1:31 CH
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

ĐIÊU KHẮC GIA NGUYỄN THANH THU - VĂN QUANG

24 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 13127)



 Bài cũ... do Thuyền trưởng hai tàu Văn Quang kể chuyện tìm điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu < tác giả tượng Tiếc Thương > , về VN sinh sống cùng gia đình.......
 Nguyễn Thanh Thu, 76/68 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 1, Quận Phú Nhuận. TP. Sài Gòn.
blank
Hoài bão của người dựng tượng Tiếc Thương

Từ trước Tết Đinh Hợi, tôi đã có dịp gặp anh Nguyễn Thanh Thu, tác giả của tác phẩm điêu khắc nổi danh “Tiếc Thương”, chắc bạn đọc ở Việt Nam chưa ai quên. Anh đã đi định cư tại Hoa Kỳ, nhưng gần đây có nhiều bạn bè và “tin đồn” anh đã trở về Việt Nam. Và cũng không ít dư luận cho rằng nhân dịp Nghĩa Trang Quân Đội được trả lại cho tỉnh Bình Dương, có thể tác giả sẽ có cơ hội dựng lại tác phẩm ở một… nơi nào đó. 

Tôi nhận được e mail và điện thoại của anh Huy Phương từ Mỹ, nhờ đi tìm anh Nguyễn Thanh Thu. Nhưng oái oăm thay cái địa chỉ anh cho lại rất mơ hồ: Phường 5, đường Lê Quang Định và anh còn “vẽ đường cho hươu chạy… lạc” rằng “ở phía cổng sau Bộ Tổng Tham Mưu cũ, cứ hỏi, ai cũng biết”. Tôi đem cái địa chỉ đó đi hỏi lung tung, chẳng ai biết và chẳng ai có thể “đoán” ra nó nằm ở cái chỗ nào trên con đường đã có quá nhiều thay đổi này. Tôi thuê xe ôm đi tìm một lần, nhưng cái Phường 5 đường Lê Quang Định rối rít tít mù với hàng dãy phố xá, đường hẻm, đường cụt. Anh xe ôm chuyên nghiệp ở vùng này cũng không thể mò ra. Nhưng thì giờ của tôi còn lại ở Sài Gòn rất ít, và bạn bè đã nhờ thì không thể bỏ cuộc. Tôi điện thoại cho Thái Phương rủ thày giáo này cùng đi kiếm, hay nói cho đúng hơn là đi “mò kim đáy biển”, may ra thì gặp.

Đi tìm “ông nặn tượng”

Đi suốt một buổi sáng, hai anh em chúng tôi muốn “cãi lộn” vì hẻm này hẻm kia, đường này đường khác. Nhưng cuối cùng tôi “vớ” được một bà già trong con hẻm đường Lê Quang Định, bà đang ngồi vo gạo ở phía cổng sau căn nhà mặt tiền. Tôi hỏi bà cụ ở đây lâu chưa? Bà vui tính nói: “Mới gần 60 năm cuộc đời thôi”. - “Thế thì chắc cụ biết, hồi xưa có ông chuyên nặn tượng ở gần đây?”. Bà cụ suy nghĩ một chút rồi nhớ ra: “Ở vùng này, chỉ có ông nặn tượng ở đường bên cạnh đây chứ không phải đường này”.

Đúng rồi, “nghề nặn tượng” là một nghề hiếm nên có hy vọng đúng là dịa chỉ chỉ cần tìm. Bà cụ chỉ “vòng vo Tam quốc” nhưng cũng không khó tìm lắm. Đi loanh quanh qua con ngõ hẹp, chỉ đủ cho 2 chiếc xe gắn máy tránh nhau, chúng tôi lại ngớ ngẩn trước một ngã ba. Vừa cất tiếng hỏi thăm đường thì một thiếu phụ khá trẻ và… khá đẹp, lên tiếng:
“Các ông cần tìm nhà ông nặn tượng, cứ đi theo tôi. Nhân thể tôi cũng đi qua đường đó”. Được lời như cởi tấm lòng, thày giáo Thái Phương hộc tốc phóng xe theo thiếu phụ không quên ca một câu hơi lớn đủ để người đàn bà nghe được: “Người Sài Gòn bây giờ hiếu khách thật anh nhỉ”. Tôi không quên “bốc” thêm: “Cũng tùy người thôi ông ạ, gặp người tử tế thì may. Có những người “gắt như mắm tôm”, đã không chỉ đường còn bị mắng, bị nguýt nữa mới buồn”. Nhưng có một điều anh Huy Phương chỉ đúng, hầu như tên những người nghệ sĩ dù là từ thời xưa, những người dân ở đây, nếu là người ở Sài Gòn lâu năm, nhiều người còn nhớ.

 Đi loanh quanh vài con hẻm, chúng tôi dừng lại trước của một tiệm cà phê rất “hoành tráng” có cái tên cũng khá “ ấn tượng” là “TƯỢNG ĐÁ”. Quán cà phê rộng, trong một khu cứ như công viên, có những cây cổ thụ gốc rễ xù xì, cao ngất ngưởng. Bên cổng là một cái nhà nhỏ cho mấy anh “bảo vệ”. Thấy cái cảnh có vẻ “bế thế”, tôi trở nên ngập ngừng hỏi thăm bác Nguyễn Thanh Thu.

blank

Anh bảo vệ chỉ ngay một anh thanh niên: “con ông Thu đó”. Chúng tôi thở phào, tay bắt mặt mừng với người con trai của anh Thu, như đã… quen nhau từ khuya. Anh thanh niên đưa chúng tôi vào theo con đường nhỏ bên phải quán cà phê. Lúc đó điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu đang đổi nghề điêu khắc sang “thợ làm vườn”. Anh đang tưới cho mấy chậu cảnh quý ngoài hiên nhà. Xung quanh anh là một số những tác phẩm lẫn lộn cả cũ và mới nằm rải rác trong khu vườn hoa tĩnh lặng. Phía bên kia mới là những dãy bàn ghế cho quán cà phê đang đông khách, được ngăn chia bằng mấy thân cây si, cây đề cổ thụ xòe những tàn lá che kín nửa vùng sân.

Nhận ra người quen, anh Thu rời cây kéo tỉa hoa, vui mừng ôm vai bạn. Kiểu “ăn diện” của Nguyễn Thanh Thu bao giờ cũng giản dị đến… quá bình dân. Cái “mũ nồi” từ đời tám kiếp nào vẫn chùm hụp trên đầu, có vẻ cố giấu cái đầu hơi lớn. Nhưng đó là “dấu ấn đặc biệt made in Nguyễn Thanh Thu”, không lẫn đi đâu được. Cứ như, nếu không có cái “mũ nồi đen” và không có vẻ lam lũ thì không phải là Nguyễn Thanh Thu.

Nhà điêu khắc đang làm gì?

blank

Chúng tôi ngồi quanh chiếc bàn nhỏ được tạo hình bằng một gốc cây. Anh Thu bắt đầu tâm sự: “Tôi về Việt Nam hai năm rồi đấy, chứ không như dư luận cho rằng tôi mới về để… làm một cái gì đó”.

Thái Phương hỏi thẳng thừng:

– Không phải là để dựng lại tượng Tiếc Thương sao?

Nguyễn Thanh Thu cười hà hà, có vẻ khoái chí vì câu hỏi thẳng thắn này. Anh bật người ra phía sau, hất hàm hỏi lại:

– Ai cho làm mà làm?

Thái Phương gặng tiếp:

– Nhưng anh có ý định đó không?

– Tôi về đây hai năm rồi với một hoài bão khác chứ không phải là dựng lại tượng Tiếc Thương. Người nghệ sĩ chỉ sáng tạo một lần. Lần thứ hai không thể làm như lần thứ nhất. Nhưng nó sống được trong lòng mọi người thì tự nó còn mãi. Tôi tự hào về tác phẩm này. Dựng lại là một điều chẳng hay ho gì. “Nó” sống trong lòng mọi người là đủ. 

Chúng tôi hiểu ý anh, nhưng thật tình sống ở đây lâu, chúng tôi biết, có những điều mà những người như anh Thu hơi ngại, cần phải “giữ mình”. Chúng tôi cũng chẳng khác gì anh. Tôi thông cảm dễ dàng, tuy nhiên cũng cố moi xem anh Thu có gặp trở ngại gì trước những dư luận đó không. Anh lắc đầu:

– Chẳng có gì đáng nói cả. Thật sự là tôi có một hoài bão đã ấp ủ từ lâu chứ chẳng phải là bây giờ mới có. Một bức tượng nói về cuộc sống tươi đẹp của người dân Đồng bằng sông Cửu Long.

Thái Phương vốn “nhậy cảm” nên mỉm cười hỏi lại:

– Anh không cho rằng làm như thế là… hơi kỳ cục trong lúc này sao? Người khác có thể hiểu lầm anh về đấy…
Nguyễn Thanh Thu xua tay, trả lời đầy tự tin:

– Dự định sáng tác một tác phẩm lớn đã có từ vài chục năm nay. Ngay khi ở Mỹ, tôi cũng đã từng nói chuyện với anh Huy Phương và một số anh em thân gần về dự định này. Nhưng ở Mỹ tôi không có phương tiện làm việc này. Về đây có không gian rộng, cuộc sống gần gia đình, ổn định hơn, tôi hy vọng nối tiếp được những cảm hứng từ xa xưa, tiếp được cái mạch sống của những người dân Việt trên những mảnh ruộng vườn cây… Như thế có cơ hội khơi lại cảm hứng hơn, tác phẩm sẽ “sống” hơn.

Anh chỉ tay về phía bức tượng một thôn nữ, ôm bó lúa, đứng trên khoảng không gian bao la:

– Đó là tác phẩm mới nhất của tôi đấy. Về đây tôi mới làm. Tôi đã làm chừng hơn mười bức tượng như thế rồi. Kể cả khi còn ở bên Mỹ và thời gian đầu, khi trở về đây. Nhưng làm rồi phá, phá rồi làm. Cái gì không có hồn, tôi dẹp liền.

– Có phải là tác phẩm anh ưng ý nhất không?

– Đúng thế, bức tượng này là hình mẫu, trong toàn cảnh bức tượng lớn mà tôi đang ấp ủ. Còn chín cái đầu rồng đang phun nước nữa, tôi sẽ chỉ cho các anh xem sau. Đây là bức tượng nhỏ, cũng như hồi tôi làm tượng Tiếc Thương thì trước hết phải có một bức tượng nhỏ trong cái mô hình của nó. Đến khi có điều kiện thực hiện, nói cho rõ là khi có “ngân quỹ”, cứ theo đó mà dựng tượng lớn. Lúc dựng tượng lớn, khó mà thay đổi được hoặc không thể thay đổi được. Các anh vào đây, tôi chỉ cho xem cái này sẽ rõ hơn.

Anh đứng lên, đưa chúng tôi vào trong căn nhà nhỏ phía sau. Treo trên bức tường khoảng 4 thước vuông là một mô hình được vẽ bằng tranh màu. Trên đó có thể hình dung ra toàn cảnh bức tượng. Anh dừng lại, say sưa giới thiệu:

– Đây là tất cả ước vọng và tâm tư của tôi. Cảnh chín cái đầu rồng từ mặt biển phun lên vựa lúa dưới chân cô thôn nữ. Đó là hình tượng rất Việt Nam, nó là tượng trưng cho người dân Việt của tất cả mọi thời đại, chứ chẳng riêng thời nào. Đó cũng là ước mơ của tất cả người Việt chúng ta.

blank

Và anh nhắc lại:

– Xin nói rõ, là chín cái đầu rồng chứ không phải chín con rồng. Cũng là đặc trưng của nền văn hóa Á châu chúng ta nữa.

Tôi nghĩ, mỗi người nghệ sĩ đều có những “giấc mơ” của riêng mình. Người nghệ sĩ thật sự, thường âm thầm nuôi những hoài bão lớn lao. Còn có thực hiện được hay không lại là chuyện khác. Không phải là những kẻ chỉ hành động nhất thời, mưu cầu một chút danh lợi hoặc tiếng tăm, “ăn bám” trên những tên tuổi của người khác. Cũng không phải là người chỉ đắc chí với một tác phẩm nổi danh rồi ngồi đó… làm “thượng đế”, vuốt râu hoài cho đến bạc phếch. Nguyễn Thanh Thu còn hăng lắm, còn say sưa với những cái mới hơn, lạ hơn. Có thể cái sau không bằng cái trước, đã có không biết bao nhiêu nghệ sĩ danh tiếng, sáng tác những tác phẩm cuối đời dở hơn những tác phẩm đầu đời. Nhưng tâm hồn người nghệ sĩ luôn tràn đầy ước vọng mới là điều cần thiết. Nguyễn Thanh Thu đang có được sức sống mãnh liệt đó. Rất có thể nó là sự “hoang tưởng” như anh Huy Phương đã nhận định. Và ngay chính chúng tôi, cũng thấy được điều này khi anh nói đến số tiền phải bỏ ra thực hiện tác phẩm của anh.

Tiền đâu và ai sẽ tài trợ để thực hiện?

Anh Nguyễn Thanh Thu tính toán: Bức tượng sẽ được mang tên “Cửu Long được mùa”, chiều cao 30m, chiều ngang tương ứng cân bằng với chiều cao. Tuy nhiên, xung quanh sẽ còn được tô điểm thêm những cảnh trí khác như hồ nước hoặc khung cảnh đồng quê, thì chiều ngang chưa thể tính hết được lúc này.

Thực tế hơn, tôi hỏi:

– Có nghĩa là những “đồ trang trí” cho thêm phần “hoành tráng” tráng còn tùy thuộc vào ngân khoản sẽ có là bao nhiêu?

– Đúng thế. Có nhiều, làm nhiều. Cứ nói thẳng ra là “tiền nào của nấy”.

– Vậy khu đất anh cần cho bức tượng khổng lồ đó là bao nhiêu mét vuông?

Bái toàn đã có sẵn trong đầu nên anh nói ngay:

– Phải có một mẫu (1 ha).

– Còn số tiền dự trù sẽ là bao nhiêu?

– Ít nhất là hai triệu rưởi đô la (USD) trở lên.

Đây là ngân khoản để dùng vào việc này anh đã nói với tôi và anh Thái Phương lần gặp nhau trước Tết, còn khi nói chuyện qua điện thoại với anh Huy Phương từ Cali gọi về thì số tiền lại lớn hơn nhiều (5 triệu USD). Còn đến khi tôi điện thoại lại cho anh vào ngày 1 tháng 3 vừa qua để xác nhận lại những điều cần nói thì anh “hạ xuống” còn một triệu rưởi USD. Có lẽ trong đầu óc anh còn đang luẩn quẩn với sự tính toán này, chưa dứt khoát chăng? Hay là anh muốn nói “có nhiều làm nhiều, có ít làm ít” thì ngân khoản đó từ 1 triệu 500 ngàn đến 5 triệu USD?

Con số nghe qua hơi “khủng”- nói theo kiểu chữ nghĩa bây giờ của các cô cậu tuổi “tin” ở Sài Gòn, xin tạm “dịch” là kinh khủng, ghê gớm, vĩ đại…

So với tầm vóc một tác phẩm điêu khắc để làm biểu tượng hoặc làm đẹp cho một vùng, một tỉnh, một lãnh thổ thì không có gì là nhiều. Người ta còn có thể làm những công trình vĩ đại hơn mà… chẳng để làm gì cả, đôi khi chỉ là có cái làm để “ăn có”, xong rồi mặc cho thời gian tàn phá. Như làm một cái chợ, một cái trường, một khu dân cư, một lâu đài kỷ niệm vớ vẩn nhưng chẳng ai buồn đến. Chuyện đó xảy ra không ít. Vậy số tiền bỏ ra làm một bức tượng như của Nguyễn Thanh Thu đang mơ ước cũng không phải là nhiều.

blank 

Nhưng như Huy Phương đã phân tích, giấc mộng của nhà điêu khắc nổi danh này khó mà thực hiện được. Có thể gọi là “hoang tưởng”. Tôi đồng tình với nhận định này. Nhưng cứ để cho người nghệ sĩ được quyền mơ những giấc mơ của mình.

Vì vậy nên theo ý muốn của anh, tôi thông báo đến độc giả ý định này. Có thể liên lạc với anh qua địa chỉ:

Nguyễn Thanh Thu, 76/68 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 1, Quận Phú Nhuận. TP. Sài Gòn.
Điện thoại: 51.51.320. (Quán café Tượng Đá).

Vài nét chính về cuộc đời Nguyễn Thanh Thu

Chúng tôi đến bên bức tượng nhỏ Tiếc Thương, anh còn để bên những bức khác trên kệ. Đây là hình tượng lúc ban đầu của khi anh bắt tay vào sáng tác “Tiếc Thương” và được dựng tại Nghĩa Trang Quân Đội vào ngày 1-11- 1966. Hình dung lại khung cảnh đó, tôi không khỏi bùi ngùi.

Trở ra sân, chúng tôi đã đứng trước bức tượng người thiếu nữ khỏe mạnh còn đang đứng đợi… những cái đầu rồng phun nước, mà chẳng biết đến bao giờ con rồng mới thức dậy để được hưởng những vòi nước trong lành từ dòng Cửu Long Giang.

blank

Hỏi đến chuyện gia đình, anh Thu cho biết: hiện nay anh đang sống cùng với vợ và 7 người con. Đã có 6 người lập gia đình, có công ăn việc làm. Chỉ duy còn cô con gái út gần 30 tuổi chưa lập gia đình là cháu Nguyễn Minh Kỳ Nữ. Theo anh thì cháu rất giỏi sinh ngữ và ước mong có thể kiếm được việc làm hợp với khả năng mình. Quán cà phê Tượng Đá cũng đủ sống. Anh nói gia đình anh thừa hưởng lại của ông bà cha mẹ khu đất này rộng 3.000 m2.

Trước đây anh là sĩ quan QĐVNCH, cấp bậc sau cùng là Thiếu Tá thuộc ngành quân nhu, phụ trách tổng quát về các công trình ở Sài Gòn và đặc trách về Nghĩa Trang Quân Đội.

Tôi hỏi anh có ý định ở hẳn lại Việt Nam với gia đình anh không?

Anh cười:

– Nếu có một người nào đó yển trợ cho công trình dựng tượng của tôi thì tôi sẽ ở lại thực hiện nó cho đến cuối đời, không đi đâu nữa cả. Nhưng nếu không có người tài trợ, có lẽ tôi sẽ trở lại nơi định cư như những người khác thôi.
Tôi viết bài này chỉ có mục đích thông tin về người nghệ sĩ tài hoa đã làm nên một bức tượng Tiếc Thương để lại trong lòng mọi người và anh có dịp tâm sự với bạn đọc.

Văn Quang
 
Văn Quang là một tên tuổi khá nổi của Miền Nam trước 1975. Ông có nhiều độc giả và những tác phẩm của Văn Quang được nhắc đế là tiểu thuyết Chân Trời Tím, Nguyệt Áo Đỏ, 
Sau 1975, ông ngưng bặt một thời gian dài. Mới đây ông xuất hiện trở lại với lá thư từ bàn viết "lưu vong" từ thị trấn đất đỏ Bình Phước, có tên là "Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự", chỉ gửi ra hải ngoại. Các bài viết của ông được báo chí và độc giả hải ngoại đón nhận nồng nhiệt.
Những bài viết đăng lại trên trang Ảo Ngôn của gio-o đã được sự chấp thuận của nhà văn Văn Quang
blank 
Nguyễn Thanh Thu và Văn Quang

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2020(Xem: 7787)
binh nghiệp của mình đi lên từ cấp bậc “binh ba”, ông bảo: “Các anh nên hãnh diện đang có một người chỉ huy như thế!”
23 Tháng Tám 2020(Xem: 7539)
Và có được bao nhiêu người còn mang mểnh trong lòng bài ca vọng cổ, để thấy hình ảnh quê hương vẫn còn nằm nguyên trong đó
05 Tháng Tám 2020(Xem: 6945)
không thể tin được ở tai mình. Thật tội cho em, nếu em ở lại Việt Nam thì đáng thương cho một kiếp người.
05 Tháng Tám 2020(Xem: 7413)
“Ăn cơm chưa?”, tôi bâng khuâng nhớ lại mối tình yêu đầu và nao nao buồn thương mối tình đầu của tôi.
12 Tháng Bảy 2020(Xem: 7855)
Cuộc chiến này dù đã kết thúc như thế nào, người dân Miền Nam Việt Nam vẫn cúi đầu ghi nhớ công ơn các anh, sự hy sinh cao cả của các anh
08 Tháng Bảy 2020(Xem: 6597)
Chính người da trắng văn minh đã cầm súng chiến đấu sống_chết với người da trắng và đấu khẩu không khoan nhượng trên các diễn đàn, mặt trận chính trị, tôn giáo và văn hoá để giải phóng cho nô lệ da đen.
30 Tháng Sáu 2020(Xem: 6856)
'Đây không thể là nước Mỹ. Đâykhông phải là nền dân chủ tự do lớn nhất trên thế giới. Đây là một quốc giađang có chiến tranh với chính mình
21 Tháng Sáu 2020(Xem: 7968)
Mộc Hóa và Long Khốt là những điểm trọng yếu QLVNCH cần trấn giữ để ngăn chặn quân CS (Tr đoàn Z-15) từ Svayrieng kéo sang.
18 Tháng Sáu 2020(Xem: 8335)
‘Nhứt Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng.”Cả 4 vị tướng được dân chọn đều rất xứng đáng với lòng tin của dân chúng VNCH
18 Tháng Sáu 2020(Xem: 7207)
Những lời lẽ trong bài ai điếu của ông Bùi Quang đã thể hiện hào khí của tinh hoa nước Việt được un đúc, truyền lại qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc
23 Tháng Năm 2020(Xem: 9461)
với vai trò là một nhân chứng kể lại một khúc quanh của lịch sử, người đọc, và thế hệ sau sẽ tự biết cái nào đúng, cái nào sai
18 Tháng Năm 2020(Xem: 7027)
Ở một miền có tên là Quá Khứ. Thầy sẽ để thì giờ dẫn con về miền Quá Khứ..
08 Tháng Năm 2020(Xem: 7937)
điều mà ông gọi là lương tâm của nước Mỹ, hay là thật lòng. Những dẫu sao thì quốc hội Mỹ cũng đã quyết định thay giùm ông, rằng VNCH phải chết.
05 Tháng Năm 2020(Xem: 7531)
ông đã chải lại mái tóc bạc chưa kịp dài để được cuốn tròn kẹp lên sau ót, như ngày xưa…
29 Tháng Tư 2020(Xem: 37171)
Đáng thương thay, một tài năng trẻ mà gia đình tôi hằng khâm phục và yêu thương đã bị hủy diệt. Anh là một trong những người lính VNCH
24 Tháng Tư 2020(Xem: 50999)
trịnh trọng như trong đời tôi lần đầu tiên tôi được ăn món này, món cháo huyết đậm tình người của bà xẩm Đakao
13 Tháng Tư 2020(Xem: 49988)
chiếc xe màu đen đang nổ máy đậu trước cửa. Chiếc xe lao nhanh vào bóng đêm mịt mùng
09 Tháng Tư 2020(Xem: 23220)
Những người trước đó đã nhăn nhó và phàn nàn thì ngượng nghịu vì cảm thấy xấu hổ!
29 Tháng Ba 2020(Xem: 7243)
Họ hy vọng tiền Sài Gòn gửi ra bằng hàng không Air VN,thường thường vào buổi chiều,cho nên vẫn cố nán đợi
29 Tháng Ba 2020(Xem: 7122)
Chúng tôi vào đến thành phố Đà Nẵng vắng vẻ. Một vài nơi đổ nát hoang tàn, phố xá thảm hại, dân chúng chắc ở trong nhà nhiều hơn ngoài đường
20 Tháng Ba 2020(Xem: 8123)
có Anh, Người Lính mất Quê Hương - Người Lính Sống- Chết một lần với Miền Nam. Với Việt Nam
11 Tháng Hai 2020(Xem: 8860)
Người Nam Kỳ viết không sai chánh tả nhưng trong văn nói có nhiều đặc trưng của vùng
03 Tháng Hai 2020(Xem: 7029)
tôi cầu nguyện cho mọi người, cầu cho thái bình mau đến trên thế giới, đất nước và thành phố quê hương tôi
14 Tháng Giêng 2020(Xem: 7958)
với tư cách một con dân Việt Nam và một người trả nợ ân tình cho người Miền Nam…Đó là ước mơ của tôi.
06 Tháng Giêng 2020(Xem: 7508)
Hãy để những thiện ý này lưu truyền mãi về sau … như thế, mỗi ngày của chúng ta, sẽ là mỗi ngày hạnh phúc và may mắn!
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8231)
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7125)
Tôi nghe lời mình từ bên trong: Con sẽ là một dấu cộng cạnh dấu cộng của ba…
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8415)
người lính này đã ra khỏi chiếc xe jeep của mình, đứng nghiêm trang trong khi trời đang mưa tầm tã.
06 Tháng Mười 2019(Xem: 7759)
Triều đình nhà Nguyễn đã gởi một phái đoàn ngoại giao đầu tiên sang phương Tây là vào năm 1863, với sứ bộ Phan Thanh Giản đi Pháp
29 Tháng Chín 2019(Xem: 7559)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
22 Tháng Chín 2019(Xem: 8896)
Chao ôi! Trí thức, trình độ dân nước ta xem với tên phu xe Nhật Bản chẳng đáng chết thẹn lắm hay sao".
15 Tháng Chín 2019(Xem: 7836)
lý do duy nhất là bài hát hay, mà vì lý do anh muốn nhắc nhở người nghe về thảm họa của dân tộc Việt Nam.
11 Tháng Chín 2019(Xem: 7552)
Chiến tranh mang lại những tổn thương khó lành trong tâm khảm những người lính tham chiến
05 Tháng Chín 2019(Xem: 11278)
Từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, để con phiền mẹ cho – Cô ôm chặt mẹ, nước mắt thấm đẫm vai áo mẹ
29 Tháng Tám 2019(Xem: 7980)
Mẹ không nói, nhưng chắc vẫn nhớ nhiều điều trong quá khứ, nhất là cái ngày hai mẹ con mình đi nhặt lại xác cha,
15 Tháng Tám 2019(Xem: 9386)
Không. Không. Không được. Con của mẹ phải mạnh dạn, hùng dũng, không sợ ai cả. Mà ai dạy cho con câu nói nầy
11 Tháng Tám 2019(Xem: 7684)
Và tôi còn nợ nàng, nợ Ninh Hòa. Mảnh đất hiền hòa đã cho tôi một người vợ chung tình, cùng tôi qua bao cuộc biển dâu.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 7735)
Ai ai cũng có cuộc sống của riêng mình, hãy để những ngày tháng tuổi già của cha mẹ là ngày tháng đẹp nhất và ấm áp tình thương yêud
09 Tháng Sáu 2019(Xem: 9885)
Chẳng phải Sài Gòn, những cuộc thảm sát đã xảy ra tại nhiều nơi ở miền Nam trong Tết Mậu Thân 1968. Bé trai con của Trung tá Nguyễn Tuấn
26 Tháng Năm 2019(Xem: 8074)
Con đừng giấu Dì nữa, con về mà không thấy Quan, Dì biết liền !” Nước mắt Hiền lại rơi thật nhanh xuống đất. Má Quan thất thểu bước vào nhà
15 Tháng Năm 2019(Xem: 9341)
Trong khi truy tìm tài liệu và tư liệu để viết bài này – cũng như suốt thời gian dài phỏng vấn rất nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ để thực hiện cuốn Tài Liệu Lịch Sử Hải Quân V.N.C.H.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 7998)
Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vẫn tung bay trên các kỳ đài chiến hạm đang hải hành ngoài hải phận quốc tế nhưng đối với thế giới thì ngọn cờ nầy không còn tồn tại.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 8209)
Biến cố đã tạo ra một tin tức dội ngược về Hoa Kỳ, và bố mẹ tôi – không hay biết rằng tôi đang có một sứ mệnh bí mật tại Việt Nam
28 Tháng Tư 2019(Xem: 9602)
Thương làm sao cho những người lính trẻ của tôi, kể cả tôi nữa đang phải tự xa cách nỗi riêng tư để chỉ thấy trước mặt là lửa đạn.
16 Tháng Tư 2019(Xem: 7283)
Cùng ngày đó, những người Việt Nam còn kẹt lại bắt đầu một cuộc sống đen tối dưới bạo quyền cộng sản.
14 Tháng Tư 2019(Xem: 9540)
Trong cuộc chiến chống Cộng Sản ở miền Nam Việt Nam, hàng ngàn anh linh hào kiệt của QLVNCH đã ngã xuống cho an nguy của dân tộc
14 Tháng Tư 2019(Xem: 7870)
Xin nghiêng mình tôn vinh một Vị Anh Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hai giờ chiều ngày 29.3.1975, việt cộng đã treo cờ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng
02 Tháng Tư 2019(Xem: 7072)
Nếu ai còn nhớ đến các anh linh tử sĩ thì hãy nhớ đến họ bằng câu kinh tiếng kệ, cây nhang, bó hoa, tùy lòng đóng góp cho Trai Đàn Chẩn Tế
01 Tháng Tư 2019(Xem: 9083)
Tại xa cảng xa lộ Biên Hòa, tất cả các quân nhân di tản đều được đưa lên những chiếc GMC đương đợi sẵn, xe vừa đầy là tài xế lăn bánh trực chỉ
11 Tháng Hai 2019(Xem: 8920)
Thế thì , vấn đề là: Ngày nay, câu nói giết người của anh Tầu cổ hủ: Nhất tướng công thành vạn cốt khô có còn đúng đắn không nhỉ?