10:35 CH
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

Những gì tôi nhìn thấy khi Mỹ thua cuộc

13 Tháng Năm 20197:49 CH(Xem: 8210)

Những gì tôi nhìn thấy khi Mỹ thua cuộc

BM
Tâm trạng chán nản, thất vọng không thể giấu diếm hiện rõ trên nét mặt những nhân vật quyền lực của chính quyền Mỹ thời bấy giờ, được ghi lại qua những bức ảnh tư liệu quý giá vào đúng lúc kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam.
LTS: Cuốn sách “Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông xuất bản nhân dịp kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2019) vừa ra mắt, được bạn đọc chào đón. Được sự đồng ý của Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, phóng sự “Từ Sài Gòn tới Nhà Trắng – Những gì tôi nhìn thấy khi Mỹ thua cuộc” của David Hume Kennerly, nhiếp ảnh gia của Tổng thống Mỹ Gerald Ford in trong cuốn sách đặc biệt này.
BM
Nhiếp ảnh gia David Hume Kennerly
David Hume Kennerly là một nhiếp ảnh gia, một nhà báo Mỹ, từng giành giải Pulitzer năm 1972 cho những bức ảnh chụp về chiến tranh Việt Nam, Campuchia, về người tị nạn Đông Pakistan… Là nhiếp ảnh gia riêng của Tổng thống Mỹ Gerald Ford, Kennerly đã có cơ hội chứng kiến và ghi lại những khoảnh khắc lịch sử trong chuỗi ngày cuối cùng của Mỹ ở Việt Nam.
Tâm trạng chán nản, thất vọng, lo âu là điểm chung không thể giấu diếm hiện rõ trên nét mặt những nhân vật quyền lực của chính quyền Mỹ thời bấy giờ, đã được ghi lại qua những bức ảnh tư liệu quý giá vào đúng lúc kết thúc cuộc chiến tranh dai dẳng, đẫm máu ở Việt Nam.
Lời tự sự của nhiếp ảnh gia David Hume Kennerly:
BM
  
“Tôi đã có một chỗ ngồi hàng đầu cho hồi kết cuộc của cuộc chiến tranh Việt Nam – một cuộc chiến mà tôi đã trải qua hơn hai năm trong đời mình để tường thuật tại chỗ cuộc giao tranh.
Câu chuyện Việt Nam của tôi bắt đầu hồi đầu năm 1971, khi hãng thông tấn United Press International chỉ định tôi sang văn phòng tại Sài Gòn để thay thế nhiếp ảnh gia Kent Potter, người sắp được luân chuyển. Anh ta không hề có được cơ may đó. Vào tháng 2-1971, Potter và ba nhiếp ảnh gia khác đã gặp nạn khi máy bay trực thăng của họ bị bắn rơi tại Lào trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Larry Burrows của tờ Life, Henri Huet của hãng AP, và Keisaburo Shimamoto của tờ Newsweek nằm trong số những người tử nạn. Tôi không quen biết bất kỳ ai trong số các nhiếp ảnh gia hàng đầu đó, nhưng Burrows từng là một anh hùng, và các bức ảnh của ông đã truyền cảm hứng khiến tôi ước muốn được tường thuật về cuộc chiến.  Một ít tuần sau đó, tôi đã ở trên một phi cơ bay đến Sài Gòn.
 
BM
  
Tôi đã trải qua hơn hai năm để chụp ảnh cuộc giao chiến tại Đông Dương, và vào năm 1972, tôi đã được trao giải thưởng Pulitzer cho công việc của mình tại Việt Nam, Campuchia và Ấn Độ, nơi tôi đã chụp ảnh dân tỵ nạn chạy trốn qua biên giới từ Đông Pakistan.
Việt Nam đã trở thành một phần trong ADN của tôi; mọi điều xảy ra cho tôi kể từ khi đó đã được định hình. Tôi ở tuổi 24, và năm đầu tiên với tư cách một nhiếp ảnh gia mặt trận, có quá nhiều lần suýt chết, tôi thực sự không hề nghĩ rằng mình còn sống được tới tuổi 25. Khi kỷ niệm kỳ sinh nhật đó tại Sài Gòn, tôi cảm thấy mỗi năm sau đó là một bổng lộc trời cho.  Cho đến nay, phần lộc trời đó đã được cộng thêm tới 43 năm! Tôi đã cố gắng tận dụng các năm tháng đó cho thật xứng đáng.
BM
  
Tôi đã quay trở lại nước Mỹ hồi giữa 1973 để làm việc cho tờ tạp chí TIME. Một trong những nhiệm vụ ngay từ đầu của tôi là vụ xì-căng-đan Watergate, và tôi cũng được chỉ định chụp ảnh vị lãnh đạo khối thiểu số tại Hạ Viện Gerald R. Ford sau khi Phó Tổng Thống Spiro Agnew từ chức vào mùa thu năm đó.  Một bức ảnh mà tôi đã chụp ông Ford được in trên trang bìa của tờ TIME khi Tổng Thống Nixon loan báo rằng ông Ford sẽ thay thế Agnew làm tân Phó Tổng thống. Tờ TIME sau đó cử tôi phụ trách đưa tin toàn thời gian về ông Ford. Khi Tổng Thống Nixon từ chức, và ông Ford lên thay thế, ông đã yêu cầu tôi trở thành nhiếp ảnh gia chính của ông.
 
BM
  
Đi cùng với công việc đó là sự tiếp cận hoàn toàn, không chỉ với Tổng thống và gia đình, mà còn với mọi sự việc diễn ra trong hậu trường. Sự kiện này quả là một niềm vinh dự, tạo sự phấn khích cuồng nhiệt và là một trong những sự tưởng thưởng lớn nhất về mặt cá nhân và nghề nghiệp trong cuộc đời tôi.
BM
  
Vào ngày 3-3-1975, sáu tháng sau khi khởi đầu nhiệm kỳ Tổng thống của ông Ford, Nam Việt Nam đã bắt đầu tan rã khi Quân Đội miền Bắc tấn công vào thành phố cao nguyên miền trung Buôn Mê Thuột.  Sau vài ngày giao tranh dữ dội gây ra hàng nghìn tổn thất nhân mạng, thành phố then chốt đó rơi vào tay quân đội miền Bắc Việt Nam. Đây là bước khởi đầu cho sự kết liễu của chính quyền Nam Việt Nam.
Cuộc sống trước đây của tôi như một kẻ chụp ảnh chiến tranh đối nghịch với công việc mới nhất của tôi với tư cách nhiếp ảnh gia của Tổng thống. Tôi lặn sâu vào bên trong Nhà Trắng với tư cách nhiếp ảnh gia của Tổng thống, và được trao cho một cơ hội độc đáo vô song để nhìn thấy một cuộc chiến tranh nổ tung từ các sảnh đường của quyền lực. Sự tiếp cận đặc biệt này cũng đã dẫn đến một cuộc du hành bí mật đến Việt Nam với một sứ mệnh đặc biệt cho Tổng thổng Ford – và sau đó trở lại Nhà Trắng chứng kiến hồi kết cuộc của vở kịch Việt Nam.
BM
  
Những ngày cuối cùng của tháng 4-1975 là những ngày khốn khổ cá nhân khi màn cuối cùng của bi kịch Việt Nam mở ra. Tôi đã không ngủ, và đã tận lực để bảo đảm rằng tôi đã chụp ảnh mọi khoảnh khắc mà tôi có thể chụp được của chuỗi ngày chung cuộc căng thẳng này. Cùng lúc với việc có được điều kiện độc đáo khi ghi nhận các biến cố được khai mở ra, tôi cùng bị vắt cạn về mặt xúc cảm bởi các tình huống. Trong suốt bản thân cuộc chiến, tôi đã lướt qua sự đau đớn của mình để thu thập chứng liệu của câu chuyện, và tôi đã làm y như thế trong suốt những ngày cuối cùng đó.  Tôi cũng hiểu biết rằng chỉ một nhóm nhỏ những người với quyền hành khổng lồ đã đưa ra các quyết định đình hình đời sống của chúng ta. Họ là những người đã khởi sự và kết thúc các cuộc chiến tranh. Từng là một người chỉ luôn đứng bên ngoài, thật sững sờ khi nhìn thấy tiến trình đó chuyển động ra sao.
BM  
  
Mới chỉ vài năm trước đây, tôi đã tận lực với một động lực muốn thu thập chứng liệu các biến cố từ đầu mút phía bên kia – và sẽ ở hàng đầu khi hành động diễn ra. Hay tôi đã nghĩ như thế. Không lâu sau đó, tôi nhận thấy mình đang ở tâm điểm của một hoạt động kiểu khác – quan sát và ghi nhận sự đau đớn của những quyết định về việc sống, chết và tương lai của các dân tộc lần lượt được một vị Tổng thống đưa ra cho đến khi không còn quyết định nào nữa để đưa ra.  Và khi đó, cuộc chiến tranh Việt Nam đã trôi qua.
Đây là sự tường thuật và các hình ảnh của tôi về những ngày cuối cùng của Mỹ ở Việt Nam và sự sụp đổ của Sài Gòn. Lời trích dẫn trực tiếp từ những người tham dự được rút ra từ các biên bản được giải mật các phiên họp của Hội đồng An ninh Quốc Gia, Bản ghi nhớ các cuộc đàm thoại, các phiên họp của Nội Các Chính Phủ, các buổi họp báo của Tòa Bạch Ốc, quyển sách của Tổng Thống Ford, nhan đề A Time To Heal, quyển sách của Donald Rumfeld, Known and Unknown, và quyển tự thuật của chính tôi, Shooter.”
 
BM
Ngày 16-3-1975: Quân đội miền Bắc Việt Nam đang ở Huế, và di chuyển xuống Đà Nẵng. Nguy cơ tất cả các tỉnh phía bắc của Nam Việt Nam sẽ lọt vào tay các lực lượng cộng sản đang tiến tới. Vào ngày 25-3, Tổng thống Ford họp trong Phòng Bầu Dục với Tham mưu trưởng Lục Quân Hoa Kỳ, Đại Tướng Frederick Weyand và Đại Sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, Graham Martin.
Tổng thống thảo luận việc phái Đại tướng sang Sài Gòn thực hiện sứ mệnh tìm hiểu sự việc để xem xét bất kỳ điều gì có thể làm được hầu ngăn chặn làn sóng tiến quân của Bắc Việt. Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Cố vấn An ninh quốc gia Henry Kissinger, và trợ lý của ông, Tướng Brent Scowcroft, cũng tham dự phiên họp. Bức ảnh tôi chụp Tướng Scowcroft tại văn phòng trong Nhà Trắng khi ông nói chuyện qua điện thoại với một đồng sự phản ảnh mức độ trầm trọng của tình hình. 
BM  
Ngày 25-3-1975: Tổng Thống Ford nói với Tướng Weyand, “Ông Fred, ông sẽ đi cùng với ông Đại sứ. Đây là một trong những công tác có tầm quan trọng nhất mà ông từng được giao phó. Ông không đi đến đó để thất trận – mà để cứng rắn và xem xét những gì chúng ta có thể làm được". Tổng Thống nói tiếp, “Chúng tôi muốn có các khuyến cáo của ông về những điều có thể mạnh bạo và gây chấn động cho miền Bắc. Tôi tiếc rằng tôi không có thẩm quyền để làm một số việc mà Tổng thống Nixon có thể làm”. Ông Kissinger có hỏi, “Đâu là tình hình thực sự và tại sao? Những gì có thể được làm?” Tướng Weyand trả lời, “Chúng tôi sẽ mang về một đánh giá tổng quát và mang lại cho họ (Nam Việt Nam, chú thích của người dịch) một mũi tiêm hồi sức". 
BM
Ngày 25-3-1975: Sau khi họ rời khỏi phòng họp, tôi đã chụp bức ảnh một mình Tổng thống trong văn phòng, thể hiện rõ sự thất vọng. Chúng tôi đã nói về chuyến đi, và tôi đã nói với ông rằng, bởi kinh nghiệm sâu rộng của tôi tại Việt Nam, tôi muốn đi cùng với Đại tướng Weyand. Tổng thống đồng ý và nói rằng ông sẽ trông chờ tôi mang về cho ông một quan điểm thẳng thắn và vô tư như thường lệ khi tôi trở về. Văn phòng của tôi ở tầng hầm dưới đất của Tòa Bạch Ốc, và tôi đã ghé ngang để nói với nhân viên của tôi rằng tôi sẽ sớm ra đi cho một chuyến du hành vào ngày hôm sau. Tôi đã treo một tấm bảng trên cửa ra vào, ghi rằng: “Đi Việt Nam.
Sẽ quay về trong vòng hai tuần lễ".  Các nhân viên nghĩ tôi đùa giỡn cho tới khi tôi không có mặt tại văn phòng ngày sau đó, hay trong gần hai tuần lễ. Vào lúc muộn hơn buổi tối hôm đó, tôi đến chào tạm biệt ông bà Ford và hỏi mượn Tổng thống một khoản tiền. Đây là những ngày chưa có máy rút tiền tự động ATM. “Các ngân hàng đã đóng cửa, và tôi sẽ ra đi trước khi chúng mở cửa” tôi nói.  Ông Ford rút tất cả những tờ giấy bạc mà ông có trong ví. “Đây này, 47 đô la, ông nói, “Đừng tiêu hết một lúc nhé!”. Sau đó ông trở nên nghiêm trọng, đặt cánh tay lên vai tôi, và nói, “Nhớ cẩn thận".
 
BM
Ngày 26-3-1975: Máy bay của Đại tướng Weyand, một chiếc C-141 của Không Lực, dừng lại để đổ thêm nhiên liệu tại Anchorage [bang Alaska. nd] và Tokyo trước khi đến Sài Gòn 24 giờ sau đó. Trên máy bay, tôi làm quen với Ken Quinn, một nhân viên trẻ của Hội đồng An ninh quốc gia chuyên về Đông Nam Á. Tôi đã dùng thời giờ trong chuyến đi, và đã có dư thời giờ, nói chuyện với George Carver and Ted Shackley, hai viên chức cao cấp của Cơ quan CIA.
Họ là những người làm việc núp sâu trong bóng tối và là các tham dự viên quan trọng trong thiên hùng ca Việt Nam. Sau khi tới Việt Nam, Ken và tôi được chỉ định làm bạn cùng phòng tại khu nhà của Đại sứ Martin ở Sài Gòn. Vào lúc đó, cuộc di tản chính thức của người Việt Nam chưa diễn ra. Tuy nhiên, Ken và các đồng sự của anh ta đã biết rằng sắp có sự kết thúc.
Tôi khám phá ra rằng Ken và một số nhân viên đồng sự tại Hội đồng An ninh quốc gia đang điều hành một mạng lưới hữu hiệu, rộng lớn và rất không chính thức để âm thầm giúp cho hàng nghìn người Việt đồng minh thoát ra ngoài đất nước và đến nơi an toàn. Các cơ quan thông tấn Mỹ cũng lo lắng nhiều về sự an toàn của các nhân viên Việt Nam và thân nhân của họ.
Tôi đã thu xếp một cuộc gặp mặt không chính thức với Đại sứ và Art Lord, đại diện cho giới truyền thông, dẫn tới một tiến trình không chính thức để bắt đầu đưa một số trong những người đó ra khỏi xứ sở. Ông Đại sứ nghĩ rằng một số người của các cơ quan thông tấn này giả dối bởi trong khi họ yêu cầu sự trợ giúp để đưa người của họ đến nơi an toàn, họ lại đang tường thuật rằng sẽ không có sự trả thù đối với người dân Nam Việt Nam nếu Miền Bắc nắm chính quyền.
 
BM
Ngày 29-3-1975: Tôi không phải là thành phần của các buổi thuyết trình chính thức của Đại tướng Weyand, nhưng cùng lúc tôi đã có một chỉ thị rất cá nhân từ Tổng thống Ford, muốn tôi cung cấp cho ông quan điểm trực tiếp của chính tôi về tình hình. Tôi quyết định đi lên hướng Bắc. Đà Nẵng đã nằm ngoài tầm tay, bởi trong thực tế đã nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Bắc Việt, vì thế tôi tìm cách ra Nha Trang, một thành phố nhỏ cách Đà Nẵng 300 dặm về phía Nam, đã sẵn bị tràn ngập bởi dân tỵ nạn. Khi đến nơi, tôi nhận thấy Montcrieff Spear, Tổng Lãnh sự Mỹ tại Nha Trang, đang chuẩn bị rời đi. Vợ ông ta thực ra đang đóng gói hành lý khi tôi đến thăm. Tuy nhiên, trước khi có thể rời đi, ông cần đi tìm người đồng nghiệp là Tổng Lãnh sự Al Francis, người đã chạy khỏi Đã Nẵng.
 
BM
Ngày 30-3-1975: Spear và tôi đã lấy một máy bay trực thăng của Không quân Mỹ ra Vịnh Cam Ranh để đi tìm Francis, người đã tìm cách thoát ra khỏi Đà Nẵng trên một chiếc tàu bị bắt cóc bởi các binh lính Nam Việt Nam trốn chạy. Tôi đã nhìn thấy một chiếc tàu lớn chen chúc bởi hàng nghìn binh sĩ, và ít nhất một kẻ trong họ, trong nỗi thất vọng về tình hình, tôi đoán, đã khai hỏa vào chiếc trực thăng sơn cờ Hoa Kỳ. Họ bắn hụt nhưng khiến cho viên phi công phải đánh một vòng quay ngược lại thật kinh hoàng. Biến cố đã tạo ra một tin tức dội ngược về Hoa Kỳ, và bố mẹ tôi – không hay biết rằng tôi đang có một sứ mệnh bí mật tại Việt Nam – đã điện thoại đến Tòa Bạch Ốc. Họ ngạc nhiên khi được nối dây nói chuyện với chính Tổng thống Ford – các nhân viên tổng đài điện thoại tại Nhà Trắng biết quá rõ về tôi!! Tổng thống vừa được thuyết trình về biến cố, và ông nói với bố mẹ tôi rằng tôi an toàn, song quá mạo hiểm.
 
Tác giả: David Hume Kennerly, nhiếp ảnh gia của Tổng thống Mỹ Gerald Ford
 Ngô Bắc (biên dịch)
Nguồn Báo Mai
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 9913)
liệu có ai nhớ đến bạn ngoài những thân nhân và bạn bè cùng khóả Thì thôi, tôi viết mấy dòng này như là một nén hương tưởng nhớ đến người bạn đã hy sinh trên biển cả để bảo vệ quê hương
08 Tháng Giêng 2014(Xem: 11684)
Ngày hôm nay 29 năm về trước 8/1/1985, cộng sản đã xử bắn anh hùng TRẦN VĂN BÁ. Hôm nay, xin gửi đến anh lời tri ân và biết ơn sâu sắc
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 12855)
Một tấm thẻ bài vô tri; mang cả thâm tình của một người mẹ mất con trong cuộc chiến bại, sao đau thương quá!
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 9607)
Mong cho tâm mình ngày nào cũng được thanh thản bình yên như cuộc dạo chơi giữa hồng trần nơi bên ngoài viện dưỡng lão hôm nay.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11610)
Ông Tý cười bẻn lẻn thú nhận: “Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được.”
25 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10989)
Tôi thấy thực xấu hổ cho những kẻ lành lặn mà chỉ bước quanh quẩn trong vòng danh lợi phù du, trong khi có những người tàn tật không ngớt xả thân phục vụ lý tưởng tự do
23 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11750)
Tôi tự hỏi một chính thể với đầy đủ sức mạnh trong tay mà sao lại sợ họ thế? Sao nỡ cầm tù kể cả khi họ đã chết?
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12812)
các đóa hoa sen vẫn đong đưa bên chân Phật Thích Ca và những đài hoa vàng vẫn tỏa ngát hương dịu dàng khắp mười phương Tịnh Thổ. Có lẽ lúc đó vào buổi ban trưa…
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10393)
Người đi, người ở, người về? Thôi thì, cứ hãy bắt đầu một giấc mơ đẹp của người đi tìm lại hình bóng quê hương
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9656)
Chẳng hiểu sao định mệnh cứ đưa đẩy đất nước vào những nghịch lý triền miên như vậy, và điều ấy khiến con người càng ngày càng xa cách nhau hơn.
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11623)
Bỗng lòng tôi chợt thoáng lên một chút băn khoăn. Những cánh chim di xứ ấy sẽ bay trở về đâu, khi Nha Trang ngày xưa của họ đã thực sự không còn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11229)
Cái tình là cái chi chi, Vào nơi cửa Phật còn ghi trong lòng? Huống ta ở chốn bụi hồng , Dấu xưa cát đá mênh mông đất trời...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 14086)
Chị thao thức đến nửa khuya, lắng nghe tiếng đại bác vọng ì ầm về thành phố từ phía mặt trận có anh ở đó
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11189)
Hãy cầu nguyện cho linh hồn của ba em và sống đẹp cuộc đời em đang sống. Có lẽ ở cõi nào đó ông sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tạ ơn dù có muộn màng.
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11454)
“Nếu một ngày nào đó trên đất nước Hoa-Kỳ này, giữa nơi ở của những người Việt tị nạn có phất phới lá cờ đỏ sao vàng thì xin cho tôi được chết trước!”
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12606)
Hôm nay tôi viết bài nầy để thay thế nén hương lòng thấp lên cho những Anh Hùng tuổi trẻ của QLVNCH sống Hào Hùng, chết Vẽ Vang cho Tổ Quốc VN dù trong trại ngục tù cộng sản hay ngoài chiến trường..
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13016)
tôi có còn gì đâu, một mai khi anh không còn nữa. Người ta nói sau cơn mưa trời lại sáng. Nhưng cơn mưa đời tôi không biết khi nào mới tạnh đây?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11410)
Không còn răng để nhai cơm, thầy chịu ăn cháo suốt phần đời còn lại. Nhớ cha, thương cha, Kiệt cầm ba cái răng vàng trong tay mà khóc hết nước mắt ...
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10906)
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Chiến trường đi đâu tiếc ngày xanh
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11262)
Có lẽ từ câu chuyện trên mà về sau, các nhà chép sử thường ca ngợi nước Lỗ là một nước có “Lễ“ sáng sủa nhất thiên hạ thời bấy giờ chăng?
20 Tháng Mười 2013(Xem: 13042)
Chẳng cần phải là một thế lực cao siêu nào, chúng ta đều có thể là thiên thần của một ai đó...
20 Tháng Mười 2013(Xem: 50724)
Xin mời quý độc giả đọc và suy gẫm, thế hệ chúng tôi phải làm gì để quên quá khứ bi thảm nhất trong cuộc đời của mình…?
19 Tháng Mười 2013(Xem: 13794)
Nhưng cho đến nay lọ hài cốt của bà vẫn còn trong phòng mộ tập thể của nghĩa trang Zoshigaya, nơi có những cây tùng xanh biếc
17 Tháng Mười 2013(Xem: 17576)
Trên đây là các chuyện văn chương chữ nghĩa mà các nhà quân tử chúng tôi bàn ở quán cà phê vào sáng Thứ Bảy. Vì câu chuyện hấp dẫn nên các nhà quân tử đã miên man bàn luận kéo dài đến quá trưa
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12663)
Xin vĩnh biệt và cảm tạ. Cảm tạ các anh đã đem cái qúi giá nhất của cuộc đời là mạng sống mình để đổi lấy cho quê hương dù đã rách nát tả tơi
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12281)
Chính vì “vô phân biệt” cho nên sư không động tâm. Không động tâm cho nên sư đã quét rác trong trạng thái “vô tâm”. Mà vô tâm thì an lành./.
13 Tháng Mười 2013(Xem: 11161)
Dù xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người.... Nếu không được giải phẫu... thỉ cô gái này sẽ ra sao
12 Tháng Mười 2013(Xem: 11173)
Nếu cứ tiếp tục thích hàng Tàu và để Tàu lấn chiếm đất biên giới phía Bắc dần dà như tằm ăn dâu, hàng ngày đe dọa cưỡng chiếm bỉển đảo ở phía Đông
02 Tháng Mười 2013(Xem: 11942)
Đó là những người mà họ làm cho tôi hiểu được tài sản quan trọng nhất trong cuộc đời là giá trị đạo đức của họ.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 10781)
chiếc cầu bắt qua những chặng thăng trầm và chúng ta phải luôn tri ân họ như cành hoa biết cám ơn những giọt sương mai nhỏ xuống cuộc đời mình.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12841)
Từ đó nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của mình và chính bà đã sống bằng hình ảnh những người vợ lính khóc bên xác chồng.
25 Tháng Chín 2013(Xem: 11852)
Ngôi chùa Thới Hòa đã được trùng tu trở lại và bắt đầu có đông đảo các Phật tử đến thăm viếng như xưa sau năm năm thầy trở về nhưng đó cũng chính là lúc mà thầy viên tịch, rời bỏ chốn hồng trần
24 Tháng Chín 2013(Xem: 11475)
Hình ảnh đó làm ông xúc động. Ông không biết phải nói gì. Sự bần cùng của người dân trong chế độ được gọi là ưu việt này, đã vượt quá xa tầm tưởng tượng của con người..
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11822)
đoàn người chúng tôi ra về với niềm tin tất thắng ở tương lai đối với công cuộc giải trừ Cộng Sản bạo tàn. Tôi ngẩng cao đầu, nhìn bầu trời xanh màu hy vọng thầm khấn hứa “Mẹ VN ơi ! Chúng con vẫn còn đây".
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11431)
Có thể, đối với thầy chỉ là nhỏ nhoi, nhưng với tôi là rất đáng trân quý. Và cũng để mừng thầy trong ngày thượng thọ 80, khi tôi không có mặt chúc thọ thầy, để được nói với thầy một lời cám ơn, dù rất muộn màng.
17 Tháng Chín 2013(Xem: 10845)
dù nó chưa hề được công nhận chính thức. Các nghề “ít vốn dễ làm” này, nếu kể lại cho lớp trẻ sau này, có thể nhiều bạn sẽ nghi ngờ nhưng tất cả đều là chuyện có thật đến… 99%.
25 Tháng Tám 2013(Xem: 11309)
Trong hồi ức của tôi, sự đổi thay không đến từ thiên nhiên; tất cả đều do con người, là những lớp sóng phế hưng của thời đại tác động qua năm tháng . Trong giòng đổi thay đó cũng thấy mình trong ấy
21 Tháng Tám 2013(Xem: 14629)
Chuyện đó đã xảy ra 38 năm xưa. Đây là lần đầu tiên có người hỏi và bà kể rõ lại cái chết của cha. Chúng tôi có hình của ông bà trung tá Long thời còn trẻ nên không giống hình thời 75.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 13191)
Trong bản năng tiềm thức con người, có ai mà không biết ‘’thờ cha kính mẹ mới là đạo con’’. Nhưng nói là một chuyện, thực hành lại là một chuyện khác không dễ chi vuông tròn !
20 Tháng Tám 2013(Xem: 11043)
Bút ký vốn là một thể loại mang tính báo chí, và với tư cách báo chí, nó gắn liền với thời sự; mà bản chất của thời sự là sự kiện, là biến cố.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 11523)
ngôi mộ của vua Hàm Nghi vừa được chỉnh trang đổi mới. Ước mong tinh thần cần vương giữ nước rồi cũng sẽ bừng dậy trở lại, như tháng Bẩy năm 1885 cách đây đúng 128 năm.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 11309)
Tôi tự hỏi có người phụ nữ Việt Nam nào nhạy cảm, là nạn nhân của xã hội chiến tranh đó, mà không mang trong lòng những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm?
08 Tháng Tám 2013(Xem: 11477)
Thời gian trôi qua rất nhanh, hãy trân trọng những giây phút bạn còn đang có bố mẹ ở bên để bày tỏ sự yêu thương của mình với các bậc sinh thành nhé!
05 Tháng Tám 2013(Xem: 14902)
Bà là người không may. Bà bị cả hai bên Quốc Cộng mạ lỵ tàn ác. Không chỉ bọn Bắc Cộng bịa chuyện xấu về đời tư của bà, nhiều người Quốc Gia cũng vu khống bà
02 Tháng Tám 2013(Xem: 13226)
Sống nằm gai nếm mật bảo vệ quê hương, chết hồn thiêng còn hiện về giúp người hoạn nạn… Dù có bị làm nhục phỉ báng cũng không quên vai trò của người lính chiến.
26 Tháng Bảy 2013(Xem: 17827)
Thôi thế lòng anh mãn nguyện rồi Vì tình là mộng đó mà thôi Lòng em một phút yêu anh đó Cũng thể yêu anh suốt một đời.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11175)
Tình yêu trong Xóm Cầu Mới nói hết thì thật vô cùng, cũng như Nhất Linh đã định viết cuốn truyện này cả mười ngàn trang và cho mỗi nhân vật riêng một pho tiểu thuyết.
16 Tháng Bảy 2013(Xem: 13931)
Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.
09 Tháng Bảy 2013(Xem: 18816)
Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học biết ơn , biết trân trọng những nỗ lực và có thể trải nghiệm những khó khăn và học được kỹ năng hợp tác với người khác để hoàn thành công việc.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11567)
Màu Tím Hoa Sim là màu tang thương của một tình yêu định mệnh, một tình vợ chồng ngắn ngủi. Màu Tím Hoa Sim còn là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của cả dân tộc về chiến tranh