12:02 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

CÂU CHUYỆN VỀ GĐ ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN - GIAO CHỈ

30 Tháng Bảy 20147:07 SA(Xem: 10541)

Câu chuyện về gia đình Đ/tá Hồ Ngọc Cẩn (Giao Chỉ-SJ)

cuusiquanDongDethambaHoNgocCan
NGƯỜI VỢ LÍNH Ở THỦ ĐỨC

Đám cưới nhà quê. Chuyện người vợ

Mùa xuân năm 1959. Họ đạo Thủ Đức có đám cưới nhà quê. Cô dâu Nguyễn thị Cảnh mỗi tuần giúp lễ và công tác thiện nguyện cho nhà Thờ. Chú rể là anh trung sĩ huấn luyện viên của trường bộ binh Thủ Đức.

Cha làm phép hôn phối. Họ Đạo tham dự và chúc mừng. Bên nhà gái theo đạo từ thuở xa xưa. Bên nhà trai cũng là gia đình Thiên Chúa Giáo. Cô gái quê ở Thủ Đức, 18 tuổi còn ở với mẹ. Cậu trai 20 tuổi xa nhà từ lâu. Cha cậu là hạ sĩ quan, gửi con vào thiếu sinh quân Gia Định từ lúc 13 tuổi. Khi trưởng thành, anh thiếu sinh quân nhập ngũ. Đi lính năm 1956. Mấy năm sau đeo lon trung sĩ. Quê anh ở Rạch Giá, làng Vĩnh Thanh Long, sau này là vùng Chương Thiện. Ngày đám cưới, ông già từ quê lên đại diện nhà trai. Đứng trước bàn thờ, cha xứ hỏi rằng anh quân nhân này có nhận cô gái làm vợ không. Chú rể đáp thưa có. Cha hỏi cô gái có nhận anh trung sĩ này làm chồng. No đói có nhau. Gian khổ có nhau. Cô gái Thủ Đức vui mừng thưa có. Anh trung sĩ Rạch Giá phục vụ trường bộ binh đi lễ nhà thờ gặp cô gái xóm đạo Thủ Đức nên kết nghĩa vợ chồng. Cô gái thề trước nhà Chúa, có cả họ Đạo chứng kiến. Cô đã giữ trọn đời làm vợ người lính. Từ vợ trung sĩ trại gia binh cho đến phu nhân đại tá trong dinh tỉnh trưởng. Cô theo chồng đi khắp 4 phương suốt 16 năm chinh chiến để rồi 30 tháng 4 năm 75 trở thành vợ người tử tội. Cô đem con trở về Thủ Đức lánh nạn chờ ngày chồng bị xử bắn. Dù thăng cấp, dù thắng hay bại, dù sống hay chết, chồng cô vẫn là người anh hùng. Cô mãi mãi vẫn là người vợ lính. Anh lính đầu đời chinh phu của cô lúc lấy nhau đeo lon trung sĩ và khi ra đi đeo lon đại tá. Thủy chung cô vẫn sống đời vợ lính. Chồng của cô là đại tá Hồ Ngọc Cẩn. Hiện nay cô vợ lính gốc Thủ Đức, sau khi tìm đường vượt biên, đem con trai duy nhất qua Bidong, Mã Lai rồi vào Mỹ sống ở Nam Cali. Cô may thuê. Bán quán nuôi con. Con trai lập gia đình có 2 cháu. Người vợ lính năm xưa từ 75 đến nay, ở vậy thờ chồng đã trở thành bà nội ở chung một nhà với con cháu. Suốt đời vẫn nghèo, nghèo từ trung sĩ mà nghèo lên đại tá. Nghèo từ Thủ Đức mà nghèo qua Chương Thiện. Nghèo từ Việt Nam mà đem theo cái nghèo qua Mỹ. Bởi vì suốt đời chỉ là người vợ lính.

Một đời chinh chiến. Chuyện người chồng.

dthongoccanHồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938. Xuất thân thiếu sinh quân Gia Định rồi nhập ngũ và lên cấp trung sĩ huấn luyện viên vũ khí tại trường bộ binh. Sau khi lập gia đình có 1 con thì anh trung sĩ tìm cách tiến thân xin vào học lớp sĩ quan đặc biệt tại Đồng Đế. Từ anh sinh viên sĩ quan Đồng Đế 1960 cho đến 15 năm sau Hồ Ngọc Cẩn trở thành đại tá tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện, hầu hết cấp bậc đều lên tại mặt trận. Ông đã từng mang mầu áo của Biệt động quân và các sư đoàn bộ binh. Huy chương và chiến công nhiều vô kể. Suốt một đời chinh chiến từ trung đội trưởng lên đến trung đoàn trưởng, Hồ ngọc Cẩn tung hoành khắp Hậu giang và Tiền giang. Năm 1972 ông Thiệu cho lệnh toàn thể sư đoàn 21 từ miền Tây lên tiếp tay cho quân đoàn 3 giải tỏa An Lộc. Lại cho lệnh tăng cường thêm 1 trung đoàn của sư đoàn 9. Tư lệnh quân khu, ông Trưởng nói với ông Lạc sư đoàn 9 đưa 1 trung đoàn nào coi cho được. Trung tá Hồ ngọc Cẩn dẫn trung đoàn 15 lên đường. Trung đoàn ông Cẩn phối hợp cùng nhẩy dù đánh dọc đường 13 tiến vào An Lộc. Anh đại úy đại đội trưởng của trung đoàn suốt mấy tuần dằng co với địch trước phòng tuyến của tướng Hưng tư lệnh An Lộc, nhưng chưa vào được. Lính hai bên chết đều chôn tại chỗ. Thiết vận xa M113 của ta còn phải lui lại phía sau. Chỉ có bộ binh của trung đoàn 15 nằm chịu trận ở tiền tuyến. Anh sĩ quan kể lại, chợt thấy có một M113 của ta gầm gừ đi tới. A, tay này ngon. Chợt thấy một ông xếp từ thiết vận xa bước ra, phóng tới phòng tuyến của đại đội. Nhìn ra ông trung đoàn trưởng Hồ Ngọc Cẩn. Ông quan sát trận địa rồi hô quân tiến vào. Cùng với tiền đạo của nhẩy dù, trung đoàn 15 bắt tay với lính phòng thủ An Lộc. Sau khi Bình Long trở thành Bình Long Anh Dũng, ông Thiệu hứa cho mổi người lên 1 cấp. Trung tá Hồ Ngọc Cẩn ngoài 30 tuổi đeo lon đại tá trở về trong vinh quang tại bản doanh Sa Đéc. Rồi ông được đưa về làm tiểu khu trưởng Chương Thiện. Vùng đất này là sinh quán của ông ngày xưa. Cho đến 30 tháng 4-1975 Sài Gòn đã đầu hàng, nhưng Chương Thiện chưa nhận được lệnh Cần Thơ nên Chương Thiện chưa chịu hàng. Chiều 29 sang 30 tháng 4, tiểu khu trưởng vẫn còn bay trực thăng chỉ huy. Khi radio Sài Gòn tiếp vận về tin buông súng, các đơn vị bên ta rã ngũ. Lính tráng từ tiểu khu và dinh tỉnh trưởng tan hàng, đại tá tiểu khu trưởng Hồ Ngọc Cẩn bị lính cộng sản vây quanh khi còn ngồi trên xe Jeep với vũ khí, quân phục cấp bậc đầy đủ. Câu chuyện về giờ phút cuối cùng của người chồng, đã được người vợ kể lại cho chúng tôi. Thực là một kỷ niệm hết sức bi thảm.

Giây phút cuối của Chương Thiện,

Bà Cẩn với âm hưởng của miền quê Thủ Đức kể lại qua điện thoại. Cô Cảnh nói rằng suốt cuộc đời chưa ai hỏi thăm người thiếu phụ Thủ Đức về một thời để yêu và một thời để chết. Bà nói:

“Kể lại cho bác rõ, những ngày cuối cùng nhà em vẫn hành quân. Đánh nhau ngay trong tiểu khu. Anh Cẩn vẫn còn bay hành quân. Nhà bị pháo kích. Tuy gọi là dinh tỉnh trưởng nhưng cũng chỉ là ngôi nhà thường. Chiều 30 tháng 4 mẹ con em theo các chú lính chạy ra ngoài. Đi lẫn vào dân. Ở Chương Thiện không ai biết em là vợ tỉnh trưởng. Ai cũng tưởng là vợ lính. Từ xa ngó lại mẹ con em thấy anh Cẩn bị chúng bắt giải đi. Bà con kéo mẹ con em tìm đường chạy về Cần Thơ. Chú lính nói rằng bà không đem con chạy đi chúng nó bắt thì khổ. Em dẫn thằng con nhỏ chạy bộ. Mẹ con vừa đi vừa khóc. Hình ảnh cuối cùng thằng con hơn 10 tuổi nhìn thấy bố ngồi trên xe Jeep, Việt cộng cầm súng vây quanh. Bước xuống xe, anh không chống cự, không vùng vằng, không nói năng. Đưa mắt nhìn về phía dân ở xa, giơ tay phất nhẹ. Như một dấu hiệu mơ hồ cho vợ con. Chạy đi. Đó là hình ảnh cuối cùng đã gần 40 năm qua. Từ đó đến nay mẹ con không bao giờ gặp lại. Thân nhân bên anh Cẩn, mẹ và các chị giữ không cho em và con trai ra mặt. Sợ bị bắt. Được tin anh ra tòa nhận án tử hình. Rồi tin anh bị xử bắn. Thời gian anh bị giam gia đình bên anh có đi tiếp tế nhưng không thấy mặt. Chỉ giao tiếp tế cho công an rồi về. Hôm anh bị bắn ở sân vận động Cần Thơ, gia đình cũng không ai được báo tin riêng, nhưng tất cả dân Tây Đô đều biết. Mỗi nhà được loan báo gửi một người đi coi. Bà chị họ đi xem thằng em bị bắn. Chị kể lại là không khí im lặng. Từ xa, nhìn qua nước mắt và nín thở. Chị thấy chú Cẩn mặc quần áo thường dân tỏ ý không cần bịt mắt. Nhưng bọn cộng sản vẫn bịt mắt. Bác hỏi em, bà chị có kể lại rõ ràng ngày xử bắn 14 tháng 8 năm 1975. Mỗi lần nói đến là chị em lại khóc nên cũng không có gì mà kể lại. Chúng bịt mồm, bịt mắt nên anh Cẩn đâu có nói năng gì. Suốt cuộc đời đi đánh nhau anh vẫn lầm lì như vậy. Vẫn lầm lì chịu bị bắt, không giơ tay đầu hàng, không khai báo, không nói năng gì cho đến chết. Anh làm trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng rồi đến tiểu khu trưởng. Báo chí, anh em nói gì thì nói, anh Cẩn chả nói gì hết. Bác hỏi em là mồ mả ra sao. Em và con về nhà mẹ ở Thủ Đức. Gia đình không cho em ra mặt. Bà chị và mẹ anh Cẩn đi xin xác không được. Chúng đem chôn ở phía sau Trung tâm nhập ngũ Cần Thơ. Mấy năm sau mới xin được đem về Rạch Giá. Rồi đến khi khu này bị giải tỏa nên lại hỏa thiêu đem tro cốt về nhà ông chú bên Long Xuyên. Ngày nay, em nói để bác mừng là sau khi vượt biên qua Mỹ em đã đưa di hài anh Cẩn qua bên này. Anh Cẩn bây giờ cũng đoàn tụ bên Mỹ với gia đình. “

“Cô đi năm nào”, tôi hỏi bà Cẩn.

“Mẹ con em ở Thủ Đức ba năm sau 75. Đến 78 thì vượt biên qua Pulo Bidong. Ở trại 8 tháng thì bà con bảo trợ qua Mỹ. Qua bên này mình chả biết ai, không ai biết mình. Cũng như bao nhiêu thuyền nhân, mẹ con ở với nhau. Em đi làm nghề may, rồi đi bán quán cho tiệm Mỹ. Bây giờ cháu trai duy nhất của anh Cẩn đã có gia đình sinh được 2 con.”

Chuyện đời người vợ lính thời chinh chiến với kết thúc bi thảm và anh hùng, tôi nghe kể lại thấy lòng xót xa lắng đọng.Tôi bèn quay qua hỏi chị Cẩn sang đề tài khác. “Nãy giờ nói toàn chuyện buồn, cô nhớ lại xem suốt đời từ đám cưới cho tới 75, cô có những kỷ niệm nào vui không.”

Bà Cẩn ngừng lại suy nghĩ.

“Em thấy năm nào tháng nào cũng vậy thôi. Toàn lo việc nhà, nội trợ nuôi con. Anh Cẩn đi đâu thì mẹ con cũng đi theo. Từ trại gia binh đến cư xá sĩ quan. Chúng em không có nhà riêng, không có xe hơi, không có xe gắn máy. Từ Sa Đéc trung đoàn 15 qua đến tiểu khu Chương Thiện, toàn là ở trại lính”.

Tôi hỏi tiếp:

“Cô có đi dự tiệc tùng, mừng lên lon, thăng cấp, dạ hội gì không?”.

“Không, em chả có đi đâu. Ở Chương Thiện em cũng không đi chợ. Dân chúng cũng không biết em là ai. Mua bán gì em về Cần Thơ, đông người, cũng chả ai biết em là ai. Em cũng không có nhà cửa nên cũng không mua sắm đồ đạc. Lương nhà binh cũng chẳng có là bao. Em cũng không ăn diện nên chẳng có nhiều quần áo. Năm 1972 ở An Lộc về, anh Cẩn mang lon đại tá không biết nghĩ sao anh nói với em, vợ chồng chụp được một tấm hình kỷ niệm. Đây là tấm hình gần như duy nhất. Xin bác dùng tấm hình này của nhà em mà để lên tấm bia lịch sử”.

hongoccan_nguyenthicanh
Tôi nói rằng, tấm hình của cô và anh Cẩn rõ ràng và đẹp lắm. Hoàng Mộng Thu có đưa cho tôi xem. Chúng tôi sẽ dùng hình này. Nhưng tôi vẫn gặng hỏi. “Thế bao nhiêu lần anh thăng cấp cô có dự lễ gắn lon không?”.

” Em đâu có biết. Chỉ thấy anh Cẩn đi về đeo lon mới rồi cười cười. Cũng có thể gọi là những giây phút hạnh phúc của đời nhà binh”.

“Thế cô chú ở Thủ Đức có khi nào đi chơi Vũng Tàu tắm biển không?”.

Bà Cẩn thật thà nói rằng.

“Khi anh Cẩn học ở Đồng Đế thì em và con có ra thăm Nha Trang nên thấy biển. Còn chưa bao giờ được đi với anh Cẩn ra Vũng Tàu. Sau này đến khi vượt biên thì mẹ con em mới thấy biển Vũng Tàu…”

Trong số một triệu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, dường như sĩ quan, anh nào cũng có 1 lần đi với vợ con hay người yêu trên bãi biển Vũng Tàu. Chỉ có hàng binh sĩ, chỉ những người lính là chưa có dịp. Hồ Ngọc Cẩn ở Rạch Giá suốt đời chưa đem vợ Thủ Đức đi Vũng Tàu. Vì vậy chị Cẩn suốt đời vẫn chỉ là vợ lính. Trong quân đội, dù là tướng tá hay sĩ quan, anh nào mà chả có thời làm lính. Sau đó mới làm quan. Chỉ riêng cô Nguyễn thị Cảnh, vợ đại tá Hồ Ngọc Cẩn là người đóng vai vợ lính suốt đời. Những ngày vui nhất của chị là thời gian được làm vợ anh trung sĩ hiền lành của trường bộ binh Thủ Đức. Ngày đó đã xa rồi hơn nửa thế kỷ, ở bên kia địa cầu, trên ngọn đồi Tăng Nhơn Phú, có vợ chồng anh lính trẻ mỗi sáng chủ nhật cầm tay nhau để đi lễ nhà thờ.

Giao Chỉ, San Jose.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 2012(Xem: 19283)
Chúng ta mang theo họ trong hành trang của chuyến ly hương dài và có khi là vô tận. Có khi nào bạn nghĩ đến những người đã khuất, đã rải hương hoa trên con đường chúng ta đang đi không?
24 Tháng Tư 2012(Xem: 21631)
Ra khơi sương khói một chiều Thùy dương rũ bến tiêu điều ven sông Lơ thơ rớt nhẹ men lòng Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
22 Tháng Tư 2012(Xem: 19234)
VIẾT CHO HƯƠNG HỒN BẠCH NGA – CHO NGƯỜI CHỒNG MỚI ĐÁM HỎI CỦA BẠCH NGA – NGƯỜI CHIẾN BINH THỦY QUÂN LỤC CHIẾN OAI HÙNG ĐÃ HY SINH THÂN MÌNH ĐỂ BẢO VỆ CHO SỰ TỰ DO CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM – CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA.
22 Tháng Tư 2012(Xem: 22986)
Thực ra là mình giấu. Không lẽ kể với Muôn lời khấn này: “Chú Mười ơi, ngày xưa chú chửi sai rồi. Đáng lý chú phải chửi là, “Học giỏi cho lắm, bôn ba cho lắm, cũng đi chợ cho vợ mà thôi!”
22 Tháng Tư 2012(Xem: 20525)
Mỗi lần Tháng Tư về, ai trong chúng ta cũng có những hồi tưởng và suy nghĩ khác nhau, phần tôi vẫn ám ảnh bởi những nấm mồ oan khuất gây ra bởi biến cố này, mà thủ phạm không ai khác hơn là những người thắng trận cuối cùng.
21 Tháng Tư 2012(Xem: 19461)
Mẹ Việt Nam ơi, từng bước từng bước chúng con đang hội nhập vào nền văn hóa mới, nhưng cũng từng bước từng bước chúng con đang quên dần tình nghĩa “đồng bào” theo truyền thuyết “con rồng cháu tiên” của hơn bốn ngàn năm văn hiến. Liệu rồi thế hệ con cháu người Việt đang lưu lạc khắp bốn phương trời có còn nhận nhau là anh chị em “máu đỏ da vàng” nữa không?
19 Tháng Tư 2012(Xem: 19548)
Trong thời chiến, bài hát Ngày về thường được phát trên loa phóng thanh, trên trực thăng, trên thuyền bè nhằm kêu gọi những người lầm đường lạc lối hồi chánh, trở về với chính nghĩa, với dân tộc.
15 Tháng Tư 2012(Xem: 20201)
Chúng tôi là những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam. Nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn và trưởng thành từ nền văn hóa và giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi cũng như các anh có lý tưởng của các anh
15 Tháng Tư 2012(Xem: 20384)
Tuy VC đã cưỡng chiếm được miền Nam gần 37 năm qua, nhưng duới đống tro tàn của quá khứ, vẫn còn âm ỷ các sự kiện nóng bỏng của cận sử VN, trong đó ác nhất là chuyện ‘ Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, tẩu tán 16 tấn vàng y
14 Tháng Tư 2012(Xem: 27354)
Đau đớn nhất là bao giờ khi xem hình, khi đọc những bài viết xong, cuối cùng mình nhận thức rất rõ rệt: đó là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn.Người giết và người bị giết đều mang họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần. Ba mười bẩy năm rồi, người ta nói là Việt Nam đã hết chiến tranh
12 Tháng Tư 2012(Xem: 21651)
Vượt biên thất bại hết ba lần, qua lần thứ tư đi thoát, để bây giờ - ba mươi mấy năm sau - ngồi viết mấy dòng nầy nhân ngày 30 tháng tư thứ 37…mà thấy không phải tôi đã từ trên trời rơi xuống, chính mấy thằng cha « cách mạng » mới là từ trên trời rơi xuống !
23 Tháng Ba 2012(Xem: 19700)
Tôi nghe chừng thân mình bay bổng. Khi tôi mở vòng tay, mẹ quay mặt bước đi. Tôi thấy mình quá bất nhẫn, khẽ gọi: “Mẹ!” Bà quay lui, chân vẫn bước, đôi mắt hiền từ. Tôi lúng túng vẫy tay, cố nở nụ cười: “Chào mẹ!”
23 Tháng Ba 2012(Xem: 20473)
Tôi nhìn thấy cảnh một gia đình ấm cúng, “anh chị” âu yếm xưng hô với nhau bằng “bố” và “mẹ”, y như đã là vợ chồng từ thuở đầu đời. Hai tâm hồn lãng tử gặp nhau và dừng lại. Chiều xuân gió lành lạnh, còn chút nắng vàng êm ả.
22 Tháng Ba 2012(Xem: 20878)
Bạn hãy nhìn xuống đi, rồi cũng như tôi, bạn sẽ nhìn thấy Thiên Chúa quì dưới chân bạn từ lâu để khẩn cầu. Xin bạn hãy thương xót Người. Bạn nỡ lòng nào…???
19 Tháng Ba 2012(Xem: 20508)
Than ôi, chỉ vì thằng bé không trả nổi món nợ trứng chiên thời nhỏ mà dù đã chạy sang tới tận nước Mỹ, vẫn không thoát tay cô ả da... bánh mật. Nợ chỉ một miếng trứng chiên mà trả cả một đời.
16 Tháng Ba 2012(Xem: 21619)
vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.
11 Tháng Ba 2012(Xem: 23939)
Tuy là tui chưa bao giờ đi lính nhưng tui rất thuơng mến mấy anh lính từ hồi còn đi học bằng xe bò. Hôm nay lang thang trên mạng đọc được cái bài này làm tui cảm động quá liền copy mà gởi nhờ đăng lên aihuubienhoa coi như là có chút gì chia sẽ với tác giã và bà mẹ cái nổi đoạn trường ngày đó.
03 Tháng Ba 2012(Xem: 21948)
MÀU TÍM HOA SIM -Truyện ngắn Võ Đình Tuyết đã được đăng trên báo Văn và được diễn đọc trong chương trình "Đọc Truyện Hay" đài Little SaiGon radio Houton, Texas.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 21426)
Tôi cảm động quá, nắm chặt tay Thanh, trấn tỉnh mãi mới nói được một câu mà tôi cho là đẹp nhất trong đời tôi: “Anh cũng giữ em bên cạnh anh . . . suốt cuộc đời của anh.”
01 Tháng Ba 2012(Xem: 22708)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá.
29 Tháng Hai 2012(Xem: 21128)
Ngày mà nhạc sĩ sáng tác VN được tự do viết nhạc, ngày mà ca sĩ VN được tự do ca hát sẽ đến với chúng ta, vì không lẽ dân VN sống mãi trong đêm tăm tối dài vô tận. Trời chưa kịp sáng, nhưng vầng ô đã bắt đầu lố dạng ở chân trời.
27 Tháng Hai 2012(Xem: 20497)
Mỗi khi viết xong một ca khúc, ông Khánh thường tự tay mang lên Đài phát thanh Hà Nội rồi tự hát: Yêu ai, yêu cả một đời. Tình những quá khắt khe khiến cho đời ta. Đau tủi cả lòng, vì yêu ai mà lòng hằng nhớ...” (Nỗi lòng). Rồi “…Lời thề nguyền ngờ đâu xa vắng. Tình tràn đầy sầu chung non nước. Hồn em có cùng người chứng minh. Anh bước ra đi luyến tiếc hoài. Đời còn có em nay là thôi... (Chiều vàng).
26 Tháng Hai 2012(Xem: 46561)
Tôi thấy anh đã quyết định đúng, và thấy thanh thản cho anh ấy!” bà chia sẻ. Rồi bà mơ màng như nói cho một mình nghe: “Chế độ nào thì rồi cũng phải qua đi, nhưng đất nước muôn đời vẫn là đất nước mình. Cuối cùng anh đã về được với quê hương.”
22 Tháng Hai 2012(Xem: 18618)
Thằng chó chết. Cái tình bạn của mầy, còn quý gấp trăm ngàn lần gói tiền nầy. Tao sẽ làm mâm cơm cúng bà Tư Cháo Trắng, nói cho bà biết cái tình bạn của mày. Dưới suối vàng, chắc bà cảm động lắm.”
22 Tháng Hai 2012(Xem: 22970)
Tình yêu vợ chồng là như cây nho, càng đâm rễ sâu trong vùng đất có nhiều sỏi đá, thì càng sản xuất được nhiều rượu ngon. Tình yêu vợ chồng là như một thân cây mà rễ của nó có đâm sâu dưới đất đá, thì mới đứng vững được trước những sóng gió và giông bão của cuộc đời.
21 Tháng Hai 2012(Xem: 17927)
Mấy bài thơ này, với tôi, khá tiêu biểu cho thế giới thơ Nguyễn Tất Nhiên. Bài “Nhớ nội” gợi lên trong ta những hình ảnh hiền hòa, trung hậu đậm đặc tâm hồn muôn thuở con người Viêt Nam, đất nước Việt Nam. Hai bài “Cứ ngỡ như là mới nhớ thôi”, “Chở em đi học trường đêm” nói lên mối tình e ấp ngu ngơ của đôi trẻ vào cái thời còn là thủa ấy – cũng mới đây thôi
21 Tháng Hai 2012(Xem: 18206)
Bản nhạc « Thà như giọt mưa » là một tình khúc như mọi người đều biết. Thế nhưng từ « tình yêu » chỉ được nhắc đến một lần (Ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu). Và nó cũng chỉ được sử dụng theo nghĩa thông dụng, như khi ta nói cái bằng tú tài, cái nhà, cái tủ…
21 Tháng Hai 2012(Xem: 19094)
Bài viết này chỉ muốn nói lên sự giao cảm và đồng cảm của bản thân người viết với con người thơ, thế giới thơ Nguyễn Tất Nhiên : qua tiếp xúc với một bài thơ được phổ nhạc, người viết, bằng những cảm nghiệm riêng, đã nghe dội lên trong tâm thức những âm vang nào để, từ đó, dẫn đến một vài suy tư tản mạn liên quan đến nhiều lãnh vực trong cuộc sống.
16 Tháng Hai 2012(Xem: 20550)
Hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà .... Hãy giữ gìn và bảo vệ tinh thần Vị Quốc Vong Thân của họ như giữ gìn ngọn lửa thiêng trong lòng dân tộc, thì dân tộc ta mới mong có được những truyền nhân xứng đáng với thế hệ tương lai ....
15 Tháng Hai 2012(Xem: 20715)
Nếu hiểu từ Giặc là: Kẻ tổ chức thành nhóm có vũ khí hay một lực lượng vũ trang (nào đó) chuyên đi cướp phá, làm rối loạn an ninh, gây tai họa cho dân chúng cả một vùng hay một nước... Thì, giặc ở đây chính là bọn CS Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam khi chúng ta trở lại thời điểm cũ của ngày 13 tháng 3 năm 1972
14 Tháng Hai 2012(Xem: 24135)
Trang báo đang hiện ra dưới mắt bạn là thành quả của biết bao lao tâm khổ tứ, biết bao nhẫn nhục, chịu đựng chỉ vì những người làm ra nó yêu Nghệ thuật và yêu bạn mà gửi tới cho bạn. Họ sẽ chẳng mong bạn đền đáp nhưng họ nghĩ, một khi bạn đọc được tâm tư của họ (tác giả) bạn sẽ rút ra được điều gì đó có ích lợi cho chính bạn hoặc cho cả những người xung quanh, mạnh mẽ hơn, cho nhân quần xã hội.
13 Tháng Hai 2012(Xem: 19905)
Tôi xin được cám ơn anh Ray, chị Thuần và chị bạn người mảnh khảnh nhưng nhanh nhẹn,dịu dàng cho tôi viếng thăm” Lâu Đài Tình Yêu “ nguy nga cổ kính , biết mối tình tuyệt đẹp của người xưa. Chúc các chi em gặp người bạn đời chung thùy, các bậc nam nhi có vợ hiền, đảm đang và tất cả mọi người vui hưởng Ngày Lễ Tình Yêu thật thú vị , đầm ấm.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 20554)
Cánh dù lộng gió muôn phương Vào lòng đất mẹ, máu xương ngậm ngùi Tay khô đốt sáng đỉnh trời Lập loè đốm lửa, thắp đời quạnh hiu.
02 Tháng Hai 2012(Xem: 19712)
Tháng 7/75, khi mọi người vẫn còn đang ngơ ngác, chưa kịp hoàn hồn trước bao thù hận, mất mát chia lìa, thì ở khu làng biển nghèo Bá Hà, một cậu bé 15 tuổi lại ngỡ ngàng trước một tin vui - có mẹ. Khi bà ngoại dắt Hưng vào nhà và chỉ một người đàn bà xa lạ, bảo đó là mẹ mình.
31 Tháng Giêng 2012(Xem: 18513)
Sàigòn thời chiến tranh, có biết bao biến động lịch sử xảy ra trên vùng đất quê hương này. Ấy thế mà mỗi khi chúng ta nhớ lại những kỷ niệm ở Saigon, những lề đường Saigòn chúng ta cứ như nhớ về một vùng đất nước thanh bình, thời vàng son của một đời người trong một xã hội ổn định. Nhớ về Sàigòn, nhớ đến sông Sàigòn như giải khăn sô vắt ngang vầng trán, đêm đêm chảy vào lòng người Sàigòn xa xứ./.
30 Tháng Giêng 2012(Xem: 19420)
Mời xem câu chuyện dưới đây, 1 câu chuyện rất có ý nghĩa, có thể nói đặc biệt dành cho những người đã từng vượt biển, đánh đổi chính mạnh sống của mình để đi tìm tự do..."Freedom isn't Free"... trong giờ phút giữa cái sống mõng manh và sự chết cận kề...
27 Tháng Giêng 2012(Xem: 18790)
Tưởng niệm Cố TT Trần Văn Hương , chúng ta tưởng niệm một con dân nước Việt sống trong một giai đoạn Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam chìm đắm trong nô lệ thực dân và chiến tranh tàn khốc do bọn Việt Cộng chủ trương xâm chiếm VNCH trong gần trọn thế kỹ trước , đã tự thân phấn đấu vượt lên những nỗi nghèo khó nhọc nhằn của thời niên thiếu
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 19145)
Cụ Trần Văn Hương mất ngày 27 tháng 1 năm 1982 tại Sài Gòn. Cụ mất đi để lại cho chúng ta nhiều tiếc nuối. Hôm nay nhân ngày lễ tưởng niệm Cụ, tôi xin chia xẻ vài suy nghĩ về Cụ:
17 Tháng Giêng 2012(Xem: 18590)
Bài này xin được làm bó nhang thứ 2 góp giỗ cho những cái chết oan ức kinh hoàng trong chiến dịch thảm sát của Việt Cọng tại Huế 1968 có tên trong bài tường thuật của Elje Vannema
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 21197)
Có bao nhiêu người đã cắt đứt mối quan hệ hay đi đến ly dị bởi vì họ nhìn thấy “hai viên gạch xấu”? Bao nhiêu người trong chúng ta đây đã từng thất vọng, thậm chí nghĩ đến việc tự tử, chỉ vì thấy trong ta “hai viên gạch xấu”?
13 Tháng Giêng 2012(Xem: 20743)
Khi miền Nam mở mặt trận Lam Sơn 119 đánh qua Hạ Lào thì phía Hoa Kỳ cấm máy bay Mỹ chở phóng viên vượt biên. Bốn anh nhà báo Mỹ bèn tìm cách đi máy bay của không quân Việt Nam
13 Tháng Giêng 2012(Xem: 20617)
“Thưa bà, bà giúp tôi hiểu được thế nào là Nhân, thế nào là Cách. Căn nhà đó là tiền công mà bà đã dạy cho tôi”. Người phụ nữ nói: “Vậy thì ông đem căn nhà ấy tặng cho người nào không còn cánh tay nào cả !”.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 19636)
Này, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan …Những người dân đó có tội gì mà lũ bây giết một cách dã man như vậy? Hãy nói, viết, lên sự thật. Những sự thật như những nén nhang, ngọn đèn góp giỗ cho những oan hồn của Huế
09 Tháng Giêng 2012(Xem: 19798)
Đó là chỗ căn bản tôi muốn chỉ cho tất cả Tăng Ni, Phật tử nhân ngày đầu năm. Những gì tôi thấy biết đều chỉ cho quí vị thấy biết và ứng dụng tu, sau này không trách rằng việc tu đơn giản như vậy sao Thầy không chỉ thẳng? Mong tất cả nghe nhận thấu đáo, ứng dụng tu được kết quả viên mãn.
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 20105)
"Không có ai trong mộ này. Cái còn lại trong đó chỉ là những mảnh xương khô, thực sự không là gì cả, phần năng lực tinh thần hiện nay đang ở trong tôi."
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 18294)
Những giọt mưa trên tóc hai cô đầm trước mặt vẫn lấp lánh dưới ánh đèn trong bar càng gợi lại hình ảnh Kim trong lần đụt mưa hồi đó với những giọt mưa trên tóc, rõ ràng như Nghĩa đang nhìn bây giờ. Vậy mà bây giờ….
06 Tháng Giêng 2012(Xem: 19397)
Từ thị xã Tây Ninh khoảng 8-9 cây số là đến núi Bà Đen, có độ cao 986m, được xem là nơi cao nhất của Nam Kỳ. Núi Bà Đen là điểm kết thúc của dãy Trường Sơn, như con rồng uốn khúc che chở Việt Nam, đến Tây Ninh là phần đuôi rồng, và ẩn hiện Thất Sơn là những phần cuối cùng của long mạch Việt Nam, sanh chín cửa Cửu Long.
05 Tháng Giêng 2012(Xem: 19782)
Một cô gái bất hạnh nào đó đã lặng lẽ bỏ con còn đỏ hỏn lại bệnh viện. Một người đàn ông nhìn xác bé thơ vô tội nằm lạnh lẽo đã xin bệnh viện được giải quyết hậu sự cho bé.
28 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18530)
Ngày nay ở xứ người, mỗi dịp Noel, nghe tiếng chuông giáo đường ngân vang, nghe nhạc khúc Đêm Thánh Vô Cùng, tôi bồi hồi nhớ lại chuyện cũ năm xưa. Hồi đó sao mà người nghệ sĩ lại có thể thương mến nhau một cách rất chân tình như vậy.
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18171)
những câu chuyện xoay quanh Lễ Giáng sinh đã được tích lũy nhiều đến nỗi có thể gom thành một pho sách dày. Tuy nhiên, cái hay của những câu chuyện Giáng sinh là người ta có thể kể đi kể lại và nghe đi nghe lại hoài mà không thấy chán