7:14 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

Mặc cảm/Phức cảm Oedipus* phương điền nguyên

21 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 10606)
 Truyện ngắn:MẶC CẢM/ PHỨC CẢM Oedipus

 Thi nằm trên bãi cỏ trong khu vườn xoài của trại tỵ nạn Bataan, Phi Luật Tân. Nó đưa mắt nhìn vẩn vơ bầu trời xanh, lướt thướt các cụm mây trắng di động theo gió. Nó quơ tay kéo sụp chiếc mũ lưỡi trai để che ánh sáng cho bớt chói - nghĩ ngợi lung tung. Mây bay về đâu nhỉ? Nó thấy hình như mây cứ xuôi về hướng có mặt trời mọc. Nó nhớ lại căn nhà lúc còn ở Biên Hòa. Mỗi sáng mở cửa ra đều có ánh nắng dọi thẳng vào căn nhà bếp không vén khéo, chắc là phương Đông - nó nghe ba má nói thế. Căn nhà được cấp tại trại cũng thế. Ánh nắng chiếu thẳng mọi góc tối… Và nó bềnh bồng đưa trí về nơi có nhiều bạn bằng trang lứa - không biết giờ này thằng Tèo, con Lượm… tụi nhóc chơi gì nhỉ? Chúng còn nhớ tới nó là thằng “quậy” nhất xóm Bến Cá ở Biên Hòa không?

 Dãy núi dặm xa, sương mờ lan khói dường như còn vấn vương níu mây lại. Gần trưa, đủ loại chim khuấy động sự tĩnh mịch, quạnh hiu trên núi bằng mọi tiếng líu lo có cảm tưởng bìa rừng như hoang dã hơn với những con ó lượn lưng chừng trời tìm mồi, nổi bật nét chấm phá cho thêm phần quạnh hiu của trại. Lâu lâu, một con chim bói cá, sắc xanh lóng lánh, chộp xuống mặt suối, rồi vút lên không, mỏ ngậm con cá. Thi thấy hình ảnh thật sinh động, khác với thời gian ở trại Pulau Bidong tù túng... Cái hạnh phúc đơn sơ này nó muốn nhớ mãi.

 Đã hơn sáu tháng được về đây ăn học nếp sống mới để chờ đi Mỹ, từ khi gia đình nó vượt biên để chờ nước thứ ba cho định cư gần hai năm trước. Gia đình nó đã đi hiên ngang trên biển rộng vì đã mua bến bãi. Tuy nhiên lúc đến Mã Lai, cha mẹ nó cũng ‘xuống tinh thần’ vì bao ngày quá lo các điều không may sẽ ập đến... Nhờ Trời thương, mọi chuyện đều bình yên nên mới được chuyển về đây học để chờ ngày đi.

Bỗng nó thấy cha mẹ nó đang đi về hướng nó với những bước chân vội vã, tay ngoắt lia, miệng réo:

-“Thi ơi... Thi! Trời ơi lại trốn ra đây! Dậy về mau. Ban đại diện thư tín mới đưa list của mình được đi Mỹ ngày mai. Chạy đi kiếm chị mày về liền để chuẩn bị đồ đạc…”

Thằng nhỏ lầu bầu, điệu bộ nhỏng nhẽo mẹ, thủng thỉnh đứng dậy, tay cuốn mũ kết, miệng trề trề xin tiền:

-“Con khát nước quá. Má cho con 5 pésô đi.”

Ba nó quặm mặt, cười cười đe nẹt:

-“Ai biểu giờ này nắng gắt mày trốn ra đây? Không ở nhà cho ai sai bảo gì. Mau đi, chớ không thì nứt đít giờ!”

Nó trả lời ‘thật thà’ mà như ‘chọc quê’ ba nó:

-“ ’Đốt ba đi!’ Cô giáo Phi nói lúc đi học: khi qua Mỹ rồi, ba mẹ ít dám đánh con lắm. Có gì, các cô còn dạy tụi con cách gọi 911, kêu cảnh sát nè. Bộ ba không biết hả?”

Mẹ nó dỗ, móc bóp lấy tiền đưa nó.

-“Ừ, chạy lẹ đi con. Thi ngoan mà ai đánh đòn! Cầm 2 pésô đi rồi qua Mỹ, mẹ mua quần áo 'da bò' cho.”

Ba nó vừa nói vừa quặm mặtL:

-“Không biết nói cám ơn hả mậy?”

-“Thank you mom.” [Nó lầu bầu trong miệng ‘Chả cám ơn ba đâu’.]

 *

 Đã năm tháng qua Mỹ, vợ chồng Hoạt được ông anh vợ đi trước bảo lãnh về tiểu bang Georgia; mặc dù những người thân của phía Hoạt định cư bên Calif. Tuy thế Hoạt chỉ qua thăm gia đình bên mình để coi người Việt sống ở đó ra sao trước khi quyết định sang hay không. Rong chơi khoảng tuần, anh em họ hàng dẫn chàng thăm viếng mọi nơi. Nhưng, Hoạt thấy cuộc sống nhiều bon chen. Và nhất là gia đình không 'vững tay chèo' thì các con còn nhỏ dễ dàng tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Nhất là Thi, tính tình bướng bỉnh, ương ngạnh với cha nên chuyến 'thăm dân cho biết sự tình' vừa qua, anh quyết định cho gia đình ở gần bên phía vợ.

 Rồi chàng được ông anh vợ giới thiệu vô hãng chuyên chế tạo thùng đựng bằng carton cho các xí nghiệp. Và công việc của chàng chỉ lái xe xúc, xúc hàng thành phẩm chất đống lên cao, hoặc giao chuyển thì nâng xuống. Còn vợ Hoạt có nghề may từ ViệtNam trước khi hai người lấy nhau. Qua Mỹ, nghề may thành thực dụng nên vợ Hoạt vô làm cho tiệm chuyên bán quần áo. Và nàng may những thứ cần sửa lại một cách khéo tay, nhanh, vừa lòng khách nên ông chủ rất tin dùng.

 Đáng lẽ chuyến vượt biên của vợ chồng chàng có một người bạn thân từ những ngày còn học chung là Tân đi theo. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, Tân không đi được, nên gia đình Hoạt ‘vượt’ một mình. Sau đó, khi nghe Tân bị tai nạn ở quê nhà. Vợ Hoạt, hối chồng gởi những số tiền về cho gia đình Tân. Năm năm sau, Tân cùng gia đình cũng đến Mỹ được bằng con lai.

 Hai gia đình ở khác bang. Thỉnh thoảng, Hoạt nhớ lại những đoạn đời qua với thằng bạn cũ. Nhiều lần Hoạt điện thoại qua North Carolina kêu gia đình ông bạn về ở chung bang cho vui. Rồi hai vợ chồng Hoạt lái xe từ Georgia đến 'xúc' gia đình người bạn cố tri đi mà không kịp từ giả lối xóm. Lúc Tân ngồi trước cổng chờ. Chiếc xe họ vừa ngừng, Tân lật đật chạy ra ôm mừng [hug] vợ Hoạt trước rồi mới đến ôm thằng bạn cũ để mừng… khoảng thời gian ngăn cách hơn chục năm kể từ sau biến cố 4/1975.

 Hoạt nhíu mày, trong thâm tâm nhớ lại. Cái thằng Tân này là bạn bè mấy chục năm nay... hồi tụi ‘tay trắng’ lúc còn là học sinh trường làng. Sau đó, chúng dọn về SàiGòn trước khi vào quân đội. Tân đi làm trong Tổng Tham Mưu, thường hay ghé qua nhà bạn cơm 'chùa' của những ngày hai vợ chồng nó từ Tây Ninh nghỉ phép thường niên về nhà của bà mẹ vợ - cứ điện thoại kêu Tân ơi ới, phải ghé nhà cho chúng nó 'hầu hạ.' Rồi sau này, ‘đời bỗng dưng... bị giải ngũ,' Tân cũng thường ghé lại nhà vợ chồng bạn trong hẻm Cô Giang, Phú Nhuận để chỉ cho bạn đi Thủ Đức mua dây khoai lang đem lên khu kinh tế mới Long Khánh trồng; hoặc có khi chỉ cho nó nhà bà Bì còn mắc nợ tiền nước mắm để đòi lúc nó chạy bán rong… Sự thân tình ‘lỉnh kỉnh’ đầy ứ kỷ niệm từ nhỏ ‘dài ngoằng đến hôm nay... thì thằng 'mắc dịch' nó có 'ôm ôm/hug hug' kiểu Mỹ chút thì có ‘mất mát thịt, bay tí hơi’ gì mà lo. Nghĩ vậy, Hoạt vui vẻ giục gia đình Tân lên xe về Georgia.

 Vì thế... sau này khi có tiền, lúc nào đến nhà lão Tân thì Hoạt cũng tế nhị ra xe nổ máy trước, để vợ Hoạt bồng cháu nội ra sau cho mát, và cũng làm lơ thằng bạn nếu có gì gì cũng chả làm sao, như 'tiếp hơi/phủi bụi' vậy mà! Vì có lúc Hoạt hỏi sức khỏe của Tân khi cả ba có dịp đi chơi chung, Tân cũng nói thiệt là... vì sau khi bị xe đụng vào cột sống cổ ở ViệtNam, lúc qua Mỹ được bịnh viện Massachusetts mổ, nên việc... ‘ngóc đầu dậy đi chơi…’ không còn hơi sức nữa nên... lão trả lời ngắn gọn: “…tui luôn ngủ một mạch đến sáu giờ chiều mà vẫn không muốn thức...” Cả ba hiểu ý nhau cùng cười khúc khích. Nên tình nghĩa bạn bè nơi đất khách, Hoạt yên chí giữa vợ và bạn vẫn không thành vấn đề… là thế!

 Riêng ông Tân cũng cảm ơn đời mối thâm tình giữa chồng và vợ bạn luôn cách xa mà gần trong tâm tưởng đó. Bữa vợ Hoạt ngồi nhiều nên đau lưng đến nhờ Tân châm cứu. Gã lấy đồ nghề, tay lấy sách chỉ chỗ phải châm kiểu ‘thể châm’ dưới bụng như ‘li thanh minh J.

Hoạt nói liền:

-“Thôi, khỏi châm dưới... chỗ đó mày!”

Lan cười cười trả lời:

-“Thì coi ảnh như thầy thuốc vậy mà.”

Hoạt cười cười trả lời:

-“Nhưng, nó là ‘lang băm’ em biết không…?”

 Nói vậy, nhưng Hoạt cũng giả vờ coi sách để mặc 'thầy thuốc' chữa sao thì chữa. Lạ là Hoạt biết tỏng vợ mình cũng có cảm tình với gã Tân thuở thanh niên, nay chính Hoạt cũng dám chia sẻ 'cái phần sau' của vợ khi nhờ lão Tân trị bịnh hoặc bấm huyệt lúc bà ‘bể nghể’. Dòng đời lặng lẽ trôi, cứ để cho cả ba nắn nót lại tâm tình quý mến nhau. Đã cháu nội/cháu ngoại đầy đàn, hiểu biết lắm điều về nhau cũng vừa đủ cho ý nghĩ… biết đến ‘ranh giới’… nào thì phải dừng.

 *

 Thi đến Mỹ còn teenage giữa thập niên '80. Vợ chồng Hoạt phấn đấu lắm mới có sự ổn định như ngày nay. Tuy vậy, những ngày ‘se chân ấm đầu,’ Hoạt mới cảm thấy nhiêu khê việc kiếm tiền trên đất lạ, phải chịu khó, mới dễ có tiền, dư ăn/dư mặc. Lúc chưa khá, những ngày cuối tuần, vợ chồng Hoạt thường trồng rau, câu cá kiếm thêm tí tiền, lại vừa có thú tiêu khiển đơn sơ. Một hôm, Hoạt ra sân ngó dáo dác, réo thằng nhóc đang chạy chơi với con hàng xóm.

-“Thi ơi Thi. Thằng 'bò tót' mày đâu rồi hả Thi?”

Thi dạ một tiếng rõ to rồi lằm bằm:

-“Mới ra chơi chút mà ba cứ réo hoài!”

-“Ba nhờ con đem mớ rau này qua chị Xinh để lúc đi làm, ghé bỏ cho tiệm phở dùm ba chút.” Rồi ông tiếp: “Ba nhờ mầy cái gì cũng kèn cựa không à!”

-“Sao ba không đi mà kêu con?” Nó trả lời giấm giẵn.

Ba nó dễ dãi:

-“Thì con cũng lớn rồi, cùng làm vớí ba mẹ kiếm thêm chút cháo không được sao? Ham chơi chi quá vậy mậy?”

-“Con nghe ngoại nói với bác Tân lúc còn ở ViệtNam - là ba mong cho con ăn chơi chóng lớn... mà nay ba còn nói con đi chơi”

-“Ừ, thì ba mẹ cầu mong con không ốm đau... chóng lớn để phụ giúp với ba mẹ kiếm tiền, chớ đâu phải chỉ chơi không đâu. Nay con cũng khá lớn rồi, phụ giúp ba mẹ chớ. Ở không thì lấy tiền đâu mà ăn?”

-“Bộ có tiền mới ăn được sao?” Nó ‘trả treo’ hỏi lại.

-“Chớ gì nữa! Có ăn mà không làm thì ai cho ăn? Chớ con không thấy con sóc còn biết tha hột, đào lỗ chôn để có cây khác lớn lên mọc trái nó ăn sao?”

-“Có chớ. Con đâu có làm gì cho nhà trường mà đi học cũng được ăn vậy. Đâu có tốn cơm của ba má đâu mà ba má lo quá vậy?”

Ba nó nghĩ nếu có giải thích dài dòng cho nó cũng vô ích. Chịu thua nó cho rồi:

-“Ngoan đi, mai mốt ba dẫn con đi mua đồ chơi…”

Thi giẫy nẫy:

-“Thôi đi! Hôm trước dẫn con đi mua đồ, ba bảo con lựa thứ hàng nào có đề giá chẳn như tám đồng/chín/mười đồng gì đó thì ba mua. Con tìm món nào cũng ghi giá $7.99/$8.99/$9.99... Toàn là số lẻ xu xu ở đàng sau không hà, nên ba nói không đúng, ba không mua. Với lại, ba gặp ông nào ở trong lính, ba cũng đứng nói chuyện cả giờ. Con kéo tay ba đi mà ba có chịu đi đâu. Con đứng rục cả chưn. Chả thèm đi với ba nữa!”

Ba nó cáu:

-“Giờ, tao hỏi mầy đi nhanh không, hay đợi cốc lên đầu.”

-“Đi thì đi chớ bộ…!”

Rồi thằng nhỏ phụng phịu, xách túi nylon rau thơm đem qua nhà chị nó, đối diện bên kia đường. Đến nơi, nó thấy chị nó đang ngồi trang điểm để đi làm. Nó nói:

-“Chị, ba nói chị đi làm ghé tiệm phở bỏ rau cho ba. Nhớ đó bà. Không thì bà bị cốc đó.” Rồi nó ngó trân chị nó hỏi:

-“Mà chị phớt phớt cái gì lên mặt hồng hồng chi vậy?”

Chị nó lừ mắt, háy xéo rồi trả lời:

-“Thi sao cứ hỏi chuyện tào lao người lớn hông à! Khi nào Thi lớn Thi có bồ thì Thi biết.”

-“Bồ là gì? Bồ là con voi trong circus hôm đi coi hả? Chứ anh Bổn hổng lớn sao mà cứ lần nào gặp em là hỏi chị đi làm có ‘bồ’ đưa chị về không là sao?”

Xinh chợt nhớ vị hôn phu, hỏi em:

-“Ảnh hỏi Thi hồi nào? Ừ, thì sắp sửa cưới chị nên ảnh hỏi dò Thi đó mà... Tào lao không! Để rau đó cho chị. Cho Thi đồng bạc cắc trên bàn rồi cút đi cho rảnh!”

Thi được tiền hí hửng chạy ra sân đón anh Mễ đang rung chuông bán cà rem.

 *

 Hôm Tân đến nhà của vợ chồng Hoạt để ‘kiếu’ đi bang khác. Vợ chồng Hoạt hiểu rõ hoàn cảnh gia đình của Tân không được hạnh phúc lắm, nên họ dẫn Tân đi sắm thêm ít quần áo theo lời đề nghị của Lan với chồng.

Tân tẩm ngẩm tầm ngầm thích thú ra mặt, rồi xì vài câu “ngăn cản láo” cho phải đạo làm bạn:

-“Thôi... mua ... ‘nhiều...’ quá sao tui xách nổi?”

Lan cười thoải mái như được dự vào phần đời của người thân, trả lời:

-“Thì cũng cho 'ông' ăn mặc đẹp để ‘thiên hạ’ còn dòm chớ.”

Hoạt cười cười chêm vô cho bạn yên tâm:

-“Thì hồi xưa ở Việt Nam lúc mày có tiền cũng hay dẫn tao đi ăn chơi vậy mà. Giả bộ khỉ hoài. Tao bảo cứ ở đây đi chung đạo với tao. Chớ để tao lên thiên đàng mà không có mày thì cũng buồn lắm…”

Lão Tân cười khì khì ‘như gió thoảng ngoài tai’:

-“Hổng dám đâu! Vợ chồng ông lên đó có tui càng lộn xộn.”

 Tân đi đã hơn hai năm. Thỉnh thoảng Hoạt gọi điện thoại lên hỏi thăm, cũng mừng biết ổng đang có một người đàn bà lỡ thời mới gặp. Trong thâm tâm vợ chồng Hoạt, hay nói riêng là Lan muốn ‘ông hàng xóm’ xưa cũng được hạnh phúc như mình nên nói chồng gởi lên cho Tân nào là son môi, bóp đầm cho 'người dưng mà ổng đem lòng thương;' ngay cả thuốc rượu ‘hải cẩu bổ thận’ của Hoạt đang dùng cũng để cho ông bạn uống lên gân.

 Nhưng, số lão Tân cũng ‘mạt rệp’. ‘Bóng hạnh phúc' chỉ mới đôi tháng rồi cũng tan ngay. Ổng thở dài thườn thượt. Rồi nghe bạn nối khố gọi, Tân lại mang... ‘đầu trọc’ về lại Georgia… để lâu lâu có dịp, vợ chồng Hoạt đến rước, đưa về nhà xem phim. Hôm xem video 'Mùi Đu Đủ Xanh,' loại tình cảm vấn vương giữa hai người khá cao niên. Người đàn ông đến ngõ nhà người tình, ghé mắt qua hàng giậu, nhìn người thương rồi… cười cười chút, và... lẩn tha lẩn thẩn đi về! Lẩm cẩm... chỉ thế mà Lan ngồi bên kia, phát biểu một câu cho cả chồng lẫn lão nghe:

-“’Tình chỉ đẹp khi còn dang dở...' ý mà!” Cả ba cùng ‘ngộ’ ra ‘chân lý’ cười.

 'Ông hàng xóm ngày xưa' vẫn được nhiều cảm tình thân ái giữa gia đình Lan-Hoạt nay khá giàu. Giỗ nhớ, đám cưới vui, tiệc tùng hân hoan, lễ lộc của gia đình họ, ông Tân đều được thân tình mời tham dự cho đủ mặt với người quen. Có khi Tân 'nghe' một ít hãnh diện được ngồi cạnh vợ chồng Hoạt - kẹp giữa là Lan – (như miếng sandwich) với bao cặp mắt… (đánh dấu ?).

Nếu có người nào thắc mắc, Lan trả lời:

-“Tân là hàng xóm thân ái xưa của tụi...”

Dĩ nhiên, Hoạt biết vợ mình cũng có cảm tình với người bạn thuở khố rách áo ôm. Chàng chỉ hỏi ‘xa xôi’ với lão khi hai người có dịp đến nhau. Hoạt 'đá trái bóng' tình cảm về phía ‘đối phương:’

-“Tao biết khi tao chết rồi, có khối thằng muốn nhào vô vợ tao…”

Lão Tân nghĩ bụng: 'thằng ‘phải gió’ này đang tiếc của đời đây! Trước mắt chỉ có tao mà mày không nói thẳng ý hả mậy?' Con mắt nhìn xa xôi, lão trả lời chọc cho ‘bỏ ghét’:

-“Sao lúc trẻ, mày làm vợ mày ghen quá trời. Giờ già ‘đâm hơi đổ đốn ra,’ khi gần ‘đứt chến’ thì tiếc... vợ? Đúng là trời trả quả ‘con’ ạ!”

-“Ừ! Thì… giờ tao yếu sức rồi. Vả lại, sức khỏe tao tao biết. Trong người đang có một đốm đen bằng hạt đậu đang tàn phá tao. Mầy biết không?”

Tân chưa bao giờ nghe Hoạt tiết lộ có một đóm đen trong người nên vô tình không để ý là bịnh gì, giỡn Hoạt trong thương tình:

-“Không sao! Khi mày nằm xuống, tao sẽ ghi trên mộ bia: 'Nơi đây an nghỉ một người bon chen, hãnh tiến để giàu có, nhưng rất yêu vợ và tốt với bạn xưa'.”

Ít lâu sau… ông Tân vào bịnh viện thăm bạn đôi lần với Thi, lúc đón khi đưa. Lan giao cửa hàng cho người làm coi tiệm alteration để có nhiều thì giờ săn sóc chồng. Sau những chạy chữa cũng không qua, mùa thu năm ấy Hoạt mất, sau khi gả chồng cho con gái, Xinh. Lão Tân viết một bài ai điếu vĩnh biệt tại lò thiêu!

 **

 Thi đã 18, vừa đi làm vừa đi học. Thi không bạn gái, vẫn lủi thủi bên mẹ. Lâu lâu Thi nghe lời mẹ lên rước bác Tân về chơi nhà. Nhưng, trong mơ hồ liên quan bao chuyện quá khứ, rồi đến một ngày nào đó nó quả quyết là bác Tân và mẹ mình có tình ý với nhau. Thi bực bội, tỏ ý ngăn cản mẹ mình muốn tục huyền. Thi tìm Xinh đưa lời phản đối. Người chị không giấu cảm tình của mình với bác Tân. Vì sự kết hôn giữa nàng và chồng hiện nay là do bác ấy nói vô với ba mẹ nàng.

Xinh bảo Thi:

-“Thì mẹ nay cũng cần người bạn bên mình để cùng lo những vui buồn hằng ngày. ‘Người ta có thể chịu đắng nuốt cay, khổ sở chung với nhau, nhưng sự cô đơn thì giết người’ [on peut enduré les plus terreurs en common – mais la solitude est mortele] lời một văn sĩ Pháp nói, Thi không biết sao? Mẹ cũng cần người bên giường lúc trở trời, uể oải... Vả lại, có biết bao người con còn đăng báo tìm bạn cho cha/mẹ mình lúc cô đơn nữa là...!”

Thi làm thinh nhưng trong lòng có ý nghĩ đối chọi khác. Một buổi hai mẹ con đi chợ, Thi lái xe, quay qua mẹ nói vẻ hằn hộc.

-“Con quý bác Tân vì là bạn rất thân thuở xưa của ba mẹ, nhưng con không muốn có bác ấy mà mẹ đến với ông ta. Con không muốn thấy bác ấy tới thăm mẹ nữa...”

Lan sững sờ, nói như rưng rưng, thú nhận:

-“Bác ấy có tới thì cũng thăm mẹ, ngồi nói chuyện suông ở ngoài phòng ăn thôi, chớ có gì đâu. Bác ấy đương nhiên rất quý gia đình ta. Như hồi còn sinh tiền ba con, bác ấy thường đến chơi và trong giao tiếp, bác ấy biết tình cảm… đến chỗ nào thì phải dừng..! Con đừng nghĩ quấy bác ấy. Nếu mẹ và bác ấy có sao sao... thì cũng chỉ là một mối cảm thông giữa những người trọng tuổi hợp ý hợp tình nhau. Vả lại, má còn biết bao muộn phiền từ khi ba con mất…”

Rồi Lan cầm cái bóp loay hoay trong tay, nói tiếp:

-“Sau này con sẽ rõ, hiếm ai ngăn được ước mơ - dù biết nụ hoa cuối đời tàn mau - mà hương lòng vẫn tỏa. Con rồi cũng sẽ có gia đình, đâu còn nhỏ để mẹ nâng niu lúc hiu quạnh. Ba con chẳng may mất, thì cũng do số mệnh bềnh bồng của mẹ chưa yên mà thôi…”

 Chợt nàng nghĩ đã qua đây lâu mà không biết để sớm chữa trị cho con. Nay nó quá lớn, thành bịnh thật rồi. Lan hơi trách chồng thuở trước, biết con bị bệnh mà vì quá bận làm ăn, chả người chỉ dẫn nên không biết trị sớm cho con.

 Thi rõ ràng hiểu mẹ cũng có lý. Nhưng suốt những năm tháng dài, từ khi lọt lòng đến lúc trưởng thành, Thi vẫn quanh quẩn với mẹ. Họ thường tâm sự với nhau như hai chị em.

-Nhưng con không thích. Bác ấy làm con cũng bực mình sao sao ấy...!

 *

 Thành kiến nào cũng khó sa, nhất là luôn ám ảnh bị chia sẻ tình thương. Và lời nói của con làm Lan hồi tưởng lại khi con lên năm/lên sáu lúc nàng mới mang bầu em nó được mấy tháng. Hoạt trong quân ngũ thường vắng nhà. Cô con gái lớn đi học, Thi đang chơi với người lính bằng chì bên cạnh bàn máy may nàng đang may. Bỗng nó hỏi nàng giọng ngọng nghịu:

-“.. ạại .. aao.. óó.. oon.. ậậy.. ẹẹ?” Lan biết con tò mò hỏi nàng 'tại sao có con vậy mẹ.' Lan cười vui dễ dãi, trả lời cho qua:

-“Thì ngủ chung có con chớ sao.” Nó nói một hơi như đã suy nghĩ; vì hằng đêm nàng bắt con phải ngủ kề bên để dễ chăm lo cho nó:

-“..aai.. ốốt.. ii.. ới.. ẹẹ.. óó.. iiều.. oon.. ắắm!” Ý nó nói 'Mai mốt Thi với mẹ có nhiều con lắm'.

Lan cười xòa, vò đầu nó. Nàng nhớ lại điển tích thần thoại 'Mặc Cảm Oedipus’ của Hy Lạp “Con trai/con gái lúc bé rất ghét cha/mẹ cùng phái vi mình. Con trai ghét cha - 'yêu mẹ;' con gái ghét mẹ 'yêu cha.' Phần lớn con trai có tánh này nhiều hơn. Chúng mang mầm bệnh tâm lý về sự ẩn ức dục tính.”

Nàng xoa đầu con, vui vẻ trả lời:

-“Ừ, mấy tháng nữa con sẽ có em bé để chơi chung rồi...!”

 *

 Giờ ý nghĩ chung sống với Tân đã đông lạnh. Tiềm ẩn trong nỗi lo của Lan, sinh vật cản trở đáng kể nhất lại là đứa con trai. Nó như thứ cồn đá, ‘thuyền (quyên) lênh đênh dễ chạm bể’ giữa dòng tình cảm gợn sóng cuối đời. Bên nào cũng có sự dịu dàng riêng… Mà giải quyết sao cay đắng quá! Lan lại sợ. Vốn ít quen chịu đựng sự giằng xé phân hai, mà trong thâm tâm - đời nàng chỉ chọn một. Lan khổ sở phải níu tình ‘mẩu tử’ quyết định.

 Mấy hôm trước lễ, Tân điện thoại hẹn Lan đến để giải quyết những giằng co một lần cho xong. Đêm Giáng Sinh Lan gặp 'người hàng xóm thân thương' trong tiệm rượu khuya. Lúc Lan quay mặt ra ngoài cửa tiệm, ngó dòng xe lướt qua các rặng cây phong, lá tung hê như muốn lìa cành theo từng ‘cơn gin’ của gió mà lòng không biết ổng đã tới chưa - lúc nàng ngó vào, ngỡ ngàng thấy Tân đã đến trước ngồi trong góc kẹt từ lâu bên chai rượu đã vơi gần nửa. Vẫn nụ cười hiền hòa, nay thêm chiếc khăn quấn cổ làm không gian càng giá băng.

Tân đứng dậy kéo ghế mời Lan ngồi. Thấy chai rượu cạn nhiều nàng thảng thốt, êm đềm khuyên:

-“Anh đừng uống nữa em sợ!”

Tân cười nửa miệng, giọng muộn phiền:

-“Anh những tưởng có em bên mình cho đêm đông có hơi ấm, để cuộc sống thêm ý nghĩa. Nhưng, cuối cùng thì đời anh cũng đi về một cõi riêng! Còn chi nữa để gìn giữ hả em…?”

Lan lấy Kleenex chặm nước mắt mình. Nói một hơi dứt khoát. Vì sợ ngập ngừng mình sẽ đổi ý:

-“Em van anh đừng nói nữa! Như em đã giải bày với anh từ trước. Xin anh nghĩ đến mình mà tự đứng dậy. Hãy nghĩ những tình cảm đã qua giữa chúng ta như bụi phấn, chút hương thừa phảng phất đời nhau - nay để cho bay vào nơi thăng hoa để ta nâng niu những phút sau cùng còn lại này. Tự giận mình! Dù trái tim em vẫn còn chỗ trống để đong đầy tình cảm người xưa. Mà tâm em lại hụt hẫng... vì sao anh cũng đã biết... Trong đó có những phút giây nhớ về anh như mùi hoa sứ tỏa hương trong cõi phù vân nhiều chọn lọc này. Em muốn vin cành thơm nụ, chợt hương kia cứ lảng đảng xa bay. Bên gối đêm chỉ còn đọng lại nước mắt mình mà tưởng chừng như giọt nước em tưới cho cây kia nở hoa lâu dài để tỏa mãi hương.” Ngừng chút, Lan tiếp:

-“Anh, em khổ tâm lắm! Em lo bản thân lẫn cho anh. Em sống giằn co giữa trạng thái bước tới/thối lui - cũng như ‘quên đi mình’ như truyền thống xa xưa. Đành rằng mình sống cho mình, không e dè tha nhân. Nhưng anh vẫn biết, em là người đàn bà Việt Nam thuần túy, coi sự thủy chung và sự kính trọng của các con là chỗ dựa tinh thần. Anh có thông cảm vậy không? Nên em đành hy sinh hạnh phúc riêng mình thêm lần nữa...”

 Phân trần xong, Lan bật dậy, quày quã chạy ra khỏi tiệm rượu. Ông Tân vội nhổm dậy. Đầu óc ông quá kích động định nói một lời gì đó. Đã quá trễ! Luồng gió từ cánh cửa nàng mở thổi thốc cái lạnh vào. Ông tỉnh rượu, lảo đảo muốn té như bị stroke nhẹ, tay kịp vịn ghế.

Ngoài kia, đèn xe quét nhanh cửa tiệm. Tiếng bánh xe rít rợn đường khuya, chiếu thật nhanh chùm ánh sáng quảng cáo vàng-xanh-đỏ vô thủy vô chung … lên khuôn mặt rối bời tóc của người đàn ông trọng tuổi.


*Ghi chú: Oedipus complex (Mặc/Phức Cảm Oedipus là sự dồn nén sinh lý của một đứa trẻ). According to Freud, the boy wishes to possess his mother and replace his father, who the child views as a rival for the mother's affections. The phallic stage serves as an important point in the formation of sexual identity. The analogous stage for girls is known as the Electra complex  in which girls feel desire for their fathers and jealousy of their mothers. The term was named after the character in Sophocles' Oedipus Rex who accidentally kills his father and marries his mother.


pđn


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2011(Xem: 18453)
Rải tro theo gió... trên đỉnh đèo Hải Vân... ý nguyện của người đã khuất gợi lên trong tôi hình ảnh vừa bi hùng lại vừa lãng mạn, như là sự kết hợp tuyệt vời giữa mối tình của viên dũng tướng với cô con gái đầu lòng của nhà văn Tự Lực Văn Đoàn.
27 Tháng Tư 2011(Xem: 19595)
Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc :« Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi ! »
23 Tháng Tư 2011(Xem: 18044)
Tôi ngồi đó để tưởng nhớ nước Việt Nam Cộng Hòa thân yêu của tôi. Tôi để hình tôi trên bàn thờ là coi như mình đã chết theo với nước Việt Nam Cộng Hòa của tôi. Tôi chỉ sống lây lất, lo nhang khói cho đồng đội, cho cha mẹ, vợ con
03 Tháng Tư 2011(Xem: 19705)
Trong niềm bồi hồi xúc động đến rưng rưng lệ khi đọc, chắc chắn quý độc giả không thể không biết ơn những người lính VNCH, Mỹ, Úc... đã đổ máu bảo vệ Miền Nam trước làn sóng xâm lăng của cộng sản trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam.... *
23 Tháng Ba 2011(Xem: 20141)
tưởng đã được giải quyết, phân tán người Việt Nam tỵ nạn trên nước Mỹ, nhưng không ngờ Xe đò Hoàng đơn thân độc mã mỗi ngày một chuyến kéo hai thành phố đông dân cư Việt Nam lại càng gần với nhau hơn nữa.
21 Tháng Hai 2011(Xem: 19845)
Già thì già, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc – hạnh phúc hơn một tỷ người khác – cho dù hạnh phúc đó vẫn được họ đếm từng ngày sau mỗi buổi sớm mai thức dậy…
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18519)
Tôi nhớ ơn anh chị, và cả vợ chồng anh Hy, chịu đựng được chúng tôi, mà không đấm cho vỡ mồm, hộc máu mũi. Càng lâu, tôi càng thấm thía cái câu ' Bầu bí một giàn'
04 Tháng Hai 2011(Xem: 19466)
Thế đó, họ bán, họ mua vừa như thật, vừa như “chơi” nhưng ai cũng hăm hở, náo nức. Dường như mỗi người đi chợ đang “bán”, đang “mua” cho mình một nỗi nhớ quê nhà vời vợi.
02 Tháng Hai 2011(Xem: 21370)
Hương thơm của gạo, vị ngọt của cơm lẩn với cát sạn tựa như cuộc đời của những quân nhân QLVNCH nói chung, SVSQTĐ nói riêng đã tự hào vào ngày mãn khóa sau mấy tháng quân trường mồ hôi thử thách đó là hương thơm của gạo. Để rồi chuẩn bị dấn thân vào cuộc đời đầy gian khổ hiểm nguy sống chết khó lường
28 Tháng Giêng 2011(Xem: 21001)
Họ gặp nhau và nhận ra nhau. Mới đầu, Hà Giang ôm chầm lấy Đôn mà khóc nức nở. Cô quên mất anh đang là một vị thầy tu. Xúc động nhất là khi Hà Giang cho anh biết Lam Khê chính là con của anh. Hai cha con họ ôm lấy nhau thật lâu và cả hai đầm đìa nước mắt.
21 Tháng Giêng 2011(Xem: 19746)
Hiện tại chúng tôi đang sống tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân của cuộc đời tuy đến muộn nhưng chúng tôi bằng lòng lắm với những gì mình đang có, đang sống. Thiên đường có thật anh Hoàng ạ! Và chúng tôi đang tắm trong suối nguồn tươi mát của Thiên Đường.
16 Tháng Giêng 2011(Xem: 20190)
Thành phố lên đèn, tôi vật vờ vô định thoáng nghe bên tai tiếng dương cầm giai điệu bản "Giao hưởng số chin, cung rê thứ" của L.V. Beethoven mà tôi học ngày nào. Hiện tại, tôi chơi nhạc đám ma. Cái chết - quy luật tất yếu giúp tôi sinh tồn, các giá trị nghệ thuật cao quý chỉ còn là hoài niệm!
02 Tháng Giêng 2011(Xem: 21895)
Mũi súng AK thúc vào cạnh sườn, người vệ binh chắc cũng ngạc nhiên không hiểu sao bỗng dưng tôi đứng như trời trồng giữa lộ. Anh quắc mắt nhìn tôi dò hỏi, tôi không nói gì, im lặng nhập vào dòng tù. Nước mắt chảy dài trên hai má hóp, tôi bước đi như kẻ mộng du ...
07 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20710)
Trong cuộc chiến Việt Nam, những chàng pilot nổi tiếng hào hoa ở thành phố. Là thần tượng của các cô con gái đẹp. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, những chàng trai trẻ ấy lại là những chiến sĩ rất hào hùng trên khắp các chiến trường. Bao phen xem cái chết tựa lông hồng.
05 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21722)
Lâu nay, khá đông người cho rằng thi sĩ Hàn Mạc Tử và nhà giáo kiêm cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc từng có một tình yêu đôi lứa. Lắm sách báo ghi nhận như vậy. Ngay cả lối sống khá đặc biệt của Kim Cúc – suốt đời độc thân, làm thơ tặng Hàn, chẳng chuyện trò điều này với người trong nhà… – càng khiến dư luận nghĩ vậy.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20172)
Hầu hết bạn bè tôi, nếu còn sống sót sau cuộc chiến tang thương đó, kẻ đã phải ra đi trong loạn lạc, ly tan, người thì được ông bạn đồng minh phản bội năm xưa, can thiệp với kẻ cựu thù cho "ra đi trong vòng trật tự" sau nhiều năm bị đày đọa ngục tù, vợ con nheo nhóc, để giờ này mỗi người trôi dạt một phương, mang theo những vết thương không lành được ở trong lòng. Biết đến khi nào chúng tôi mới đuợc như những con chim trane đang tụ tập ca hót líu lo ngoài kia, trươc giờ bay xuống phương nam?
17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 20952)
Một câu chuyện thật dí dỏm. Câu chuyện phần nào đã gợi nhớ đến một quảng đời thơ ấu thật êm đềm, hoa bướm ở vùng quê . Phải chi không có biến cố tháng tư 75, cuộc sống của những người dân miền nam hiền hòa chắc chắn là mãi mãi thanh bình, thịnh vượng, và an lành như tác giả "Lấy vợ miền quê" đã mô tả rất chân thật trong câu chuyện
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19292)
Bây giờ, nhìn chú Ba nằm đó, tôi lại nhớ câu nói cuối cùng của chú: “Cứ để lá cờ ở đó, trong đầu óc của chú sẽ nhớ mãi hình ảnh lá cờ VNCH tung bay trong gió. Sau này, lá cờ sẽ ra sao? Để tương lai trả lời.”
08 Tháng Mười 2010(Xem: 20145)
Tôi rời khỏi Cheo Reo, chạy ngược về cầu sông Ba theo Tỉnh lộ 7 ngày xưa, mang theo trong lòng nỗi đau đứt ruột. Đang giữa mùa xuân nhưng cả bầu trời nhuộm màu ảm đạm. Nhìn núi rừng hai bên đường, trong ràn rụa nước mắt, tôi mơ hồ như cây lá không còn nữa...
08 Tháng Mười 2010(Xem: 21878)
Mọi người đều đến cõi đời nầy với hai bàn tay trắng, thì lúc ra đi cũng chỉ với hai bàn tay trắng mà thôi. Ai ai cũng đều biết như vậy, nhưng hễ sao mỗi khi nghĩ đến chết thì thấy rờn rợn và hơi lo một chút... Sống sao cho đáng sống mới là việc khó. Đời là vô thường!
07 Tháng Mười 2010(Xem: 27853)
Kính nguyện cầu Đấng Thiên Thựợng Đế tối cao và Hồn thiêng sông núi phù hộ cho toàn dân Việt sớm có ngày "đắc lộ thanh vân", đưa nước Việt lên đỉnh đài vinh quang thịnh trị ngàn đời.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 22594)
Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18795)
Tháng 8-1999, tôi dọn nhà đến một căn phòng mới mướn. Trên ngăn kệ cao của closet, người mướn trước để sót lại một xấp “hồi ký” dầy 27 trang viết tay. Đêm đầu tiên ở phòng trọ mới, tôi đọc đoạn “hồi ký” bi hùng đó với nỗi niềm thương cảm không tả xiết: Thương cảm cho một danh tướng trong bước đường cùng của vận nước đen tối; thương cảm cho phu nhân và 2 người con của Tướng tuẫn tiết và thương cảm vị sĩ quan trẻ, có lẽ là Chánh Văn Phòng của vị tướng anh hùng, tức tác giả của đoạn “hồi ký” nầy.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19615)
Lần nầy, bà Hoa quyết định tự tay đem hộp tro xương ông chồng về tận Việt Nam. Bà sợ thất lạc thêm lần nữa, thì tấm lòng hoài.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 23160)
Người chết lâu rồi , người còn ở lại Từ cuối chân mây đêm bấc lạnh lùng Ngày hiển thánh cả giống nòi mong mỏi Của những linh hồn hữu thủy hữu chung
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19698)
Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ!!
06 Tháng Mười 2010(Xem: 21552)
Cổ nhân cũng đã có câu “ngu si hưởng thái bình”, hay là ta cứ an phận thủ thường, con gái thì mong trời sinh ra đừng quá đẹp, con trai thì đừng có quá tài ba. Còn giàu có bạc muôn không ham, chỉ mong đừng chạy gạo từng ngày. Cứ làng nhàng là xong, không ai thèm muốn, đố kỵ, ganh ghét, nghĩ chuyện đời: “Giàu như người ta cơm ngày ba bữa, đói như mình đây cũng đỏ lửa ba lần.”
05 Tháng Mười 2010(Xem: 19470)
hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.