1:29 SA
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

NGHỆ SĨ THƯƠNG TIẾC SOẠN GIẢ VIỄN CHÂU

03 Tháng Hai 20168:09 CH(Xem: 10908)

Nghệ sĩ thương tiếc “Vua vọng cổ” Viễn Châu! 

(NLĐO) - Nhiều nghệ sĩ thương tiếc trước sự ra đi của "Vua vọng cổ" Viễn Châu. Theo ý nguyện của gia đình, linh cữu Soạn giả, NSND Viễn Châu được đặt tại nhà riêng, không di quan đến Nhà tang lễ TP HCM như dự kiến ban đầu.

 

 NSND Kim Cương trong lễ nhập quan soạn giả Viễn Châu sáng 2-2 tại nhà riêng của ông

NSND Kim Cương trong lễ nhập quan soạn giả Viễn Châu sáng 2-2 tại nhà riêng của ông

Sáng 2-2, Lễ nhập quan Soạn giả, NSND Viễn Châu được tiến hành trong không khí trang nghiêm tại nhà riêng (TK8/11 đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM). Bà Nguyễn Thị Đạo, 86 tuổi, vợ Soạn giả, NSND Viễn Châu mong muốn linh cữu chồng được quàng tại nhà riêng.

Nhạc sĩ Trương Minh Châu, con trai của Soạn giả, NSND Viễn Châu nói: “Má muốn ba tôi vẫn nằm ở nhà trong những ngày cuối cùng trước khi bà và con cháu không còn nhìn thấy ông nữa. Do đó, chúng tôi làm đúng mong muốn của bà”.

Khi hay tin "Vua vọng cổ" qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự thương tiếc!

NSND Kim Cương: Đau buồn đến bật khóc!

NSND Kim Cương có mặt rất sớm, chứng kiến những giây phút cuối cùng trước khi thi thể của Soạn giả, NSND Viễn Châu được đưa vào quan tài, bà bật khóc tâm sự: “Kỷ niệm cuối cùng của tôi với anh Bảy là bài vọng cổ "Giấc mộng lá sầu riêng". Bài này tôi được anh Bảy viết tặng, nói về má tôi – cố NSND Bảy Nam. Có lẽ, đó là một trong những bài ca cổ hiếm hoi cuối cùng anh Bảy viết trong thời gian dưỡng bệnh. Nhiều thập niên qua, anh Bảy vẫn luôn chung thủy với chị Đạo. Giới soạn giả, tác giả, nhạc công nhất là danh cầm chắc chắn có nhiều cuộc tình nhưng anh Bảy vẫn một mực chung thủy. Tài năng, đạo đức, cách sống của anh Bảy sẽ được công chúng nhớ mãi".

NSND Kim Cương cho biết theo di nguyện Soạn giả, NSND Viễn Châu, ông không muốn gia đình nhận tiền chấp điếu đám tang mình nhưng bà đã góp ý: “Theo tôi, gia đình nên nhận chấp điếu, vì nếu không các đoàn thể, các cá nhân và nghệ sĩ sẽ mua hoa tươi, trái cây, vật phẩm cúng tế rất nhiều, sau đó bỏ đi rất phung phí. Số tiền chấp điếu có thể dùng cho công việc từ thiện, giúp đỡ nghệ sĩ già neo đơn”.

 

NSND Lệ Thủy trong ngày Nhà giáo VN, đến tặng hoa thầy - SG Viễn Châu
NSND Lệ Thủy trong ngày Nhà giáo VN, đến tặng hoa thầy - SG Viễn Châu

NSND Lệ Thủy: Thầy là tất cả đối với tôi!

NSND Lệ Thủy cho biết nếu không có thầy Bảy, bà chưa chắc nổi tiếng như ngày hôm nay. “Thầy Bảy phát hiện tôi từ gánh hát Trầm Vàng. Lúc đó, tôi mới 13 tuổi chưa biết nhiều, chưa có kinh nghiệm ca hát nhưng thầy tích cực động viên, viết thêm vai mới, bài hát mới để tôi ca diễn. Khi tôi 16 tuổi, thầy đưa bài tân cổ giao duyên đầu tiên cho tôi ca. Thầy Bảy sống đạo đức, chưa bao giờ làm phiền con cháu, học trò. Biết ai khó khăn trong nghề, thầy đến giúp đỡ âm thầm. Một dạo thầy về quê Trà Vinh, xe đò chở ngang một bến tàu, thấy một ghe hát nghèo. Thầy xin chủ xe dừng lại, xuống hỏi thăm mới biết đó là chuyến đi cuối cùng của gánh hát trước khi rã gánh. Thầy thương tình móc hết tiền trong túi, còn bao nhiêu cho hết anh em trong gánh mua cơm”.

Khi biết tin gia đình Soạn giả, NSND Viễn Châu nhận chấp điếu, NSND Lệ Thủy cho biết: “Tôi đề nghị với gia đình, số tiền chấp điếu trên nên lập quỹ mang tên thầy. Số tiền đó sẽ có hội đồng thẩm định, xét duyệt trao học bổng cho các nhạc công trẻ, những người đang học đàn cổ nhạc có hoàn cảnh khó khăn".

NSƯT Phương Quang: Nhớ thầy Bảy, nhớ cây son đỏ

NSƯT Phương Quang khóc khi hay tin Soạn giả, NSND Viễn Châu qua đời: “Tôi tiếc thương tài năng của sân khấu, ngôi sao sáng trên bầu trời nghệ thuật!".

Ông kể ngày trước có dịp gặp thầy Bảy, được tặng cây son đỏ kèm lời khuyên nên tô son đỏ để lên sân khấu lung linh hơn. Ông nghe theo và cảm ơn món quà như phần lộc của Tổ nghiệp mà thầy Bảy trao tặng.

"Thầy sống rất giản dị, đi xem vở mới công diễn, ông lân la vào hậu trường tâm sự, trao đổi. Lối sống hòa đồng, chí tình với anh chị em nghệ sĩ, ông thương nhất là các anh chị em làm công tác hậu đài nên lãnh tiền tác quyền bao nhiêu thường chia đều cho họ. Bởi vậy mới có câu, hậu trường nào có thầy Bảy vào thì Tết đến. Vĩnh biệt thầy Bảy, mãi mãi cảm ơn ông đã ban tặng cho đời hai bản vọng cổ: "Tình anh bán chiếu" và "Ông lão chèo đò” - NSƯT Phương Quang nói.

NSƯT Phương Quang trong ngày mừng thọ NSND Viễn Châu 89 tuổi tại Nhà hát TP
NSƯT Phương Quang trong ngày mừng thọ NSND Viễn Châu 89 tuổi tại Nhà hát TP

NSƯT Giang Châu: Cảm ơn đời từng có chú Bảy!

NSƯT Giang Châu nhớ từng phải cầu cứu “Vua vọng cổ” sáng tác bài vọng cổ hài “Trùm Sò thăm chị sui” để đi lưu diễn.

“Chú Bảy viết cho tôi, nhờ đó mà tôi đi kiếm cơm khắp nơi. Cộng thêm một số bài vọng cổ hài trứ danh trước đó như: "Vợ tôi tôi sợ", "Vợ tôi tập lái Honda", "Ngưu ma vương đại chiến", "Cờ bạc bác thằng bần"… mà tôi có thêm nhiều cảm tình của khán giả. Có thể khẳng định, trên sân khấu, tôi có được sự dìu dắt tận tình của thầy Diệp Lang trong diễn xuất, thì trong vọng cổ hài, thầy Viễn Châu đã cho tôi nhiều bài học quý. Chú Bảy từng thắc mắc tại sao vọng cổ làm người ta khóc mà không thể làm người ta cười và ông đã sáng tác thể điệu đó, để ngày nay nhiều nghệ sĩ đi theo trường phái vọng cổ hài mà nên danh. Tôi xuất thân diễn viên, sau này mới chuyển qua hài, ca vọng cổ hài và nhận từ chú Bảy những lời dạy ân cần” – "Trùm Sò" Giang Châu nói.

 

NSƯT Giang Châu và NSND SG Viễn Châu
NSƯT Giang Châu và NSND SG Viễn Châu

Nghệ sĩ Tú Trinh: Nhớ mãi giọt nước mắt chú Bảy!

Nghệ sĩ Tú Trinh kể ba bà là nghệ nhân Chín Trích, đàn cò cho đoàn hát của bà Năm Phỉ, còn Soạn giả, NSND Viễn Châu theo đoàn Năm Châu. Cả hai tuy đoàn hát khác nhau nhưng lại thân thiết vì nhà cách nhau có một con hẻm.

"Ba tôi lúc còn sống mỗi lần nói đến chú Bảy là bày tỏ sự cảm kích vì lối sống chân thành của chú. Chú Bảy chỉ biết sống, sáng tác và có một mối tình chung thủy với thím Nguyễn Thị Đạo, người con gái từ dưới quê lên Sài Gòn phụ dì bán cơm trưa. Tôi nhớ mãi ngày 19-5-2012, khi tôi và NSND Ngọc Giàu đến thăm chú Bảy, tặng hoa nhân dịp chú xuất viện về nhà, chị Sáu Ngọc Giàu đã ca lại bài vọng cổ "Thoại Ba công chúa" mà chú Bảy viết riêng cho chị. Chú Bảy đàn tranh cho chị Sáu ca, cả hai đều khóc. Tôi không thể nào quên những giọt nước mắt của chú Bảy khi ấy, chú nói: “Không biết tôi có còn đủ sức để còn được đàn cho Ngọc Giàu ca nữa không”, rồi chú trào nước mắt. Lúc đó tôi nhớ ba tôi, nhớ chú Bảy của cái thời còn sung sức. Khi ba tôi qua đời, mỗi lần nhớ ba, tôi lại đến thăm chú Bảy. Nay thì chú cũng đã ra đi....!” – Nghệ sĩ Tú Trinh xúc động kể.

 

 NS Tú Trinh nghe SG Viễn Châu đàn tranh khi bà đến thăm ông ngày 19-5-2012

NS Tú Trinh nghe SG Viễn Châu đàn tranh khi bà đến thăm ông ngày 19-5-2012

 

NSND Trọng Hữu: Ông là bóng cả của làng cổ nhạc!

Từ Cần Thơ lên Sài Gòn viếng đám tang của Soạn giả, NSND Viễn Châu, NSND Trọng Hữu nói: "Lúc sinh thời, bác Bảy thường nói với tôi: “Thật khó khăn để có thể tự mình quyết định một một việc gì trong cuộc sống khi mà hậu trường sân khấu vẫn còn những bất công và ganh đua mù quáng. Do vậy bác Bảy dặn tôi hãy truyền lại cho đàn em hiểu rõ mục đích rõ ràng của người nghệ sĩ, đó là: "Sống ở đời phải có ước mơ/ Cố gắng thực hiện thành hiện thực".

Bác Bảy là cây cao bóng cả của làng cổ nhạc, bác cho thế hệ nghệ sĩ chúng tôi hiểu, tạo hoá chẳng cho không ai cái gì hết. Muốn thành công, nghệ sĩ phải cố gắng trau dồi, học tập bền bĩ. Và cũng từ bác Bảy, tôi hiểu: "Kiên nhẫn là chìa khoá mở cánh cửa cuối cùng của sự thành công"!”.

NSND Trọng Hữu, NS Thanh Hải, SG Viễn Châu và danh hài Bảo Chung trong hậu trường rạp Hưng Đạo năm 2005
NSND Trọng Hữu, NS Thanh Hải, SG Viễn Châu và danh hài Bảo Chung trong hậu trường rạp Hưng Đạo năm 2005

 

NSƯT Út Bạch Lan: Thầy đã bỏ con đi!

NSƯT Út Bạch Lan nói khi nghe tin thầy Bảy ra đi, bà ngồi trên giường bệnh mà cứ muốn vụt chạy đến nhà thầy.

“Hình ảnh đầu tiên tôi nhìn thấy ông là khi ông ngồi đàn tranh trong một chương trình trên truyền hình Sài Gòn. Trong quá trình làm nghề, nhiều lúc tôi nản lòng, định rời xa nghề, xa lánh tất cả thì thầy xuất hiện, an ủi, động viên. Khi thầy viết cho tôi bài "Hoa lan trắng", cầm bản vọng cổ, tôi ca nho nhỏ, ca cho thấm vào tim và cứ thế nó đi vào tiềm thức. Sẽ không có giọt nước mắt nào rơi giờ phút này vì tôi muốn thầy ra đi thanh thản. Nhớ bài ca vọng cổ thầy viết trong đám tang má bảy Phùng Há: “Chia ly hẹn buổi sum vầy, chị Bảy đi trước tụi này đi sau!”. Thầy Bảy đã viên mãn! Thầy đã bỏ con đi nhưng con tin không phải là sự mất mát vì kho tàng cổ nhạc với biết bao tuyệt tác bất hủ của thầy để lại cho đời, vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim tôi và những người yêu cổ nhạc Việt” – "Sầu nữ" chia sẻ.

Sầu nữ Út Bạch Lan và SG Viễn Châu
Sầu nữ Út Bạch Lan và SG Viễn Châu

NSƯT Kim Tử Long: Bác Bảy là sao Bắc Đẩu trên bầu trời nghệ thuật

"Soạn giả, NSND Viễn Châu mỗi lần gặp chúng tôi, thế hệ nghệ sĩ trẻ đều căn dặn phải giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, ông nói đạo đức là bài học đầu tiên của người nghệ sĩ" - NSƯT Kim Tử Long thổ lộ. Anh học ở ông rất nhiều, xem ông là sao Bắc Đẩu cho nghị lực để rèn luyện, trao dồi, học hỏi thêm cách ca diễn, để qua đó hoàn thiện khẳng định phong cách riêng chính mình.

Bài giảng về đạo đức nghề nghiệp của bác Bảy đã theo anh suốt chặng đường làm nghề. Có những buổi thu âm, ông vào tận phòng thu, chỉ dẫn anh rất nhiều điểm nhấn để có bài ca cổ đắt giá.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10934)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12391)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10745)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14679)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11935)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29372)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10591)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10121)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10619)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10910)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10488)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12148)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9172)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11530)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15466)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10237)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14137)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11740)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11135)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10843)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10438)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11139)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9879)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9639)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13094)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8975)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18034)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12345)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9379)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102586)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10335)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10798)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10398)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12153)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10513)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9621)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8838)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 10964)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27319)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10827)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10084)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11438)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11153)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11315)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 20954)
Sài Gòn đã vĩnh viễn bị mất đi bóng dáng hòn ngọc viễn đông một thuở.