11:43 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Forget và Forgive - Nguyễn Đạt Thịnh

10 Tháng Mười Hai 20147:27 CH(Xem: 11048)

Forget và Forgive

 

Ối ông cán bộ ơi, xin hãy thương sót tôi, hãy cho tôi ngay bây giờ chén cơm và cái trứng mà ông sẽ để lên quan tài khi tôi chết. Tôi đói quá, tôi không cần chúng sau khi tôi chết.

Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH

Tôi đọc hai chữ rất thông thường Forgive và Forget trong một cái email trao đổi ngày mùng 4 tháng Chạp 2014 giữa hai người tù khổ sai cải tạo ngày trước; người thứ nhất -tên A- gửi cho B -người thứ nhì bài viết “Bệnh Tật Trong Trại Cải Tạo” của bác sĩ Trần Mộng Lâm.
Ông Lâm cũng là một tù nhân khổ sai của Việt Cộng, ông viết lại nhiều chuyện ký ức có thật, và khiếp đảm đến rợn người.
Xin đăng lại nguyên văn câu chuyện “Bệnh Tật Trong Trại Cải Tạo” do một người tù viết, được hai người tù khác trao đổi với nhau.

http://www.viendongdaily.com/../../../res/fckfolder/Image/NewEditor/2014/12/09-Dec-2014/1.jpg

bác sĩ Trần Mộng Lâm

 

Bệnh Tật Trong Trại Cải Tạo
Bác sĩ Trần Mộng Lâm
Cố Bác Sỹ Trần Vỹ, cựu bộ trưởng Bộ Y Tế thời Đệ nhất Cộng Hòa, người thầy rất đáng kính của tôi, viết trong cuốn hồi ký Tù Nhân Chính Trị của ông về cái chết của một người bạn đồng đội, chết trong trại tập trung 52-A ngoài Bắc: Đại Tá Đỗ Kiến N., cựu quận trưởng một quận Saigon (đại tá Đỗ Kiến Nâu). Người khá vạm vỡ, anh ấy thuộc thành phần những người chịu đựng rất khó khăn việc ăn uống thiếu thốn. Anh ấy phì ra, bị phù tất cả người và đi đứng khó khăn.
Cán bộ y tế ngây thơ cứ tưởng rằng chỉ cần kiêng muối cho cơ thể là làm biến mất bệnh phù, đã cho anh ăn đường. Điều này đã làm cho anh suy yếu thêm. Một buổi sáng, sau một đêm lạnh hơn thường lệ trong mùa, không thấy anh cử động khi tới giờ thức dậy, nhiều bạn bè nằm gần đến đánh thức anh nhưng anh không trả lời, dù còn thở một cách yếu ớt! Đại Tá Đỗ Kiến N. đã chết sau đó.
Thầy Trần Vỹ viết tiếp: Vì sao N chết? Vì đói, Tất cả các bạn tù thì thầm. Vì bệnh phù thủng, cán bộ công an tuyên bố.
Ba chục năm đã qua đi kể từ cái chết đó. Ngày hôm nay, chúng ta hãy nhìn lại giai đoạn bi thảm này để suy nghĩ về những bệnh tật trong trại cải tạo.
Người tù cải tạo suy yếu từ thể xác đến tinh thần nên rất dễ mắc bệnh. Sức đề kháng của cơ thể họ xuống thấp một cách trầm trọng nên một cơn gió, một sự thay đổi thời tiết tầm thường cũng là một lý do đủ để làm người tù bỏ mạng hay liệt giường liệt chiếu nhiều tháng trời. Một cách tổng quát, ta có thể chia ra những bệnh tật trong tù ra làm ba nhóm bệnh chính:
1) Nhóm bệnh thứ nhất gây ra bởi sự thiếu dinh dưỡng.
Tôi đã ở trong trại cải tạo nhiều năm trời nên đã hiểu một cách rất rõ thế nào là cái đói trong những ngày tháng đen tối đó. Hãy nghe BS Trần Vỹ kể chuyện tù tội của ông: Một buổi xế trưa, khi đến bệnh xá để lấy thuốc cho các bạn tôi, tôi đã thấy cách một vài thước trước cửa vào, một người thường phạm đã suy mòn, ngồi ngay dưới đất bụi bậm, năn nỉ không ngừng với giọng rên rỉ:
-Ối ông cán bộ ơi, xin hãy thương sót tôi, hãy cho tôi ngay bây giờ chén cơm và cái trứng mà ông sẽ để lên quan tài khi tôi chết. Tôi đói quá, tôi không cần chúng sau khi tôi chết.
Quả đúng là như vậy, cái đói đưa tới cái chết một cách dễ dàng. Người Y Sỹ nào cũng biết được là sự thiếu sinh tố B1 có thể làm người ta chết. Một sự thiếu sinh tố A có thể làm người ta mù, thiếu sinh tố B12 sinh ra thiếu máu, vân vân và vân vân. Nếu sự thiếu thốn đó ngắn hạn, người ta có thể chịu đựng được nhưng nếu bị cải tạo năm này qua năm khác, làm sao tránh được những cái chết thê thảm như cái chết của Đại Tá Đỗ Kiến N. như đã mô tả ở trên.
2) Nhóm bệnh thứ nhì cũng rất quan trọng là những bệnh nhiễm trùng:
Khi bị đưa vào U Minh để cưỡng bách lao động vào năm 1976, hai chân tôi nổi đầy những vết ghẻ lở. Vết thương này chưa lành thì lại có các vết thương khác nổi lên. Cho đến nay những vết thẹo vẫn còn đầy nơi hai cẳng chân của tôi.
Cuối năm 1976, tôi được chỉ định làm y sỹ cho những người tù đồng bọn. Một đàn anh của tôi, cựu dân biểu của một tỉnh mà tôi quên mất tên, Kiến Phong thì phải, hai mắt và da bỗng trở nên vàng khè, nước đái sậm đen như nước mắm. Tôi biết anh bị đau gan nặng mà đề nghị gửi đi bệnh viện cán bộ không cho, nên cứ phải nhìn anh thoi thóp giữa đồng không mông quạnh của rừng núi Cà Mau. Không hiểu vì sao mà anh ta không chết, và bệnh đau gan cũng không gây nên một cơn dịch đau gan như tôi sợ. Có lẽ vì đa số chúng tôi đã có được kháng thể trong người từ lâu rồi mà không hay, không biết.
Thầy Trần Vỹ kể lại trong sách đã nêu: Trong số những bệnh nhân có một cựu thiếu tá đã làm việc tại phủ Thủ Tướng. Anh ấy đã sốt nhiều ngày và bị đau ở ngực. Tôi đã áp tai vào lưng anh. Lúc bấy giờ tôi nghe rõ những dấu hiệu của chứng viêm phổi nhưng người ta nói không có gì trầm trọng và chích cho anh sinh tố B1. Tôi khuyên anh nên hỏi xin các bạn tù vài viên thuốc kháng sinh. Tôi không bao giờ biết được anh ta có tìm được kháng sinh hay không nhưng anh ta tiếp tục đi tới cái chòi nhỏ « bệnh xá » và vài ngày sau anh ta qua đời.
Thật sanh mạng một người tù cải tạo rẻ như bèo.
Người chỉ huy cũ của tôi, cựu Trung Tá Y Sỹ chỉ huy trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ trong thời gian bị cải tạo ngoài bắc đã phải mổ gấp một trường hợp sưng ruột dư, cấp tánh cho một bạn tù trong những điều kiện rất là trung cổ, khi nghe kể lại trong lần anh ghé Montréal thăm chúng tôi, tôi còn rợn tóc gáy, nổi da gà. Nghĩa là chẳng có dao mổ, chẳng có khử trùng gì cả. Biết làm sao hơn, không mổ thì cầm chắc cái chết. Ông thầy của tôi mát tay nên đã cứu được bệnh nhân tuy anh khiêm nhường nói là: Thằng ấy số nó chưa chết .
3) Nhóm bệnh thứ ba là nhóm bệnh thuộc về tâm thần.
Sự tuyệt vọng gây nên những chứng bệnh mà chúng tôi gọi là Depression majeure. Người bệnh không còn thiết sống nữa. Những trường hợp tự tử tôi nghe kể lại rất nhiều tuy không chứng kiến, lý do là thời gian cải tạo của tôi tương đối ngắn, chỉ không bằng một phần nhỏ thời gian tù tội của những người khác.
Tuy nhiên có một trường hợp mà tôi là nhân chứng đàng hoàng. Một cựu đại úy được đưa vào cưỡng bách lao động với tôi tại Kim Quy, Đá Bạc thuộc tỉnh Cà Mau. Anh ta vốn là lính kiểng, con nhà giàu, học xong bị động viên và vào quân đội mà thôi chứ tôi nghĩ cũng chưa từng giết ai bao giờ. Vào tù được ít lâu thì vợ bỏ theo cán bộ CS, trung úy công an gì đó. Cha mẹ già yếu lo buồn sau đó cũng qua đời. Ít lâu sau anh lại nhận được tin đứa con trai 5 tuổi cũng chết luôn không hiểu tại sao.
Một đêm cuối tháng 12 chúng tôi đang nằm ngủ trong những cái chòi dựng tạm bợ giữa núi rừng Cà Mâu thì bỗng thấy tiếng ai gào lên trong đêm trường tịch mịch « ĐM HCM, ĐM HCM »
Anh bạn đồng tù của tôi đã phát điên lên vì đau khổ.
Ba mươi năm đã qua đi từ những kỷ niệm đau thương đó. Lòng tôi bây giờ giá lạnh. Tôi không còn hận thù gì những người đã từng làm cán bộ quản giáo của tôi. Tôi biết là họ cũng như tôi chỉ là những phần tử thụ động .Tôi sẵn sàng tha thứ cho những khuôn mặt một thời hét ra lửa mửa ra khói đó nhưng làm sao quên được những người bất hạnh? Sinh ra không đúng thời, sống không đúng chỗ.
BS Trần Mộng Lâm

A hỏi B "Có thể forget hay forgive được không?"
B trả lời "Tôi đã chứng kiến quá nhiều cái chết của anh em đồng cảnh tội tù; cái chết nào cũng thê thảm, cái chết nào cũng đau thương. Đã gần 40 năm mà thỉnh thoảng tôi vẫn nằm mơ thấy mình còn ở trong tù. Thật khiếp đảm.
Lý trí đưa ra nhiều lập luận bảo mình quên đi, và chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
Tôi không có tài như bác sĩ Lâm viết lại những việc làm khốn nạn của bọn mặt người dạ thú, nhưng trong suốt 17 năm dài, tôi chứng kiến tận mắt những thảm cảnh địa ngục đó. Đang ngủ, giật mình là hốt hoảng, nhìn thấy những khuôn mặt độc ác của chúng nó câng câng, thích thú trong lúc hành hạ anh em mình.
Tôi không quên những hành động độc ác được, cũng không tha chúng nó được, dù tôi không đủ sức làm gì chúng nó.
Xin kể lại cuộc thảo luận của 3 người tù khổ sai: bác sĩ Lâm, anh A, và anh B. (nđt)

 

Nguồn: http://www.viendongdaily.com/forget-va-forgive-KEoTWJms.html

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Giêng 2019(Xem: 8539)
Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị
17 Tháng Giêng 2019(Xem: 8318)
Tình yêu và lòng bao dung của Thượng Đế hiện diện trong lòng người là chân lý vĩnh hằng…
06 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 6827)
Đầu Tháng Mười Hai, 2018, nước Mỹ có một tin buồn. Đó là tin vị tổng thống thứ 41 của Mỹ là ông George H.W. Bush vừa mới qua đời, hưởng thọ 94 tuổi
01 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 7164)
Khi tôi có dịp nói chuyện với một số bạn bè người Mỹ và nói về câu chuyện của Jack và Amy qua truyện ngắn “Vùng Trời Quê Bạn”
16 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9204)
một lời cầu nguyện cho những linh hồn xấu số, không một lời từ giã vợ con trước lúc ra đi, được sớm siêu thoát
14 Tháng Mười 2018(Xem: 39101)
Một phần tài sản nên tổ chức phóng sinh.Tóm lại vợ con ông muốn cứu ông thì phải làm thật nhiều việc thiện để hồi hướng công đức cho ông.
08 Tháng Chín 2018(Xem: 40740)
Nhưng lời kể chuyện trong trẻo, thanh thoát khiến cho chúng ta vẫn còn nghe vang lên một dư âm tiếng đàn dương cầm chị Thanh Hoài
08 Tháng Chín 2018(Xem: 49005)
Vì bị trượt đại học oan uổng, nên nó đâm ra bất mãn, chán đời, lêu lổng chơi bời, để rồi giờ... nó trở thành thằng ăn cướp!”.
09 Tháng Tám 2018(Xem: 8687)
Sài Gòn như máu chảy từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, Sài Gòn trong tim tô
29 Tháng Bảy 2018(Xem: 8940)
Tôi không còn khóc được nữa, nước mắt tôi đã cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp
19 Tháng Năm 2018(Xem: 9232)
Thế hệ con cháu lớn lên vỗ cánh bay xa chỉ còn lại những người hưu trí và những người mệt mỏi muốn yên phận.
17 Tháng Tư 2018(Xem: 43331)
Truyện ngắn Tiểu Tử là những giọt nước mắt, những tiếng thở dài, nụ cười trong những ngày bình an và ngay cả trong cơn đớn đau cùng cực.
04 Tháng Tư 2018(Xem: 40791)
rằng hận thù cho sức mạnh, làm ta tỉnh táo, đề phòng.
13 Tháng Ba 2018(Xem: 41423)
Đạo Phật không thể tồn tại được nếu chúng ta cứ theo một khuôn mòn lối cũ; đó là ê a tụng niệm kinh kệ bằng tiếng Hán
25 Tháng Hai 2018(Xem: 9954)
Sài Gòn cũng không còn được như xưa nữa, vì sao? Ai đã làm nó trở nên hoang tàn như thế? Ai đã làm cho nó mất tình người như thế?
17 Tháng Giêng 2018(Xem: 9922)
Việc mà chỉ có những đại anh hùng, các bậc trượng phu không biết “tham sinh úy tử” là gì họa may mới làm được. Thật là anh hùng. Tôi xin ngã mũ.
15 Tháng Giêng 2018(Xem: 8827)
Nhưng điểm chính là phải sống làm người lương thiện, sống không vì cơm áo, sống để giữ giống da vàng, sống biết thương
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 8004)
thân tàn danh liệt, thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.
17 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9081)
Noel nào tôi cũng nhớ tới buổi chiều đi gánh gạo, nhớ cái vẫy tay của anh Thu, nhớ chai dầu lửa, nhớ cục kẹo đường đen ở Cẩm-Nhân
10 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9469)
Chủ nghĩa cộng sản đã là một thảm họa của nhân loại. Kể từ khi thứ chủ nghĩa này xuất hiện trên thế giới, nó đã giết chết không biết là bao nhiêu nạn nhân vô tội
07 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 7902)
“Không còn cách nào để cho các thành phần như cháu sống còn cả. Ngoại trừ… ngoại trừ bỏ nước ra đi. Chỉ có con đường đó thôi.”
12 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8292)
họ muốn biểu lộ lòng biết ơn đó bằng cách để lại toàn bộ gia tài chắt chiu cả đời cho chính phủ Mỹ .
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9107)
Ngồi trên máy bay rồi, tôi cũng chưa chắc sẽ được đi Mỹ. Cho đến lúc máy bay rời khỏi mặt đất, tôi mới dám nói lời: Vĩnh biệt kinh tế mới.
19 Tháng Chín 2017(Xem: 8078)
Khi biết những người mà tôi cứu vớt có một cuộc sống tốt đẹp, có được hạnh phúc và tương lai rộng mở, tôi cảm thấy mình vui lây và hạnh phúc lây
19 Tháng Chín 2017(Xem: 8012)
không có cả những bài "điếu văn tưởng niệm" lâm ly bi đát, nhưng đầy ắp những tình yêu thương từ xa xưa đọng lại
14 Tháng Chín 2017(Xem: 10629)
quyết mang đạn bom và xương máu ra để đổi lấy Tự Do. Bởi bên cạnh họ còn có một rừng người cùng chung một chính nghĩa, cùng chung một lý tưởng.
24 Tháng Tám 2017(Xem: 11193)
Đúng là ‘hữu thù bất báo…phi quân tử’ diễn Nôm là có thù mà không trả thì “sẽ không lớn nổi thành người”!
21 Tháng Tám 2017(Xem: 10105)
Lên án người thì dễ, nhưng mở lòng cưu mang giúp đỡ họ mới là khó.
16 Tháng Bảy 2017(Xem: 11349)
Hiện tại, tôi chơi nhạc đám ma. Cái chết – quy luật tất yếu giúp tôi sinh tồn, các giá trị nghệ thuật cao quý chỉ còn là hoài niệm!
31 Tháng Ba 2017(Xem: 9230)
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng
10 Tháng Ba 2017(Xem: 20188)
Những làn sương mù tan dần trên những ngọn cây trơ trụi lá, lộ hé cảnh tượng tàn phá kinh khiếp của bom đạn suốt đêm qua
26 Tháng Hai 2017(Xem: 11787)
Thân thương biết mấy! Chuyện trò với người Sài Gòn-Nam Bộ, câu chuyện của họ giản dị, rõ ràng, không úp úp mở mở
23 Tháng Giêng 2017(Xem: 9968)
Tui cũng mừng rỡ vì nghe nói ông Tổng Thống mới sẽ oánh Trung Quốc là tụi tôi mừng rồi.
20 Tháng Giêng 2017(Xem: 10109)
Hôm nay chúng ta cũng đang đối diện với thảm họa mất nước. Tại sao chúng ta không có niềm tin về chính nghĩa, về chân lý
21 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9927)
dẫu biết cô ta sẽ không hiểu sao bỗng nhiên ông nói thế, ông thì thầm: “I love Little Saigon”.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16033)
Thời gian thấm thoắt, ba mươi sáu năm đi qua. Mỗi người có riêng một hành trang, mang nó suốt đời trên vai…
17 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8734)
bởi chỉ cần con có sức khỏe, có thể tự chăm sóc cho bản thân thì bất luận tương lai như thế nào, cho dù con ở đâu cũng đều có thể sống tốt."
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 10250)
Mất quá khứ, mất hiện tại, vô vọng với người thân. Mẹ xa lánh mọi người, chỉ trừ nó, con chó
10 Tháng Mười 2016(Xem: 9306)
Truyện ngắn của Phạm Chinh Đông. Tám Hà và Kim Oanh diễn đọc. Video HD 720. Mời xem thêm tại: http://phamchinhdong.com hoặc http://phamchinhdong.blogspot.com.
24 Tháng Chín 2016(Xem: 10283)
Chúng ta, những người Việt ở hải ngoại có tiếng nói, thì hãy lên tiếng để tranh đấu, để vận động và để nói thay cho những người không được nói
24 Tháng Chín 2016(Xem: 10633)
Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột
18 Tháng Chín 2016(Xem: 10946)
Đời quân ngũ đã đi vào tâm tư tình cảm tuổi trẻ khi vào đời nên gần như cả đời họ cứ vẳng nghe được tiếng nói “Thủ Đức Gọi Ta Về”
13 Tháng Chín 2016(Xem: 17430)
Nếu sự việc để đi vào lãng quên là một thiếu sót vì tôi có đề cập đến nhiều sĩ quan TQLC hồi sơ khai mà đa số anh em chưa bao giờ biết
13 Tháng Chín 2016(Xem: 10988)
anh Nguyễn Ngọc Khang là người hiền lành, tốt bụng, tận tâm và “truyền cảm hứng một cách kỳ lạ đến mỗi cuộc sống anh gặp trong đời
09 Tháng Chín 2016(Xem: 10595)
nghe hát bài " Dòng sông tuổi thơ ", tao bỗng nhớ tới con rạch nhỏ quê mình. Rồi tao nhớ mầy Cương ơi ! Bây giờ mầy ở đâu ?
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9759)
trút lên họ những cáo buộc thiếu công bằng để chính mình không phải trả lời câu hỏi trước giờ lương tâm phán xét.
15 Tháng Tám 2016(Xem: 14070)
Là bạn, là thù, là người yêu câm lặng hoặc là “hóa thân” của lý tưởng Tự Do ? Sao ngươi mãi bám theo người chiến sĩ
15 Tháng Tám 2016(Xem: 12055)
Ôi! quả báo! Quả báo! Chắc kiếp trước ta có bắt giam người, nên kiếp nầy người mới bắt giam ta. Ôi! quả báo, quả báo!
11 Tháng Tám 2016(Xem: 10780)
Về nhà sau trước không ai,Hỏi ra em đã theo trai mất rồi.