8:52 CH
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 20 -7- 1954 - HÀN GIANG TRẦN LỆ TUYỀN

21 Tháng Bảy 20145:45 CH(Xem: 10037)

Tưởng niệm Quốc Hận: 20-7-1954!

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

“Đây phương Nam, đây ruộng Cà Mâu no lành, với tiếng hát êm đềm trong suốt đêm thanh…”. Dẫu cung đàn đã xưa, lời nhạc đã cũ; nhưng sẽ không bao giờ trở thành xưa cũ, khi chúng ta, những người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa đã một thời được sống trong cảnh thanh bình, tự do, no ấm; vì thế, hôm nay, chúng ta, dù mái tóc đã phai mầu, nhưng mỗi lần lướt đôi tay trên chiếc dương cầm, hay trên những cây đàn tuyệt hảo của đầu thế kỷ 21, thì có lẽ trong chúng ta, dễ mấy ai quên đi những chiếc phím ngà xưa cũ của những cây đàn Mandoline của thế kỷ trước, với bài hát Trăng Phương Nam, để rồi có thể có nhiều người sẽ rưng rưng, khi vọng tưởng về những năm tháng thanh bình xưa đã mất, và không bao giờ tìm thấy lại, dù một lần nào nữa!

http://hon-viet.co.uk/mandoline2.gif

Hôm nay, ngày 20 tháng 7 năm 2012; để tưởng nhớ đến một ngày đất nước đã bị chia cắt, phân ly! Người viết muốn nhắc lại một bài đã viết trước đây: Kể từ khi nước Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay cộng sản, thì người Việt tỵ nạn chúng ta chỉ còn biết và tưởng niệm ngày 30/4/1975, là ngày Quốc Hận. Nhưng ngược thời gian trở về cuối thập niên 1950, và đầu thập niên 1960. Khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Người đã khai sinh ra Thể chế Cộng Hòa Việt Nam, thì người dân miền Nam đã từng tưởng niệm Ngày Quốc Hận là ngày 20/7/1954. Ngày ấy, theo hiệp định Genève, đất nước đã bị Cộng sản Bắc Việt và Pháp chia cắt thành hai miền bởi giòng sông Bến Hải. Miền Bắc do Hồ Chí Minh cai trị, với những cuộc “cách mạng” máu đổ đầu rơi, con tố cha mẹ, vợ tố chồng. Rồi “cách mạng văn hóa” làm cho không biết bao nhiêu người đã phải chết thảm, hoặc bị tù đày, tàn hại đến cả một đời người, mà đến cả sóng nước của giòng sông Bến Hải cũng phải khóc hờn ai oán:

“Con sông Bến Hải từ độ chia hai,

Đêm đêm nó khóc than hoài

Hờn căm cộng sản chia hai nhịp cầu

Lớn lên từng đợt u sầu

Bao giờ Nam-Bắc nhịp cầu sang ngang

Bên đây đời sống thênh thang

Bên kia kiếp sống điêu tàn xác xơ

Ruộng đồng lúa mọc lơ thơ

Máu pha nước mắt ngập bờ tre xanh!”

http://hon-viet.co.uk/CauHienLuong.jpg

Trong khi đó, tại miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đầy lòng nhân ái, Người đã sống một cuộc đời thanh bần, liêm khiết, quên mình, để tận hiến cho Quốc Gia và Dân tộc. Như mọi người đã biết, vào thời kỳ ấy, Nền Cộng Hòa Việt Nam còn non trẻ, lại còn thêm loạn sứ quân cát cứ, và không được đồng minh và quốc tế viện trợ như Việt Nam Cộng sản hiện nay. Nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã xây dựng được một nước Việt Nam Cộng Hòa tự do, phồn thịnh. Từ thành thị cho đến thôn quê, nơi đâu cũng được sống trong cảnh thanh bình, no ấm.

“Tiên thiên hạ vi ưu, vi ưu - Hậu thiên hạ vi lạc, vi lạc”; đó là, cách Sống của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Bởi vậy, cho nên chính vì xót đau cho những cảnh đời lầm than, đau khổ của đồng bào đang ở bên kia Vĩ tuyến, nên Tổng Thống Ngô Đình Diệm và là vị Tổng Tư Lệnh đầu tiên của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã có chủ trương Bắc Tiến. Nhưng tiếc rằng, con đường Bắc Tiến chỉ mới ở bước đầu, thì vị Tổng Thống đã có công nghiệp khai sáng Nền Cộng Hòa Việt Nam đã đi vào lịch sử.

Những điều ấy, đã được Thi sĩ Vũ Hoàng Chương viết thành những vần thơ, vì cứ ngỡ rằng “Từ nay trăm họ câu an lạc-Đàn khúc đầm Dao, rượu chén Quỳnh”, và với ước mơ Bắc tiến, để có một ngày “trở lại Cố đô- Đại định Thăng Long, một bóng Cờ”. Người viết xin chép lại những vần thơ của Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, để mọi người cùng “chiêm nghiệm” như sau đây:

http://hon-viet.co.uk/vuhoangchuong.jpg

“Lò phiếu trưng cầu, một hiển linh

Đốt lò hương, gửi mộng bình sinh

Từ nay trăm họ câu an lạc

Đàn khúc đầm Dao, rượu chén Quỳnh!

Có một ngày ta trở lại cố đô

Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ

Trên tầng Chí Sĩ bàn tay vẫy

Đại định thăng Long, một bóng cờ”.

Nhưng không riêng Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, mà Nhạc sĩ Lam Phương cũng đã viết thành một ca khúc Chuyến đò Vĩ tuyến, và đã đi vào Nhạc sử:

“Đêm nay trăng sáng quá anh ơi

Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu

Lênh đênh trên sóng nước mông mênh

Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng

Vượt rừng vượt núi đến đầu làng

Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến

Phương Nam ta sống trong thanh bình

Tình ngát hương nồng thắm

bên lúa vàng ngào ngạt dâng

Ơ... ai... hò ...

Giòng sông mơ màng và đẹp lắm

Anh ơi ai nỡ chia đôi bờ

để tình ta ngày tháng phải mong chờ

Hò... hớ .... hò .... hơ ...

Em và cùng anh xây một nhịp cầu

Để mai đây quân Nam về Thăng Long

Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng !


Sương khuya rơi thấm ướt đôi mi

Tim em lạnh lẽo như chiều đông ngoài biên thùy

Ai gieo chi khúc hát lâm ly

Như khơi niềm nhớ cuộc từ ly lòng não nùng

Bùi ngùi nhìn cách xa ngàn trùng

Giờ đây em điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm

Bao đêm thổn thức dưới trăng ngà

Hồn đắm say chờ đón ngày anh về sưởi lòng nhau”.

Nhưng than ôi! Những hoài bão, những ước mơ, mà chắc của rất nhiều người; đặc biệt nhất, là những đồng bào của Miền Bắc đã đành phải nuốt nước mắt khi quyết định phải vào miền Nam để tỵ nạn Cộng sản. Và chỉ có chính họ, mới thấu được những nỗi đau thương khi phải rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn, có nhiều gia đình đã phải lạc mất người thân, khiến cho gia đình của họ đành phải đôi bờ bên giòng sông Bến Hải và cầu Hiền Lương, với ước mơ: “Bao giờ Nam-Bắc nhịp cầu sang ngang”, và “anh cùng em xây một nhịp cầu, Để mai đây quân Nam về Thăng Long, Đem thanh bình về sưởi ấm muôn lòng”.

Những nỗi đau thương của đồng bào miền Bắc, vào thời điểm sau ngày 20/7/1954 ấy, tại miền Nam ít ai hiểu thấu; nhưng cho đến sau ngày 30/4/1975, thì những người Việt Nam tỵ nạn Cộng sản thực sự, và khi bước xuống những con thuyền mong manh để vượt biển, hoặc chạy trốn khỏi đất nước trên những con đường rừng; chỉ đến lúc đó, khi ngoái nhìn về nơi cố quốc, thì họ mới thấy lòng quặn thắt, mới thấu được những nỗi đau của đồng bào miền Bắc ngày xưa, khi không còn con đường nào để chọn bằng con đường phải ra đi!

Ôi! Những dòng nước mắt nào đã rơi rơi trên suốt con đường từ Bắc vào Nam, và những dòng nước mắt nào đã rơi xuống những bãi biển, rơi trên những con thuyền đã đưa người ra khơi, để đi tìm sự sống trong cái chết, và đã có biết bao nhiêu người đã phải bị vùi chôn dưới đáy nước, hay đã vĩnh viễn bỏ mình ở các trại tỵ nạn xa xôi!

Làm sao nói hết được nỗi đau; bởi vì tất cả những ngôn từ của nhân loại không làm sao diễn đạt cho vừa với những vết thương, những nỗi đau đớn quá kinh hoàng, và những mất mát, mà không có bất cứ một thứ vật chất nào có thể bù đắp, mà mãi mãi sẽ không bao giờ quên được, và trong số người ấy, đã có rất nhiều người là đồng bào miền Bắc đã từng đứt ruột rời bỏ tất cả, để vào Nam tỵ nạn Cộng sản, những tưởng rằng đã chạy thoát; đâu có ngờ rằng, mình sẽ phải chạy giặc tới hai lần, và trong số ấy, cũng có nhiều người đã vĩnh viễn không bao giờ còn nhìn thấy lại chốn cũ, làng xưa!

Giờ đây, kể từ ngày Quốc Hận: 20/7/1954; 58 năm dài đã trôi qua, với bao nhiêu những biến cố tang thương, dâu bể, dù là người miền Bắc hay người miền Nam, và dù một lần, hay hai lần bỏ xứ ra đi, sống đời tỵ nạn trên những đất nước tạm dung, hoặc ngay cả những đồng bào tại quốc nội; nhưng hôm nay, với hệ thống thông tin toàn cầu, với những hình ảnh, và những thước phim tài liệu hoàn toàn trung thực, thì có lẽ đa số đồng bào đã biết được cuộc sống tương đối tự do, no ấm, thanh bình của đồng bào tại miền Nam dưới thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa: 1954-1963; thì chắc chắn sẽ thấy được công nghiệp của Người đã khai sáng Thể chế Cộng Hòa Việt Nam, và rồi sẽ bồi hồi thương tiếc cho tất cả những gì đáng phải trân-quý, đáng phải gìn giữ; nhưng bây giờ đã mất, để rồi mãi mãi chỉ còn biết tìm lại qua dư âm của những lời ca, tiếng nhạc và những vần thơ năm cũ:

Đẹp thay Chính Thể Cộng Hòa,

Vui thay tiếng hát câu ca thanh bình.

Cộng Hòa như ánh Bình Minh,

Như giòng nước mát như tình lúa xanh.

Pháp quốc, 20/7/2012

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2020(Xem: 7788)
binh nghiệp của mình đi lên từ cấp bậc “binh ba”, ông bảo: “Các anh nên hãnh diện đang có một người chỉ huy như thế!”
23 Tháng Tám 2020(Xem: 7539)
Và có được bao nhiêu người còn mang mểnh trong lòng bài ca vọng cổ, để thấy hình ảnh quê hương vẫn còn nằm nguyên trong đó
05 Tháng Tám 2020(Xem: 6945)
không thể tin được ở tai mình. Thật tội cho em, nếu em ở lại Việt Nam thì đáng thương cho một kiếp người.
05 Tháng Tám 2020(Xem: 7418)
“Ăn cơm chưa?”, tôi bâng khuâng nhớ lại mối tình yêu đầu và nao nao buồn thương mối tình đầu của tôi.
12 Tháng Bảy 2020(Xem: 7855)
Cuộc chiến này dù đã kết thúc như thế nào, người dân Miền Nam Việt Nam vẫn cúi đầu ghi nhớ công ơn các anh, sự hy sinh cao cả của các anh
08 Tháng Bảy 2020(Xem: 6599)
Chính người da trắng văn minh đã cầm súng chiến đấu sống_chết với người da trắng và đấu khẩu không khoan nhượng trên các diễn đàn, mặt trận chính trị, tôn giáo và văn hoá để giải phóng cho nô lệ da đen.
30 Tháng Sáu 2020(Xem: 6859)
'Đây không thể là nước Mỹ. Đâykhông phải là nền dân chủ tự do lớn nhất trên thế giới. Đây là một quốc giađang có chiến tranh với chính mình
21 Tháng Sáu 2020(Xem: 7968)
Mộc Hóa và Long Khốt là những điểm trọng yếu QLVNCH cần trấn giữ để ngăn chặn quân CS (Tr đoàn Z-15) từ Svayrieng kéo sang.
18 Tháng Sáu 2020(Xem: 8335)
‘Nhứt Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng.”Cả 4 vị tướng được dân chọn đều rất xứng đáng với lòng tin của dân chúng VNCH
18 Tháng Sáu 2020(Xem: 7207)
Những lời lẽ trong bài ai điếu của ông Bùi Quang đã thể hiện hào khí của tinh hoa nước Việt được un đúc, truyền lại qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc
23 Tháng Năm 2020(Xem: 9461)
với vai trò là một nhân chứng kể lại một khúc quanh của lịch sử, người đọc, và thế hệ sau sẽ tự biết cái nào đúng, cái nào sai
18 Tháng Năm 2020(Xem: 7029)
Ở một miền có tên là Quá Khứ. Thầy sẽ để thì giờ dẫn con về miền Quá Khứ..
08 Tháng Năm 2020(Xem: 7939)
điều mà ông gọi là lương tâm của nước Mỹ, hay là thật lòng. Những dẫu sao thì quốc hội Mỹ cũng đã quyết định thay giùm ông, rằng VNCH phải chết.
05 Tháng Năm 2020(Xem: 7532)
ông đã chải lại mái tóc bạc chưa kịp dài để được cuốn tròn kẹp lên sau ót, như ngày xưa…
29 Tháng Tư 2020(Xem: 37173)
Đáng thương thay, một tài năng trẻ mà gia đình tôi hằng khâm phục và yêu thương đã bị hủy diệt. Anh là một trong những người lính VNCH
24 Tháng Tư 2020(Xem: 51000)
trịnh trọng như trong đời tôi lần đầu tiên tôi được ăn món này, món cháo huyết đậm tình người của bà xẩm Đakao
13 Tháng Tư 2020(Xem: 49988)
chiếc xe màu đen đang nổ máy đậu trước cửa. Chiếc xe lao nhanh vào bóng đêm mịt mùng
09 Tháng Tư 2020(Xem: 23221)
Những người trước đó đã nhăn nhó và phàn nàn thì ngượng nghịu vì cảm thấy xấu hổ!
29 Tháng Ba 2020(Xem: 7244)
Họ hy vọng tiền Sài Gòn gửi ra bằng hàng không Air VN,thường thường vào buổi chiều,cho nên vẫn cố nán đợi
29 Tháng Ba 2020(Xem: 7122)
Chúng tôi vào đến thành phố Đà Nẵng vắng vẻ. Một vài nơi đổ nát hoang tàn, phố xá thảm hại, dân chúng chắc ở trong nhà nhiều hơn ngoài đường
20 Tháng Ba 2020(Xem: 8127)
có Anh, Người Lính mất Quê Hương - Người Lính Sống- Chết một lần với Miền Nam. Với Việt Nam
11 Tháng Hai 2020(Xem: 8860)
Người Nam Kỳ viết không sai chánh tả nhưng trong văn nói có nhiều đặc trưng của vùng
03 Tháng Hai 2020(Xem: 7029)
tôi cầu nguyện cho mọi người, cầu cho thái bình mau đến trên thế giới, đất nước và thành phố quê hương tôi
14 Tháng Giêng 2020(Xem: 7966)
với tư cách một con dân Việt Nam và một người trả nợ ân tình cho người Miền Nam…Đó là ước mơ của tôi.
06 Tháng Giêng 2020(Xem: 7509)
Hãy để những thiện ý này lưu truyền mãi về sau … như thế, mỗi ngày của chúng ta, sẽ là mỗi ngày hạnh phúc và may mắn!
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8239)
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7125)
Tôi nghe lời mình từ bên trong: Con sẽ là một dấu cộng cạnh dấu cộng của ba…
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8418)
người lính này đã ra khỏi chiếc xe jeep của mình, đứng nghiêm trang trong khi trời đang mưa tầm tã.
06 Tháng Mười 2019(Xem: 7761)
Triều đình nhà Nguyễn đã gởi một phái đoàn ngoại giao đầu tiên sang phương Tây là vào năm 1863, với sứ bộ Phan Thanh Giản đi Pháp
29 Tháng Chín 2019(Xem: 7561)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
22 Tháng Chín 2019(Xem: 8898)
Chao ôi! Trí thức, trình độ dân nước ta xem với tên phu xe Nhật Bản chẳng đáng chết thẹn lắm hay sao".
15 Tháng Chín 2019(Xem: 7838)
lý do duy nhất là bài hát hay, mà vì lý do anh muốn nhắc nhở người nghe về thảm họa của dân tộc Việt Nam.
11 Tháng Chín 2019(Xem: 7554)
Chiến tranh mang lại những tổn thương khó lành trong tâm khảm những người lính tham chiến
05 Tháng Chín 2019(Xem: 11279)
Từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, để con phiền mẹ cho – Cô ôm chặt mẹ, nước mắt thấm đẫm vai áo mẹ
29 Tháng Tám 2019(Xem: 7982)
Mẹ không nói, nhưng chắc vẫn nhớ nhiều điều trong quá khứ, nhất là cái ngày hai mẹ con mình đi nhặt lại xác cha,
15 Tháng Tám 2019(Xem: 9386)
Không. Không. Không được. Con của mẹ phải mạnh dạn, hùng dũng, không sợ ai cả. Mà ai dạy cho con câu nói nầy
11 Tháng Tám 2019(Xem: 7689)
Và tôi còn nợ nàng, nợ Ninh Hòa. Mảnh đất hiền hòa đã cho tôi một người vợ chung tình, cùng tôi qua bao cuộc biển dâu.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 7737)
Ai ai cũng có cuộc sống của riêng mình, hãy để những ngày tháng tuổi già của cha mẹ là ngày tháng đẹp nhất và ấm áp tình thương yêud
09 Tháng Sáu 2019(Xem: 9886)
Chẳng phải Sài Gòn, những cuộc thảm sát đã xảy ra tại nhiều nơi ở miền Nam trong Tết Mậu Thân 1968. Bé trai con của Trung tá Nguyễn Tuấn
26 Tháng Năm 2019(Xem: 8077)
Con đừng giấu Dì nữa, con về mà không thấy Quan, Dì biết liền !” Nước mắt Hiền lại rơi thật nhanh xuống đất. Má Quan thất thểu bước vào nhà
15 Tháng Năm 2019(Xem: 9342)
Trong khi truy tìm tài liệu và tư liệu để viết bài này – cũng như suốt thời gian dài phỏng vấn rất nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ để thực hiện cuốn Tài Liệu Lịch Sử Hải Quân V.N.C.H.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 7999)
Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vẫn tung bay trên các kỳ đài chiến hạm đang hải hành ngoài hải phận quốc tế nhưng đối với thế giới thì ngọn cờ nầy không còn tồn tại.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 8210)
Biến cố đã tạo ra một tin tức dội ngược về Hoa Kỳ, và bố mẹ tôi – không hay biết rằng tôi đang có một sứ mệnh bí mật tại Việt Nam
28 Tháng Tư 2019(Xem: 9603)
Thương làm sao cho những người lính trẻ của tôi, kể cả tôi nữa đang phải tự xa cách nỗi riêng tư để chỉ thấy trước mặt là lửa đạn.
16 Tháng Tư 2019(Xem: 7283)
Cùng ngày đó, những người Việt Nam còn kẹt lại bắt đầu một cuộc sống đen tối dưới bạo quyền cộng sản.
14 Tháng Tư 2019(Xem: 9542)
Trong cuộc chiến chống Cộng Sản ở miền Nam Việt Nam, hàng ngàn anh linh hào kiệt của QLVNCH đã ngã xuống cho an nguy của dân tộc
14 Tháng Tư 2019(Xem: 7872)
Xin nghiêng mình tôn vinh một Vị Anh Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hai giờ chiều ngày 29.3.1975, việt cộng đã treo cờ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng
02 Tháng Tư 2019(Xem: 7073)
Nếu ai còn nhớ đến các anh linh tử sĩ thì hãy nhớ đến họ bằng câu kinh tiếng kệ, cây nhang, bó hoa, tùy lòng đóng góp cho Trai Đàn Chẩn Tế
01 Tháng Tư 2019(Xem: 9085)
Tại xa cảng xa lộ Biên Hòa, tất cả các quân nhân di tản đều được đưa lên những chiếc GMC đương đợi sẵn, xe vừa đầy là tài xế lăn bánh trực chỉ
11 Tháng Hai 2019(Xem: 8923)
Thế thì , vấn đề là: Ngày nay, câu nói giết người của anh Tầu cổ hủ: Nhất tướng công thành vạn cốt khô có còn đúng đắn không nhỉ?