10:20 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

HOÀNG SA VÀ NHỮNG KỶ NIỆM - HOÀNG ĐÌNH BÁU

14 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 10077)

Hoàng Sa và Những Kỷ Niệm

Hoang-Sa-va-nhung-ky-niem
Trong suốt chiều dài lịch sử của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, người lính biển cho đến giờ phút nầy vẫn không bao giờ quên trận hải chiến Hoàng Sa giữa HQ/VNCH và HQ/Trung Cộng. Mặc dù người lính biển đã tham dự biết bao trận đánh với Công quân khắp các vùng duyên hải và sông ngòi nhưng khi nhắc dến trận Hải Chiến nầy có người lính biển nào mà không khỏi ngậm ngùi thương tiếc, xúc động đến bàng hoàng hay hãnh diện vì đã góp phần xương máu cho tổ quốc Việt nam thân yêu. Riêng tôi khi nói đến Hoàng Sa tôi lại mường tượng được một khung trời, một giải đất màu xanh xanh nhỏ xíu giống cái đuôi mắt lá râm của nàng thôn nử Việt Nam nằm thon thả giữa trời và nước trong xanh.
Trời Cali lành lạnh bắt đầu một mùa đông thật sự đưa tội về lại kỷ niệm những ngày giá lạnh trên biển đông năm 1964 với Hải Vân Hạm Hương Giang [HQ 404] đang chuyển một đại đội ĐPQ từ thành phố Đà Nẳng ra thay thế một đại đội ĐPQ khác đang trú đóng ở đảo Hoàng Sa hơn 6 tháng trời. Nhìn những người lính chiến nai nịt gọn gàng đang ngồi im lặng trên sàn tàu, tôi cũng cảm nhận đôi phần tâm sự của họ khi vừa mới xa gia đình, xa người yêu, xa bạn bè và xa cả thành phố thân thương Đà Nẵng.
Họ đến Hoàng Sa không biết đây là lần thứ mấy, riêng tôi đây là lần đầu tiên đến viếng Hoàng Sạ.. Chiến hạm khởi hành lúc 6 giờ chiều thì 3 giờ sáng radar chiến hạm bắt được echo của đảo. Chiến hạm giảm tốc độ chờ trời vừa sáng là nhiệm sở vận chuyển, rồi chiến hạm từ từ vừa ủi bãi vừa cập cạnh chiếc cầu gảy mà từ lâu vẫn còn mằm trơ trọi như muốn thi gan cùng sóng gió với những chân cầu đứt mất một nửa, còn một nửa thì han rỉ, cong queo. Khi đai đội ĐPQ rời khỏi chiến hạm để đổ bộ lên đảo, tôi nhanh chân theo họ rồi tách ra chạy một vòng quanh đảo để thỏa mản những mơ mộng, những háo hức lúc còn ở ghế nhà trường về một hoang đảo xa xăm nào đó với bao huyền thoại về đời sống hoang dã của những chàng thủy thủ bị đắm tàu trôi dạt vào nơi hoang đảo nầy mà ngay cả khi làm SQ trực phiên trên đài chỉ huy HQ 404 tôi cũng chỉ thấy đảo qua ống nhòm như một vệt xanh mỏng manh nhô lên khỏi mặt biển mà thôi.
Buổi sáng không khí ở đảo mát dịu , trên trời không một đám mây báo hiệu những ngày thật đẹp của biển Đông, những bầy hải âu bay lượn tìm mồi quanh những làn sóng trắng xóa bắn tung tóe trên những bãi san hộ Dưới nước cạnh các ghềnh đá lác đác mấy người lính ĐPQ đang mò ốc hay câu cá,họ phải tranh thủ để khi cơn nắng cháy da ập vào ban trưa thì tất cả vào nghỉ trong những căn hầm do quân đội Nhât xây trước năm 1945 để chống lại quân đội Pháp. Đi vòng quanh đảo mất nửa tiếng, Tôi ghé vào một pháo đài của Nhât trên đó còn để lại một khẩu đại liên khổng lồ đã rỉ sét đặt trên giá súng cao hướng ra biển.Bên cạnh là đài khí tượng do Pháp xây trong thời Pháp thuộc nhưng nay không còn nhân viên khí tượng nào còn làm việc ở đó nữạ Lúc tôi đến thì đài khí tượng trở thành phòng truyền tin của đại đội ĐPQ.
Toán lính mới đến thay thế thì toán lính cũ chuẩn bị rời đảo để lên chiến hạm.Tốp lính cũ nầy mệnh danh là người về từ hoang đảo, gầy như những người tù ở xà lim mới ra, da đen sậm,tóc dài dến tận vai, râu ria lỡm chởm, bộ quân phục xanh lá cây trở nên dày cứng loang lỗ những lớp muối trắng phau Ngoài hành trang mang theo, người lính nào cũng đem theo về một túi cá khô, vi cá, sò biển hay các thứ hải sản mà họ đã câu được hay mò tìm được dưới các hang đá hay san hô rồi đem phơi nắng thật khô. Trong suốt thời gian canh giữ hải đảo, ngoài giờ trực gác họ không có việc gì làm ngoại trừ việc đi dọc quanh đảo để kiếm thức ăn như cá, tôm, cua; đôi khi có cả rùa biển hay còn gọi là con vít mà có con cân nặng cả trăm ký lộ Rùa biển ăn không hết lại xẻ ra phơi khô đem về làm quà cho gia đình hoặc bán đi để có thêm chút phụ vào tiền lương ít ỏi của họ. Đây là giờ phút vui nhất của người lính chiến vừa hoàn tất nhiêm vụ giữ đất, giữ nước và trở về nhà như người lính thú đời xưa phải ba năm trấn thủ lưu đồn mới được vế thăm gia đình sau bao năm tháng dài vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, với thiếu thốn trăm đều. Rồi chỉ một dêm lắc lư, biển sẽ ru họ vào những giấc mộng tuyệt vời để sáng hôm sau họ gặp lại cảnh cũ người xưa.
Như vậy trong suốt thời gian phục vụ HQ 404, tôi được đi công tác Hoàng Sa 3 lần, đến giữa tháng giêng năm 1974 chiến ham HQ 403 của tôi lại đựợc lệnh ra công tác Vùng 1 Duyên Hải trong lúc đang diễn ra trận hải chiến Hoàng Sa.Tôi theo dỏi trận đánh qua đài phát thanh Saì Gòn từ lúc hai bên giàn trận, gờm tay súng cho đến lúc mặt đối mặt tấn công nhau bằng đủ mọi loại súng có sẳn trên tàu. Những tin tức trên đài phát thanh BBC,VOA và những công điên nhận đươc từ BTL/HQ về trận đánh đã làm nức lòng người lính biển nhưng khi được biết chiến hạm HQ 10 bị địch bắn chìm với hạm trưởng, hạm phó và nhiều chiến sĩ hải quân tử trận thì tôi lặng người,cả tàu cũng lặng người đi!
Bốn vi ham trưởng của bốn chiến hạm tham dự trận Hoàng sa đều là các bạn quen thân từ trước với tôi như hạm trưởng Lê văn Thư [HQ16],anh hoc trên tôi một lớp ở Huế, vào Hải Quân Nha Trang trước tôi một khoá,nhưng nhà anh và nhà tôi lại ở cùng chung một xóm . Đến khi ra trường tôi lại phục vụ trên cùng Hộ Tống Hạm Vạn Kiếp [HQ 02]mà anh là sỉ quan dệ tam. Hạm trưởng Nguy văn Thà [HQ !0] quen biết lúc hai đứa cùng học lớp tham mưu cao cấp ở TTHL/ HQ Sài Gòn.Còn hạm trưởng Vũ hửu San [HQ4] và hạm trưởng Phạm trọng Quỳnh [HQ 5] thì cả hai đều là bạn cùng khóa và cùng ở chung một khu nhà mà anh em lúc còn sinh viên sỉ quan gọi là xóm Nhà Lá. Tất cả bốn vị hạm trưởng tham gia trân hải chiến Hoàng Sa mà tôi quen thân như nói ở trên đều là những hạm trưởng giỏi, có tư cách lảnh đạo và tinh thần kỷ luật cao. Tôi nghĩ nói những điều đó ra đây cũng bằng thừa nhưng biết mà không nói là một điều đáng trách vì những cấp chỉ huy dù nhỏ hay lớn mà có tinh thần tự trọng và kỷ luật cao thì lúc đối mặt với kè thù không bao giờ họ chiụ khuất phục hay nao núng huống chi kẻ thù đó lại là kẻ xâm lượt từ phương Bắc thì chắc chắn không một ai trên chiến hạm lại không chiến đấu một mất một còn với quân thù.
Vậy thì không lấy thắng hay bai. mà luận anh hùng vì thắng hay bại còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan bên ngoài tác động vào mà tôi không muốn bàn đến ở đâỵTrước hết xin thắp nén hương lòng cho các chiến sỉ Hoàng Sa đã Vị Quốc Vong Thân.Tổ Quốc và Dân TộcViệt Nam đời đời ghi ơn các anh.Còn các thủy thủ đoàn năm đó,nay phần đông đã quá lục tuần,một số đã yên nghỉ trong lòng đất khắp bốn phương trời,một số đang chiến đâu’ với bệnh tật,cô đơn và nghèo khó. Trong số những thủy thủ đoàn còn lại nầy,tôi xin nói rằng các bạn đã làm cho tất cả người lính biển VNCH hảnh diện vì các bạn đã đóng một vai trò xứng đáng trong trận Hải Chiến Hoàng Sạ Tuy vậy nỗi đau đớn của người đi biển vẫn còn lãng vãng đâu đây vì nghĩa vụ chưa tròn, vì những lời phê phán thiếu chính xác mặc dầu chúng ta đã chiến đấu hết mình. Sau ba thập niên nhiều tài liệu tối mật quốc phòng của cả các bên đã được phơi bàỵ
Mới đây trên những trang internet của đối phương Trung Cộng ngoài việc ca ngợi Hồng quân Cộng sản, cũng có nhắc đến vai trò tác chiến của Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư [HQ 4] oai hùng dũng mãnh như ba chiến hạm khác xung trân ở Hoàng Sạ Trong cõi tận cùng của ước mơ ,ai mà không mong đợi những lời công bằng ,những lời phải lẽ hầu được an ủi trước khi nằm xuống thanh thản.Một lần nữa càc chiến sỉ Hải quân Việt Nam Cọng Hòa đã làm tròn bổn phận mà quốc gia giao phó,.trong khi cọng sản Việt Nam vẫn im hơi lặng tiếng vì “Mở miệng mắc quai.” Nhưng các sỉ phu Bắc Hà mà đại diện là Tiến sỉ Nguyễn thanh Giang đã hết lời ca ngợi Quân Đội Viêt Nam Cọng Hòa trong trận chiến với Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa, ông còn đề nghị xây một đài kỷ niệm để vinh danh những chiến sỉ đã hy sinh trong trận chiến đó. Trên ba chục năm rồi,hãy quên đi những chi tiết nhỏ nhặt.Toàn thể người lính biển chỉ còn nhớ có một đều là chúng ta đã chiến đấu chống ngoại xâm giống như cha ông chúng ta đã làm và trận Hải Chiến Hoàng Sa là trận hải chiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chống ngoại xâm trên vùng biển Thái Bình Dương.
Riêng tôi vẫn nhớ đảo Hoàng Sa như đôi mắt lá răm màu xanh nâu của người con gái Việt Nam.
Năm 1999,tôi có xuất bản tâp thơ “Mẹ và Quê Hương” trong đó có bài “Hoàng Sa”,xin trich lại để qúy độc giả xem:
Em gái Hoàng Sa
Em đẹp như bài ca
Thân em dài thon thả
Nằm giữa biễn trời xanh
Gối đầu lên sóng bạc
Em nằm cạnh Việt Nam
Sáng hôm tàu ta đến
Em mơ màng từ xa
Mặt trời lên chói lọi
Em phơi mình kiêu sa
Da thịt em vàng óng
Ta ôm vào ngất ngây
Em thì thào sóng vỗ
Em quyện vào thiết tha
Em Hoàng Sa!
Ta quen em từ dạo đó
Ta yêu em từ đây
San hô làm đồ cưới
Ốc vỏ kết tình thâm
Thời gian bao mộng đẹp
Tưởng chừng như trăm năm
Hôm nay ta nhớ em
Hoàng Sa như giấc mộng!

http://saigonecho.com/news/index.php/lich-su-vn/8745-hoang-sa-va-nhung-ky-niem
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 9830)
liệu có ai nhớ đến bạn ngoài những thân nhân và bạn bè cùng khóả Thì thôi, tôi viết mấy dòng này như là một nén hương tưởng nhớ đến người bạn đã hy sinh trên biển cả để bảo vệ quê hương
08 Tháng Giêng 2014(Xem: 11579)
Ngày hôm nay 29 năm về trước 8/1/1985, cộng sản đã xử bắn anh hùng TRẦN VĂN BÁ. Hôm nay, xin gửi đến anh lời tri ân và biết ơn sâu sắc
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 12679)
Một tấm thẻ bài vô tri; mang cả thâm tình của một người mẹ mất con trong cuộc chiến bại, sao đau thương quá!
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 9510)
Mong cho tâm mình ngày nào cũng được thanh thản bình yên như cuộc dạo chơi giữa hồng trần nơi bên ngoài viện dưỡng lão hôm nay.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11510)
Ông Tý cười bẻn lẻn thú nhận: “Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được.”
25 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10908)
Tôi thấy thực xấu hổ cho những kẻ lành lặn mà chỉ bước quanh quẩn trong vòng danh lợi phù du, trong khi có những người tàn tật không ngớt xả thân phục vụ lý tưởng tự do
23 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11643)
Tôi tự hỏi một chính thể với đầy đủ sức mạnh trong tay mà sao lại sợ họ thế? Sao nỡ cầm tù kể cả khi họ đã chết?
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12694)
các đóa hoa sen vẫn đong đưa bên chân Phật Thích Ca và những đài hoa vàng vẫn tỏa ngát hương dịu dàng khắp mười phương Tịnh Thổ. Có lẽ lúc đó vào buổi ban trưa…
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10309)
Người đi, người ở, người về? Thôi thì, cứ hãy bắt đầu một giấc mơ đẹp của người đi tìm lại hình bóng quê hương
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9548)
Chẳng hiểu sao định mệnh cứ đưa đẩy đất nước vào những nghịch lý triền miên như vậy, và điều ấy khiến con người càng ngày càng xa cách nhau hơn.
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11524)
Bỗng lòng tôi chợt thoáng lên một chút băn khoăn. Những cánh chim di xứ ấy sẽ bay trở về đâu, khi Nha Trang ngày xưa của họ đã thực sự không còn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11150)
Cái tình là cái chi chi, Vào nơi cửa Phật còn ghi trong lòng? Huống ta ở chốn bụi hồng , Dấu xưa cát đá mênh mông đất trời...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13975)
Chị thao thức đến nửa khuya, lắng nghe tiếng đại bác vọng ì ầm về thành phố từ phía mặt trận có anh ở đó
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11095)
Hãy cầu nguyện cho linh hồn của ba em và sống đẹp cuộc đời em đang sống. Có lẽ ở cõi nào đó ông sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tạ ơn dù có muộn màng.
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11337)
“Nếu một ngày nào đó trên đất nước Hoa-Kỳ này, giữa nơi ở của những người Việt tị nạn có phất phới lá cờ đỏ sao vàng thì xin cho tôi được chết trước!”
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12529)
Hôm nay tôi viết bài nầy để thay thế nén hương lòng thấp lên cho những Anh Hùng tuổi trẻ của QLVNCH sống Hào Hùng, chết Vẽ Vang cho Tổ Quốc VN dù trong trại ngục tù cộng sản hay ngoài chiến trường..
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12922)
tôi có còn gì đâu, một mai khi anh không còn nữa. Người ta nói sau cơn mưa trời lại sáng. Nhưng cơn mưa đời tôi không biết khi nào mới tạnh đây?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11336)
Không còn răng để nhai cơm, thầy chịu ăn cháo suốt phần đời còn lại. Nhớ cha, thương cha, Kiệt cầm ba cái răng vàng trong tay mà khóc hết nước mắt ...
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10826)
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Chiến trường đi đâu tiếc ngày xanh
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11151)
Có lẽ từ câu chuyện trên mà về sau, các nhà chép sử thường ca ngợi nước Lỗ là một nước có “Lễ“ sáng sủa nhất thiên hạ thời bấy giờ chăng?
20 Tháng Mười 2013(Xem: 12952)
Chẳng cần phải là một thế lực cao siêu nào, chúng ta đều có thể là thiên thần của một ai đó...
20 Tháng Mười 2013(Xem: 50573)
Xin mời quý độc giả đọc và suy gẫm, thế hệ chúng tôi phải làm gì để quên quá khứ bi thảm nhất trong cuộc đời của mình…?
19 Tháng Mười 2013(Xem: 13699)
Nhưng cho đến nay lọ hài cốt của bà vẫn còn trong phòng mộ tập thể của nghĩa trang Zoshigaya, nơi có những cây tùng xanh biếc
17 Tháng Mười 2013(Xem: 17503)
Trên đây là các chuyện văn chương chữ nghĩa mà các nhà quân tử chúng tôi bàn ở quán cà phê vào sáng Thứ Bảy. Vì câu chuyện hấp dẫn nên các nhà quân tử đã miên man bàn luận kéo dài đến quá trưa
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12587)
Xin vĩnh biệt và cảm tạ. Cảm tạ các anh đã đem cái qúi giá nhất của cuộc đời là mạng sống mình để đổi lấy cho quê hương dù đã rách nát tả tơi
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12180)
Chính vì “vô phân biệt” cho nên sư không động tâm. Không động tâm cho nên sư đã quét rác trong trạng thái “vô tâm”. Mà vô tâm thì an lành./.
13 Tháng Mười 2013(Xem: 11065)
Dù xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người.... Nếu không được giải phẫu... thỉ cô gái này sẽ ra sao
12 Tháng Mười 2013(Xem: 11078)
Nếu cứ tiếp tục thích hàng Tàu và để Tàu lấn chiếm đất biên giới phía Bắc dần dà như tằm ăn dâu, hàng ngày đe dọa cưỡng chiếm bỉển đảo ở phía Đông
02 Tháng Mười 2013(Xem: 11832)
Đó là những người mà họ làm cho tôi hiểu được tài sản quan trọng nhất trong cuộc đời là giá trị đạo đức của họ.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 10679)
chiếc cầu bắt qua những chặng thăng trầm và chúng ta phải luôn tri ân họ như cành hoa biết cám ơn những giọt sương mai nhỏ xuống cuộc đời mình.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12750)
Từ đó nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của mình và chính bà đã sống bằng hình ảnh những người vợ lính khóc bên xác chồng.
25 Tháng Chín 2013(Xem: 11726)
Ngôi chùa Thới Hòa đã được trùng tu trở lại và bắt đầu có đông đảo các Phật tử đến thăm viếng như xưa sau năm năm thầy trở về nhưng đó cũng chính là lúc mà thầy viên tịch, rời bỏ chốn hồng trần
24 Tháng Chín 2013(Xem: 11391)
Hình ảnh đó làm ông xúc động. Ông không biết phải nói gì. Sự bần cùng của người dân trong chế độ được gọi là ưu việt này, đã vượt quá xa tầm tưởng tượng của con người..
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11725)
đoàn người chúng tôi ra về với niềm tin tất thắng ở tương lai đối với công cuộc giải trừ Cộng Sản bạo tàn. Tôi ngẩng cao đầu, nhìn bầu trời xanh màu hy vọng thầm khấn hứa “Mẹ VN ơi ! Chúng con vẫn còn đây".
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11322)
Có thể, đối với thầy chỉ là nhỏ nhoi, nhưng với tôi là rất đáng trân quý. Và cũng để mừng thầy trong ngày thượng thọ 80, khi tôi không có mặt chúc thọ thầy, để được nói với thầy một lời cám ơn, dù rất muộn màng.
17 Tháng Chín 2013(Xem: 10762)
dù nó chưa hề được công nhận chính thức. Các nghề “ít vốn dễ làm” này, nếu kể lại cho lớp trẻ sau này, có thể nhiều bạn sẽ nghi ngờ nhưng tất cả đều là chuyện có thật đến… 99%.
25 Tháng Tám 2013(Xem: 11207)
Trong hồi ức của tôi, sự đổi thay không đến từ thiên nhiên; tất cả đều do con người, là những lớp sóng phế hưng của thời đại tác động qua năm tháng . Trong giòng đổi thay đó cũng thấy mình trong ấy
21 Tháng Tám 2013(Xem: 14524)
Chuyện đó đã xảy ra 38 năm xưa. Đây là lần đầu tiên có người hỏi và bà kể rõ lại cái chết của cha. Chúng tôi có hình của ông bà trung tá Long thời còn trẻ nên không giống hình thời 75.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 13055)
Trong bản năng tiềm thức con người, có ai mà không biết ‘’thờ cha kính mẹ mới là đạo con’’. Nhưng nói là một chuyện, thực hành lại là một chuyện khác không dễ chi vuông tròn !
20 Tháng Tám 2013(Xem: 10950)
Bút ký vốn là một thể loại mang tính báo chí, và với tư cách báo chí, nó gắn liền với thời sự; mà bản chất của thời sự là sự kiện, là biến cố.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 11414)
ngôi mộ của vua Hàm Nghi vừa được chỉnh trang đổi mới. Ước mong tinh thần cần vương giữ nước rồi cũng sẽ bừng dậy trở lại, như tháng Bẩy năm 1885 cách đây đúng 128 năm.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 11169)
Tôi tự hỏi có người phụ nữ Việt Nam nào nhạy cảm, là nạn nhân của xã hội chiến tranh đó, mà không mang trong lòng những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm?
08 Tháng Tám 2013(Xem: 11358)
Thời gian trôi qua rất nhanh, hãy trân trọng những giây phút bạn còn đang có bố mẹ ở bên để bày tỏ sự yêu thương của mình với các bậc sinh thành nhé!
05 Tháng Tám 2013(Xem: 14789)
Bà là người không may. Bà bị cả hai bên Quốc Cộng mạ lỵ tàn ác. Không chỉ bọn Bắc Cộng bịa chuyện xấu về đời tư của bà, nhiều người Quốc Gia cũng vu khống bà
02 Tháng Tám 2013(Xem: 13130)
Sống nằm gai nếm mật bảo vệ quê hương, chết hồn thiêng còn hiện về giúp người hoạn nạn… Dù có bị làm nhục phỉ báng cũng không quên vai trò của người lính chiến.
26 Tháng Bảy 2013(Xem: 17736)
Thôi thế lòng anh mãn nguyện rồi Vì tình là mộng đó mà thôi Lòng em một phút yêu anh đó Cũng thể yêu anh suốt một đời.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11069)
Tình yêu trong Xóm Cầu Mới nói hết thì thật vô cùng, cũng như Nhất Linh đã định viết cuốn truyện này cả mười ngàn trang và cho mỗi nhân vật riêng một pho tiểu thuyết.
16 Tháng Bảy 2013(Xem: 13826)
Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.
09 Tháng Bảy 2013(Xem: 18714)
Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học biết ơn , biết trân trọng những nỗ lực và có thể trải nghiệm những khó khăn và học được kỹ năng hợp tác với người khác để hoàn thành công việc.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11473)
Màu Tím Hoa Sim là màu tang thương của một tình yêu định mệnh, một tình vợ chồng ngắn ngủi. Màu Tím Hoa Sim còn là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của cả dân tộc về chiến tranh