2:20 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

TRONG VÔ TẬN -Vĩnh Quyền

08 Tháng Mười Hai 201910:27 SA(Xem: 7027)

Đọc thêm, để hiểu thêm, nghĩ lại.

No photo description available.

Sau trích đoạn tiểu thuyết “Mạch nước trong” (Nxb Thanh Niên,1986) liên quan chữ quốc ngữ, tôi gửi đến những người quan tâm lịch sử văn tự nước nhà một trích đoạn khác liên quan chữ Nôm, từ tiểu thuyết “Trong vô tận” (Nxb Trẻ, 2019). Hơn một nghìn chữ, có hai nhân vật “tôi”.
Tôi thứ nhất: “ông Huế” tiến sĩ dân tộc học, hôn mê sâu.
Tôi thứ hai: thanh niên Việt ở Mỹ về nước khi nhận tin báo anh có người cha chưa bao giờ gặp, đang hôn mê. Những ngày ngắn ngủi bên người cha hấp hối trong vương phủ hoang cũ, người con “hầu chuyện” với người cha qua những gì ông đã ghi chép trong laptop…

CHỮ NÔM TRONG TIỂU THUYẾT “TRONG VÔ TẬN”

“Mỗi người Huế xa quê là một con diều giấy. Càng lộng gió bay xa càng nhìn rõ Huế hơn. Diều chỉ bay cao khi sợi dây nối mặt đất chưa đứt. Lại có người Huế cả đời sống ở Huế mà vẫn xa quê, vẫn là con diều khát gió.

Cuối năm âm, tôi thường một mình xếp lại tủ sách chữ Nôm, chọn một cuốn đọc nhẩn nha ba ngày tết. Non nửa thế kỷ tủ sách này không thêm thành viên nào, như thể tự nó đã khép lại một thời, không chỉ là thời của loại văn tự này mà còn là thời đại và cả thời của chính con người chúng tôi.

Trong lúc phủi bụi thời gian cho sách, màu ngả vàng của giấy thường mang lại cho tôi nỗi buồn man mác. Nhưng thỉnh thoảng chúng cũng đem đến niềm vui, như khi bất chợt phơi lộ kỷ niệm đã khuất sâu ký ức.

Tôi thường tự trách mỗi lần làm công việc này. Là lúc nhìn thấy những khoảng trống do mình gây ra. Nhiều sách cất giữ ngót trăm năm tôi đã đánh mất hoặc cho mượn dễ dãi. Giờ chúng lưu tán ở đâu, thuộc về ai, tồn tại hay tan rã? Không nhớ nữa, không biết nữa. Tự trách vì có thời tôi mệt mỏi đến thờ ơ sinh mệnh những cuốn sách vốn câm nín từ lâu và tưởng chừng chúng đã đứng ngoài dòng chảy cuộc sống. Không được bảo quản tốt, một số sách tự mục nát qua những mùa đông ẩm trời hành cơn lụt mỗi năm. Trong đó có sách viết tay độc bản, mất là mất hẳn trong thế giới vật chất cũng như trong đời sống tinh thần.

Đôi khi tôi tìm cách tha thứ cho mình bằng hai lẽ. Chất liệu giấy bồi của sách Nôm có tuổi thọ giới hạn và số người đọc chữ Nôm ngày càng vắng vẻ. Ở Huế này, nơi sách Nôm còn khá nhiều, tuy tản mát trong các tủ sách tư nhân và đình chùa, vẫn khó tìm ra người biết chữ Nôm.

Là người cuối cùng trong gia đình có tiếp xúc chữ Nôm, tôi giật mình xót xa hơn là ngạc nhiên khi nhận thông tin từ một điều tra khoa học: Trên thế giới, tính cả Việt Nam, chỉ khoảng một trăm người đọc thông viết thạo chữ Nôm.

Có những bài nghiên cứu chữ Nôm đọc đã lâu tôi vẫn nhớ nhờ cảm xúc, bởi quá trình hình thành, phát triển và lụi tàn của nó gắn liền với lịch sử dân tộc. Trong quá khứ, với bối cảnh văn tự chính thức là chữ Hán, sự sáng tạo chữ Nôm ban đầu nhằm đáp ứng nhu cầu thuộc về văn bản mà chữ Hán không đủ với thực tế Việt. Từ văn bản nhà nước như sổ đinh, sổ điền đến văn bản tôn giáo, tâm linh như sớ cầu siêu, cầu an đều cần khai đúng tên người, tên địa phương – những cái tên thuần Việt như làng Bưởi, anh Mít, chị Gái chẳng hạn.

Nhưng biểu thị vĩ đại nhất của chữ Nôm là tinh thần Việt, là hạo khí độc lập dân tộc. Từ sau năm 939, khi người Việt thoát ách đô hộ giặc Tàu, chữ Nôm được tôn vinh. Đến thế kỷ 13 đã có dòng văn học chữ Nôm. Và Tây Sơn là triều đại thể hiện đỉnh cao ý thức độc lập văn tự. Trong hai mươi bốn năm cầm quyền, toàn bộ văn kiện dưới triều đại này được soạn thảo và ban hành bằng chữ Nôm.

Nỗi lo tiêu vong văn tự riêng có của dân tộc là có thực. Thứ chữ được cha ông sử dụng gần một nghìn năm, nếu chỉ tính từ năm 939 đến năm 1920, năm chính quyền thực dân Pháp buộc triều đình Huế dùng chữ Việt La tinh hóa trong hệ thống trường học và các khoa thi, thay thế chữ Hán và chữ Nôm, vốn là phương tiện ghi chép, truyền tải một khối lượng khổng lồ tư liệu lịch sử, văn học và tri thức của ông cha trên nhiều lĩnh vực. Có thể nói, việc loại chữ Nôm khỏi đời sống là một đứt gãy trong lộ trình truyền đạt liên tục văn hóa Việt. Và tổn thất do việc này gây ra dường như không thấy rõ, bởi những tiện lợi của chữ quốc ngữ che khuất. Nhưng về lâu dài và từ góc nhìn bảo tồn di sản ngôn ngữ thì tổn thất đó là nghiêm trọng.

Một thứ văn tự phát triển trên đôi cánh hạo khí độc lập, tồn tại nghìn năm bỗng chốc biến mất, chẳng phải là thảm họa văn hóa của một dân tộc? Con cháu muôn đời sau không đọc được chữ, không đọc được sách của tiền nhân viết ra trong nghìn năm chẳng phải là điều khủng khiếp? Thực tế cho thấy chúng ta chỉ có thể dịch một phần rất nhỏ từ gia tài chữ Nôm. Trong khi đó, Triều Tiên và Nhật Bản cũng vận dụng chữ Hán để sáng tạo chữ riêng của mình, nhưng họ đã không phải chịu tổn thất đứt gãy đường truyền văn tự như chúng ta.

Những năm gần đây tôi đã theo dõi hành trình đầy khó khăn và kịch tính của nhóm chuyên gia chữ Nôm và tin học Việt kiều, người Mỹ và người Pháp phối hợp Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong nước để đưa chữ Nôm vào bảng mã ngôn ngữ Unicode của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO-IEC. Với hơn 11.500 chữ đã “nhập kho” và được số hóa, cùng với hỗ trợ của công nghệ thông tin, chữ Nôm đã có một tương lai mới, di sản của cha ông nghìn năm có thể nằm gọn trong laptop, đồng hành cùng những ai quan tâm nghiên cứu Việt học. Con số một trăm người thông thạo chữ Nôm hiện nay rồi sẽ thay đổi theo chiều hướng lạc quan. Tôi cũng sẽ ôn lại chữ Nôm, muốn góp một dấu cộng trong đó, để ít ra cũng đọc được sách cha (nghĩa lớn) trong những ngày xuân về.”

*

Hôm qua theo cô Hạnh vào từ đường của phủ tôi đã chú ý một tủ kính khảm xa cừ có bát hương trên nóc đặt đối diện với mười hai bàn thờ. Cô cho biết tủ này trưng bày toàn sách chữ Nôm, là trước tác của mấy đời gia tiên, nên cũng được thắp hương như một bàn thờ. Nhìn chữ trên các bìa sách, tôi thấy mình chẳng khác kẻ ngoại tộc, thậm chí như người nước ngoài. Cảm giác mất mát dâng cứng ngực.

Giờ ngồi cạnh ba, tay nắm tay ba, đọc bài viết của ba trên laptop của ba, cảm giác ấy trở lại với tôi. Nhưng lần này dịu ngọt như vừa được chia sẻ. Tôi thấy mình giống cô Hạnh khi nghiêng người nói thủ thỉ vào tai ba, người vẫn thiêm thiếp trong cơn mê sâu dài. Tôi nghe lời mình từ bên trong: Con sẽ là một dấu cộng cạnh dấu cộng của ba…
VĨNH QUYỀN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10855)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12316)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10676)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14582)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11881)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29241)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10527)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10101)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10568)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10862)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10428)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12087)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9128)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11458)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15397)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10172)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14057)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11667)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11054)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10782)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10375)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11087)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9804)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9599)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13021)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8916)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17880)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12316)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9356)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102448)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10290)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10746)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10340)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12114)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10470)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9599)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8777)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 10921)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27257)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10764)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10009)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11373)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11092)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11224)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 20838)
Sài Gòn đã vĩnh viễn bị mất đi bóng dáng hòn ngọc viễn đông một thuở.