Đàn bà là món quà quí giá đặc biệt Thượng Đế tặng
cho trái đất . Từ ngày có đàn bà, trái đất sống động vui vẻ hẳn lên.
Ngày xưa lúc chưa có đàn bà, người đàn ông cảm thấy tâm hồn cằn cỗi chả
có đối tượng nào đế mà mơ, mà mộng. Cuộc đời chán nản,
"boring". Ăn rồi chỉ muốn nằm chèo queo ở nhà. Có bóng hồng
xuất hiện, mắt các chàng bỗng sáng lên, tâm hồn bỗng phơi phới, yêu
đời, đầu óc đâm ra mơ mộng, nghĩ toàn những danh từ thật bóng bấy ướt
át đế tán tỉnh các nàng. Người ngợm các chàng cũng đẹp trai sáng sủa
hẳn ra, vì tối ngày được trau chuốt . Không đi tán đào ăn diện làm gì
cho mất công, phải không quí vị liền ông? Quên nữa, điều này mới là
quan trọng. Có đàn bà các ông sạch sẽ hẳn ra. Ông nào lười biếng không
chịu tắm gội, sửa soạn đi gặp đào cũng phải tắm rửa sạch sẽ, đánh răng
đánh lợi kỹ càng. Để chắc ăn các ông còn súc miệng thêm bằng Listerine
nữa chứ. Tóm lại là nhờ có đàn bà, đàn ông lúc nào cũng phải cố gắng ăn
ở hợp vệ sinh thơm tho sạch sẽ.
Các ông hà tiện không chịu chi tiêu cũng trở nên rộng rãi hào hoa hơn.
Đi tán đào thì phải bao các nàng ăn uống. Lâu lâu cũng phải quà cáp đế
lấy lòng người đẹp. Thành ra, dù kẹo cách mấy, các ông cũng phải mở bóp
chi tiêu. Chi mãi thành quen, tính kẹo đỡ đi được một chút .
Trên đây chỉ là ba cái "công dụng" lẻ tẻ .
Cái công dụng có chưởng lực mạnh nhất là đàn bà đã mang lại sự trường
tồn cho nhân loại. Không có đàn bà trái đất sẽ vắng hoe. Làm sao loài
người có thể sinh sôi, nẩy nở nếu đàn bà không mang nặng đẻ đau? Không
có đàn bà chắc chắn loài người sẽ tuyệt chủng. Như vậy đàn bà xứng đáng
được vinh là người quan trọng nhất trên trái đất (VIP đấy).
Dù là VIP, người đàn bà vẫn bị xếp đặt ở một vị trí
thật khiêm tốn. Xã hội Việt Nam đặt ra những phong tục tập quán thật
bất công với đàn bà. Chắng hạn như "Xuất giá tòng phu. Phu tử tòng
tử ". Về phương diện mê tín dị đoan cũng trọng nam khinh nữ. Hễ ra
ngõ gặp trai là hên, gặp gái là xui. Sau khi lập gia đình, người đàn bà
phải mang tên của chồng. Tên của mình bị chìm vào quên lãng.
Lớn
lên con gái bị lép vế đủ thứ. Trong gia đình, bao giờ người con gái
cũng phải làm việc nhiều hơn con trai và không được cưng chiều bằng con
trai. Trong việc "bồ bịch"con gái chỉ là người bị động, nghĩa
là bị dụ dỗ tán tỉnh. Con trai mới là chủ động, tự mình đi bắt bồ tán
gái. Vậy mà nếu con gái có nhiều bồ vẫn bị coi là đồ gái hư, lăng loàn,
trắc nết. Con trai có nhiều bồ lại được khen là "anh chàng đó
nhiều bồ, hào hoa phong nhã".
Khi lập gia đình, ông nào cũng muốn cô dâu phải còn
mới toanh trong trắng nguyên vẹn trong khi các ông đã cũ xì cũ xịt xài
không biết bao nhiêu lần. Lấy nhau rồi, đàn ông vẫn có quyền "trai
năm thê bảy thiếp", nhưng đàn bà ngược lại "gái chính chuyên
chỉ có một chồng".
Đến lúc có con, đàn bà là người mang nặng, đẻ đau. Thức khuya, dậy sớm,
lo cho con cho đến ngày chúng khôn lớn. Người mẹ bao giờ cũng vất vả
với con nhiều hơn là bố . Vậy mà hễ cái gì dính dáng đến mẹ thì bị gọi
là họ ngoại . Có nghĩa là vòng ngoài, ngoại tộc . Cái gì dính dáng đến
bố được gọi là họ nội. Nội là bên trong, gần gũi thân thiết. Bị đối xử
bất công như vậy mà người đàn bà vẫn chấp nhận vui vẻ, thử hói có tội
nghiệp không?
Dù có ghen ghét và kỳ thị đàn bà tới đâu đi nữa,
cũng không ai có thế chối cãi đàn bà đáng yêu vô cùng. Đọc đến đây,
nhiều đấng mày râu bị vợ đì hay bị đào hành hạ sẽ mắng mỏ tôi tới tấp
"nhờ chị tí nhé! mấy điều chị nói về đàn bà ớ trên chúng tôi nghe
đã ngứa tai lắm rồi, nhưng không cãi được vì chị nói có lý quá. Nhưng
còn cái câu chị khen đàn bà đáng yêu vô cùng thì phải xét lại. Chả hiểu
mấy mụ bà chằng đang hành hạ chúng tôi, nó đáng yêu cái chỗ nào".
Bình tĩnh suy nghĩ lại đi các ông ơi! Khởi thủy đàn
bà bao giờ cũng đáng yêu. Không đáng yêu các ông dại gì mà theo đuổi, o
bế, tán tỉnh. Hứa nhăng hứa cuội đủ điều, rồi mang xe bông rước về làm
vợ. Có ai đi tán một con mẹ đáng ghét để mong được làm người yêu hay
làm vợ đâu. Bằng chứng cụ thể là thơ tình gửi cho đàn bà bao giờ các
ông cũng viết "Em yêu","Em yêu quí", "Em yêu
dấu". Cuối thơ bao giờ cũng không quên "yêu em nhiều
lắm" v.v .. và v.v ...
Vậy nếu em không đáng yêu, mắc chứng mắc toi gì mà
yêu em lắm thế? Vậy thì đàn bà đáng yêu là cái chắc chứ còn phải xét đi
xét lại gì nữa. Lấy các ông rồi những người đàn bà đáng yêu nếu có thể
trở thành bà chằng đáng ghét cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên. Đàn bà
vốn thông minh "Nhập gia" phải "tùy tục" chứ làm
sao hơn được. Ông chồng "qúa trời", cực chắng đã, bà vợ mới
phải ra tay. Lý do thật đơn giản, đàn bà vốn mềm dẻo "ở bầu thì
tròn, ở ống thì dài". Ông chồng "quá xá quà xa" mà vợ
hiền khô thì coi "hổng hợp". Đàn bà phải tập thay đổi cho nó
"xứng đôi vừa lứa" với chồng. Như vậy các ông phải khen đàn
bà mới phải. Nỡ lòng nào các ông lại gọi đàn bà bằng những cái tên
chẳng êm ái tí nào "cọp cái", "bà chằng", "sư
tử Hà Đông" v.v...Ăn ở kiểu đó là hổng có "phe" đâu à
nghe. Trời phạt chết đó. Muốn lên thiên đàng với niết bàn, các ông nên
ăn ở có trước có sau. Nghĩ đến đàn bà, các ông nên nghĩ đến những hình
ảnh đẹp đầy mộng mị mà các ông mê mẩn ở những giây phút của thuở ban
đầu.
Hãy nhớ đến căn nhà các ông sống hồi độc thân nó
lạnh lẽo, im vắng, chán nản như thế nào. Đến khi có nàng xuất hiện, tất
cả đều biến đổi một cách nhiệm mầu. Trong nhà đầy tiếng cười nói ríu
rít của tré thơ. Căn bếp lúc nào cũng ấm cúng với cơm dẻo canh ngọt,
chiếc giường xưa kia lạnh lẽo vì chăn đơn gối chiếc, nay đã được sưởi
ấm bằng ái ân nồng thắm của tình nghĩa vợ chồng.
Nghĩ như vậy các ông sẽ thấy đàn bà không chỉ đơn thuần là những người
vợ. Đàn bà là những chiếc đũa thần, đã mang sự sống, niềm vui, hạnh
phúc đến cho nhân loại. Tưởng tượng thế giới toàn đàn ông sẽ buồn nản
đến thế nào. Tim các ông sẽ không có đối tượng để mà rung động. Hồn các
ông sẽ không bao giờ có cơ hội nhung nhớ mộng mơ. Các ông sẽ chẳng bao
giờ được hưởng niềm vui nhìn đàn trẻ thơ tung tăng đùa giỡn. Và cuối
cùng các ông sẽ chắng bao giờ hiểu được ý nghĩa của tình yêu.
Tôi nhớ mỗi năm khi ngày "Mother's Day" đến, các ông thường kiếm cớ “em là vợ anh
chứ có phải là má anh đâu mà anh phải mua quà."(Câu này tôi nghe
quen quen quí vị ạ )
Dù những người vợ không phải là má cúa các ông, nhưng các nàng đã cho
các ông những đứa con xinh đẹp ngoan ngoãn. Những người vợ xứng đáng được tặng một món quà trong
ngày Mother's Day, dù nhỏ bé cũng được, nhưng thế hiện cái tình nồng
thắm của nghĩa vợ chồng . Đàn bà dù là chiếc đũa thần nhưng vẫn thèm
được chồng yêu, chồng chiều và nhất là "chồng cho quà." Các ông đừng bao giờ quên điều đó nhé!
Hồng Thủy
Tôi không bao giờ quên dòng máu Việt trong tôi nhưng tôi sẽ không ngồi đó nhìn non nước nầy, dân tộc nầy với một ánh mắt hờ hững, dửng dưng, một thái độ vô ơn, rẻ rúng.
tiếng gọi mà tôi đã thèm khát hàng chục năm trời: Ba ơi! Má ơi!”. Nhưng, ngay trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được một “hố sâu thực sự”.
Mỗi lần nằm mộng thấy người quen tôi hay nói cho vợ biết để cùng cầu nguyện. Người trong mộng có thể là nhân vật hai đứa đều biết hay chỉ một mình tôi biết trên đời
Còn phe ta! Xin cám ơn quí đàn anh đàn em, những người còn hay đã mất cho một Việt Nam thân yêu, cám ơn những đắng cay trải qua trong quá khứ lửa đạn cùng ngục tù
“ Sông có thể cạn, đá núi lâu ngày cũng mòn nhưng miên viễn tình người VN và tình đồng đội giữa những người lính VNCH.”. cho dù thời gian có bị phôi pha nhưng tuyệt đối chẳng bao giờ thay đổi.
Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm. Con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế
Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu
Ước mong Thái Thụy Vy, nhà-thơ-yêu-màu-tím, sáng tác nhiều hơn để cho vườn hoa văn học Việt Nam hải ngoại nói riêng mang nhiều sắc thái độc đáo, và để cho nền văn học Hoa Kỳ nói chung, vốn đã đa dạng lại càng thêm phong phú.
"Hai bờ Bến Hải" vẫn còn khi đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng trân tráo, ngang ngược, dựa vào thế và lực của Tầu và súng đạn chúng đang có trong tay, nên cứ chà đạp dân quyền và nhân quyền toàn thể dân tộc Việt
Còn tôi, tôi không thể nhìn cảnh trí nơi đây một cách bàng quan như thế. Tôi không thể nhìn nó mà không kèm theo những xúc động vui buồn hết sức riêng tư.
Qua câu chuyện của hai người già, bộ phim có lẽ đang nhắn nhủ một điều rất trẻ: lắng nghe, yêu thương và để những người thân của chúng ta được sống với đam mê của họ. Vì cuộc đời rất ngắn.
Ngay lúc đó, nó đã mong sẽ thôi không lớn nữa, cứ sống mãi với ruộng vườn cùng với ông bà ngoại trong căn nhà gỗ, với ánh đèn dầu và lũ bạn rách rưới tinh ranh vẫn hằng đêm cùng nó đọc làu làu những con chữ đầu đời.
Hơn ba mươi năm lìa bỏ quê ra đi, tôi đã trở lại ba lần. Cả ba lần, không lần nào tôi tìm được quê hương ngày xưa. Tất nhiên tôi không buồn vì những thay đổi ngoại cảnh
Đúng như vậy, vào khoảng hơn mười giờ sáng, tôi thấy anh tới phòng, chào và nói một câu tôi nghe quá quen thuộc. Dịch ra tiếng Việt thì anh đã nói: “Tôi là Frostic đây, thầy còn nhớ tôi không?”
Từ chuyến đi đó đến nay, tôi đã nguyện với lòng mình rằng tôi sẽ không bao giờ trở về cho đến khi nào quê hương Việt Nam không còn bóng ma cộng sản đã gây ra bao nhiêu cảnh tang tóc đau thương cho quê hương, cho đồng bào của tôi.
Cười ha hả Hiệu và Bảng đi ra sau lái tàu để một mình Đạt đứng tần ngần nhìn dòng kinh nước trong một màu vàng của phèn. Người lính trẻ mới đổi về đơn vị tác chiến của hải quân chợt thở dài.
Chính nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh, và tất nhiên nó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn nữa. Điều ngọt ngào nhất bao giờ cũng đến phía sau những nỗi cô đơn dù không thể diễn tả thành lời.
Tôi làm thơ không phải để in và bán. Tôi làm thơ cho những trăn trở và mất mát của riêng tôi và dường như có sự thôi thúc của người chồng quá cố của tôi như là anh đã chọn cho tôi
Chiến tranh đã cướp mất tuổi thanh xuân của bao nhiêu người vợ trẻ. Chỉ còn lại Việt Nam, một quê hương điêu linh, một dân tộc bất hạnh triền miên trong chiến tranh và nghèo khó.
Cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài 30 năm đã để lại cho thành phố Sài Gòn, đồng thời cũng là thủ đô của Nam Việt Nam những hệ lụy thuộc về lịch sử. Đấy là thành phố “được" giải phóng và trước khi “được giải phóng” ngay trong lòng của nó đã có những cuộc tương tàn
Bác sĩ Nguyễn văn Phúc (Medical Doctor), là một thuyền nhân (boat people) Việt Nam, theo gia đình qua Tây Đức lúc 18 tháng. Bác sĩ đã tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại đại học Giessen, Cộng Hoà Liên Bang Đức năm 2005 lúc 26 tuổi
“Về hưu làm chi? Phải làm việc cho đến khi chết. Một đời đẹp nhất, có ý nghĩa nhất, đáng sống và ích lợi nhất là làm việc cho đến chết. Có việc làm đều đều, hàng ngày bận rộn, sẽ kéo dài tuổi thọ
Khá lắm! Khá Lắm! Dám làm dám chịu, thật là anh hùng! Dĩ nhiên là chú biết… Nhưng đó là một kỷ niệm thời thơ ấu mà! Ngày xưa chú còn nghịch ngợm hơn cháu nữa đấy! Cảm ơn cháu có lời chúc!
Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái … đít của họ một cái… ghế! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau” … Cái mặt đã trở thành “một vấn đề”!
Do đó, quan niệm đó đã đến lúc phải thay đổi. Người phụ nữ Việt Nam đã đến lúc phải được bình đẳng. Bình đẳng không phải vì quyền lợi mà để nhận trách nhiệm xây nước và dựng nước.
Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt
Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm: " Cương ơi ! Mầy có linh thiêng thì về đây hút với tao một điếu ! ". Tự nhiên, tôi ứa nước mắt!
Tôi yên tâm và tiếp tục chăm chú học nhưng… chỉ hơn một tuần sau, vào một ngày cách đây hơn bốn chục năm. Tôi được tin Mẹ tôi bị đứt mạch máu và qua đời! Vâng, Mẹ lại nói dối tôi và đây cũng là lần nói dối cuối cùng của Mẹ !!!
nỗi cô đơn buồn bã hay hoài niệm về một quãng đời đã mất! Tôi thương ông cụ, và nghĩ đến tuổi già mai sau của tất cả chúng ta. Cụ ơi, bài hát đó là bài gì vậy cụ ???
Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận.
Duy có điều đáng lưu ý là phần kết luận của cuốn phim. Phần thông điệp chính của cuốn phim có thể làm cho chúng ta bất bình và đau đớn. Phải chăng đây là cuộc sống thực sự của các gia đình Việt Nam tan tác trong chiến tranh và đoàn tụ trong hòa bình.
Không trách, mà còn khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người…
Nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây của đại diện Bắc Hàn với những lời tuyên truyền ca tụng tốt đẹp về nước này, xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết sau đây để biết thêm phần nào sự thật về Bắc Hàn.
Tôi tự hỏi, đối với bà, đâu là nỗi đau lớn nhất trong 13 năm này: những đau khổ về thân xác trong trại cải tạo, hay nỗi đau tình cảm phải chia lìa với gia đình và con dại? Thời gian có xoa dịu được những nỗi đau này không? Hay mất mát sẽ vĩnh viễn là mất mát?
Dung kinh ngạc, không ngờ Sơn lại có nhiều bằng hữu đến thế. Lành lặn cũng nhiều, tàn phế cũng không ít. Cũng có những người đàn bà mắt ngấn lệ, ngập ngừng buông những nắm đất phủ trên quan tài của Sơn
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.