4:08 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ! Trương Quang Chung

14 Tháng Tư 20199:07 CH(Xem: 7792)

blank

Sau 30.4.1975, người Việt tản mác trên khắp thế giới để tỵ nạn cộng sản. Trên Sách Vở, Báo Chí, Hồi Ký, Bút Ký, trên Đài Truyền Thanh, Truyền Hình, trong các Đại Nhạc Hội, những lúc Hội Họp các Đoàn Thể chính trị hay các Tổ Chức khác, trong lúc ngồi nói chuyện quá khứ với nhau, đôi lúc cũng nhắc đến cái chết của những vị Tướng lãnh hay các Sĩ Quan cao cấp khác trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những cái chết đó phải được vinh danh một cách trang trọng xứng đáng, phải được ghi vào Lịch Sử để con cháu chúng ta sau này biết đến sự tuẫn tiết của cha anh họ.

Với tinh thần đó, tôi muốn viết lên sự tuẫn tiết của Trung Sĩ I Nguyễn Thoảng cùng vợ con ngày 29.3.1975 tại Đà Nẵng.


***


Tám giờ sáng ngày 28.3.1975, Tiểu Đoàn tôi được lệnh rút về tuyến “vàng” phòng thủ, giữ phía Tây Nam của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và bảo vệ Pháo Đội 105 ly của Sư Đoàn 3. Mở bản đồ thì biết đó là Trục Lộ 14C từ Quận Điện Bàn đi Đại Lộc, Thượng Đức thuộc Tỉnh Quảng Nam. Tiểu Đoàn chịu trách nhiệm từ Tháp Bằng An đến Phong Thử (khoảng 2 km). Tiểu Đoàn di chuyển đến địa điểm lúc 10 giờ sáng, đã thấy vài khẩu đại bác 105 ly đã có sẵn ở các ruộng khô cách Tỉnh Lộ 14C khoảng 50 mét.


Sau khi liên lạc với vị Pháo Đội Trưởng để bàn hoạch phương thức bảo vệ Pháo Đội, tôi ra lệnh, giao nhiệm vụ, chỉ định vị trí cho từng Đại Đội. Bộ Chỉ Huy của Tiểu Đoàn ở gần Pháo Đội. Khoảng 12 giờ trưa hôm đó, vị Đại Úy Pháo Đội Trưởng báo cho tôi biết là họ được lệnh rút lui sau. Tôi không thắc mắc vì Pháo Binh luôn luôn ở sau để yểm trợ. Tuy nhiên, tôi ra lệnh cho Đại Úy Quý, Trưởng Ban 3 của tôi gọi về Tiểu Khu hỏi xem chúng tôi có theo họ để bảo vệ súng không?

Hai giờ 30 chiều hôm đó Sĩ Quan Ban 3 của tôi báo cho tôi biết là Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu đã thông báo là dời về Non Nước.

Lúc này, tôi có phần bi quan vì theo dõi tin tức qua máy trên các tần số của các Đơn Vị ở Vùng I mà chúng tôi có trong đặc lệnh truyền tin.

Bốn giờ chiều, tôi hoàn toàn không liên lạc được với Liên Đoàn 911 do Trung Tá Lê Văn Thành Chỉ Huy mà Tiểu Đoàn tôi trực thuộc. Tiểu khu cũng biệt vô âm tín. 
Tôi gọi về Trung Tâm Hành Quân của Quân Đoàn I cũng như của Sư Đoàn 3, họ quá bận rộn với nhiều Đơn Vị nên khó chen vào được.

Tôi mời các Đại Đội Trưởng và Sĩ Quan Tham Mưu đến cho biết tình hình và bàn kế hoạch. Bây giờ tôi không còn ai Chỉ Huy nữa nên tôi quyết định rút Tiểu Đoàn về Hội An để vào Tiểu Khu xem sự việc đồng thời đó là con đường tương đối an toàn và gần nhất để ra Đà Nẵng.

Đơn Vị ra Quốc Lộ 1 thì dân, lính họ chạy về Đà Nẵng quá sức tưởng tượng. Họ đang chạy giặc. Tình hình quá bi đát, một thoáng suy nghĩ trong đầu, tôi ra lệnh tất cả dừng lại ở trong Làng cách Quốc Lộ 100 mét, chờ lệnh tôi vì tôi sợ Lính ra đây thấy cảnh đó thì bỏ Đơn Vị về lo cho gia đình.

Tôi tiến sát Quốc Lộ 1 để xem tình hình thì gặp Trung Tá Nguyễn Tối Lạc, Quận Trưởng Đức Dục. Ông ta cho biết tất cả các Chi Khu của Quảng Nam đều bỏ cả rồi, Tiểu Khu thì về Đà Nẵng không liên lạc được. Ông ta còn cho biết thêm là Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư Lệnh Sư Đoàn 3 vừa cho lệnh ông là trực thuộc Đại Tá Vũ Ngọc Hướng, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 2 thuộc Sư Đoàn 3.

Đại Tá Hướng chỉ huy luôn các Tiểu Đoàn của Tiểu Khu Quảng Nam nữa. Trung Tá Lạc chỉ còn một người mang máy truyền tin, một người Lính bảo vệ thôi. Tôi đang đứng với Trung Tá Lạc thì một chiếc chiến xa M-48 từ trong đi ra thấy có Đại Tá Hướng ngồi trên pháo tháp.

Ông ta thấy tôi liền cho xe dừng lại. Tôi là thuộc quyền của ông lúc ông ta còn là Tiểu Khu Phó Quảng Nam và hỏi tôi:

- Tiểu Đoàn của mày đâu mà mày đứng đây?

Tôi trả lời:

- Tiểu Đoàn tôi còn nằm trong Làng này, Đại Tá.

Tay tôi chỉ vào trong Làng gần đó.

- Có còn đủ không?

- Còn nguyên, chưa đụng trận nào lớn cả, mà chỉ gặp du kích thôi. Bảo đảm Đại Tá, chắc Đại Tá biết Tiểu Đoàn này rồi mà.

- Tao hiểu, mày đã nhận lệnh của Thiếu Tướng Hinh chưa?

- Tôi chưa nhận lệnh trực tiếp của Thiếu Tướng nhưng đã nghe Trung Tá Lạc nói rồi.

- Tốt, bây giờ Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu không còn ai nữa, mày trực thuộc Trung Đoàn tao, mày có tần số của tao chưa?

- Có đầy đủ ở đặc lệnh truyền tin rồi Đại Tá. Bây giờ Đại Tá cho lệnh thế nào? 
- Theo lệnh Thiếu Tướng, mày cho Tiểu Đoàn về Hội An phòng thủ với Trung Đoàn. Đến nơi, mày vào gặp tao tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu để nhận lệnh chi tiết. 
Tôi từ giã Đại Tá Hướng trở lui Tiểu Đoàn trình bày cuộc nói chuyện và lệnh của Đại Tá Hướng cũng như Trung Tá Lạc cho các Sĩ Quan nghe. Sau một hồi thảo luận, cuối cùng tôi nói: Bây giờ chúng ta về Hội An như ý định của chúng ta đã nói. Trên vấn đề quân sự, chúng ta đặt dưới quyền của Đại Tá Hướng, nếu hữu sự, chúng ta có Lực lượng quân sự cùng chiến đấu. Về đó tùy tình hình ta xử trí sau.

Tại Hội An chúng ta có các điểm lợi sau:

- Về địa thế chúng ta đã rõ như trong vòng bàn tay.

- Có kho vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men của Trung Tâm Tiếp Vận Quảng Nam của Tiểu Khu, chúng ta xử dụng nếu chiến đấu nhiều ngày.

- Nếu, có Lính chết hay Bị Thương thì có Bệnh Viện Hội An có phương tiện cấp cứu, có Bác sĩ Trung Đoàn 2 và Y tá.

Liên Tỉnh lộ 13C từ Đà Nẵng đi Hội An tương đối an toàn để chúng ta về Đà Nẵng. 

Tôi đã trình bày những điểm lợi hại cho Sĩ Quang rõ, tôi nói tiếp:

- Nếu phải bỏ Đà Nẵng như ở Huế và Vùng II thì tôi sẽ vào trình diện Quân Đoàn để được giúp đỡ vì Tiểu Đoàn mình còn nguyên chưa bị tổn thất thì thế nào Quân Đoàn cũng lo cho mình vào Sài Gòn để tiếp tục chiến đấu. Nếu tận cùng mình dùng quân số đông để áp đảo Hải Quân, yêu cầu được chở vào Nam chiến đấu.

Bây giờ đã 6 giờ chiều, mặc dù còn ánh nắng mặt trời, dân chúng cũng như Binh Sĩ chạy về Đà Nẵng quá nhiều nên di chuyển Đơn Vị lớn như thế rất khó khăn, dễ bị thất lạc. Tôi ra lệnh cho các Đại Đội Trưởng, Trung Đội Trưởng phải bám sát Binh Sĩ của mình đừng cho thất lạc. Nếu thất lạc, họ phải đến điểm tập trung là Ty Công Chánh Hội An. Đó là điểm tập trung của Tiểu Đoàn, đừng vào Tiểu Khu. Tôi căn dặn thật kỹ các Đại Đội phải ban hành lệnh đếm từng người Lính để họ nắm rõ điểm tập họp.

Sáu giờ 30, Tiểu Đoàn bắt đầu hướng về Hội An. Lính Sư Đoàn 2 Bộ Binh Tiểu Khu Quảng Ngãi, Quảng Tín kéo về như kiến cỏ. Họ không còn người Chỉ Huy nên hoàn toàn vô trật tự, vô kỷ luật, chỉ cần một hành động vô ý thức làm chạm tự ái, họ có thể bắn mình một cách dễ dàng.

Tôi đến được Hội An lúc 11 giờ đêm. Tại điểm tập trung, hai Đại Đội đầu đã có mặt. Tôi ra lệnh phòng thủ và đợi Tiểu Đoàn đến cho đầy đủ. Tôi vào Tiểu Khu để gặp Đại Tá Hướng nhận lệnh.

Mười hai giờ, Tiểu Đoàn đã đến đầy đủ. Đại Úy Quý Ban 3 Tiểu Đoàn, cho tôi biết quân số lúc đó là 470 người. Các Sĩ Quan có đủ, có 20 thường dân là thân nhân của các Quân Nhân của Tiểu Đoàn theo họ (họ hy vọng nếu có vào Sài Gòn thì họ cùng Tiểu Đoàn vào Nam được dễ dàng hơn) vì lúc ở Điện Bàn, các gia đình này ở đó nên họ biết có Tiểu Đoàn về nên đem theo luôn.

Có 50 Quân Nhân các Đơn Vị khác thuộc Tiểu Khu Quảng Nam đã thất lạc Đơn Vị nay muốn theo chúng tôi. Tôi nói với 50 Quân Nhân này, tôi chấp thuận cho họ ở với Tiểu Đoàn với điều kiện phải tuyệt đối tuân hành lệnh của các Sĩ Quan Tiểu Đoàn, nếu bất tuân, tôi ra lệnh bắn bỏ, nhất là lúc đụng trận. Tôi sẽ cho họ về Đơn Vị gốc khi tôi gặp Đơn Vị đó. Tất cả họ đồng ý và tôi phân chia cho các Đại Đội tác chiến ngay.

Riêng 20 thường dân (trong số này, tôi đã biết họ vì trước đây tôi có đến nhà họ lúc thuận tiện), Tôi ra lệnh cho Trung Sĩ I Thoảng chịu trách nhiệm vì Trung Sĩ I Thoảng là Hạ Sĩ Quan Ban 5 của Tiểu Đoàn (Trung Úy Trưởng Ban 5 vắng) đồng thời tôi giới thiệu Trung Sĩ I Thoảng cho họ biết và nói: “Bà con là thân nhân của Quân Nhân các cấp trong Tiểu Đoàn tôi, tôi có nhiệm vụ bảo vệ bà con như bảo vệ Lính tôi vậy. Nếu đụng trận bà con nghe lệnh của Trung Sĩ I Thoảng để được an toàn, đừng chạy lộn xộn mà chết, Tiểu Đoàn đến đâu, tôi đem bà con theo đó”. Họ hiểu ý tôi nên rất hoan hỉ.

Thành Phố Hội An bây giờ trống vắng, 99% đều bỏ ra Đà Nẵng lánh nạn. Tiểu Đoàn rời Ty Công Chánh Quảng Nam để đến vị trí phòng thủ theo lệnh Đại Tá Hướng. Đó là hướng Bắc Hội An trên đường ra Đà Nẵng. Trước khi đi, tôi còn để lại một Tiểu Đội, một máy truyền tin do một Trung Sĩ của Ban 2 Chỉ Huy để đón nhận những người đến muộn.

Tại vị trí phòng thủ mới, tôi quá mỏi mệt, tinh thần căng thẳng. Tôi đang ngồi suy nghĩ thì Hạ Sĩ I Minh bưng đến một tô cháo và một ly cà phê sữa đang nóng và nói:

- Mấy ngày nay Thiếu Tá ít ăn, ít ngủ, chỉ uống nước không, lo suy nghĩ nhiều, em thấy Thiếu Tá ốm đó nghe. Thiếu Tá ăn tô cháo hầm bồ câu và uống ly cà phê để có sức đánh giặc chứ. Tôi đang lo lắng, định bảo dẹp đi, nhưng thấy thuộc cấp của mình thương mình, lo cho mình như thế nên không đành và nói:

- Mấy ông kia ăn chưa? Bồ câu đâu mày có?

- Thưa Thiếu Tá, lúc nãy ở Ty Công Chánh có chuồng bồ câu có lẽ của ông Trưởng Ty đã bỏ đi rồi, nên em bắt 4 con, em biết Đại Bàng sẽ rầy, nhưng giờ này có khỏe mới giết được việt cộng chứ Đại Bàng.

- Thôi được, để đó, đừng mắc võng nữa nghe. Từ sáng đến giờ, tôi chỉ uống nước không ăn gì ngoài một tô mì gói có đập vào hai hột gà cũng do Hạ Sĩ I Minh làm mà thôi. Cảm thấy đói, hớp mấy miếng cà phê, ăn được gần nửa tô cháo thì nghe tiếng trực thăng, tôi nhìn ra thì thấy từ hướng Quân Đoàn I có hai chiếc máy bay bay vào khá cao. Tôi bảo Trung Úy Bình, Sĩ Quan Truyền Tin mở máy qua tần số Quân Đoàn liên lạc xem sao. Không liên lạc được mặc dù Bình đã có tất cả đặc lệnh truyền tin trong tay, đã liên lạc nhiều tần số và nhiều giới chức có thể đi bằng máy bay nhưng vô hiệu. Tôi biết chắc đó là máy bay Quân Đoàn, nhưng không biết giới chức nào mà thôi. Lúc này, tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi ra lệnh Đại Úy Quý, Trưởng Ban 3 gọi các Đại Đội Trưởng về họp đồng thời thu hết Tiểu Đội ở Ty Công Chánh trở về Tiểu Đoàn. Tôi còn ra lệnh Đại Úy Hà Thúc Thuyên đi với một máy, vài Lính bảo vệ đến Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu xem Đại Tá Hướng thế nào mà không liên lạc được.

Bây giờ là 2 giờ sáng ngày 29.3.1975. Đại Úy Thuyên báo Trung Đoàn 2 đã âm thầm ra hướng biển để về Đà Nẵng. Tiểu Đội ở Ty Công Chánh đã đến Tiểu Đoàn mang theo 9 người Lính đến muộn. Tôi cho về lại Đại Đội của họ cả. Như thế giờ này Tiểu Đoàn có 479 Quân Nhân tham chiến chưa kể 50 Quân Nhân các Đơn Vị khác đi theo. Sau một hồi bàn thảo của Sĩ Quan Tham Mưu và các Đại Đội Trưởng, tất cả quyết định rút về Đà Nẵng, vào trình diện Quân Đoàn.

Tôi hoàn toàn đồng ý và trình bày:

- Bây giờ còn sớm, chưa tới 3 giờ, chúng ta đến Chùa Non Nước sẽ gặp Đơn Vị phòng thủ Quân Đoàn ở đó trời chưa sáng, họ không nhận diện được ta có thể ngộ nhận và bắn lầm. Tôi quyết định 4 giờ sáng chúng ta xuất phát theo đội hình Đại Đội 1 đi dẫn đầu, Đại Đội 3 bên trái, Đại Đội 4 bên phải, Đại Úy Thuyên Tiểu Đoàn Phó đi với Đại Đội này vì có Trung Đoàn 2 đi ra biển, nếu gặp tiện việc liên lạc hàng ngang tránh ngộ nhận. Đại Đội 2 đi sau, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đi giữa, gia đình đi sau Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Trên đường đi nếu chạm địch, chúng ta phải yểm trợ nhau đưa nhau về Đà Nẵng. Tất cả, nếu không ai có ý kiến gì khác thì về Đơn Vị chuẩn bị lên đường khi có lệnh.

Đúng 4 giờ sáng ngày 29.3.1975, Tiểu Đoàn bắt đầu di chuyển thứ tự theo lệnh như đã phân nhiệm. Trên đường đi, chúng tôi không gặp một sự kháng cự nào, chỉ gặp vài du kích bắn lẻ tẻ,vô sự, các Đại Đội phản ứng nhưng vẫn tiến quân. Gần 9 giờ sáng, Đại Đội đầu do Trung Úy Thành Chỉ Huy báo cáo đã đến Non Nước, gặp Đơn Vị bạn, đã nhận diện và nói chuyện vời nhau. Trung Úy Thành nói chuyện đã gặp một Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến đang ngồi trên chiến xa nói là họ được lệnh không cho một Quân Nhân nào vào Đà Nẵng mà mang súng, muốn vào phải bỏ súng ở đây. Tôi nghe cũng ngạc nhiên. Lính mà không cho mang súng thì đánh giặc bằng gì, ôm mà cắn hả? Lệnh gì kỳ cục vậy.

Tôi nói cho Trung Úy Thành ra lệnh cho Binh Sĩ đứng tại chỗ, cấm phản ứng để tôi lên tiếp xúc. Tôi ra lệnh cho Đại Úy Quý là các Đại Đội thu hẹp gần Tiểu Đoàn, bố trí tại chỗ chờ lệnh và nói Đại Úy Thuyên đến gặp tôi. Trên con đường đến gặp Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến, tôi suy nghĩ: Tình hình an ninh Đà Nẵng rất xấu, đã có việt cộng cải trang thành lính xâm nhập rồi, nên mới có lệnh đó.

Tôi gặp vị Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến và trình bày sự việc để xin được vào Đà Nẵng. Ông ta dứt khoát và bảo đó là lệnh, tôi không thể sai được. Tôi cũng biết lệnh của Quân Đội, tôi nói tình lý cho Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến và gần như năng nỉ. Ông ta mềm lòng và nói để hỏi lại cấp trên.

Tôi tìm hiểu Thiếu Tá Định là cấp trên của ông ta vì Thiếu Tá Định học chung một Khóa Bộ Binh cao cấp với tôi năm 1973 ngủ chung một phòng, cùng người Huế, nên chúng tôi cũng thân nhau. Tôi cũng nói cho ông ta biết là tôi cũng là bạn thân với Thiếu Tá Định, Tiểu Đoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến, vị Đại Úy này xác nhận là Thiếu Tá Định là Tiểu Đoàn Trưởng của ông ta. Ông ta nói chuyện với Thiếu Tá Định sau đó trao máy cho tôi để nói chuyện. Thiếu Tá Định cho tôi biết Quân Đoàn đã đi hết, đã bỏ ngõ, Thủy Quân Lục Chiến cũng đang tự tìm cách về Sài Gòn chưa biết tính sao đây. Thế là hết! Tôi trả máy cho Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến.

Tôi ra lệnh Đại Úy Quý gọi tất cả Sĩ Quan đến gặp tôi. Bây giờ là 9 giờ 30 sáng ngày 29.3.1975 tại Chùa Non Nước, Đà Nẵng. Vị Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến cũng báo cho tôi biết là tôi được tự do vào Đà Nẵng. Tôi chỉ nói cám ơn. Chiến xa nổ máy quay đầu chạy lui về Đà Nẵng có tùng thiết Thủy Quân Lục Chiến theo. Thiếu Tá Định Thủy Quân Lục Chiến cũng cho tôi biết không còn phương tiện vào Sài Gòn nữa, chính Đơn Vị ông ta cũng phải tự lo liệu lấy. Không ai Chỉ Huy nữa. Hải Quân ở Tiên Sa cũng nhổ neo hết rồi.

Tất cả Sĩ Quan có mặt. Tôi trình bày tình hình Quân Đoàn, Hải Quân do Thiếu Tá Định cho biết chính ông ta cũng không biết xử trí thế nào. Tôi nói:

- Tôi đã cùng Quân Nhân các cấp trong Tiểu Đoàn chiến đấu bên nhau bấy lâu nay, nhất là sau Tết cho đến bây giờ, tình hình chiến sự sôi động, gian lao khổ cực cùng anh em. Tôi đã đoán được tình hình, cố gắng đưa Tiểu Đoàn về đây để được cùng nhau vào Sài Gòn tiếp tục chiến đấu, nhưng bây giờ sự việc xảy ra ngoài ý muốn của chúng ta, tôi rất đau khổ về sự việc này.

Tôi cũng kể về sự tiếp xúc của tôi và Thiếu Tá Định Thủy Quân Lục Chiến, sự suy luận của tôi, sự hiểu biết về tình hình của tôi cho tất cả nghe và nói tiếp:

- Không nên tập trung cả Đại Đội, sợ bị tấn công bất thường, chỉ từng Trung Đội giải thích cho họ hiểu, thông cảm tìm cách vào Sài Gòn hoặc về gia đình tùy ý. Quyền Chỉ Huy bây giờ tùy nghi các anh lo liệu. Nếu ai về nhà thì vũ khí nên phá hủy đừng để lọt vào tay việt cộng. Các bạn tự do thi hành theo ý mình, điều cần nhất là phải an ủi, giải thích cho Lính hiểu tâm trạng của chúng ta bây giờ.

Có nhiều người lưỡng lự chưa muốn đi. Lúc này tôi như cái xác không hồn, ngồi xuống đất, dựa vào cổng trụ cửa ngõ của một nhà bên đường xem phản ứng của Quân Nhân các cấp của Tiểu Đoàn như thế nào. Các Sĩ Quan đã đến chia xẻ sự đau khổ của tôi, mỗi người một ý.

Mười giờ 30 sáng ngày 29.3.1975. Tôi vẫn ngồi yên tại chỗ. Trung Đội Tình Báo của Ban 2 vẫn đứng quanh tôi để bảo vệ như những lúc hành quân.

Trung Sĩ I Nguyễn Thoảng đến đứng trước mặt tôi nghiêm đưa tay chào một cách trịnh trọng rồi nói:

- Chắc em không vào Sài Gòn đâu Thiếu Tá. Cả Quân Đoàn không một trận đánh nào mà đã bỏ đi cả, em thấy chán quá rồi. Em chúc Thiếu Tá nhiều may mắn, cố gắng vào cho được Sài Gòn.

Cái xác không hồn của tôi vẫn ngồi dựa vào trụ vôi, không chào lại, không bắt tay từ giã,tôi nói:

- Tao bây giờ không biết tính sao, tao cố gắng đưa Đơn Vị về tới đây để cùng vào Nam song không ngờ như thế này, tao rất thương anh em nhưng bây giờ ngoài tầm tay tao rồi.

Vợ Trung Sĩ I Thoảng và 2 con, một đứa 6 tuổi, một đứa 4 tuổi cùng đi với Tiểu Đoàn từ hôm qua. Chị ta bước tới trước mặt tôi và nói:

- Em chúc Thiếu Tá lên đường bình an vào cho được Sài Gòn nghe Thiếu Tá, chứ việt cộng đến cỡ Thiếu Tá nó giết chứ không tha đâu.

Tôi đứng dậy xoa đầu hai đứa nhỏ đang đứng bên mẹ, có lẽ phản ứng lịch sự đối với đàn bà chứ tôi đã có đến nhà chị ta mấy lần rồi, nên cũng thường thôi. Tôi nói:

- Tôi cũng không biết có đi được không, đến đâu hay đó, Thoảng thì chắc nó không giết đâu vì nó cấp bậc nhỏ mà là chiến tranh chính trị ăn thua gì. Cố gắng lo cho hai đứa nhỏ.

- Cám ơn Thiếu Tá, chúc Thiếu Tá thượng lộ bình an. Thoảng tiến lên một bước, đưa tay chào tôi lần nữa.

Tôi cũng không chào lại, đưa tay bắt và nói:

- Thôi mày về đi, tùy tình hình địa phương mà sống chắc không can gì đâu. Anh ta đến chào Đại Úy Hà Thúc Thuyên Tiểu Đoàn Phó, Đại Úy Lê Ngọc Nhựt Trưởng Ban 2 Tiểu Đoàn và Đại Úy Huỳnh Văn Quý Ban 3 Tiểu Đoàn rồi từ giã ra đi. Đến lúc này chỉ còn những Sĩ Quan đó và khoảng 20 Lính của Trung Đội Tình Báo mà thôi. Còn tôi lại ngồi xuống đất dựa vào trụ vôi. Đại Úy Thuyên đến nói:

- Thôi mình cứ về Đà Nẵng rồi hãy tính. Tôi đang chán nản chưa có quyết định nào dứt khoát thì bỗng nghe một tiếng nổ lớn phía sau nhà tôi đang ngồi. Lính tôi phản ứng ngồi xuống trong thế sẵn sàng tác chiến.

Tôi nói:

- Minh, mày ra xem cái gì đó? Minh đi với hai người lính nữa, sau hơn 5 phút chạy lui, trả lời:

- Thiếu Tá ơi! Ông Trung Sĩ I Thoảng tự tử bằng lựu đạn với vợ con ông ta rồi.

Tôi quá bàng hoàng và xúc động, tự nhiên tôi bật khóc. Tôi đã đứng trước hàng trăm cái chết, sự rên la đau đớn, sự nhắn gởi trối trăn của thuộc cấp sắp chết mặc dầu tôi rất xúc động, tôi cũng có trái tim biết đau khổ nhưng tôi tự kềm chế không bao giờ khóc, nhiều lắm là đỏ con mắt. Tôi cố gắng kềm chế không để cho thuộc cấp biết sự mềm yếu về tình cảnh của tôi. Thế mà hôm nay không hiểu sao tôi lại bật khóc, có lẽ đây là lần khóc đầu tiên và cũng là lần khóc cuối cùng trong 13 năm quân ngũ của tôi đối với thuộc cấp. Tôi hỏi:

- Nó chết ở đâu.

- Ông chết ở nhà kia.

Theo tay chỉ của Minh thì sau căn nhà tôi đang đứng cách một cái nữa. Tôi đi theo Minh, 6 người Lính bảo vệ tôi cũng đi theo. Căn nhà tôn nhỏ xây vách chung quanh. Một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt tôi. Bốn thi hài không toàn vẹn, một xách áo quần, mền còn để lại trong một góc của căn nhà, máu đang chảy, thịt tung tóe dính cả vào tường. Tôi không nói gì, quan sát và đứng nghiêm chào vĩnh biệt 4 anh hùng rồi ra đi. Các Binh Sĩ theo tôi cũng bắt chước chào rồi đi ra đường.

Bây giờ là 11 giờ ngày 29.3.1975. Một Trung Sĩ I cấp bậc quá nhỏ so với tôi, một thuộc cấp mà trước đây tôi đã từng có lúc gọi bằng “thằng”, một phần vì anh ta nhỏ tuổi hơn tôi, phần khác vì gọi như thế cho thân mật, có những lỗi lầm mà tôi đã rầy la đôi khi còn nặng lời nữa, thế mà hôm nay tôi phải gọi là Ông, Ông Thoảng với lòng tôn kính vì đây là một Vị Anh Hùng hơn tôi rất nhiều, ít nhất là lòng can đảm, sự thể hiện bất khuất không thể sống chung với cộng sản. Hôm nay tôi viết để vinh danh một Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho con cháu sau này biết đến. Xin nghiêng mình tôn vinh một Vị Anh Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hai giờ chiều ngày 29.3.1975, việt cộng đã treo cờ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng.

Trương Quang Chung (Hoài Việt)

 

 

Trương Quang Chung

 


blank

Sau 30.4.1975, người Việt tản mác trên khắp thế giới để tỵ nạn cộng sản. Trên Sách Vở, Báo Chí, Hồi Ký, Bút Ký, trên Đài Truyền Thanh, Truyền Hình, trong các Đại Nhạc Hội, những lúc Hội Họp các Đoàn Thể chính trị hay các Tổ Chức khác, trong lúc ngồi nói chuyện quá khứ với nhau, đôi lúc cũng nhắc đến cái chết của những vị Tướng lãnh hay các Sĩ Quan cao cấp khác trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những cái chết đó phải được vinh danh một cách trang trọng xứng đáng, phải được ghi vào Lịch Sử để con cháu chúng ta sau này biết đến sự tuẫn tiết của cha anh họ.


Với tinh thần đó, tôi muốn viết lên sự tuẫn tiết của Trung Sĩ I Nguyễn Thoảng cùng vợ con ngày 29.3.1975 tại Đà Nẵng.


***


Tám giờ sáng ngày 28.3.1975, Tiểu Đoàn tôi được lệnh rút về tuyến “vàng” phòng thủ, giữ phía Tây Nam của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và bảo vệ Pháo Đội 105 ly của Sư Đoàn 3. Mở bản đồ thì biết đó là Trục Lộ 14C từ Quận Điện Bàn đi Đại Lộc, Thượng Đức thuộc Tỉnh Quảng Nam. Tiểu Đoàn chịu trách nhiệm từ Tháp Bằng An đến Phong Thử (khoảng 2 km). Tiểu Đoàn di chuyển đến địa điểm lúc 10 giờ sáng, đã thấy vài khẩu đại bác 105 ly đã có sẵn ở các ruộng khô cách Tỉnh Lộ 14C khoảng 50 mét.


Sau khi liên lạc với vị Pháo Đội Trưởng để bàn hoạch phương thức bảo vệ Pháo Đội, tôi ra lệnh, giao nhiệm vụ, chỉ định vị trí cho từng Đại Đội. Bộ Chỉ Huy của Tiểu Đoàn ở gần Pháo Đội. Khoảng 12 giờ trưa hôm đó, vị Đại Úy Pháo Đội Trưởng báo cho tôi biết là họ được lệnh rút lui sau. Tôi không thắc mắc vì Pháo Binh luôn luôn ở sau để yểm trợ. Tuy nhiên, tôi ra lệnh cho Đại Úy Quý, Trưởng Ban 3 của tôi gọi về Tiểu Khu hỏi xem chúng tôi có theo họ để bảo vệ súng không?


Hai giờ 30 chiều hôm đó Sĩ Quan Ban 3 của tôi báo cho tôi biết là Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu đã thông báo là dời về Non Nước.


Lúc này, tôi có phần bi quan vì theo dõi tin tức qua máy trên các tần số của các Đơn Vị ở Vùng I mà chúng tôi có trong đặc lệnh truyền tin.


Bốn giờ chiều, tôi hoàn toàn không liên lạc được với Liên Đoàn 911 do Trung Tá Lê Văn Thành Chỉ Huy mà Tiểu Đoàn tôi trực thuộc. Tiểu khu cũng biệt vô âm tín. 

Tôi gọi về Trung Tâm Hành Quân của Quân Đoàn I cũng như của Sư Đoàn 3, họ quá bận rộn với nhiều Đơn Vị nên khó chen vào được.


Tôi mời các Đại Đội Trưởng và Sĩ Quan Tham Mưu đến cho biết tình hình và bàn kế hoạch. Bây giờ tôi không còn ai Chỉ Huy nữa nên tôi quyết định rút Tiểu Đoàn về Hội An để vào Tiểu Khu xem sự việc đồng thời đó là con đường tương đối an toàn và gần nhất để ra Đà Nẵng.


Đơn Vị ra Quốc Lộ 1 thì dân, lính họ chạy về Đà Nẵng quá sức tưởng tượng. Họ đang chạy giặc. Tình hình quá bi đát, một thoáng suy nghĩ trong đầu, tôi ra lệnh tất cả dừng lại ở trong Làng cách Quốc Lộ 100 mét, chờ lệnh tôi vì tôi sợ Lính ra đây thấy cảnh đó thì bỏ Đơn Vị về lo cho gia đình.


Tôi tiến sát Quốc Lộ 1 để xem tình hình thì gặp Trung Tá Nguyễn Tối Lạc, Quận Trưởng Đức Dục. Ông ta cho biết tất cả các Chi Khu của Quảng Nam đều bỏ cả rồi, Tiểu Khu thì về Đà Nẵng không liên lạc được. Ông ta còn cho biết thêm là Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư Lệnh Sư Đoàn 3 vừa cho lệnh ông là trực thuộc Đại Tá Vũ Ngọc Hướng, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 2 thuộc Sư Đoàn 3.


Đại Tá Hướng chỉ huy luôn các Tiểu Đoàn của Tiểu Khu Quảng Nam nữa. Trung Tá Lạc chỉ còn một người mang máy truyền tin, một người Lính bảo vệ thôi. Tôi đang đứng với Trung Tá Lạc thì một chiếc chiến xa M-48 từ trong đi ra thấy có Đại Tá Hướng ngồi trên pháo tháp.



Ông ta thấy tôi liền cho xe dừng lại. Tôi là thuộc quyền của ông lúc ông ta còn là Tiểu Khu Phó Quảng Nam và hỏi tôi:


- Tiểu Đoàn của mày đâu mà mày đứng đây?


Tôi trả lời:


- Tiểu Đoàn tôi còn nằm trong Làng này, Đại Tá.


Tay tôi chỉ vào trong Làng gần đó.


- Có còn đủ không?


- Còn nguyên, chưa đụng trận nào lớn cả, mà chỉ gặp du kích thôi. Bảo đảm Đại Tá, chắc Đại Tá biết Tiểu Đoàn này rồi mà.


- Tao hiểu, mày đã nhận lệnh của Thiếu Tướng Hinh chưa?


- Tôi chưa nhận lệnh trực tiếp của Thiếu Tướng nhưng đã nghe Trung Tá Lạc nói rồi.


- Tốt, bây giờ Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu không còn ai nữa, mày trực thuộc Trung Đoàn tao, mày có tần số của tao chưa?

- Có đầy đủ ở đặc lệnh truyền tin rồi Đại Tá. Bây giờ Đại Tá cho lệnh thế nào? 
- Theo lệnh Thiếu Tướng, mày cho Tiểu Đoàn về Hội An phòng thủ với Trung Đoàn. Đến nơi, mày vào gặp tao tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu để nhận lệnh chi tiết. 

Tôi từ giã Đại Tá Hướng trở lui Tiểu Đoàn trình bày cuộc nói chuyện và lệnh của Đại Tá Hướng cũng như Trung Tá Lạc cho các Sĩ Quan nghe. Sau một hồi thảo luận, cuối cùng tôi nói: Bây giờ chúng ta về Hội An như ý định của chúng ta đã nói. Trên vấn đề quân sự, chúng ta đặt dưới quyền của Đại Tá Hướng, nếu hữu sự, chúng ta có Lực lượng quân sự cùng chiến đấu. Về đó tùy tình hình ta xử trí sau.


Tại Hội An chúng ta có các điểm lợi sau:


- Về địa thế chúng ta đã rõ như trong vòng bàn tay.


- Có kho vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men của Trung Tâm Tiếp Vận Quảng Nam của Tiểu Khu, chúng ta xử dụng nếu chiến đấu nhiều ngày.


- Nếu, có Lính chết hay Bị Thương thì có Bệnh Viện Hội An có phương tiện cấp cứu, có Bác sĩ Trung Đoàn 2 và Y tá.


Liên Tỉnh lộ 13C từ Đà Nẵng đi Hội An tương đối an toàn để chúng ta về Đà Nẵng. 

Tôi đã trình bày những điểm lợi hại cho Sĩ Quang rõ, tôi nói tiếp:

- Nếu phải bỏ Đà Nẵng như ở Huế và Vùng II thì tôi sẽ vào trình diện Quân Đoàn để được giúp đỡ vì Tiểu Đoàn mình còn nguyên chưa bị tổn thất thì thế nào Quân Đoàn cũng lo cho mình vào Sài Gòn để tiếp tục chiến đấu. Nếu tận cùng mình dùng quân số đông để áp đảo Hải Quân, yêu cầu được chở vào Nam chiến đấu.


Bây giờ đã 6 giờ chiều, mặc dù còn ánh nắng mặt trời, dân chúng cũng như Binh Sĩ chạy về Đà Nẵng quá nhiều nên di chuyển Đơn Vị lớn như thế rất khó khăn, dễ bị thất lạc. Tôi ra lệnh cho các Đại Đội Trưởng, Trung Đội Trưởng phải bám sát Binh Sĩ của mình đừng cho thất lạc. Nếu thất lạc, họ phải đến điểm tập trung là Ty Công Chánh Hội An. Đó là điểm tập trung của Tiểu Đoàn, đừng vào Tiểu Khu. Tôi căn dặn thật kỹ các Đại Đội phải ban hành lệnh đếm từng người Lính để họ nắm rõ điểm tập họp.


Sáu giờ 30, Tiểu Đoàn bắt đầu hướng về Hội An. Lính Sư Đoàn 2 Bộ Binh Tiểu Khu Quảng Ngãi, Quảng Tín kéo về như kiến cỏ. Họ không còn người Chỉ Huy nên hoàn toàn vô trật tự, vô kỷ luật, chỉ cần một hành động vô ý thức làm chạm tự ái, họ có thể bắn mình một cách dễ dàng.


Tôi đến được Hội An lúc 11 giờ đêm. Tại điểm tập trung, hai Đại Đội đầu đã có mặt. Tôi ra lệnh phòng thủ và đợi Tiểu Đoàn đến cho đầy đủ. Tôi vào Tiểu Khu để gặp Đại Tá Hướng nhận lệnh.


Mười hai giờ, Tiểu Đoàn đã đến đầy đủ. Đại Úy Quý Ban 3 Tiểu Đoàn, cho tôi biết quân số lúc đó là 470 người. Các Sĩ Quan có đủ, có 20 thường dân là thân nhân của các Quân Nhân của Tiểu Đoàn theo họ (họ hy vọng nếu có vào Sài Gòn thì họ cùng Tiểu Đoàn vào Nam được dễ dàng hơn) vì lúc ở Điện Bàn, các gia đình này ở đó nên họ biết có Tiểu Đoàn về nên đem theo luôn.


Có 50 Quân Nhân các Đơn Vị khác thuộc Tiểu Khu Quảng Nam đã thất lạc Đơn Vị nay muốn theo chúng tôi. Tôi nói với 50 Quân Nhân này, tôi chấp thuận cho họ ở với Tiểu Đoàn với điều kiện phải tuyệt đối tuân hành lệnh của các Sĩ Quan Tiểu Đoàn, nếu bất tuân, tôi ra lệnh bắn bỏ, nhất là lúc đụng trận. Tôi sẽ cho họ về Đơn Vị gốc khi tôi gặp Đơn Vị đó. Tất cả họ đồng ý và tôi phân chia cho các Đại Đội tác chiến ngay.


Riêng 20 thường dân (trong số này, tôi đã biết họ vì trước đây tôi có đến nhà họ lúc thuận tiện), Tôi ra lệnh cho Trung Sĩ I Thoảng chịu trách nhiệm vì Trung Sĩ I Thoảng là Hạ Sĩ Quan Ban 5 của Tiểu Đoàn (Trung Úy Trưởng Ban 5 vắng) đồng thời tôi giới thiệu Trung Sĩ I Thoảng cho họ biết và nói: “Bà con là thân nhân của Quân Nhân các cấp trong Tiểu Đoàn tôi, tôi có nhiệm vụ bảo vệ bà con như bảo vệ Lính tôi vậy. Nếu đụng trận bà con nghe lệnh của Trung Sĩ I Thoảng để được an toàn, đừng chạy lộn xộn mà chết, Tiểu Đoàn đến đâu, tôi đem bà con theo đó”. Họ hiểu ý tôi nên rất hoan hỉ.


Thành Phố Hội An bây giờ trống vắng, 99% đều bỏ ra Đà Nẵng lánh nạn. Tiểu Đoàn rời Ty Công Chánh Quảng Nam để đến vị trí phòng thủ theo lệnh Đại Tá Hướng. Đó là hướng Bắc Hội An trên đường ra Đà Nẵng. Trước khi đi, tôi còn để lại một Tiểu Đội, một máy truyền tin do một Trung Sĩ của Ban 2 Chỉ Huy để đón nhận những người đến muộn.


Tại vị trí phòng thủ mới, tôi quá mỏi mệt, tinh thần căng thẳng. Tôi đang ngồi suy nghĩ thì Hạ Sĩ I Minh bưng đến một tô cháo và một ly cà phê sữa đang nóng và nói:


- Mấy ngày nay Thiếu Tá ít ăn, ít ngủ, chỉ uống nước không, lo suy nghĩ nhiều, em thấy Thiếu Tá ốm đó nghe. Thiếu Tá ăn tô cháo hầm bồ câu và uống ly cà phê để có sức đánh giặc chứ. Tôi đang lo lắng, định bảo dẹp đi, nhưng thấy thuộc cấp của mình thương mình, lo cho mình như thế nên không đành và nói:


- Mấy ông kia ăn chưa? Bồ câu đâu mày có?


- Thưa Thiếu Tá, lúc nãy ở Ty Công Chánh có chuồng bồ câu có lẽ của ông Trưởng Ty đã bỏ đi rồi, nên em bắt 4 con, em biết Đại Bàng sẽ rầy, nhưng giờ này có khỏe mới giết được việt cộng chứ Đại Bàng.


- Thôi được, để đó, đừng mắc võng nữa nghe. Từ sáng đến giờ, tôi chỉ uống nước không ăn gì ngoài một tô mì gói có đập vào hai hột gà cũng do Hạ Sĩ I Minh làm mà thôi. Cảm thấy đói, hớp mấy miếng cà phê, ăn được gần nửa tô cháo thì nghe tiếng trực thăng, tôi nhìn ra thì thấy từ hướng Quân Đoàn I có hai chiếc máy bay bay vào khá cao. Tôi bảo Trung Úy Bình, Sĩ Quan Truyền Tin mở máy qua tần số Quân Đoàn liên lạc xem sao. Không liên lạc được mặc dù Bình đã có tất cả đặc lệnh truyền tin trong tay, đã liên lạc nhiều tần số và nhiều giới chức có thể đi bằng máy bay nhưng vô hiệu. Tôi biết chắc đó là máy bay Quân Đoàn, nhưng không biết giới chức nào mà thôi. Lúc này, tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi ra lệnh Đại Úy Quý, Trưởng Ban 3 gọi các Đại Đội Trưởng về họp đồng thời thu hết Tiểu Đội ở Ty Công Chánh trở về Tiểu Đoàn. Tôi còn ra lệnh Đại Úy Hà Thúc Thuyên đi với một máy, vài Lính bảo vệ đến Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu xem Đại Tá Hướng thế nào mà không liên lạc được.


Bây giờ là 2 giờ sáng ngày 29.3.1975. Đại Úy Thuyên báo Trung Đoàn 2 đã âm thầm ra hướng biển để về Đà Nẵng. Tiểu Đội ở Ty Công Chánh đã đến Tiểu Đoàn mang theo 9 người Lính đến muộn. Tôi cho về lại Đại Đội của họ cả. Như thế giờ này Tiểu Đoàn có 479 Quân Nhân tham chiến chưa kể 50 Quân Nhân các Đơn Vị khác đi theo. Sau một hồi bàn thảo của Sĩ Quan Tham Mưu và các Đại Đội Trưởng, tất cả quyết định rút về Đà Nẵng, vào trình diện Quân Đoàn.


Tôi hoàn toàn đồng ý và trình bày:


- Bây giờ còn sớm, chưa tới 3 giờ, chúng ta đến Chùa Non Nước sẽ gặp Đơn Vị phòng thủ Quân Đoàn ở đó trời chưa sáng, họ không nhận diện được ta có thể ngộ nhận và bắn lầm. Tôi quyết định 4 giờ sáng chúng ta xuất phát theo đội hình Đại Đội 1 đi dẫn đầu, Đại Đội 3 bên trái, Đại Đội 4 bên phải, Đại Úy Thuyên Tiểu Đoàn Phó đi với Đại Đội này vì có Trung Đoàn 2 đi ra biển, nếu gặp tiện việc liên lạc hàng ngang tránh ngộ nhận. Đại Đội 2 đi sau, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đi giữa, gia đình đi sau Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Trên đường đi nếu chạm địch, chúng ta phải yểm trợ nhau đưa nhau về Đà Nẵng. Tất cả, nếu không ai có ý kiến gì khác thì về Đơn Vị chuẩn bị lên đường khi có lệnh.


Đúng 4 giờ sáng ngày 29.3.1975, Tiểu Đoàn bắt đầu di chuyển thứ tự theo lệnh như đã phân nhiệm. Trên đường đi, chúng tôi không gặp một sự kháng cự nào, chỉ gặp vài du kích bắn lẻ tẻ,vô sự, các Đại Đội phản ứng nhưng vẫn tiến quân. Gần 9 giờ sáng, Đại Đội đầu do Trung Úy Thành Chỉ Huy báo cáo đã đến Non Nước, gặp Đơn Vị bạn, đã nhận diện và nói chuyện vời nhau. Trung Úy Thành nói chuyện đã gặp một Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến đang ngồi trên chiến xa nói là họ được lệnh không cho một Quân Nhân nào vào Đà Nẵng mà mang súng, muốn vào phải bỏ súng ở đây. Tôi nghe cũng ngạc nhiên. Lính mà không cho mang súng thì đánh giặc bằng gì, ôm mà cắn hả? Lệnh gì kỳ cục vậy.


Tôi nói cho Trung Úy Thành ra lệnh cho Binh Sĩ đứng tại chỗ, cấm phản ứng để tôi lên tiếp xúc. Tôi ra lệnh cho Đại Úy Quý là các Đại Đội thu hẹp gần Tiểu Đoàn, bố trí tại chỗ chờ lệnh và nói Đại Úy Thuyên đến gặp tôi. Trên con đường đến gặp Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến, tôi suy nghĩ: Tình hình an ninh Đà Nẵng rất xấu, đã có việt cộng cải trang thành lính xâm nhập rồi, nên mới có lệnh đó.


Tôi gặp vị Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến và trình bày sự việc để xin được vào Đà Nẵng. Ông ta dứt khoát và bảo đó là lệnh, tôi không thể sai được. Tôi cũng biết lệnh của Quân Đội, tôi nói tình lý cho Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến và gần như năng nỉ. Ông ta mềm lòng và nói để hỏi lại cấp trên.


Tôi tìm hiểu Thiếu Tá Định là cấp trên của ông ta vì Thiếu Tá Định học chung một Khóa Bộ Binh cao cấp với tôi năm 1973 ngủ chung một phòng, cùng người Huế, nên chúng tôi cũng thân nhau. Tôi cũng nói cho ông ta biết là tôi cũng là bạn thân với Thiếu Tá Định, Tiểu Đoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến, vị Đại Úy này xác nhận là Thiếu Tá Định là Tiểu Đoàn Trưởng của ông ta. Ông ta nói chuyện với Thiếu Tá Định sau đó trao máy cho tôi để nói chuyện. Thiếu Tá Định cho tôi biết Quân Đoàn đã đi hết, đã bỏ ngõ, Thủy Quân Lục Chiến cũng đang tự tìm cách về Sài Gòn chưa biết tính sao đây. Thế là hết! Tôi trả máy cho Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến.


Tôi ra lệnh Đại Úy Quý gọi tất cả Sĩ Quan đến gặp tôi. Bây giờ là 9 giờ 30 sáng ngày 29.3.1975 tại Chùa Non Nước, Đà Nẵng. Vị Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến cũng báo cho tôi biết là tôi được tự do vào Đà Nẵng. Tôi chỉ nói cám ơn. Chiến xa nổ máy quay đầu chạy lui về Đà Nẵng có tùng thiết Thủy Quân Lục Chiến theo. Thiếu Tá Định Thủy Quân Lục Chiến cũng cho tôi biết không còn phương tiện vào Sài Gòn nữa, chính Đơn Vị ông ta cũng phải tự lo liệu lấy. Không ai Chỉ Huy nữa. Hải Quân ở Tiên Sa cũng nhổ neo hết rồi.


Tất cả Sĩ Quan có mặt. Tôi trình bày tình hình Quân Đoàn, Hải Quân do Thiếu Tá Định cho biết chính ông ta cũng không biết xử trí thế nào. Tôi nói:


- Tôi đã cùng Quân Nhân các cấp trong Tiểu Đoàn chiến đấu bên nhau bấy lâu nay, nhất là sau Tết cho đến bây giờ, tình hình chiến sự sôi động, gian lao khổ cực cùng anh em. Tôi đã đoán được tình hình, cố gắng đưa Tiểu Đoàn về đây để được cùng nhau vào Sài Gòn tiếp tục chiến đấu, nhưng bây giờ sự việc xảy ra ngoài ý muốn của chúng ta, tôi rất đau khổ về sự việc này.


Tôi cũng kể về sự tiếp xúc của tôi và Thiếu Tá Định Thủy Quân Lục Chiến, sự suy luận của tôi, sự hiểu biết về tình hình của tôi cho tất cả nghe và nói tiếp:


- Không nên tập trung cả Đại Đội, sợ bị tấn công bất thường, chỉ từng Trung Đội giải thích cho họ hiểu, thông cảm tìm cách vào Sài Gòn hoặc về gia đình tùy ý. Quyền Chỉ Huy bây giờ tùy nghi các anh lo liệu. Nếu ai về nhà thì vũ khí nên phá hủy đừng để lọt vào tay việt cộng. Các bạn tự do thi hành theo ý mình, điều cần nhất là phải an ủi, giải thích cho Lính hiểu tâm trạng của chúng ta bây giờ.


Có nhiều người lưỡng lự chưa muốn đi. Lúc này tôi như cái xác không hồn, ngồi xuống đất, dựa vào cổng trụ cửa ngõ của một nhà bên đường xem phản ứng của Quân Nhân các cấp của Tiểu Đoàn như thế nào. Các Sĩ Quan đã đến chia xẻ sự đau khổ của tôi, mỗi người một ý.


Mười giờ 30 sáng ngày 29.3.1975. Tôi vẫn ngồi yên tại chỗ. Trung Đội Tình Báo của Ban 2 vẫn đứng quanh tôi để bảo vệ như những lúc hành quân.


Trung Sĩ I Nguyễn Thoảng đến đứng trước mặt tôi nghiêm đưa tay chào một cách trịnh trọng rồi nói:


- Chắc em không vào Sài Gòn đâu Thiếu Tá. Cả Quân Đoàn không một trận đánh nào mà đã bỏ đi cả, em thấy chán quá rồi. Em chúc Thiếu Tá nhiều may mắn, cố gắng vào cho được Sài Gòn.


Cái xác không hồn của tôi vẫn ngồi dựa vào trụ vôi, không chào lại, không bắt tay từ giã,tôi nói:


- Tao bây giờ không biết tính sao, tao cố gắng đưa Đơn Vị về tới đây để cùng vào Nam song không ngờ như thế này, tao rất thương anh em nhưng bây giờ ngoài tầm tay tao rồi.


Vợ Trung Sĩ I Thoảng và 2 con, một đứa 6 tuổi, một đứa 4 tuổi cùng đi với Tiểu Đoàn từ hôm qua. Chị ta bước tới trước mặt tôi và nói:


- Em chúc Thiếu Tá lên đường bình an vào cho được Sài Gòn nghe Thiếu Tá, chứ việt cộng đến cỡ Thiếu Tá nó giết chứ không tha đâu.


Tôi đứng dậy xoa đầu hai đứa nhỏ đang đứng bên mẹ, có lẽ phản ứng lịch sự đối với đàn bà chứ tôi đã có đến nhà chị ta mấy lần rồi, nên cũng thường thôi. Tôi nói:


- Tôi cũng không biết có đi được không, đến đâu hay đó, Thoảng thì chắc nó không giết đâu vì nó cấp bậc nhỏ mà là chiến tranh chính trị ăn thua gì. Cố gắng lo cho hai đứa nhỏ.

- Cám ơn Thiếu Tá, chúc Thiếu Tá thượng lộ bình an. Thoảng tiến lên một bước, đưa tay chào tôi lần nữa.


Tôi cũng không chào lại, đưa tay bắt và nói:

- Thôi mày về đi, tùy tình hình địa phương mà sống chắc không can gì đâu. Anh ta đến chào Đại Úy Hà Thúc Thuyên Tiểu Đoàn Phó, Đại Úy Lê Ngọc Nhựt Trưởng Ban 2 Tiểu Đoàn và Đại Úy Huỳnh Văn Quý Ban 3 Tiểu Đoàn rồi từ giã ra đi. Đến lúc này chỉ còn những Sĩ Quan đó và khoảng 20 Lính của Trung Đội Tình Báo mà thôi. Còn tôi lại ngồi xuống đất dựa vào trụ vôi. Đại Úy Thuyên đến nói:


- Thôi mình cứ về Đà Nẵng rồi hãy tính. Tôi đang chán nản chưa có quyết định nào dứt khoát thì bỗng nghe một tiếng nổ lớn phía sau nhà tôi đang ngồi. Lính tôi phản ứng ngồi xuống trong thế sẵn sàng tác chiến.


Tôi nói:

- Minh, mày ra xem cái gì đó? Minh đi với hai người lính nữa, sau hơn 5 phút chạy lui, trả lời:

- Thiếu Tá ơi! Ông Trung Sĩ I Thoảng tự tử bằng lựu đạn với vợ con ông ta rồi.


Tôi quá bàng hoàng và xúc động, tự nhiên tôi bật khóc. Tôi đã đứng trước hàng trăm cái chết, sự rên la đau đớn, sự nhắn gởi trối trăn của thuộc cấp sắp chết mặc dầu tôi rất xúc động, tôi cũng có trái tim biết đau khổ nhưng tôi tự kềm chế không bao giờ khóc, nhiều lắm là đỏ con mắt. Tôi cố gắng kềm chế không để cho thuộc cấp biết sự mềm yếu về tình cảnh của tôi. Thế mà hôm nay không hiểu sao tôi lại bật khóc, có lẽ đây là lần khóc đầu tiên và cũng là lần khóc cuối cùng trong 13 năm quân ngũ của tôi đối với thuộc cấp. Tôi hỏi:

- Nó chết ở đâu.

- Ông chết ở nhà kia.


Theo tay chỉ của Minh thì sau căn nhà tôi đang đứng cách một cái nữa. Tôi đi theo Minh, 6 người Lính bảo vệ tôi cũng đi theo. Căn nhà tôn nhỏ xây vách chung quanh. Một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt tôi. Bốn thi hài không toàn vẹn, một xách áo quần, mền còn để lại trong một góc của căn nhà, máu đang chảy, thịt tung tóe dính cả vào tường. Tôi không nói gì, quan sát và đứng nghiêm chào vĩnh biệt 4 anh hùng rồi ra đi. Các Binh Sĩ theo tôi cũng bắt chước chào rồi đi ra đường.

Bây giờ là 11 giờ ngày 29.3.1975. Một Trung Sĩ I cấp bậc quá nhỏ so với tôi, một thuộc cấp mà trước đây tôi đã từng có lúc gọi bằng “thằng”, một phần vì anh ta nhỏ tuổi hơn tôi, phần khác vì gọi như thế cho thân mật, có những lỗi lầm mà tôi đã rầy la đôi khi còn nặng lời nữa, thế mà hôm nay tôi phải gọi là Ông, Ông Thoảng với lòng tôn kính vì đây là một Vị Anh Hùng hơn tôi rất nhiều, ít nhất là lòng can đảm, sự thể hiện bất khuất không thể sống chung với cộng sản. Hôm nay tôi viết để vinh danh một Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho con cháu sau này biết đến. Xin nghiêng mình tôn vinh một Vị Anh Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hai giờ chiều ngày 29.3.1975, việt cộng đã treo cờ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng.

Trương Quang Chung (Hoài Việt)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10855)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12318)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10679)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14585)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11883)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29255)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10527)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10101)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10571)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10864)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10439)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12089)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9140)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11460)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15398)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10174)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14057)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11667)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11054)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10782)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10377)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11088)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9804)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9599)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13022)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8917)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17881)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12317)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9356)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102451)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10290)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10747)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10341)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12119)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10471)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9599)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8777)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 10922)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27257)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10766)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10011)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11376)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11094)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11227)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 20841)
Sài Gòn đã vĩnh viễn bị mất đi bóng dáng hòn ngọc viễn đông một thuở.