11:37 SA
Thứ Ba
16
Tháng Tư
2024

NGƯỜI LÍNH TRONG LỬA ĐẠN & SAU TRẬN CHIẾN - PHAN NHẬT NAM

28 Tháng Sáu 201410:56 CH(Xem: 11537)
Người lính trong lửa đạn, và sau trận chiến
Phan Nhật Nam

blank
I. Tháng Chín 1972 đã là lần lịch sử chuyển mình, núi rừng, đất trời miền Nam đồng vang dội chiến công.

Quân Nam quyết liệt xốc tới nơi những chiến trường Quảng Trị, Bồng Sơn, Kon-Tum, An Lộc… hiện thực một lần nghĩa vụ linh thiêng muôn thuở của người lính – Bảo Quốc An Dân – Sứ mệnh không hề nói thành lời, và được hiện thực với chính máu xương của những con người vô danh cao thượng mà Đằng Phương, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy mấy mươi năm xưa đã viết nên những dòng máu lệ ngợi ca hùng tráng.

Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước…

Nội dung vĩ đại trên được thực hiện qua những cảnh tượng hùng tráng: Ngày 25 tháng 6, 1972, chiến dịch tái chiếm Quảng Trị khai diễn với các đơn vị, Biệt Động Quân, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, lực lượng diện địa của Tiểu Khu Quảng Trị, phối hợp với các chi đoàn chiến xa, thiết quân vận của Quân Đoàn I, được yểm trợ bởi các đơn vị pháo cơ hữu, và của vùng chiến thuật dưới quyền chỉ huy của Tướng Quân Ngô Quang Trưởng.

Đoàn quân quyết tử phục hận đồng vượt tuyến xuất phát Sông Mỹ Chánh tiến theo trục chính Bắc với mục tiêu cuối cùng – Cổ Thành Đinh Công Tráng hay Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Quảng Trị – mà quân ta phải tạm lìa bỏ từ 29 tháng Tư do những ước tính sai lầm của những cấp chỉ huy, giới chức lãnh đạo.

Từ Ngã Ba Long Hưng, cửa ngõ phía Nam Quảng Trị, điểm tiến quân cao nhất của Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù trong ngày 7 tháng 7, 1972, đến Cổ Thành Đinh Công Tráng đoạn đường dài khoảng một cây số, và bề ngang từ nhà ga phía cực tây đến làng Công giáo Trí Bưu phía đông, khoảng cách cũng có bề rộng tương tự. Trên khoảng đất rộng hơn cây số vuông kia, mười lăm ngàn người lính của những đơn vị kể trên đã thay phiên nhau bò, trườn, ẩn núp, gọi pháo, đánh bom, ném lựu đạn, đánh cận chiến ngày lẫn đêm suốt đoạn thời gian liên tục 67 ngày, để đến ngày 14 tháng 9, 1972 những người lính của các Tiểu Đoàn TQLC đồng lần siết chặt mục tiêu, dựng ngọn Cờ Vàng bay lộng trên gạch đá điêu tàn, giữa tiếng đạn, khói thuốc súng của trận chiến đang hồi kết thúc.

Cờ lên!
Cờ lên! Giữa vũng lửa... Ở Quảng Trị,
Dân với quân cùng lần nước mắt ứa
Một bận Cờ bay Cổ Thành xưa
Bao phần máu xương người lính đổ…

Chiến tích kỳ diệu trên ắt phải được nung nấu từ một nguồn thúc giục vô vàn mãnh liệt mà không thể mua bằng một giá biểu lương bổng nào dầu cao đến bao nhiêu, chắc chắn cũng không do từ một huy hiệu, cấp bậc tưởng thưởng… Người lính đã bậm chặt môi, nghiến răng xốc tới bởi từ dưới những đụn cát loang lổ vùng Hải Lăng, Giáp Hậu, chen giữa những xác chết nặng mùi có những dạng người cử động… Những người sống sót từ lần thảm sát khi rời bỏ Quảng Trị trong ngày 29 tháng Tư, trên đường chạy về Huế, lọt vào ổ phục kích vùng hỏa tập tiên liệu của đơn vị cộng sản, chín cây số nam La Vang kéo dài đến cầu Câu Nhi Phường, xã Giáp Hậu, quận Hải Lăng. Những người sống sót hồi sinh với tiếng nói đứt khúc, thì thầm hấp hối… Lính tới… Lính Cộng Hòa tới…

II. Sau 30 tháng 4, 1975, những người lính kể trên có thể đã chết (theo một tỷ lệ khả thể rất lớn) theo lần sụp vỡ quê hương.

Không phải với cách chết bình an lành lặn, nhưng chết với xác thân bị dầm xé, những tay chân gãy gập, đứt đoạn, xương cốt dập vỡ… Những người chết bị kết án, sỉ nhục từ những ngày sống thoi thóp, và chết đi trong uất hận căm hờn rung động đến cùng tận đất trời. Tiếng gào đau nầy đã dậy lên suốt tuổi trẻ trên từng trang sách của hơn ba-mươi năm qua…

Bởi bản thân vẫn mãi mãi và luôn chỉ là – Người Lính của một Quân Đội hằng sống, chết vẹn toàn để thực hiện sứ nhiệm báo ân cùng dân tộc khổ nạn trên quê hương điêu linh – Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

blank
Nhưng có những con người – những người lính vẫn tồn tại. Phải tồn tại. Họ không chỉ là những người lính bình thường với nỗi truân chuyên, gian khổ, nguy nan đặc thù riêng của đời lính mà là những quân số chịu phần oán nghiệt khốc liệt nhất trong toàn tập thể quân đội – Những thương phế binh bị loại ra khỏi cuộc chiến từ lúc chiến tranh đang nặng độ. Đây lại là những thương phế binh của một quân đội thất trận, ở lại sau cùng khi những người chỉ huy đã tráo trở đầu hàng, tan hoang tháo chạy, hoặc cùng đày bó tay bẻ súng, vị quốc vong thân. Không vũ khí, không đủ cả giác quan, tay chân, họ ở lại hứng trận đòn báo thù hèn hạ từ một tập đoàn thắng trận bạo ngược tàn nhẫn nhất trong lịch sử đông-tây, mà thông thường khi cuộc chiến chấm dứt, những phe lâm chiến hằng đối xử nhau một cách văn minh với tính bình đẳng huynh đệ… Pháp-Đức, Mỹ-Nga, Hoa-Nhật… Nhưng, ở Việt Nam, nơi Miền Nam, một bên, kẻ thắng trận, tổ chức bạo lực phát động chiến tranh, giành luôn quyền giết người và thực hiện tội ác vì “độc lập, tự do, hạnh phúc cho đời đời con cháu mai sau!” và một bên, tập thể những con người trần trụi tuyệt vọng, đối tượng của một chính sách bức hại thâm độc vô nhân tính không cơ may được khoan thứ, không phương tiện chống giữ, không hy vọng thoát thân.

Đau thương hơn nữa, họ không chịu riêng một mình mà kéo theo những người thân thích, nói rộng ra, một lần với miền Nam thất trận cùng đành. Cái chết cũng vô nghĩa và không thể thực hiện được bởi khả năng cuối cùng nầy đã hoàn toàn bị tước bỏ. Họ thật tận chết từ trong mỗi ngày giờ hiện sống, qua bức hại, thanh trừng, lưu đày, hành hình trên chính quê hương từ những người gọi là đồng chủng tộc…

Chúng ta hãy cùng sống lại từng bước của buổi trường chinh vô hạn khốn cùng của mỗi đơn vị người gọi là Thương Phế Binh, với những người mẹ, vợ, và những đứa con của họ. Những trẻ nhỏ hoàn toàn vô tội và vô hại cho dù xét xử dưới bất cứ chế độ chính trị, xã hội nào.

1- Đứa nhỏ chết dưới đường cống Sài Gòn

Nầy đây, chúng ta hãy nghe thương phế binh Nhị Nguyên viết về hai con nhỏ của tử sĩ Nguyễn Văn Thuận, đơn vị sư đoàn Nhảy Dù, quê Long An… “Thằng Nô, 12 tuổi, Phát 14 tuổi cùng mẹ đi vùng kinh tế mới ở Đồng Tháp Mười, nhưng đời sống quá cực nhọc và không đủ ăn, bà mẹ dẫn hai đứa con về Sài Gòn sống lang thang. Nô và Phát thường khoe với chúng tôi rằng, cha chúng đi lính mặc áo hoa rừng chết vào mùa mưa 1972. Mẹ chúng đã khóc như mưa lúc nhận xác cha, nên mỗi khi vào mùa mưa, chúng cảm thấy buồn buồn. Gần đến ngày giỗ cha, chúng cố ‘làm ăn’ cho có nhiều tiền để về Long An thăm mẹ. Thường khi các bạn đồng lứa bắt đủ cá xong trở lên mặt đường ngủ thì chúng nó tiếp tục lặn dưới các ống cống thành phố để tìm thêm cá. Có những buổi sáng, chúng tôi thấy hai anh em rét run vì ngâm dưới nước quá lâu.”

“Vào một đêm nọ, tôi thấy hai anh em thằng Nô, Phát lặng lẽ mở nắp cống chui xuống, khoảng vài ba giờ sau thì sấm chớp rầm rầm, chúng tôi choàng thức dậy tìm chỗ trú mưa. Một trận mưa như vũ bão đổ ào xuống thành phố và kéo dài cho đến sớm. Bình thường, hai anh em thằng Phát ở lâu hơn bạn bè dưới cống, nhưng sao giờ nầy chúng nó vẫn chưa lên? Thôi rồi, tôi hốt hoảng hiểu ra mọi sự… Anh em chúng tôi báo động với nhau, hỏi thăm những đứa trẻ đang ngủ gà, ngủ gật cạnh những đống rác ‘giữ chỗ’ cho công việc sáng hôm sau (để moi, nhặt rác). Chẳng đứa nào thấy hai anh em thằng Nô. Cho đến một hôm, ba mươi – ba ngày sau, một đứa khác đang lội bì bõm ở ống cống gần chợ Cầu Ông Lãnh tìm cá, bất ngờ đụng phải một cái gì gống như ‘trái dừa,’ nó nhặt lên, soi dưới ánh đèn, hét tiếng lớn và bỏ chạy. Sợ quá, nó chui đại lên miệng cống ngay gần chợ trước sự kinh ngạc của bạn hàng, nó vừa lượm một cái đầu lâu. Cả chợ hay tin đó liền kêu đội dân quân gác chợ mở cống tìm xác hai đứa nhỏ, nhưng cuối cùng chỉ nhặt được một khúc đùi đã thối rữa, và nửa thân người còn lại. Bọn trẻ nhận ra cái quần đùi màu đỏ của thằng Phát, bên trong còn ít tiền gài kim băng cẩn thận. Tiền đó thằng Phát để dành về quê giúp mẹ làm đám giỗ cha.”

2- Về những người vợ lính

blank
Chúng ta nghe tiếp về những người vợ lính, vợ thương phế binh… Đấy là những người đàn bà bình thường, đơn giản, trú ngụ ở các trại gia binh của các đơn vị quân đội. Những người đàn bà chỉ ao ước mỗi tháng được mua hàng quân tiếp vụ, thăm chồng nơi chốn hành quân xa với tay xách đựng vài ổ bánh mì, nải chuối, biểu lộ tình nghĩa vợ chồng qua tiếng lời trung hậu, tội nghiệp… Cũng chính họ đã gánh chịu tai họa chiến tranh ngang tầm của người chồng trong cách thế im lặng, thụ động và cam phận… Những buổi sáng tinh mơ trước khi đoàn xe lăn bánh ra khỏi hậu cứ, họ đã có mặt với những đứa con còn ẵm ngửa, đứa dắt tay. Họ biết nói gì với chồng trước mỗi lần đi ngoài lời thầm xin cầu nguyện… Mong lần đi có khi trở lại, và nếu người chồng trở về với những thương tật không thể bù trừ, những mất mát không hề được tái sinh, họ chấp nhận sự thiệt hại đau thương, giá máu đổ xuống một cách khắc kỷ cao thượng qua lời nói nhẹ tênh… “Ừ thôi, ba hắn không chết là tui mừng rồi, còn vợ, còn chồng là được.” Và đời họ, người chồng lính, những đứa con sẽ kéo dài bình an chìm lặng từ nỗ lực đôi vai, chiếc lưng ngồi hằng ngày nơi phố chợ, hoặc với quang gánh nhọc nhằn trên đường xa. Tất cả khổ đau hoạn nạn được quên khuất nhanh chóng với câu nói bình thản… “Ba sắp nhỏ dù đui què, mẻ sứt chi mà còn sống là tui cũng yên lòng.”

Tất cả mối mong ước bình an chịu đựng nhỏ bé nầy đồng bị đổ nhào, lật ngược một cách tàn nhẫn nơi ngày 30 tháng 4, 1975… Chồng chị Liên là anh Hơn, phế binh Sư Đoàn 25 Bộ Binh, cụt một chân và lao phổi nặng. Một hôm đi bán nhang chẳng may băng qua đường bị trợt té, một chiếc xe hàng chạy qua thắng không kịp, đầu anh bị cán nát, lòi cả óc ra ngoài. Dẫu chồng chết, chị Liên cũng đã lây bệnh ho khậm khẹt và không hiểu sao chị sợ màu đỏ quá. Nó giống máu hòa trong nước miếng của chồng chị nhổ ra sau mỗi cơn ho, nó cũng giống màu cờ đỏ treo khắp thành phố. Liên cùng chị Mạc, vợ một phế binh khác, và chị Nguyệt lên Long Khánh buôn củi lậu. Cả ba đi tàu chui và khi gần đến ga Bình Triệu thì tuôn củi xuống, Liên có đứa con trai lớn tên Đức, nhanh nhẹn giúp đỡ mẹ rất đắc lực, nhưng chị Mạc với bé Hoa mới 5 tuổi thì thật là khó khăn, nguy hiểm khi nhảy tàu, vừa bế con, vừa tuôn củi. Liên khuyến khích bạn, “Chị đừng lo, thằng Đức con tôi sẽ cõng con Hoa nhảy giùm cho…” Nhưng sự “may mắn” không đến với chị Liên được mãi, tai họa đã xẩy ra như một điều tự nhiên của nghiệp khổ phận người Việt Nam.

Một hôm, trời mưa tầm tã, bảo vệ chia nhau ngăn chặn các toa xe. Để cứu lấy món hàng, Đức và những đứa nhỏ leo lên trần xe và chuyền những bó củi qua cửa sổ. Một đứa tuột tay bị cuốn vào bánh xe lửa, thân thể bị nghiền nát vụn dọc theo đường tàu. Về đến ga Thủ Đức, chị Liên vẫn không thấy thằng Đức đâu, hỏi thăm lũ nhỏ, có đứa bảo thấy thằng Đức leo mui xe lửa trốn bảo vệ. Nhưng đến ngày hôm sau, Liên mới biết được rằng, khi xe qua cầu Biên Hòa, con chị đã bị đà ngang đánh vỡ đầu, rơi xuống đường ray, thây xác bây giờ không biết nằm đâu… Cuối cùng, chị Liên gia nhập lực lượng “tình nguyện hiến máu.” Chị có ý định sau khi gom được số tiền bán máu chị sẽ đi buôn lại như xưa vì bây giờ nghe nói cộng sản không còn “ngăn sông cấm chợ.” Chị đã đến các trung tâm tiếp huyết Thủ Dầu Một, Bình Dương, lên tận Lộc Ninh rồi vòng qua Biên Hòa để bán máu. Nhưng vì muốn mau thoát khỏi kiếp sống hè phố chị đã quên chính mình, thân xác càng ngày càng suy kiệt, mặt chị xanh xao, đi không vững, bị xây xẩm luôn. Một đêm chị ngủ trên ghế đá một công viên ở Chợ Lớn, sáng mai người ta tìm thấy xác chị cứng đơ. Khi đem xác đi chôn, số tiền để dành trong túi chị bị công an tịch thu vì không có chứng minh tài chính hợp lệ.

3- Cảnh sống/chết đọa đày của Gia Đình Thương Phế Binh

Đây, lời kể của chứng nhân Bùi Anh Sáu về lần “Ghetto, Làng Phế Binh Thủ Đức” bị triệt hạ: “Ba giờ sáng ngày 1 tháng 7, 1975, Làng Phế Binh Rạch Chiếc Thủ Đức bị đánh động, vây chặt bởi một đơn vị bộ đội đông đúc có cả xe tăng yểm trợ.
Một đoàn xe chờ sẵn để dồn mọi người lên vùng kinh tế mới Sông Bé (Phước Long cũ)… Kinh tế mới là gì, chẳng ai biết? Sông Bé ở đâu, người người bàn tán xôn xao. Trẻ nít khóc rân, người lớn nháo nhác hốt hoảng dồn đồ đạc, áo quần dưới ánh sáng luồn sục, thúc giục của đèn xe và đèn pin và lời quát tháo chửi mắng… “Chúng mầy là gia đình bọn ngụy quân, lính đánh thuê cho đế quốc Mỹ, có nợ máu với nhân dân, chúng mầy không được quyền ở đây, phải trả lại tài sản cho nhà nước và nhân dân!”

“Chen trong chuỗi la ó hỗn loạn kia có những âm thanh nổ bùng, sắc gọn sau tiếng la hét uất hận… Những thương phế binh tự sát cùng với gia đình, từ chối lên vùng kinh tế mới. Đến sáng, toàn khu làng phế binh ngày thường sầm uất nhộp nhịp nay vắng hoe, heo hút những đám cháy nhỏ gồm những vật gia dụng bộ đội không cho đem theo; chỉ còn những đơn vị bộ đội đứng gác và các toán đi lại, vào từng nhà kiểm kê. Một đoàn xe khác từ Sài Gòn đến, sau khi đã chất đầy những đồ đạc để sẵn ngoài sân, phủ bạt kín, chạy ra xa lộ, hướng về phía Bắc.”

Gần một năm sau, tất cả những gia đình đi kinh tế mới ở Sông Bé đồng trở về vì không chịu đựng nổi cảnh sống quá cực khổ ở vùng núi rừng hiu quạnh. Có gia đình về không đủ như lúc ra đi vì đã để lại thân xác nơi rừng sâu; có gia đình thì đông hơn trẻ nít, nhưng tất cả đều ốm yếu, nước da vàng vọt, người đầy ghẻ chốc. Họ không còn nhà, nên thường cất những chòi bằng giấy cứng quanh nghĩa địa. Người sống và người chết chen nhau. Vào ngày nắng gắt hoặc mưa giông, nghĩa địa bốc mùi tanh nồng nặc, dần dần ai nấy đều có nước da tai tái như người chết. Nhà cửa khu trại gia binh bị trưng thu, vùng kinh tế mới sống không nỗi, lấy nghĩa địa làm nhà, lề đường là vùng sinh sống, đám dân cùng khổ biến thành “tệ đoan xã hội”, đối tượng của chính sách dồn ép và quét sạch để “làm đẹp tổ quốc giàu, mạnh, xứng đáng thành phố mang tên bác kính yêu.”

Chúng ta nghe tiếp lời của phế binh Bất Hạnh, hiện ngụ tại Khánh Hội, Sài Gòn: “Những cuộc truy quyét thu gọn rầm rộ được phát động trong những xóm lao động, dài theo đường phố Sài Gòn, những vật dụng ăn cướp của đám bần dân bị công an quăng đầy lên xe cây: cây dù, tủ thuốc lá, xe xay nước trái cây, xe bán nón, đòn gánh, rỗ bánh tráng… Chưa hết, bên cạnh những chuyến xe chở hàng tịch thu là những chiếc xe bít bùng chở đầy người già, trẻ nít, người tàn tật, những bà mẹ cùng những đám con thơ nheo nhó đỏ hỏn bế trên tay… Tất cả đồng đưa về trại tập trung về tội “lấn chiếm lề đường.”

Này đây, một cuộc bố ráp điển hình ở Khu Hàng Xanh: “Tôi (Bất Hạnh) không may lọt ổ phục kích, chưa biết phải làm gì trước tình huống thì một xe công an từ đâu phía sau chạy tới, một tên nhảy xuống, giật thùng đồ nghề (vá xe) quăng lên xe. Thế là trắng tay! Làm sao để sống đây hở trời? Những nơi khác, quanh Ngã Tư, tiếng la hét, khóc than vang lên tới tấp. Một chị phụ nữ la thất thanh, chị đang giằng co với một tên công an thúng trái cây, bên cạnh bên chị, hai cháu bé, đứa khoảng 5 tuổi, đứa chừng 3 tuổi bò lăn trên những trái mận, ổi, khóc vang khi thấy mẹ bị tên công an đá quay lông lốc…”

4- Đối mặt với một chính sách diệt chủng

Sáng ngày 1 tháng 5, 1975, một địa ngục có thật mở ra trên Miền Nam, càng đậm sắc với những người tàn phế ở các quân y viện… Một toán Việt cộng tiến vào Bệnh Viện 3 Dã Chiến buộc chúng tôi rời viện ngay tức khắc. Bọn người này chưởi bới chúng tôi là phản quốc, tay sai đế quốc v.v… Phản quốc nào, quê hương chúng tôi bị chúng xâm chiếm. Tay sai đế quốc nào khi dân tộc chúng tôi, thân thể chúng tôi bị đạn Nga, Tàu gây thương vong. Những chiếc “nón cối” nầy đại diện cho ai mà dám la hét: “Cút, cút ra khỏi đây. Bọn ngụy chúng mầy không được nằm tại đây. Đồ lính đánh thuê, lũ quân bán nước!” Chúng tôi người này đỡ người kia khập khễnh ra khỏi trại, có những chiến hữu vết thương đang rỉ máu bị vất trần truồng tênh hênh trên lề đường… Gia đình mừng rỡ thấy tôi trở về, nhưng trong hoàn cảnh này ai cũng lo âu cho tương lai của mình.

Hằng ngày tôi thấy trước mặt từng đoàn người, già có, trẻ có và những đám con nít thay phiên nhau giành giựt những thùng đồ hộp, gạo sấy, máy móc từ trong những nhà kho. Dòng người đổ xô tràn vào những kho tồn trữ dưới chân cầu Tân Thuận bị những người đội nón cối xả súng bắn thẳng… Nhiều người giãy giụa dưới đất, trong vũng máu. Dân chúng chạy tản trốn, nhưng vài phút sau họ lại tràn vào đông hơn, bất kể súng đạn, ai bị thì té xuống, những người khác thì cứ nhào lên cậy cửa… Khi những ngày hỗn loạn đầu tháng 5, 1975 qua đi, những thùng đồ hộp bọn em đem về dần cạn, người phế binh phải ra đường kiếm sống với những “nghề cứu đói”, vá lốp xe đạp, sửa hộp quẹt gaz, bán nhang…

blank
Và cuối cùng, đi xin ăn. Nhưng tất cả không thể kéo dài khi Ba Nhiệm làm trưởng ban “Truy quét tệ nạn xã hội” với một bộ phận kinh hoàng, “Nhà nuôi Thị Nghè” được dựng nên để làm địa điểm chuyển tiếp giải quyết tất cả những đối tượng đang sinh sống trên, với vỉa hè, số lượng này càng tăng vọt khi tiếp nhận thêm hàng vạn người từ miền Bắc túng đói tràn vào… Tuy gọi là “nhà nuôi” nhưng thật ra nơi đó là nhà giam theo đúng nghĩa, những người bị đưa vào đây đều bị coi là “tội phạm hình sự,” do đó bị tra tấn và hành hạ thường xuyên. “Tội phạm” là những người bị bắt trong các đợt bố ráp lề đường, họ không có quyền khiếu nại là bị bắt trái phép hay không và cũng không có án phạt rõ ràng; thời gian ở đây được coi như để “nuôi dạy” nên không hạn định thời hạn giam giữ, nhiều người đã ở lại đây vĩnh viễn. Mỗi nhà nuôi có có vài căn trại, mỗi căn rộng chừng 200 thước vuông, với khoảng chừng 100 con người bị giam. Tối tối mọi người phải thay nhau chỗ nằm và ngồi quạt cho nhau. Sáng khi nghe kẻng điểm danh, người nầy gọi người kia, ai nằm im không cục cựa thì đem đi hỏa thiêu tại lò thiêu Bà Quẹo. Người sống thì đi lao động, kể cả người tàn tật, mù hai mắt, cụt tay, chân.

Nếu sống sót từ các “nhà nuôi,” trở về lại Sài Gòn, tình cảnh cũng chẳng sáng sủa hơn và cuối cùng tất cả đồng “chọn” một biện pháp “không còn chọn lựa”… Hoàng Thụy và Sơn, hai phế binh do quá kiệt sức vì bệnh lao và cụt hai chân nên được ra khỏi “nhà nuôi số 4” Phú Giăng, Sông Bé. Họ không dám đi ăn xin, chỉ “xin ăn” lại từ những người sống trong nghĩa địa.

Một buổi chiều, hai anh ra bến Bạch Đằng, ngước mắt nhìn tượng Đức Trần Hưng Đạo một hồi lâu rồi nắm tay nhau nhảy xuống dòng nước chảy xiếc. Xác hai anh được vớt lên, cha anh Sơn đang bán bánh ú, bánh tét quanh chợ Bến Thành hay tin, đến nhìn xác con. Nhưng ông chỉ im lặng đứng chung với đám người hiếu kỳ, không dám nhận là thân nhân người xấu số vì không có tiền mai táng con mình. Ông đứng thẫn thờ nhìn chiếc xe chở xác con ông đi khuất rồi mới dám khóc.

Hoàng Thụy và Sơn không chết một mình, những người lính tàn phế lần lượt “chọn” cho mình những phương tiện và thời điểm thích hợp… Anh Thơm khi ngồi dưới chân cầu Sài Gòn, gần Ngân Hàng Quốc Gia có suy nghĩ rằng, do vợ chồng anh thiếu quan tâm nên đứa nhỏ con anh mới chết vì suy dinh dưỡng; mẹ nó đang “đi khách” ngoài chợ Bến Thành để dồn tiền cho anh làm vốn đi bán nhang… Anh quá mệt mỏi để nghĩ tiếp… Cuối cùng, anh mở hai tuýp thuốc ngủ trút hết vào miệng, bị say thuốc, anh ọc mửa đầy hết áo quần, xong dẫy mấy cái và ngủ luôn dưới chân cầu. Lộc “què” mắc bệnh ho lao, thắt cổ chết trong một toa xe lửa bỏ hoang ở Biên Hòa. Quý “Đốc-tưa Zivago” không nuôi nổi mẹ già 80 tuổi, bất lực nhìn mẹ hằng ngày cầm lon ra chợ xin thức ăn nuôi thân và nuôi con, nên thắt cổ chết lè cả lưỡi ra. Thanh “liệt” thì mài dao tự cắt cổ, cứa mãi không đứt vì sợ đau, đâm bực mình liền chĩa mũi dao đâm cái phọt vào tim… Nhưng trong những thân thể thương tật kia, ý chí chiến đấu của người lính không hề tàn lụi, họ vẫn giữ nguyên bản lĩnh kiêu hãnh của một quân đội, một đơn vị hằng tạo dựng những chiến tích lừng lẫy, cho dù hành động phản ứng tuyệt vọng bi tráng của họ chắc chắn sẽ đưa đến hậu quả khốc hại cuối cùng với cái chết ghê rợn nhẫn tâm…
Câu chuyện sau đây của phế binh Khát Vọng, hiện ngụ tại Long Hải, Phước Tuy có thể dùng để tạm kết về buổi thụ nạn đau thương của Thương Phế Binh QLVNCH với tất cả bi hùng mà chỉ người trong cuộc mới có thể viết nên, kể lại: Khu chính trị trại Xuân Lộc, Long Khánh thường xẩy ra nhiều chuyện đau buồn. Anh Trần Văn Được, trung sĩ nhất Thủy Quân Lục Chiến, cụt một chân và mù một mắt trong trận tái chiếm cổ thành Quảng Trị, Mùa hè 1972 bị bắt chung với trung úy Phạm Tấn Dũng, binh chủng Nhảy Dù, bị thương năm 1974 trong trận tái chiếm đồi 1062, Thường Đức, Quảng Nam vì tội “hội họp bất hợp pháp, âm mưu lật đổ chính quyền.”
Một hôm, viên cán bộ quản giáo quê Nghệ Tĩnh vừa được chuyển tới, ra lệnh anh Được quét sân. Vì giọng nói người này khó nghe, nên anh Được vẫn ngồi yên uống nước trà. Gã cán bộ nhào tới xỉ vả và đánh anh một bạt tai. Nổi nóng, anh Được cầm lon guigoz dựng nước nóng tạt vào mặt nó và chỉ tay nói: “Mày là giống gì mà mất dạy quá vậy? Bộ tao là súc vật à, ai cho mầy vô phép dữ vậy?!! Tao tuy tàn tật nhưng không để cho mầy sỉ nhục đâu. Đồ quân mất dạy, con tao còn lớn hơn mày nữa mà… “ Được chưa nói hết câu, tên cán bộ nhào tới đánh anh vào đầu ào cổ, và chưởi rủa những tiếng khó nghe. Anh Được bị té xuống đất, nó liền đá vào đầu vào bụng anh. Thấy vậy, anh Dũng cà thọt chạy tới can, bị mất thăng bằng, anh níu áo tên cán bộ này và cả hai ngã xuống đất. Tức thì, bảy tám cán bộ quản giáo khác từ trong nhà chạy ra vây đánh hội đồng, cả hai anh lăn lộn chịu đòn trên mặt đất. Dũng hốt cát ném vào mặt mấy tên cán bộ, đang lúc chúng còn đang dụi mắt, Dũng nắm chân một tên kéo xuống, xong thúc cùi chỏ vào mặt y.
Một tên khác đi tìm một khúc tre làm cột phơi áo quần quất tới tấp vào mình, đầu anh Dũng. Tiếng bình bịch, bồm bộp vang lên khô khan, máu từ đầu và vết thương cụt của anh Dũng bê bết trên đất. Trại viên chạy ra năn nỉ xin tha, đám cán bộ chĩa súng đòi bắn, lùa tất cả mọi người vào phòng; Dũng và Được bị kéo lên văn phòng trại.

Trời bắt đầu tối, không ai còn lòng dạ nào để ăn cơm, từ phòng tra tấn đến phòng giam tập thể không xa nhau lắm, nên chúng tôi nghe được câu còn câu mất…
Nội dung những tiếng la hét, tra khảo và trả lời đại khái như sau:
- Mầy đeo cái gì tòn teng dưới cổ hả thằng kia?
- Thánh Giá.
- Cởi nó ra khỏi cổ ngay lập tức.
- Còn lâu. Không ai có quyền buộc tôi phải bỏ nó ra. Bộ muốn cấm đạo hả? Cây Thánh Giá này là tượng trưng cho tín ngưỡng của tôi, không ai có quyền buộc tôi bỏ ra.
Tức thì tiếng huỳnh huỵch vang lên, có lẽ chúng đá vào người anh Dũng. Tên cán bộ người Nam nghiến răng hằn học (chúng tôi chỉ nghe rõ tiếng Nam của tên nầy):
- … Đạo hả… Đụ má đạo… đạo nè…
- Bớ người ta chúng đánh người… Họ giết chúng tôi! Anh Được gào lên nửa chừng rồi tắt nghẹn.
Những tiếng “huỳnh huỵch… bồm bộp” lấn át tiếng la của Được. Chúng tôi chỉ nghe những tiếng rên rỉ dứt khoảng rồi im bặt.

Sáng hôm sau, cán bộ quản trại cho hay, hai anh Dũng và Được đã “hành hung cán bộ và cắn lưỡi tự tử chết.” Chiều tối, chúng tôi hỏi bốn người hồi sáng đi chôn Dũng và Được thì biết rằng xác hai anh đầy vết tím bầm, mắt của Được bị sưng tím đen, mặt Dũng thì máu đóng cứng. Hai anh có lẽ chết vì những vết thương ở đầu, máu dưới tóc cứng khô, cạy mãi không được. Khi bó xác, bốn người phải ký giấy chứng nhận các anh tự tử mới cho phép chôn.

III. Người phải lên tiếng nói…

Trong thời gian dài chiến tranh nơi Miền Nam, dẫu trên chiến địa hung hãn, bản thân chúng tôi chưa hề thấy lính Miền Nam hành hạ tù binh, đừng nói tù binh bị thương. Một trong những bức hình nổi tiếng của Nguyễn Ngọc Hạnh, có một tấm ảnh ít người kể ra: Cảnh một lính Dù vác thương binh Việt cộng ở mặt trận Chợ Lớn hồi Mậu Thân, 1968. Thế nhưng, bức hình Tướng Loan bắn tên đặc công lại được phổ biến khắp cùng báo Mỹ và thế giới. Hình như tác giả tấm hình đã có giọt nước mắt muộn màng hối lỗi. Quả thật, thế giới đã từ lâu im lặng đồng lõa cùng tội ác ở Việt Nam một cách quá đỗi hèn hạ và bất công. Phải, người phải lên tiếng nói, nếu không, sự im lặng sẽ là một biểu lộ cứng lòng nhẫn tâm đáng kết án. Thế nên, trong những năm qua, từ tây sang đông thế giới đã hằng có những tấm lòng xa xót cùng nỗi đau của người lính thương trận nơi quê nhà… Nhưng quả thật, tất cả đóng góp nầy chỉ mới là phần cứu nạn khẩn cấp, chứ so cùng thống khổ vô vàn kia vẫn còn rất nhiều thiếu sót.

Và kỳ diệu thay, nguồn mạch Tình Thương Việt Tộc – Nghĩa Đồng Bào luôn tồn tại sắt son liên lụy mối đau thương kia đã chạm tái tim người – Những người không tham dự cuộc chiến, chưa hề mặc áo lính, nhưng lương năng khởi động từ trái tim xót đau – Trường hợp người tuổi trẻ, Bác Sĩ Phan Minh Hiển – Một của những gương mặt hãnh diện đích thực của cộng đồng Người Việt Hải Ngoại với những đóng góp nhiệt thành tích cực, hiệu quả trong hàng loạt công tác suốt hơn hai mươi năm qua là một điển hình… Cứu cấp người vượt biển, mất tích, trên biển Đông; cứu trợ người tỵ nạn ở các đảo, ở Pháp; giúp trẻ mồ côi, gia đình nghèo khó, người tàn tật (chủ yếu ở Miền Nam), và cuối cùng, khi những thành phần vừa kể tạm có đời sống ổn định, Phan Minh Hiển dồn nỗ lực yểm trợ với đối tượng Thương Phế Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thành phần hứng chịu khổ nạn nặng nhất, sớm nhất từ cuộc chiến, mà dẫu quê hương đã im tiếng súng hơn hai mươi năm, nỗi cùng khổ kia vẫn chưa có dấu hiệu được bù trừ, như phần cơ thể mất đi không thể tái sinh, như người chết không hề sống lại. Chúng tôi đã là một thế hệ thất bại, nhưng chúng tôi không hề thất vọng bởi luôn giữ vững mối tự tin. Chính chúng tôi chứ không ai khác, là Người Lính thuần thành hằng thực hiện sứ nhiệm BẢO QUỐC AN DÂN. Sự xác chứng nầy hiện thực trong lòng mỗi người dân và chiến hữu chúng tôi xứng đáng nhận lãnh lòng tri ân, phục hồi danh dự và nhân phẩm, bởi chính họ là những Chủ Thể góp máu, xương trong ý nghĩa thực tế, cụ thể nhất để Miền Nam đã một lần sống động dân chủ, tự do – tự do được trả giá bằng đời sống đã mất đi theo tuổi trẻ, hy vọng và sự sống của chính mỗi người lính.

Người Lính QLVNCH Phan Nhật Nam
tapchithegioimoi.com
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 2012(Xem: 19264)
Chúng ta mang theo họ trong hành trang của chuyến ly hương dài và có khi là vô tận. Có khi nào bạn nghĩ đến những người đã khuất, đã rải hương hoa trên con đường chúng ta đang đi không?
24 Tháng Tư 2012(Xem: 21612)
Ra khơi sương khói một chiều Thùy dương rũ bến tiêu điều ven sông Lơ thơ rớt nhẹ men lòng Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
22 Tháng Tư 2012(Xem: 19214)
VIẾT CHO HƯƠNG HỒN BẠCH NGA – CHO NGƯỜI CHỒNG MỚI ĐÁM HỎI CỦA BẠCH NGA – NGƯỜI CHIẾN BINH THỦY QUÂN LỤC CHIẾN OAI HÙNG ĐÃ HY SINH THÂN MÌNH ĐỂ BẢO VỆ CHO SỰ TỰ DO CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM – CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA.
22 Tháng Tư 2012(Xem: 22965)
Thực ra là mình giấu. Không lẽ kể với Muôn lời khấn này: “Chú Mười ơi, ngày xưa chú chửi sai rồi. Đáng lý chú phải chửi là, “Học giỏi cho lắm, bôn ba cho lắm, cũng đi chợ cho vợ mà thôi!”
22 Tháng Tư 2012(Xem: 20506)
Mỗi lần Tháng Tư về, ai trong chúng ta cũng có những hồi tưởng và suy nghĩ khác nhau, phần tôi vẫn ám ảnh bởi những nấm mồ oan khuất gây ra bởi biến cố này, mà thủ phạm không ai khác hơn là những người thắng trận cuối cùng.
21 Tháng Tư 2012(Xem: 19438)
Mẹ Việt Nam ơi, từng bước từng bước chúng con đang hội nhập vào nền văn hóa mới, nhưng cũng từng bước từng bước chúng con đang quên dần tình nghĩa “đồng bào” theo truyền thuyết “con rồng cháu tiên” của hơn bốn ngàn năm văn hiến. Liệu rồi thế hệ con cháu người Việt đang lưu lạc khắp bốn phương trời có còn nhận nhau là anh chị em “máu đỏ da vàng” nữa không?
19 Tháng Tư 2012(Xem: 19529)
Trong thời chiến, bài hát Ngày về thường được phát trên loa phóng thanh, trên trực thăng, trên thuyền bè nhằm kêu gọi những người lầm đường lạc lối hồi chánh, trở về với chính nghĩa, với dân tộc.
15 Tháng Tư 2012(Xem: 20180)
Chúng tôi là những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam. Nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn và trưởng thành từ nền văn hóa và giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi cũng như các anh có lý tưởng của các anh
15 Tháng Tư 2012(Xem: 20365)
Tuy VC đã cưỡng chiếm được miền Nam gần 37 năm qua, nhưng duới đống tro tàn của quá khứ, vẫn còn âm ỷ các sự kiện nóng bỏng của cận sử VN, trong đó ác nhất là chuyện ‘ Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, tẩu tán 16 tấn vàng y
14 Tháng Tư 2012(Xem: 27336)
Đau đớn nhất là bao giờ khi xem hình, khi đọc những bài viết xong, cuối cùng mình nhận thức rất rõ rệt: đó là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn.Người giết và người bị giết đều mang họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần. Ba mười bẩy năm rồi, người ta nói là Việt Nam đã hết chiến tranh
12 Tháng Tư 2012(Xem: 21632)
Vượt biên thất bại hết ba lần, qua lần thứ tư đi thoát, để bây giờ - ba mươi mấy năm sau - ngồi viết mấy dòng nầy nhân ngày 30 tháng tư thứ 37…mà thấy không phải tôi đã từ trên trời rơi xuống, chính mấy thằng cha « cách mạng » mới là từ trên trời rơi xuống !
23 Tháng Ba 2012(Xem: 19682)
Tôi nghe chừng thân mình bay bổng. Khi tôi mở vòng tay, mẹ quay mặt bước đi. Tôi thấy mình quá bất nhẫn, khẽ gọi: “Mẹ!” Bà quay lui, chân vẫn bước, đôi mắt hiền từ. Tôi lúng túng vẫy tay, cố nở nụ cười: “Chào mẹ!”
23 Tháng Ba 2012(Xem: 20454)
Tôi nhìn thấy cảnh một gia đình ấm cúng, “anh chị” âu yếm xưng hô với nhau bằng “bố” và “mẹ”, y như đã là vợ chồng từ thuở đầu đời. Hai tâm hồn lãng tử gặp nhau và dừng lại. Chiều xuân gió lành lạnh, còn chút nắng vàng êm ả.
22 Tháng Ba 2012(Xem: 20848)
Bạn hãy nhìn xuống đi, rồi cũng như tôi, bạn sẽ nhìn thấy Thiên Chúa quì dưới chân bạn từ lâu để khẩn cầu. Xin bạn hãy thương xót Người. Bạn nỡ lòng nào…???
19 Tháng Ba 2012(Xem: 20482)
Than ôi, chỉ vì thằng bé không trả nổi món nợ trứng chiên thời nhỏ mà dù đã chạy sang tới tận nước Mỹ, vẫn không thoát tay cô ả da... bánh mật. Nợ chỉ một miếng trứng chiên mà trả cả một đời.
16 Tháng Ba 2012(Xem: 21599)
vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.
11 Tháng Ba 2012(Xem: 23914)
Tuy là tui chưa bao giờ đi lính nhưng tui rất thuơng mến mấy anh lính từ hồi còn đi học bằng xe bò. Hôm nay lang thang trên mạng đọc được cái bài này làm tui cảm động quá liền copy mà gởi nhờ đăng lên aihuubienhoa coi như là có chút gì chia sẽ với tác giã và bà mẹ cái nổi đoạn trường ngày đó.
03 Tháng Ba 2012(Xem: 21927)
MÀU TÍM HOA SIM -Truyện ngắn Võ Đình Tuyết đã được đăng trên báo Văn và được diễn đọc trong chương trình "Đọc Truyện Hay" đài Little SaiGon radio Houton, Texas.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 21409)
Tôi cảm động quá, nắm chặt tay Thanh, trấn tỉnh mãi mới nói được một câu mà tôi cho là đẹp nhất trong đời tôi: “Anh cũng giữ em bên cạnh anh . . . suốt cuộc đời của anh.”
01 Tháng Ba 2012(Xem: 22687)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá.
29 Tháng Hai 2012(Xem: 21100)
Ngày mà nhạc sĩ sáng tác VN được tự do viết nhạc, ngày mà ca sĩ VN được tự do ca hát sẽ đến với chúng ta, vì không lẽ dân VN sống mãi trong đêm tăm tối dài vô tận. Trời chưa kịp sáng, nhưng vầng ô đã bắt đầu lố dạng ở chân trời.
27 Tháng Hai 2012(Xem: 20474)
Mỗi khi viết xong một ca khúc, ông Khánh thường tự tay mang lên Đài phát thanh Hà Nội rồi tự hát: Yêu ai, yêu cả một đời. Tình những quá khắt khe khiến cho đời ta. Đau tủi cả lòng, vì yêu ai mà lòng hằng nhớ...” (Nỗi lòng). Rồi “…Lời thề nguyền ngờ đâu xa vắng. Tình tràn đầy sầu chung non nước. Hồn em có cùng người chứng minh. Anh bước ra đi luyến tiếc hoài. Đời còn có em nay là thôi... (Chiều vàng).
26 Tháng Hai 2012(Xem: 46541)
Tôi thấy anh đã quyết định đúng, và thấy thanh thản cho anh ấy!” bà chia sẻ. Rồi bà mơ màng như nói cho một mình nghe: “Chế độ nào thì rồi cũng phải qua đi, nhưng đất nước muôn đời vẫn là đất nước mình. Cuối cùng anh đã về được với quê hương.”
22 Tháng Hai 2012(Xem: 18594)
Thằng chó chết. Cái tình bạn của mầy, còn quý gấp trăm ngàn lần gói tiền nầy. Tao sẽ làm mâm cơm cúng bà Tư Cháo Trắng, nói cho bà biết cái tình bạn của mày. Dưới suối vàng, chắc bà cảm động lắm.”
22 Tháng Hai 2012(Xem: 22951)
Tình yêu vợ chồng là như cây nho, càng đâm rễ sâu trong vùng đất có nhiều sỏi đá, thì càng sản xuất được nhiều rượu ngon. Tình yêu vợ chồng là như một thân cây mà rễ của nó có đâm sâu dưới đất đá, thì mới đứng vững được trước những sóng gió và giông bão của cuộc đời.
21 Tháng Hai 2012(Xem: 17909)
Mấy bài thơ này, với tôi, khá tiêu biểu cho thế giới thơ Nguyễn Tất Nhiên. Bài “Nhớ nội” gợi lên trong ta những hình ảnh hiền hòa, trung hậu đậm đặc tâm hồn muôn thuở con người Viêt Nam, đất nước Việt Nam. Hai bài “Cứ ngỡ như là mới nhớ thôi”, “Chở em đi học trường đêm” nói lên mối tình e ấp ngu ngơ của đôi trẻ vào cái thời còn là thủa ấy – cũng mới đây thôi
21 Tháng Hai 2012(Xem: 18183)
Bản nhạc « Thà như giọt mưa » là một tình khúc như mọi người đều biết. Thế nhưng từ « tình yêu » chỉ được nhắc đến một lần (Ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu). Và nó cũng chỉ được sử dụng theo nghĩa thông dụng, như khi ta nói cái bằng tú tài, cái nhà, cái tủ…
21 Tháng Hai 2012(Xem: 19072)
Bài viết này chỉ muốn nói lên sự giao cảm và đồng cảm của bản thân người viết với con người thơ, thế giới thơ Nguyễn Tất Nhiên : qua tiếp xúc với một bài thơ được phổ nhạc, người viết, bằng những cảm nghiệm riêng, đã nghe dội lên trong tâm thức những âm vang nào để, từ đó, dẫn đến một vài suy tư tản mạn liên quan đến nhiều lãnh vực trong cuộc sống.
16 Tháng Hai 2012(Xem: 20528)
Hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà .... Hãy giữ gìn và bảo vệ tinh thần Vị Quốc Vong Thân của họ như giữ gìn ngọn lửa thiêng trong lòng dân tộc, thì dân tộc ta mới mong có được những truyền nhân xứng đáng với thế hệ tương lai ....
15 Tháng Hai 2012(Xem: 20699)
Nếu hiểu từ Giặc là: Kẻ tổ chức thành nhóm có vũ khí hay một lực lượng vũ trang (nào đó) chuyên đi cướp phá, làm rối loạn an ninh, gây tai họa cho dân chúng cả một vùng hay một nước... Thì, giặc ở đây chính là bọn CS Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam khi chúng ta trở lại thời điểm cũ của ngày 13 tháng 3 năm 1972
14 Tháng Hai 2012(Xem: 24115)
Trang báo đang hiện ra dưới mắt bạn là thành quả của biết bao lao tâm khổ tứ, biết bao nhẫn nhục, chịu đựng chỉ vì những người làm ra nó yêu Nghệ thuật và yêu bạn mà gửi tới cho bạn. Họ sẽ chẳng mong bạn đền đáp nhưng họ nghĩ, một khi bạn đọc được tâm tư của họ (tác giả) bạn sẽ rút ra được điều gì đó có ích lợi cho chính bạn hoặc cho cả những người xung quanh, mạnh mẽ hơn, cho nhân quần xã hội.
13 Tháng Hai 2012(Xem: 19883)
Tôi xin được cám ơn anh Ray, chị Thuần và chị bạn người mảnh khảnh nhưng nhanh nhẹn,dịu dàng cho tôi viếng thăm” Lâu Đài Tình Yêu “ nguy nga cổ kính , biết mối tình tuyệt đẹp của người xưa. Chúc các chi em gặp người bạn đời chung thùy, các bậc nam nhi có vợ hiền, đảm đang và tất cả mọi người vui hưởng Ngày Lễ Tình Yêu thật thú vị , đầm ấm.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 20538)
Cánh dù lộng gió muôn phương Vào lòng đất mẹ, máu xương ngậm ngùi Tay khô đốt sáng đỉnh trời Lập loè đốm lửa, thắp đời quạnh hiu.
02 Tháng Hai 2012(Xem: 19696)
Tháng 7/75, khi mọi người vẫn còn đang ngơ ngác, chưa kịp hoàn hồn trước bao thù hận, mất mát chia lìa, thì ở khu làng biển nghèo Bá Hà, một cậu bé 15 tuổi lại ngỡ ngàng trước một tin vui - có mẹ. Khi bà ngoại dắt Hưng vào nhà và chỉ một người đàn bà xa lạ, bảo đó là mẹ mình.
31 Tháng Giêng 2012(Xem: 18496)
Sàigòn thời chiến tranh, có biết bao biến động lịch sử xảy ra trên vùng đất quê hương này. Ấy thế mà mỗi khi chúng ta nhớ lại những kỷ niệm ở Saigon, những lề đường Saigòn chúng ta cứ như nhớ về một vùng đất nước thanh bình, thời vàng son của một đời người trong một xã hội ổn định. Nhớ về Sàigòn, nhớ đến sông Sàigòn như giải khăn sô vắt ngang vầng trán, đêm đêm chảy vào lòng người Sàigòn xa xứ./.
30 Tháng Giêng 2012(Xem: 19401)
Mời xem câu chuyện dưới đây, 1 câu chuyện rất có ý nghĩa, có thể nói đặc biệt dành cho những người đã từng vượt biển, đánh đổi chính mạnh sống của mình để đi tìm tự do..."Freedom isn't Free"... trong giờ phút giữa cái sống mõng manh và sự chết cận kề...
27 Tháng Giêng 2012(Xem: 18775)
Tưởng niệm Cố TT Trần Văn Hương , chúng ta tưởng niệm một con dân nước Việt sống trong một giai đoạn Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam chìm đắm trong nô lệ thực dân và chiến tranh tàn khốc do bọn Việt Cộng chủ trương xâm chiếm VNCH trong gần trọn thế kỹ trước , đã tự thân phấn đấu vượt lên những nỗi nghèo khó nhọc nhằn của thời niên thiếu
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 19123)
Cụ Trần Văn Hương mất ngày 27 tháng 1 năm 1982 tại Sài Gòn. Cụ mất đi để lại cho chúng ta nhiều tiếc nuối. Hôm nay nhân ngày lễ tưởng niệm Cụ, tôi xin chia xẻ vài suy nghĩ về Cụ:
17 Tháng Giêng 2012(Xem: 18570)
Bài này xin được làm bó nhang thứ 2 góp giỗ cho những cái chết oan ức kinh hoàng trong chiến dịch thảm sát của Việt Cọng tại Huế 1968 có tên trong bài tường thuật của Elje Vannema
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 21175)
Có bao nhiêu người đã cắt đứt mối quan hệ hay đi đến ly dị bởi vì họ nhìn thấy “hai viên gạch xấu”? Bao nhiêu người trong chúng ta đây đã từng thất vọng, thậm chí nghĩ đến việc tự tử, chỉ vì thấy trong ta “hai viên gạch xấu”?
13 Tháng Giêng 2012(Xem: 20726)
Khi miền Nam mở mặt trận Lam Sơn 119 đánh qua Hạ Lào thì phía Hoa Kỳ cấm máy bay Mỹ chở phóng viên vượt biên. Bốn anh nhà báo Mỹ bèn tìm cách đi máy bay của không quân Việt Nam
13 Tháng Giêng 2012(Xem: 20603)
“Thưa bà, bà giúp tôi hiểu được thế nào là Nhân, thế nào là Cách. Căn nhà đó là tiền công mà bà đã dạy cho tôi”. Người phụ nữ nói: “Vậy thì ông đem căn nhà ấy tặng cho người nào không còn cánh tay nào cả !”.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 19628)
Này, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan …Những người dân đó có tội gì mà lũ bây giết một cách dã man như vậy? Hãy nói, viết, lên sự thật. Những sự thật như những nén nhang, ngọn đèn góp giỗ cho những oan hồn của Huế
09 Tháng Giêng 2012(Xem: 19792)
Đó là chỗ căn bản tôi muốn chỉ cho tất cả Tăng Ni, Phật tử nhân ngày đầu năm. Những gì tôi thấy biết đều chỉ cho quí vị thấy biết và ứng dụng tu, sau này không trách rằng việc tu đơn giản như vậy sao Thầy không chỉ thẳng? Mong tất cả nghe nhận thấu đáo, ứng dụng tu được kết quả viên mãn.
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 20099)
"Không có ai trong mộ này. Cái còn lại trong đó chỉ là những mảnh xương khô, thực sự không là gì cả, phần năng lực tinh thần hiện nay đang ở trong tôi."
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 18289)
Những giọt mưa trên tóc hai cô đầm trước mặt vẫn lấp lánh dưới ánh đèn trong bar càng gợi lại hình ảnh Kim trong lần đụt mưa hồi đó với những giọt mưa trên tóc, rõ ràng như Nghĩa đang nhìn bây giờ. Vậy mà bây giờ….
06 Tháng Giêng 2012(Xem: 19394)
Từ thị xã Tây Ninh khoảng 8-9 cây số là đến núi Bà Đen, có độ cao 986m, được xem là nơi cao nhất của Nam Kỳ. Núi Bà Đen là điểm kết thúc của dãy Trường Sơn, như con rồng uốn khúc che chở Việt Nam, đến Tây Ninh là phần đuôi rồng, và ẩn hiện Thất Sơn là những phần cuối cùng của long mạch Việt Nam, sanh chín cửa Cửu Long.
05 Tháng Giêng 2012(Xem: 19770)
Một cô gái bất hạnh nào đó đã lặng lẽ bỏ con còn đỏ hỏn lại bệnh viện. Một người đàn ông nhìn xác bé thơ vô tội nằm lạnh lẽo đã xin bệnh viện được giải quyết hậu sự cho bé.
28 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18515)
Ngày nay ở xứ người, mỗi dịp Noel, nghe tiếng chuông giáo đường ngân vang, nghe nhạc khúc Đêm Thánh Vô Cùng, tôi bồi hồi nhớ lại chuyện cũ năm xưa. Hồi đó sao mà người nghệ sĩ lại có thể thương mến nhau một cách rất chân tình như vậy.
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18151)
những câu chuyện xoay quanh Lễ Giáng sinh đã được tích lũy nhiều đến nỗi có thể gom thành một pho sách dày. Tuy nhiên, cái hay của những câu chuyện Giáng sinh là người ta có thể kể đi kể lại và nghe đi nghe lại hoài mà không thấy chán