoảng thức dậy bởi bom đạn vùng hỏa tuyến.
Sáng sớm hôm sau, tôi với Đông bị Đại Tá Duệ “bỏ rơi”, không cho tháp tùng theo đoàn xe quân sự do Ông chỉ huy. Ông đã to tiếng, cao giọng gắt tôi:”Thượng Châu lo về lại Sài Gòn đi. Anh không thể cho em theo”!
Rồi Ông phác tay ra lịnh đoàn xe di chuyển bỏ tôi và Đông sững sốt chưng hững giữa sân rộng tư dinh Tỉnh Thị Trưởng Thừa Thiên Huế.
Trong lúc phân vân chưa biết làm thế nào để di chuyển xuống biển Thuận An, thì có trực thăng Air America đáp ngay trước tư dinh sát bên đường Lê Lợi.
Đông quay phim, tôi xấn tới bất chấp tiếng động cơ in ỏi, chìa thẻ MACV xin rời khỏi Huế.
Đây là chuyến bay đặc biệt của tòa tổng lảnh sự Mỹ tại Đà Nẳng, nhằm di tản trung tâm văn hóa Mỹ tại Huế.
Nếu không có chuyến bay này, chắc chắn Tôi và Đông sẽ tìm phương tiện về bãi biển Thuận An để theo cánh quân TQLC rút vào Đà Nẳng.
Không bị vc pháo hoặc bắn chết, thì cũng bị bắt làm tù binh cùng với hàng ngàn quân cán chính của vùng địa đầu hỏa tuyến Trị-Thiên!
vc không hề tấn công Huế như hồi Tết Mậu Thân, mà lịnh rút quân “BỎ HUẾ”đã được cấp trên ban ra, buộc lòng sĩ quan thừa hành nhận lịnh phải làm theo.
Điều này, cho thấy kế hoạch “di tản chiến thuật”không có thời giờ chuẩn bị, cơ sở quân dụng nặng bỏ tại chỗ, chỉ mang theo súng đạn cá nhân và xe cộ hạng nhẹ lưu động dễ dàng!
Quân nhân các cấp mang súng đạn cá nhân làm sao chiến đấu khi đụng vc hỏa lực dồi dào.
Theo tôi, vũ khí cá nhân chỉ dùng để tự sát, khỏi lọt vào tay địch vào thời điểm “BỎ-CHẠY”!
Tôi và Đông vào tới phi trường Đà Nẳng 10 giờ sáng 24-3-1975 đã có tin tổng đài điện thoại “Khánh Vân Đà Nẳng” mất liên lạc với tổng đài điện thoại “Minh Châu Huế”!
Bữa ăn tối cuối cùng trước ngày “BỎ-HUẾ CHẠY” gồm 6 người, ba người đã quá vảng là Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm,TLSĐ1BB rớt máy bay trực thăng tử trận ở Quảng Ngải.
Đại Tá Nguyễn-Hữu-Duệ qua Mỹ sau ngày Sài Gòn mất đã mãn phần vì bịnh tại San Diego.
Trung Tá Tùng sau khi định cư tại San Diego đã qua đời vì bịnh tim! Người còn sống là Trung Tướng Lâm Quang Thi ở Bắc California.
Thu hình viên Nguyễn Văn Đông ở Paris.
Và,Tôi ngụ tại nhà vườn Escondido Nam California.
Đại Uý hoa tiêu trực thăng Thành Cối OC,thỉnh thoảng tham dự họp khoá 6/68SQTB Tôi có gặp.
*BBT

Image may contain: one or more people, people walking, crowd, outdoor and text
Image may contain: one or more people and outdoor, possible text that says 'ĐÈO HÁI-VAN'
Image may contain: 6 people, including Mai Chu, people smiling
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 9830)
liệu có ai nhớ đến bạn ngoài những thân nhân và bạn bè cùng khóả Thì thôi, tôi viết mấy dòng này như là một nén hương tưởng nhớ đến người bạn đã hy sinh trên biển cả để bảo vệ quê hương
08 Tháng Giêng 2014(Xem: 11579)
Ngày hôm nay 29 năm về trước 8/1/1985, cộng sản đã xử bắn anh hùng TRẦN VĂN BÁ. Hôm nay, xin gửi đến anh lời tri ân và biết ơn sâu sắc
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 12680)
Một tấm thẻ bài vô tri; mang cả thâm tình của một người mẹ mất con trong cuộc chiến bại, sao đau thương quá!
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 9510)
Mong cho tâm mình ngày nào cũng được thanh thản bình yên như cuộc dạo chơi giữa hồng trần nơi bên ngoài viện dưỡng lão hôm nay.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11510)
Ông Tý cười bẻn lẻn thú nhận: “Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được.”
25 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10909)
Tôi thấy thực xấu hổ cho những kẻ lành lặn mà chỉ bước quanh quẩn trong vòng danh lợi phù du, trong khi có những người tàn tật không ngớt xả thân phục vụ lý tưởng tự do
23 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11643)
Tôi tự hỏi một chính thể với đầy đủ sức mạnh trong tay mà sao lại sợ họ thế? Sao nỡ cầm tù kể cả khi họ đã chết?
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12695)
các đóa hoa sen vẫn đong đưa bên chân Phật Thích Ca và những đài hoa vàng vẫn tỏa ngát hương dịu dàng khắp mười phương Tịnh Thổ. Có lẽ lúc đó vào buổi ban trưa…
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10309)
Người đi, người ở, người về? Thôi thì, cứ hãy bắt đầu một giấc mơ đẹp của người đi tìm lại hình bóng quê hương
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9549)
Chẳng hiểu sao định mệnh cứ đưa đẩy đất nước vào những nghịch lý triền miên như vậy, và điều ấy khiến con người càng ngày càng xa cách nhau hơn.
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11525)
Bỗng lòng tôi chợt thoáng lên một chút băn khoăn. Những cánh chim di xứ ấy sẽ bay trở về đâu, khi Nha Trang ngày xưa của họ đã thực sự không còn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11150)
Cái tình là cái chi chi, Vào nơi cửa Phật còn ghi trong lòng? Huống ta ở chốn bụi hồng , Dấu xưa cát đá mênh mông đất trời...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13975)
Chị thao thức đến nửa khuya, lắng nghe tiếng đại bác vọng ì ầm về thành phố từ phía mặt trận có anh ở đó
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11096)
Hãy cầu nguyện cho linh hồn của ba em và sống đẹp cuộc đời em đang sống. Có lẽ ở cõi nào đó ông sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tạ ơn dù có muộn màng.
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11337)
“Nếu một ngày nào đó trên đất nước Hoa-Kỳ này, giữa nơi ở của những người Việt tị nạn có phất phới lá cờ đỏ sao vàng thì xin cho tôi được chết trước!”
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12529)
Hôm nay tôi viết bài nầy để thay thế nén hương lòng thấp lên cho những Anh Hùng tuổi trẻ của QLVNCH sống Hào Hùng, chết Vẽ Vang cho Tổ Quốc VN dù trong trại ngục tù cộng sản hay ngoài chiến trường..
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12922)
tôi có còn gì đâu, một mai khi anh không còn nữa. Người ta nói sau cơn mưa trời lại sáng. Nhưng cơn mưa đời tôi không biết khi nào mới tạnh đây?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11336)
Không còn răng để nhai cơm, thầy chịu ăn cháo suốt phần đời còn lại. Nhớ cha, thương cha, Kiệt cầm ba cái răng vàng trong tay mà khóc hết nước mắt ...
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10826)
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Chiến trường đi đâu tiếc ngày xanh
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11151)
Có lẽ từ câu chuyện trên mà về sau, các nhà chép sử thường ca ngợi nước Lỗ là một nước có “Lễ“ sáng sủa nhất thiên hạ thời bấy giờ chăng?
20 Tháng Mười 2013(Xem: 12952)
Chẳng cần phải là một thế lực cao siêu nào, chúng ta đều có thể là thiên thần của một ai đó...
20 Tháng Mười 2013(Xem: 50574)
Xin mời quý độc giả đọc và suy gẫm, thế hệ chúng tôi phải làm gì để quên quá khứ bi thảm nhất trong cuộc đời của mình…?
19 Tháng Mười 2013(Xem: 13700)
Nhưng cho đến nay lọ hài cốt của bà vẫn còn trong phòng mộ tập thể của nghĩa trang Zoshigaya, nơi có những cây tùng xanh biếc
17 Tháng Mười 2013(Xem: 17504)
Trên đây là các chuyện văn chương chữ nghĩa mà các nhà quân tử chúng tôi bàn ở quán cà phê vào sáng Thứ Bảy. Vì câu chuyện hấp dẫn nên các nhà quân tử đã miên man bàn luận kéo dài đến quá trưa
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12588)
Xin vĩnh biệt và cảm tạ. Cảm tạ các anh đã đem cái qúi giá nhất của cuộc đời là mạng sống mình để đổi lấy cho quê hương dù đã rách nát tả tơi
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12180)
Chính vì “vô phân biệt” cho nên sư không động tâm. Không động tâm cho nên sư đã quét rác trong trạng thái “vô tâm”. Mà vô tâm thì an lành./.
13 Tháng Mười 2013(Xem: 11065)
Dù xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người.... Nếu không được giải phẫu... thỉ cô gái này sẽ ra sao
12 Tháng Mười 2013(Xem: 11078)
Nếu cứ tiếp tục thích hàng Tàu và để Tàu lấn chiếm đất biên giới phía Bắc dần dà như tằm ăn dâu, hàng ngày đe dọa cưỡng chiếm bỉển đảo ở phía Đông
02 Tháng Mười 2013(Xem: 11833)
Đó là những người mà họ làm cho tôi hiểu được tài sản quan trọng nhất trong cuộc đời là giá trị đạo đức của họ.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 10679)
chiếc cầu bắt qua những chặng thăng trầm và chúng ta phải luôn tri ân họ như cành hoa biết cám ơn những giọt sương mai nhỏ xuống cuộc đời mình.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12752)
Từ đó nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của mình và chính bà đã sống bằng hình ảnh những người vợ lính khóc bên xác chồng.
25 Tháng Chín 2013(Xem: 11726)
Ngôi chùa Thới Hòa đã được trùng tu trở lại và bắt đầu có đông đảo các Phật tử đến thăm viếng như xưa sau năm năm thầy trở về nhưng đó cũng chính là lúc mà thầy viên tịch, rời bỏ chốn hồng trần
24 Tháng Chín 2013(Xem: 11391)
Hình ảnh đó làm ông xúc động. Ông không biết phải nói gì. Sự bần cùng của người dân trong chế độ được gọi là ưu việt này, đã vượt quá xa tầm tưởng tượng của con người..
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11725)
đoàn người chúng tôi ra về với niềm tin tất thắng ở tương lai đối với công cuộc giải trừ Cộng Sản bạo tàn. Tôi ngẩng cao đầu, nhìn bầu trời xanh màu hy vọng thầm khấn hứa “Mẹ VN ơi ! Chúng con vẫn còn đây".
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11322)
Có thể, đối với thầy chỉ là nhỏ nhoi, nhưng với tôi là rất đáng trân quý. Và cũng để mừng thầy trong ngày thượng thọ 80, khi tôi không có mặt chúc thọ thầy, để được nói với thầy một lời cám ơn, dù rất muộn màng.
17 Tháng Chín 2013(Xem: 10762)
dù nó chưa hề được công nhận chính thức. Các nghề “ít vốn dễ làm” này, nếu kể lại cho lớp trẻ sau này, có thể nhiều bạn sẽ nghi ngờ nhưng tất cả đều là chuyện có thật đến… 99%.
25 Tháng Tám 2013(Xem: 11207)
Trong hồi ức của tôi, sự đổi thay không đến từ thiên nhiên; tất cả đều do con người, là những lớp sóng phế hưng của thời đại tác động qua năm tháng . Trong giòng đổi thay đó cũng thấy mình trong ấy
21 Tháng Tám 2013(Xem: 14525)
Chuyện đó đã xảy ra 38 năm xưa. Đây là lần đầu tiên có người hỏi và bà kể rõ lại cái chết của cha. Chúng tôi có hình của ông bà trung tá Long thời còn trẻ nên không giống hình thời 75.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 13055)
Trong bản năng tiềm thức con người, có ai mà không biết ‘’thờ cha kính mẹ mới là đạo con’’. Nhưng nói là một chuyện, thực hành lại là một chuyện khác không dễ chi vuông tròn !
20 Tháng Tám 2013(Xem: 10950)
Bút ký vốn là một thể loại mang tính báo chí, và với tư cách báo chí, nó gắn liền với thời sự; mà bản chất của thời sự là sự kiện, là biến cố.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 11415)
ngôi mộ của vua Hàm Nghi vừa được chỉnh trang đổi mới. Ước mong tinh thần cần vương giữ nước rồi cũng sẽ bừng dậy trở lại, như tháng Bẩy năm 1885 cách đây đúng 128 năm.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 11169)
Tôi tự hỏi có người phụ nữ Việt Nam nào nhạy cảm, là nạn nhân của xã hội chiến tranh đó, mà không mang trong lòng những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm?
08 Tháng Tám 2013(Xem: 11358)
Thời gian trôi qua rất nhanh, hãy trân trọng những giây phút bạn còn đang có bố mẹ ở bên để bày tỏ sự yêu thương của mình với các bậc sinh thành nhé!
05 Tháng Tám 2013(Xem: 14790)
Bà là người không may. Bà bị cả hai bên Quốc Cộng mạ lỵ tàn ác. Không chỉ bọn Bắc Cộng bịa chuyện xấu về đời tư của bà, nhiều người Quốc Gia cũng vu khống bà
02 Tháng Tám 2013(Xem: 13131)
Sống nằm gai nếm mật bảo vệ quê hương, chết hồn thiêng còn hiện về giúp người hoạn nạn… Dù có bị làm nhục phỉ báng cũng không quên vai trò của người lính chiến.
26 Tháng Bảy 2013(Xem: 17736)
Thôi thế lòng anh mãn nguyện rồi Vì tình là mộng đó mà thôi Lòng em một phút yêu anh đó Cũng thể yêu anh suốt một đời.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11069)
Tình yêu trong Xóm Cầu Mới nói hết thì thật vô cùng, cũng như Nhất Linh đã định viết cuốn truyện này cả mười ngàn trang và cho mỗi nhân vật riêng một pho tiểu thuyết.
16 Tháng Bảy 2013(Xem: 13827)
Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.
09 Tháng Bảy 2013(Xem: 18714)
Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học biết ơn , biết trân trọng những nỗ lực và có thể trải nghiệm những khó khăn và học được kỹ năng hợp tác với người khác để hoàn thành công việc.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11473)
Màu Tím Hoa Sim là màu tang thương của một tình yêu định mệnh, một tình vợ chồng ngắn ngủi. Màu Tím Hoa Sim còn là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của cả dân tộc về chiến tranh