4:24 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

TIỂN CHÂN CON ĐI CHIẾN TRƯỜNG IRAQ - YÊN SƠN

29 Tháng Chín 20143:31 CH(Xem: 10762)

      TVQ kính chuyển.

blank

TIỄN CHÂN CON ĐI CHIẾN TRƯỜNG IRAQ

ngày 9.03.11 blank

Đang lái xe, suy nghĩ mông lung trên đường từ nhà đến trường; tiếng reng của cell phone làm tôi giật mình, rung tay lái:
- Ba ơi Ba, con là PQ đây!

Tôi vui mừng nghe tiếng nói của đứa con xa mặc dù nó mới về phép mấy tuần trước đây để dự đám cưới của chú em trai họ dì cậu của nó. Con cái mặc dù bao lớn, người làm cha mẹ vẫn thấy chúng trẻ thơ, cần được săn sóc:
- Con khoẻ không?
- Dạ thưa Ba con rất khoẻ, con có võ mà, con là Lục quân mà!

Nó cười thành tiếng làm tôi cũng cười theo. Nó thường trả lời chúng tôi như vậy mỗi khi được hỏi về tình trạng sức khoẻ. Nó có tính khôi hài giống tôi, theo lời mẹ nó nói. Cũng theo mẹ nó, như bất cứ bà mẹ nào trên cõi đời này, cái thói hư tật xấu gì của con cũng giống bố; ví dụ như cái tính ham bạn, mê chơi, hút thuốc, uống rượu của nó…

- Con gọi thăm Ba hay có chuyện gì không con?
- Dạ cả hai!
- Chuyện gì quan trọng không con?
- Dạ con đang làm giấy tờ để đi Iraq! Có một cái form cần quyết định của Ba trước khi con điền. Câu hỏi là nếu con bị tử nạn, Ba muốn gia đình tự lo việc chôn cất cho con hay để cho Quân đội sắp đặt theo truyền thống của họ?

Tôi nghẹn ngào, thảng thốt! Như có ai vừa đâm sâu một mũi nhọn vào tim dù biết đây chỉ là hình thức giấy tờ tự nhiên. Vậy mà tôi vẫn xúc động, ngay cả lúc này ngồi viết ra những lời đối thoại với con. Dù tôi cũng đã từng sống trên bờ sinh tử trong cuộc chiến năm xưa; dù biết trước sau gì con tôi cũng tham dự chiến trường Iraq, vậy mà tôi cứ lo, cứ buồn. Bạn bè vẫn hỏi tôi có lo lắng gì khi con đi Iraq, tôi vẫn nói dối một cách tỉnh bơ “lo thì được cái gì, cho con đi lính thì phải chấp nhận”… nào là mình đã ở trong lòng cuộc chiến năm xưa, thô bạo hơn, khốc liệt hơn mà mình đâu có sợ!!! Nói chỉ để giữ vững tinh thần cho mẹ và các em nó, che lấp những nỗi lo sợ ám ảnh của một người cha trước mặt mọi người, chứ làm sao an tâm cho được! Chẳng thà chính mình tham dự còn đỡ lo hơn.

Tôi chạnh lòng nghĩ tới cha tôi cứ mỗi lần loay hoay trong trách nhiệm làm cha, tôi lại nghĩ đến người! Tôi chỉ có một đứa con đi quân đội, trong khi Ba Mẹ tôi có tới ba người và hai đứa ở tuổi động viên! Tôi nhớ thương Ba Mẹ tôi quá đỗi! Nhớ những năm còn đi học, hai anh tôi trong quân ngũ; tôi đã nhiều lần thấy sự âu lo của Ba Mẹ tôi mỗi khi nghe tin qua đài phát thanh cho biết có đụng trận ở những nơi các anh tôi trú đóng. Nhất là Ba tôi. Bao giờ Người cũng tỏ ra cứng rắn với tinh thần chịu đựng và chấp nhận. Thế nhưng, giữa những đêm thâu tôi tình cờ bắt gặp Người ngồi hút thuốc ngoài hiên, mắt nhìn mông lung về hướng trời xa với những tiếng thở dài đầy ấp âu lo, với bao nỗi băn khoăn, trăn trở

- Ba! Ba có nghe con nói gì không Ba?
- À, Ba… Ba… Ba cũng không biết nữa tôi ngập ngừng trả lời, trong khi đầu óc như tê điếng trong nỗi muộn phiền.
- Chỉ có một trong hai chọn lựa; hoặc gia đình tự lo hay là Quân Đội họ lo hết!
- Ba không biết Mẹ con muốn sao, theo Ba thì Ba muốn… 
blank

Trong đầu óc tôi chớp nhoáng những ý nghĩ đen tối… nếu nhỡ con mình… một ngày nào đó… ôi kinh khủng quá… làm sao đây? Làm sao đây? Mình phải tự lo cho con mình chứ, mình phải được nhìn thấy nó… lần cuối cùng chứ!

- Ba nghĩ thôi hay là để gia đình lo!?
- Ba quyết định vậy hở Ba?
- Ba thật sự không biết nữa con à! Con có thể chờ hỏi ý kiến Mẹ được không? – Tôi nghẹn ngào như đang muốn khóc!
- Ba chờ con một chút để con hỏi Sergeant của con có thể có quyết định sau được không nha Ba?
- Ừ con hỏi thử và Ba gọi Mẹ con hỏi ý kiến, rồi lát nữa Ba gọi lại cho con?
- Dạ Ba

Tôi cúp máy mà lòng vẫn bâng khuâng! Tôi gọi nhà tôi ở sở làm, thuật lại cuộc điện đàm giữa hai cha con. Nhà tôi nói ngay rằng đâu có gì để phải suy nghĩ, nếu con có hy sinh trong công vụ thì hãy để quân đội họ lo chứ mình biết gì mà lo! Tôi muốn chia sẻ với nhà tôi những băn khoăn, những xúc cảm mà tôi đang có, nhưng lại thôi vì tôi phải cố gắng hành xử vai trò trụ cột gia đình. Bỗng nhiên tôi có sự so sánh “cách sống, cách suy nghĩ” giữa Ba Mẹ tôi và vợ chồng tôi… tính tình nhà tôi chẳng khác mấy với Mẹ tôi, có nghĩa là cả hai đều cứng rắn hơn chồng! Tôi lại thở ra chấp nhận, có lẽ ông trời sắp đặt để người này hổ tương người kia trong cuộc sống chung! Tôi gọi lại cho thằng lính với quyết định là để cho quân đội lo, và hỏi nó bao giờ nó lên đường.

- Con không nói cho gia đình biết được vì sự bảo mật của quân đội!
- Vậy làm sao Ba Mẹ và các em biết lúc nào lên thăm và tiễn chân con?
- Ba Mẹ với các em đâu cần phải đi vất vả vì con cũng mới về thăm nhà hơn nửa tháng trước!
- Nhưng… các em muốn thăm con trước khi con lên đường vì con đi cả năm dài mới về kia mà!
- Nếu vậy, theo con nghĩ, Ba Mẹ và các em nên đi Colorado khoảng cuối tháng Chín. Con không thể nói gì hơn được!
- Whoa! Như vậy chỉ còn có hai tuần lễ nữa! Nhưng cũng được, Ba quyết định là gia đình sẽ lên thăm con mấy ngày vào tuần lễ cuối tháng Chín. Con sắp xếp trước để có thì giờ chơi với Ba Mẹ và các em mấy hôm.
- Dạ, con chắc là con có thể xin phép được! và chiều nay con sẽ email hướng dẫn để Ba Mẹ biết đường tới căn cứ của con.
blank

Mùa thu Colorado tuyệt đẹp! Xa lộ xuyên bang 25 Bắc Nam ngoằn ngoèo, nối liền thành phố Denver với căn cứ Lục Quân Fort Carson ở Colorado Spring. Hơn 100 dặm đường với những núi đồi chập chùng. Có nhiều khu đồi hoặc sườn núi toàn lá vàng! Mùa thu hiển hiện trong buổi sáng ngập đầy hơi lạnh, bầu trời xanh ngắt với vài dải mây trắng lượn lờ trong ánh nắng vàng mong manh như lụa mỏng. Trên đầu những ngọn núi cao đã có tuyết trắng lốm đốm. Trong đầu tôi chợt nhuốm lên một sự so sánh giữa cái oi nồng nóng bức của xứ Houston và hơi lạnh mùa Thu nơi này; giữa cái phẳng lì, thẳng tắp của đất đai Texas và những đồi núi thơ mộng đang trải dài trong tầm mắt tham lam của tôi. Có lẽ với tâm hồn lãng mạn, với đầu óc mộng mơ tôi thích hợp hơn với cảnh trí nơi đây, ngoại trừ mùa băng tuyết.

Tôi đã từng sống một thời gian ngắn ở Tulsa, Oklahoma; ở Nashville, Tennesse… tuyết giá đã khiến tôi chạy thục mạng về miền nắng ấm California như chạy theo tiếng gọi vô hình nào đó để rồi tôi gặp nhà tôi. Rồi dòng đời đưa đẩy, rồi đời sống áo cơm đã khiến cho gia đình chúng tôi trở thành dân cao bồi Houston, Texas hơn một phần mười thế kỷ nay! Vâng, phải dùng chữ “thế kỷ” mới lột tả được hết những nỗi thăng trầm của một quãng đời người!

- Ba có cần xem lại bản đồ không Ba, sao chạy xa quá vậy? con gái tôi hỏi.
- Theo bản chỉ dẫn của anh con thì khoảng nửa tiếng nữa sẽ tới căn cứ.

Mặc dù thằng con mới về thăm nhưng cả gia đình ai cũng rất nôn nao để gặp lại nó! Nhất là hai đứa nhỏ – anh em chúng nó rất gắn bó với nhau từ thuở ấu thơ cho đến bây giờ. Một đứa bị la rầy thì hai đứa kia tìm cách bênh vực. Giống như tất cả các anh chị em của mỗi gia đình riêng của chúng tôi, ai cũng sẵn lòng hy sinh cho người khác. Có lẽ nhờ cái gia phong đó nên con cái cũng sống trong nề nếp.

**********

Xe dừng ở trạm gác trước cổng vào căn cứ để nhân viên quân cảnh kiểm soát những xe cộ ra vào. Họ yêu cầu tất cả mọi người rời khỏi xe và mở tung tất cả cửa xe, từ đầu máy cho tới những nơi chất chứa đồ đạt, giấy tờ.

Sau 15 phút khám xét, họ để chúng tôi đi tự do sau lời chỉ dẫn đến nơi thằng con trú đóng. Sau khi quanh quẹo hơn 10 phút lái xe, chúng tôi dừng lại trước một trong những dãy chung cư 4 tầng. Thằng con và các bạn, cả nam lẫn nữ, đã chào đón chúng tôi tại bãi đậu xe.

Vừa mở cửa xe, hai đứa nhỏ đã phóng tới ôm chầm lấy anh chúng nó cứ như đã không gặp nhau đến cả năm dài! Tôi chạnh lòng nghĩ tới những ngày tháng sắp tới… một năm dài nó sẽ ở vùng hỏa tuyến với biết bao nhiêu hiểm nguy chờ đợi, bao nhiêu sương gió dạn dày! Tôi chợt bùi ngùi nhớ nghĩ đến chiến trường xưa, nhớ bạn bè kẻ còn người mất, nhớ thương những anh hùng vô danh và gia đình của họ trong cuộc chiến cốt nhục tương tàn, để cuối cùng sẩy đàn tan nghé, hàng triệu người phải đau lòng bỏ nước xa quê, sống đời lưu lạc! Tôi cũng xót thương cho mấy chục ngàn lính Mỹ đã nằm xuống trên một quê hương, mà với họ hoàn toàn xa lạ, không có hận thù. Tôi xúc động đến trào nước mắt nên vội quay đi như đang quan sát chung quanh doanh trại cho lòng lắng xuống.

blank

Thấy có vài nữ quân nhân rất trẻ, dáng dấp Á đông, tôi hỏi và thằng con cho biết họ là công dân Mỹ gốc Đại Hàn và Trung Hoa, ở cùng building với nam quân nhân, chỉ khác tầng lầu. Họ cũng sẽ đi Iraq chuyến này. Tôi tự hỏi không biết nam nữ có thể “chung sống hòa bình” ra sao? Nhớ xưa kia trong căn cứ Tân Sơn Nhất cũng có nữ quân nhân nhưng họ được ở một khu riêng biệt, vậy mà cũng có lắm câu chuyện tình lâm ly bi đát! Tôi buột miệng hỏi thằng con:

- Ở chung nam nữ không sợ “rắc rối” sao con?
- Đâu có sao Ba, kỷ luật nghiêm ngặt lắm!
- Yeah right! tôi tỏ vẻ nghi ngờ.
- Con nói thiệt mà!
- Ừ thì Ba… tin con!

Bạn bè thằng con đã tản mác sau lời mời buổi cơm tối với gia đình chúng tôi. Theo đề nghị của thằng con, chúng tôi phải chờ đợi tại chỗ vì không được vào trong cư xá dù chỉ để giúp nó xếp đồ đạc cá nhân, không cần dùng đến, gửi chúng tôi mang về giữ ở nhà. Sau hơn nửa tiếng đồng hồ, thằng con khệ nệ mang xuống hai vali đầy ắp, và chúng tôi trực chỉ nơi tạm trú. Nơi tạm trú của chúng tôi trong những ngày ở Colorado Spring là ngôi nhà của đứa cháu gái con của một người bạn thân thiết.

**********

- Phát à, đơn vị của PQ sắp chuyển quân sang Iraq đầu tháng tới, gia đình tao sẽ đi Colorado thăm nó trước khi nó lên đường, nhân tiện mầy cho tao số điện thoại của bé Thảo để tụi tao gọi thăm cháu!
- PQ đi bao lâu vậy?
- Một năm!
- Ừ thì cũng như thằng Hưng, chồng con Thảo, cũng đi cả năm đó mà! Don’t worry my man, the situation is not as bad as the media sound like (đừng lo mầy ơi, tình hình không tồi tệ như tụi báo chí truyền thông loan tải đâu)!
- Tao biết rồi! Chiến tranh Việt Nam xưa kia cũng thế! Mình thua là do đám giặc ôn này, thua do lũ chính trị ngồi nhà mát ăn bát vàng, nhất là tụi Đảng Dân Chủ gà mái!
- Mầy nhắn với PQ là tao gửi lời chúc nó lên đường bình yên!
- Tao sẽ nói lại!
- Ừ, gia đình mầy lên đó ở nhà con Thảo cho tiện. Nhà nó cũng gần căn cứ, rộng thênh thang, không có ai khác hơn ngoài nó. Nghe con Thảo nói PQ thỉnh thoảng vẫn đến nhà dùng cơm với chị nó.
- OK, để tao nói chuyện với con bé!

Gọi là con bé nhưng thực ra Thanh Thảo đã có số tuổi của một đời tỵ nạn. Cuối tháng tư bảy lăm, con bé một tuổi với hai bím tóc dài, đôi má phính và đôi mắt tròn đen, kinh mang khóc sướt mướt, bám chặt mẹ nó chạy xấc bấc xang bang theo ba rời khỏi cư xá sĩ quan giữa tiếng bom nổ đạn bay từ phía giặc thù! Con bé bây giờ đã là một Tiến sĩ giỏi dang, là vợ của một Trung úy bộ binh, đang mong ngóng nhớ thương chồng từ chiến trường Iraq xa xăm, nơi mà bạn và thù rất khó phân biệt! Thấy hoàn cảnh Thảo tôi càng thương kính những người vợ lính ngày xưa vì ít ra Thảo còn có nhà cửa tươm tất, có công ăn việc làm đàng hoàng và đang sống trong một đất nước giàu mạnh, tự do, an ninh!

Ba của Thanh Thảo với tôi là đôi bạn thân từ những ngày đầu bước chân vào quân ngũ. Chúng tôi cùng vào lính một lượt, cùng quân trường, cùng học sinh ngữ, cùng trường bay, cùng phi đoàn, cùng sở thích đánh bóng chuyền. Khi nó cưới vợ thì tôi làm phù rễ… rồi cùng nhau chạy, cùng trại tỵ nạn, cùng người bảo trợ, cùng có công việc làm đầu tiên trên đất nước này đi làm thợ vịn bán thời gian cho một anh chàng sửa chữa nhà cửa gặp ở nhà thờ ngày Chủ Nhật đầu tiên ra khỏi trại tỵ nạn – rồi cùng một thời làm nông dân trên nông trại Mỹ nắng cháy da!blank

Chỉ có khác là Phát đã có gia đình còn tôi vẫn lông bông đi đây đi đó một quãng thời gian khá dài! Đã bao lần hợp tan tan hợp, cuối cùng bây giờ lại ở gần nhau! Tôi không biết nó thương tôi bao nhiêu nhưng tôi thương nó như anh em ruột thịt! Tôi thương con bé Thảo vô vàn tại vì nó là hiện thân của bao nỗi thăng trầm trong cuộc sống ly hương của chúng tôi. Mỗi lần nhìn Thảo là đầu óc tôi như cái máy chiếu phim cũ chạy rè rè chiếu lại nhiều khúc phim đầy rẫy những kỷ niệm cùng những nỗi vui buồn của một thời!

Trước ngày đi Colorado tôi đã gọi điện thoại cho Thanh Thảo và được biết Thảo sẽ về lại Houston dự đám cưới của một người bạn thân trong dịp chúng tôi có mặt ở Colorado Spring; tuy nhiên, Thảo vẫn một mực yêu cầu chúng tôi nên ở nhà của Thảo vì nhà rất rộng, đầy đủ tiện nghi, gần căn cứ rất thích hợp cho không khí sinh hoạt của gia đình, lại không phải tốn kém!

- Bác ở nhà con cũng giúp được cho con một việc quan trọng!
- Việc gì con?
- Bác nhớ giúp mở nước cho sân cỏ mới trồng chung quanh nhà và tưới nước giùm con mấy chậu hoa mới mua! 

**********

Từ căn cứ chạy về nhà của Thanh Thảo có đến nửa tiếng đồng hồ vậy mà nó nói “gần”! Quãng đường dài hơn mười dặm, từ Xa lộ xuyên bang 25 về phía đông, có nhiều chỉ dấu phát triển mạnh với những building nhiều tầng, những khu shopping to lớn đang được xây cất, nhất là ở những ngả tư đường chính; nhiều khu nhà mới thành hình, rải rác khắp nơi chen lẫn giữa những cánh đồng thênh thang hai bên đường.

Cuối cùng, chúng tôi cũng đã tới nhà Thanh Thảo, một căn nhà rất khang trang còn thơm mùi sơn mới trong một khu subdivision tân lập. Vừa vào trong nhà đã thấy một cái “note” viết tay để trên quày nhà bếp:

“Kính hai bác, con rất tiếc là con không thể ở lại để đón tiếp hai bác và các em vì đám cưới của một người bạn thân không thể không đi được! Con mong hai bác và các em có được những ngày vui vẻ ở đây. Hai bác coi nhà này như nhà của hai bác. Con vừa mới mua mấy bộ khăn tắm và vật dụng cần thiết để hai bác và các em sử dụng; đồ ăn trong tủ lạnh, trong nhà bếp là con mua để hai bác và các em dùng. Beer trong tủ lạnh con cũng cố ý mua cho bác trai, không mua thuốc lá vì không muốn khuyến khích bác hút thuốc có hại cho sức khỏe”. Cỏ và hoa chung quanh nhà con đã nhờ ông hàng xóm tưới, nếu bác trai sợ bị thất nghiệp thì bác cần thảo luận với ông ấy (vẽ cái mặt cười với một con mắt nheo)! Con chỉ nhờ bác chăm sóc mấy chậu hoa trong nhà. Chúc hai bác và các em luôn vui vẻ.

Con Thảo”

Đọc xong cái note, chúng tôi rất lấy làm cảm động về sự chu đáo của cháu, thấy càng thương mến con bé vô vàn! Nhà cửa rất gọn gang, ngăn nắp. Cách trưng bày tuy đơn giản nhưng rất nghệ thuật. Tôi ngỏ ý khen thì PQ nói là nó có góp phần ý kiến.

Sau những thảo luận về buổi cơm chiều với các con, chúng tôi quyết định ở nhà để các cháu có những giờ phút thoải mái và tự nhiên với nhau hơn. Xong buổi cơm tối, chúng nó kéo hết về nhà rất đông có tới bốn nữ quân nhân trong bọn – và bày ra những trò chơi tập thể và uống bia xả láng. Cái hoạt cảnh này nhắc tôi nhớ tới bạn bè của một thời quân ngũ năm xưa! Mãi đến khuya cả bọn mới tan hàng và hẹn gặp nhau sớm sáng hôm sau. Một số đông ra về chỉ còn vài đứa ngủ lại, nằm rải rác quanh phòng khách.

blank

Buổi sáng tôi thúc giục các cháu dậy sớm để chuẩn bị cho những dự định hôm nay. Khi xong buổi ăn sáng, PQ và bạn bè liên tục thảo luận với nhau qua điện thoại cầm tay về những sinh hoạt hôm nay, trong khi tôi ra ngoài mở nước tưới cây cỏ. Ông hàng xóm đến bên tôi nói chuyện, hỏi tôi có phải là uncle của chủ nhà hay không. Ông nói là ông qua dự định tưới cỏ giùm nhưng thấy tôi đã làm. Ông là một trung niên da trắng, nói chuyện rất thân mật, và luôn miệng khen ngợi Thảo làm tôi cũng thấy hãnh diện trong lòng.

Sau khi tôi vào nhà ăn sáng cùng gia đình một lúc khá lâu thì một số bạn bè của PQ cũng lục tục kéo tới, số khác thì hẹn ở đầu đường xa lộ 25. Lúc mọi người lên xe, tôi nhìn đồng hồ thấy gần 12g trưa!!! Chúng tôi dành mọi ưu tiên cho PQ để mong nó, bạn bè, và các em có cơ hội vui chơi với nhau trong khoảng thời gian ở đây, nên không có bất cứ một ý kiến nào dù nó vẫn muốn chúng tôi ngỏ ý. Cuối cùng thì chúng nó quyết định đi Denver chơi ở Six Flag Park.

Bốn chiếc xe chật ních người nối đuôi nhau chạy suốt quãng đường gần một trăm dặm! Đến nơi thì đã gần hai giờ chiều! Tôi đề nghị với nhà tôi là thả chúng nó xuống đi chơi với nhau còn mình đi thăm phố xá, khi nào xong chúng nó gọi cho mình quay lại đón. Tôi điện thoại cho Nguyễn Mai, Nguyễn Minh Hoàng, Đoàn Sáu… những thằng bạn một thời sinh tử với nhau lâu ngày chưa gặp lại, nhưng rất tiếc người thì đi làm xa, người thì chỉ có thể để lại lời nhắn.

Phố xá Denver cũng như bất cứ phố xá nào của các thành phố lớn nước Mỹ! Có nghĩa là rất tấp nập xe cộ, hàng quán trong những ngày cuối tuần. Nắng vàng như lụa mỏng, vài cơn gió nhẹ làm lá vàng rơi lả tả trong nắng từ hai hàng cây bên đường, đẹp như bức tranh vẽ. Thời tiết quá tuyệt vời cho nên người đi bộ chen chúc nhau trên khắp nẻo đường phố. Đặc biệt con đường 16 thẳng tắp, xe điện chạy hai bên, ở giữa như khu công viên, đầy bóng mát từ những hàng cây cao và các dinh thự chung quanh. Người ta đặt nhiều loại kiosks bày bán những hàng mỹ nghệ và trang sức như ở dưới phố Las Vegas. Cũng có ban nhạc lưu động đàn hát rất vui, lôi kéo một số khán giả mộ điệu như đường phố San Francisco hay Khu French Quarter ở New Orleans. Người đi bộ, thỉnh thoảng bỏ vào hộp đựng tiền những đồng bạc biết ơn! Chúng tôi đi dọc mấy block đường, chen lấn cho vui và xem tranh vẽ. Cuối cùng chúng tôi cũng vào ngồi một quán café rộng lớn bên đường, đông nghẹt khách để gọi café và ngồi thư giãn, ngắm ông đi qua bà đi lại! Trong lòng tôi rất thanh thản, rất bình yên! Giá cuộc sống mãi được thế này, con người ta sẽ dễ quên đi thời gian và những bon chen khắc nghiệt của đời sống thì tốt biết mấy!

Chúng tôi về lại nhà gần 9g tối. PQ xin cho các em đi chơi với bạn bè, còn chúng tôi lại ở nhà coi phim truyền hình. Thực ra chúng tôi rất muốn cùng chung vui với các con trong tất cả các sinh hoạt của chúng, nhất là chúng tôi sắp phải xa PQ cả năm dài đăng đẳng một ý nghĩ đen tối lâu lâu cứ xâm chiếm tâm hồn tôi làm cho tôi lắm khi bàng hoàng – nhưng nghĩ rằng lũ chúng nó chơi đùa với nhau vẫn thích hơn, thoải mái hơn khi không có sự hiện diện của ba mẹ!

blank
Lũ trẻ đi mãi hơn 1g sáng mới về, thấy chúng tôi vẫn thức đợi, chúng xin lỗi và đi ngủ. Tôi trằn trọc không ngủ được mặc dù thường ngày tôi rất dễ ngủ. Cứ nghĩ tới ngày mai sẽ xa con trong một thời gian dài, nghĩ tới những rủi may trong trận chiến với súng đạn vô tình ở một đất nước hoàn toàn xa lạ mà thương xót cho con vô vàn.
Tôi chợp mắt được một lúc thì trời đã sáng. Thấy các con vẫn còn ngủ, tôi ra sân mở nước tưới cỏ. Lòng vẫn buồn vời vợi! Tôi lại nghĩ thương ba mẹ tôi đến xót xa khi phải lo lắng, mong ngóng ba đứa con trai ở ba chiến trường khắc nghiệt! Tôi nhớ lại Ba tôi như lịm đi không nói một lời cả ngày dài khi được tin anh cả tôi đã hy sinh đền nợ nước! Tôi bỗng rùng mình thảng thốt, nước mắt đoanh tròng! Không biết tôi thương nhớ Ba tôi hay tôi thương mông lung cho chính tôi!

**********

Có trì hoãn gì thì giờ chia tay với thằng lính cũng đã tới! PQ nhờ bạn tới đưa nó theo tiễn chân chúng tôi tới phi trường, nhưng tôi nghĩ ra tới phi trường tôi còn phải trả lại xe thuê, rồi phải vội vã vào cổng cho kịp giờ lên máy bay… như vậy việc tiễn đưa của nó chẳng được việc gì mà đường xá khá xa xăm, trong khi đó nó lại phải làm phiền người khác lái xe riêng chạy theo! Tôi phân tích sự việc nên nó cũng buồn lòng lưu luyến chia tay với gia đình! 
Nắng vẫn vàng và mỏng như lụa đậu trên những khóm cây làm rực rỡ mùa thu hai bên sườn đồi! Trong xe im phăng phắc, mỗi người như đang bận theo đuổi những ý nghĩ riêng tư. Tôi nhìn hai chị em ngồi đằng sau qua kính chiếu hậu, thấy dường như chúng đang rưng rưng nước mắt! Nhà tôi im lặng không nói gì nhưng tôi cũng chủ quan nghĩ rằng nàng cứng rắn hơn lòng tôi đang mềm nhũn! Con đường hơn 100 dặm dài mà chúng tôi đã từng chạy lên chạy xuống mấy lần, không nói ai cũng có thể hiểu tại sao nó có vẻ dài hơn mong đợi!
Những người lính Mỹ đã rời chiến trường Việt Nam trong đau thương và tủi nhục hơn ba thập niên trước; tôi cầu mong con trai tôi và hàng trăm ngàn quân nhân Mỹ đang ngày đêm cận kề sinh tử tử sinh sẽ không bị bán đứng bởi lũ chính trị gia ngồi ở văn phòng, hoặc do sự vô trách nhiệm của đám truyền thông báo chí. Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
thovanyenson.com
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2011(Xem: 18435)
Rải tro theo gió... trên đỉnh đèo Hải Vân... ý nguyện của người đã khuất gợi lên trong tôi hình ảnh vừa bi hùng lại vừa lãng mạn, như là sự kết hợp tuyệt vời giữa mối tình của viên dũng tướng với cô con gái đầu lòng của nhà văn Tự Lực Văn Đoàn.
27 Tháng Tư 2011(Xem: 19583)
Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc :« Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi ! »
23 Tháng Tư 2011(Xem: 18039)
Tôi ngồi đó để tưởng nhớ nước Việt Nam Cộng Hòa thân yêu của tôi. Tôi để hình tôi trên bàn thờ là coi như mình đã chết theo với nước Việt Nam Cộng Hòa của tôi. Tôi chỉ sống lây lất, lo nhang khói cho đồng đội, cho cha mẹ, vợ con
03 Tháng Tư 2011(Xem: 19699)
Trong niềm bồi hồi xúc động đến rưng rưng lệ khi đọc, chắc chắn quý độc giả không thể không biết ơn những người lính VNCH, Mỹ, Úc... đã đổ máu bảo vệ Miền Nam trước làn sóng xâm lăng của cộng sản trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam.... *
23 Tháng Ba 2011(Xem: 20136)
tưởng đã được giải quyết, phân tán người Việt Nam tỵ nạn trên nước Mỹ, nhưng không ngờ Xe đò Hoàng đơn thân độc mã mỗi ngày một chuyến kéo hai thành phố đông dân cư Việt Nam lại càng gần với nhau hơn nữa.
21 Tháng Hai 2011(Xem: 19842)
Già thì già, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc – hạnh phúc hơn một tỷ người khác – cho dù hạnh phúc đó vẫn được họ đếm từng ngày sau mỗi buổi sớm mai thức dậy…
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18518)
Tôi nhớ ơn anh chị, và cả vợ chồng anh Hy, chịu đựng được chúng tôi, mà không đấm cho vỡ mồm, hộc máu mũi. Càng lâu, tôi càng thấm thía cái câu ' Bầu bí một giàn'
04 Tháng Hai 2011(Xem: 19465)
Thế đó, họ bán, họ mua vừa như thật, vừa như “chơi” nhưng ai cũng hăm hở, náo nức. Dường như mỗi người đi chợ đang “bán”, đang “mua” cho mình một nỗi nhớ quê nhà vời vợi.
02 Tháng Hai 2011(Xem: 21364)
Hương thơm của gạo, vị ngọt của cơm lẩn với cát sạn tựa như cuộc đời của những quân nhân QLVNCH nói chung, SVSQTĐ nói riêng đã tự hào vào ngày mãn khóa sau mấy tháng quân trường mồ hôi thử thách đó là hương thơm của gạo. Để rồi chuẩn bị dấn thân vào cuộc đời đầy gian khổ hiểm nguy sống chết khó lường
28 Tháng Giêng 2011(Xem: 20999)
Họ gặp nhau và nhận ra nhau. Mới đầu, Hà Giang ôm chầm lấy Đôn mà khóc nức nở. Cô quên mất anh đang là một vị thầy tu. Xúc động nhất là khi Hà Giang cho anh biết Lam Khê chính là con của anh. Hai cha con họ ôm lấy nhau thật lâu và cả hai đầm đìa nước mắt.
21 Tháng Giêng 2011(Xem: 19739)
Hiện tại chúng tôi đang sống tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân của cuộc đời tuy đến muộn nhưng chúng tôi bằng lòng lắm với những gì mình đang có, đang sống. Thiên đường có thật anh Hoàng ạ! Và chúng tôi đang tắm trong suối nguồn tươi mát của Thiên Đường.
16 Tháng Giêng 2011(Xem: 20178)
Thành phố lên đèn, tôi vật vờ vô định thoáng nghe bên tai tiếng dương cầm giai điệu bản "Giao hưởng số chin, cung rê thứ" của L.V. Beethoven mà tôi học ngày nào. Hiện tại, tôi chơi nhạc đám ma. Cái chết - quy luật tất yếu giúp tôi sinh tồn, các giá trị nghệ thuật cao quý chỉ còn là hoài niệm!
02 Tháng Giêng 2011(Xem: 21890)
Mũi súng AK thúc vào cạnh sườn, người vệ binh chắc cũng ngạc nhiên không hiểu sao bỗng dưng tôi đứng như trời trồng giữa lộ. Anh quắc mắt nhìn tôi dò hỏi, tôi không nói gì, im lặng nhập vào dòng tù. Nước mắt chảy dài trên hai má hóp, tôi bước đi như kẻ mộng du ...
07 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20692)
Trong cuộc chiến Việt Nam, những chàng pilot nổi tiếng hào hoa ở thành phố. Là thần tượng của các cô con gái đẹp. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, những chàng trai trẻ ấy lại là những chiến sĩ rất hào hùng trên khắp các chiến trường. Bao phen xem cái chết tựa lông hồng.
05 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21701)
Lâu nay, khá đông người cho rằng thi sĩ Hàn Mạc Tử và nhà giáo kiêm cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc từng có một tình yêu đôi lứa. Lắm sách báo ghi nhận như vậy. Ngay cả lối sống khá đặc biệt của Kim Cúc – suốt đời độc thân, làm thơ tặng Hàn, chẳng chuyện trò điều này với người trong nhà… – càng khiến dư luận nghĩ vậy.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20150)
Hầu hết bạn bè tôi, nếu còn sống sót sau cuộc chiến tang thương đó, kẻ đã phải ra đi trong loạn lạc, ly tan, người thì được ông bạn đồng minh phản bội năm xưa, can thiệp với kẻ cựu thù cho "ra đi trong vòng trật tự" sau nhiều năm bị đày đọa ngục tù, vợ con nheo nhóc, để giờ này mỗi người trôi dạt một phương, mang theo những vết thương không lành được ở trong lòng. Biết đến khi nào chúng tôi mới đuợc như những con chim trane đang tụ tập ca hót líu lo ngoài kia, trươc giờ bay xuống phương nam?
17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 20943)
Một câu chuyện thật dí dỏm. Câu chuyện phần nào đã gợi nhớ đến một quảng đời thơ ấu thật êm đềm, hoa bướm ở vùng quê . Phải chi không có biến cố tháng tư 75, cuộc sống của những người dân miền nam hiền hòa chắc chắn là mãi mãi thanh bình, thịnh vượng, và an lành như tác giả "Lấy vợ miền quê" đã mô tả rất chân thật trong câu chuyện
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19287)
Bây giờ, nhìn chú Ba nằm đó, tôi lại nhớ câu nói cuối cùng của chú: “Cứ để lá cờ ở đó, trong đầu óc của chú sẽ nhớ mãi hình ảnh lá cờ VNCH tung bay trong gió. Sau này, lá cờ sẽ ra sao? Để tương lai trả lời.”
08 Tháng Mười 2010(Xem: 20133)
Tôi rời khỏi Cheo Reo, chạy ngược về cầu sông Ba theo Tỉnh lộ 7 ngày xưa, mang theo trong lòng nỗi đau đứt ruột. Đang giữa mùa xuân nhưng cả bầu trời nhuộm màu ảm đạm. Nhìn núi rừng hai bên đường, trong ràn rụa nước mắt, tôi mơ hồ như cây lá không còn nữa...
08 Tháng Mười 2010(Xem: 21872)
Mọi người đều đến cõi đời nầy với hai bàn tay trắng, thì lúc ra đi cũng chỉ với hai bàn tay trắng mà thôi. Ai ai cũng đều biết như vậy, nhưng hễ sao mỗi khi nghĩ đến chết thì thấy rờn rợn và hơi lo một chút... Sống sao cho đáng sống mới là việc khó. Đời là vô thường!
07 Tháng Mười 2010(Xem: 27843)
Kính nguyện cầu Đấng Thiên Thựợng Đế tối cao và Hồn thiêng sông núi phù hộ cho toàn dân Việt sớm có ngày "đắc lộ thanh vân", đưa nước Việt lên đỉnh đài vinh quang thịnh trị ngàn đời.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 22571)
Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18773)
Tháng 8-1999, tôi dọn nhà đến một căn phòng mới mướn. Trên ngăn kệ cao của closet, người mướn trước để sót lại một xấp “hồi ký” dầy 27 trang viết tay. Đêm đầu tiên ở phòng trọ mới, tôi đọc đoạn “hồi ký” bi hùng đó với nỗi niềm thương cảm không tả xiết: Thương cảm cho một danh tướng trong bước đường cùng của vận nước đen tối; thương cảm cho phu nhân và 2 người con của Tướng tuẫn tiết và thương cảm vị sĩ quan trẻ, có lẽ là Chánh Văn Phòng của vị tướng anh hùng, tức tác giả của đoạn “hồi ký” nầy.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19607)
Lần nầy, bà Hoa quyết định tự tay đem hộp tro xương ông chồng về tận Việt Nam. Bà sợ thất lạc thêm lần nữa, thì tấm lòng hoài.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 23152)
Người chết lâu rồi , người còn ở lại Từ cuối chân mây đêm bấc lạnh lùng Ngày hiển thánh cả giống nòi mong mỏi Của những linh hồn hữu thủy hữu chung
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19692)
Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ!!
06 Tháng Mười 2010(Xem: 21544)
Cổ nhân cũng đã có câu “ngu si hưởng thái bình”, hay là ta cứ an phận thủ thường, con gái thì mong trời sinh ra đừng quá đẹp, con trai thì đừng có quá tài ba. Còn giàu có bạc muôn không ham, chỉ mong đừng chạy gạo từng ngày. Cứ làng nhàng là xong, không ai thèm muốn, đố kỵ, ganh ghét, nghĩ chuyện đời: “Giàu như người ta cơm ngày ba bữa, đói như mình đây cũng đỏ lửa ba lần.”
05 Tháng Mười 2010(Xem: 19456)
hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.