7:24 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

XÃ HỘI ƯU VIỆT NHẤT??? TRÀM CÀ MAU

27 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 11504)
(Truyện nầy được viết sau một buổi nói chuyện tiếu lâm với ba ông bạn, một từ Ba Lan, một từ Nga Xô và ông khác từ xứ Nicaragua. Ba xứ nầy trước kia theo xã hội chủ nghĩa. )  
 Từ miền Nam ra Bắc, năm 1945 ông Tý đang miệt mài đèn sách tại đại học Hà Nội, hy vọng ra trường được bổ dụng làm quan tham tá, thì xếp bút nghiên theo tiếng gọi của sông núi. Cầm súng đánh đuổi giặc Tây đang trở lại, để giành độc lập cho quê hương. Năm 1954 nước Việt Nam chia cắt ra hai miền, ông đi tập kết ra Bắc. Năm 1975, sau khi miền Bắc chiến thắng trong cuộc nội chiến tương tàn do súng đạn ngoại bang cung cấp và thúc giục, ông hân hoan trở về. Trong trí tưởng tượng của nhiều người bà con giòng họ, thì ông là một kẻ anh hùng oai phong lẫm liệt, cưỡi ngựa chiến, mang chiến bào, cầm gươm báu sáng ngời chỉ vào thiên địa hiên ngang. Nhưng họ thất vọng, vì thấy ông, mặt mày bủng beo hốc hác, tiều tụy, chân mang dép râu, đầu đội nón cối sờn mục và áo quần nhàu nát lụng thụng màu phân ngựa. Trong một bữa ăn đoàn viên do bà chị ông tổ chức. Một người cháu trẻ tuổi hỏi:
“Trong chế độ cộng sản, thanh thiếu niên có quyền yêu đương không?”
Ông cười đáp:
“Được chứ, đó là tự do cơ bản, ai cũng có quyền, nhưng phải báo cáo và thông qua tổ chức. Được tổ chức cho phép thì tha hồ, Nhưng nếu tổ chức không chấp thuận, thì không nên tiếp tục tình yêu sai trái đó”
Đứa cháu nhún vai cười mĩm. Hỏi tiếp:
“Thưa chú, người ta nói rằng, chế độ tư bản bất công, người giàu kẻ nghèo chênh lệch. Chế độ cộng sản tạo được công bằng gần như tuyệt đối, là mọi người đều khốn khổ bần cùng như nhau. Ngoại trừ một nhóm đảng viên cao cấp. Có đúng như vậy không?”
“Tuyên truyền phản động. Nhưng có lẽ không phải là không có cơ sở."
Ông Tý gắp một mớ cá lòng tong kho tiêu vào chén. Ông hỏi:
“Cá nầy là cá gì mà ngon quá. Kho tiêu cay, ăn thấm miệng.”
Bà chị dâu ông cười và trả lời :
“Đây là cá lòng tong”
“Cá lòng tong lá cá gì?”
“Là một loại cá voi, đã được sống trong xã hội chủ nghĩa lâu năm.”
Cả nhà đều cười. Ông Tý đỏ mặt, nhưng không muốn tranh luận làm chi với những người mà ông cho là cực kỳ phản động. Ông Tý hỏi;
“Ở đây có ai biết cái khác nhau giữa xã hội chủ nghĩa với tư bàn chủ nghĩa? Tại sao ta xây dựng xã hội chủ nghĩa?”
Đứa cháu lại nghiêm mặt và trả lời:
“Trong tư bản chủ nghĩa, thiểu số tư nhân giàu có bóc lột nhân dân lao động.Trong xã hội chủ nghĩa, thiểu số của thiểu số đảng viên cầm quyền bóc lột toàn nhân dân, triệt để và khốc liệt hơn. Xã hội chủ nghĩa được xây dựng nên, cho người người được dịp làm biếng hơn, phè hơn, hoặc không làm chi cả cho khỏe."
Ông Tý chưa kịp phản ứng thì bà chị dâu lại hỏi:
“Tôi đố chú, nói được sự khác nhau ở dưới địa ngục tư bản, và địa ngục cộng sản?” 
Ông Tý lung túng:
“Tôi không biết. Chị nói cho tôi nghe với”
“Dưới địa ngục tư bản, người có tội phải nhảy bàn chông, và tắm vạc dầu. Dưới địa ngục xã hội chủ nghĩa, cũng như vậy, nhảy bàn chông và tắm vạc dầu. Nhưng rất nhiều khi, thiếu chông, và thiếu dầu, nên chỉ nhảy sàn đất, và tắm không khí mà thôi.”
Cả nhà cùng cười. Ông Tý nói:
“Thật là phản động và bôi bác.”
Đứa cháu gái kêu ông Tý bằng cậu nói:
“Cậu biết không? Cách nay nhiều năm, trước thời chiến tranh, có một ông già nhà giàu vào một tiệm bách hóa và trả tiền mua hết tất cả hàng hóa trong tiệm, nhưng không mang về, để lại tặng không cho các khách hàng đến sau ông, họ khỏi trả tiền. Chủ tiệm cười, sung sướng đồng ý. Ông già bắc ghế ngồi trước cửa tiệm xem chơi. Sau khi vài người khách vào tiệm mua, được cho không khỏi trả tiền, thì dân chúng ào ào kéo đến. Mười lăm phút sau, cả cái tiệm thành đống rác, đổ vỡ tan hoang. Ông già ngồi cười. Chủ tiệm mếu máo hỏi ông già rằng: “Ông có thù ghét chi tôi không mà hại tôi đến thế? Tan nát cái tiệm rồi. Từ nay làm sao buôn bán chi được nữa ? Ác chi mà ác đến thế ông ơi! Tại sao thế? “ Cụ già chậm rải giải thích: “Tôi đã già quá. Tôi biết không thể sống cho đến ngày cọng sản vào đây. Tôi muốn được thấy tận mắt thế nào là xã hội cọng sản”.”
Bố của cháu gái lườm mắt nhìn con và nói:
“Để cho cậu của con ăn ngon miệng, nói chi ba cái chuyện tào lao mà nghẹn họng, nuốt không vô. Ngày vui đoàn tụ mà.”
Đứa cháu gái trả lời:
“Nhưng con không ưa chế độ, xã hội đó.”
Ông Tý nhìn đứa cháu gái và nói:
“Cậu hỏi con rằng, trong xã hội tư bản, con có thể bỏ việc mà đi chơi bất cứ khi nào con muốn không?”
“Không bao giờ”
“Trong xã hội tư bản, con có thể lấy phương tiện, vật liệu của sở về xây nhà riêng không?”
“ Không bao giờ”
Ông Tý dồn tiếp:
" Trong xã hội tư bản, con có thể dùng thời giờ của sở để xây nhà riêng không?”
“Không bao giờ.”
“Chú cho con biết, trong xã hội chủ nghĩa, mọi người đều làm được những điều đó. Thế thì tại sao con không ưa thích xã hội chủ nghĩa?”
Một đứa cháu khác hỏi tiếp:
" Đọc nghị quyết của đảng cộng sản, cháu thấy họ viết rằng:'Trước đây chúng ta đang đứng trên bờ vực. Từ đó đến nay, chúng ta đã tiến được nhiều bước vượt bực’. Đứng trên bờ vực mà tiến được nhiều bước vượt bực, thì có lộn mèo xuống hố hay không? Trong bài diễn văn gần đây, đồng chí tổng bí thư có đọc: "Chế độ cọng sản đang ở chân trời". Có nghĩa là sao?”
Thằng cháu nhỏ khác cười giải thích:
“Chân trời là cái ranh giới trông vào thì thấy như mặt đất giáp trời. Nhưng càng đi đến, thì càng xa, và không bao giờ gặp cả.”
Ông Tý đang nuốt miếng thịt heo béo bùi mà nghẹn họng, đưa tay vuốt ngực, ho hen. Bà chị dâu lại hỏi:
“Tôi đố chú, nếu chế độ cọng sản thành lập được giữa sa mạc Sahara , thì chuyện gì sẽ xẫy ra sau đó?”
“Tôi không biết”
“Thì chỉ trong vài năm thôi, sa mạc sẽ thiếu cát, và phải nhập cảng cát. Tương tự Liên Xô, là một xứ nông nghiệp, mà mấy chục năm qua phải nhập cảng lương thực.”
Bà chị dâu nhìn ông Tý mà hỏi thêm:
“Chú nói ở miền Bắc, dân chủ gấp vạn lần các xứ tư bản. Thế thì chú có thể đứng ở lăng Bác Hồ, kêu tên bác ra mà chữi bác ngu hay không?”
Ông Tý nhìn mọi người, rồi nói:
“Tôi có thể làm điều ghê gớm hơn nữa, mà chẳng sợ rắc rối, chẳng ai bắt bớ tôi”
“Điều gì?”
“Tôi có thể ra ' ị' trước lăng Bác, mà không ai làm gì tôi cả. Dân chủ quá đi chứ?”
“Có thật không?” Bà chị dâu tròn mắt ngạc nhiên hỏi.
Ông Tý cười bí hiểm, nói:
“Cứ 'ị' mà đừng tuột quần xuống thì thôi. Ai mà bắt bẻ?”
Đang ngồi ăn, bỗng nghe tiếng đạn đại bác bắn đì đùng. Bà chị dâu sợ hãi, hỏi ông Tý:
“Có chuyện chi mà bắn súng dữ vậy? Có gì nguy hiểm không?”
Ông Tý giải thích:
“Đồng chí bí thư thành phố Mát-cơ-va qua thăm, tham quan ngoại giao.”
Bà chị nhăn mặt nói:
“Thế thì không ai bắn giỏi cả hay sao, mà bắn hoài không trúng ông ấy?”
Chị ông Tý xen vào câu chuyện:
‘Nầy cậu Tý, tôi nghe nói, khi hấp hối, bác Hồ nói với đồng chí Tổng bí thư rằng: “Ta lo lắm, liệu nhân dân có theo anh hay không?”. Đồng chí Tổng bí thư trả lời: “Chắc chắn theo”. Bác hỏi: "Có chắc không, nếu họ không theo thì sao?" Đồng chí Tổng bí thư trả lời rất rành mạch rằng: “Bác đừng lo. Họ phải theo tôi, nếu ai không theo tôi, thì tôi cho họ đi theo bác ngay.” Chuyện nầy có thật hay không?”
Ông Tý lắc đầu nói:
“Những chuyện bí mật của nhà nước như thế, chúng tôi không được quyền biết đến, và không ai được quyền tiết lộ.”
Một đứa cháu trai đặt câu hỏi:
“Thưa chú, chắc chú chưa quên ông Adam là tổ phụ loài người, như đã chép trong Thánh Kinh. Theo chú thì ông Adam là người nước nào?”
“Chú đã theo đảng cọng sản và bỏ đạo từ lâu. Không còn biết ông Adam là ông nào, và là người xứ nào nữa. Thế thì cháu nghĩ ông ta là người xứ nào?”
“Ông ấy là người Liên Xô ạ.”
“Sao vậy?”
“Vì ông ấy trần truồng, không có được một cái khố che mông, và trên tay chỉ có một trái táo, mà vẫn tin tưởng là đang sống tại thiên đàng!”
“Khỉ, khỉ, bọn mầy đã bị Mỹ ngụy đầu độc tư tưởng. Cần phải được đi cải tạo thay đổi tư duy, có cái nhìn đứng đắn hơn về xã hội chủ nghĩa ưu việt. Các cháu có biết không, nước ta đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa. Chỉ một thời gian ngắn nữa, chúng ta sẽ vượt lên, và đi trước cả nước Mỹ nữa”
“Thưa chú, cháu đề nghị đi ngang nước Mỹ thôi, đừng đi trước họ” 
“Sao vậy?”
" Bởi mình mà đi trước, họ thấy cái quần rách nát lòi mông của mình thì kỳ lắm, xấu hổ"
Cả nhà cùng cười vang. Ông Tý cũng cười theo.
Một đứa cháu nói:
“Chú đã nghe chuyện của bác Hai chưa? Bác Hai ra miền Bắc làm việc từ trước khi có chiến tranh. Không có tội gì cả, nhưng bác bị bắt giam. Vị cai tù hỏi bác bị kết án bao nhiêu năm, vì tội danh gì? Bác trả lời là bị kết án mười năm và không có tội danh gì cả. Ông cai tù trợn mắt lên, mắng rằng: "Láo khoét, thường thường, không có tội gì cả, thì chỉ bị kết án có bốn năm mà thôi." Vợ bác ở nhà, gởi thơ vào trại tù than thở là không có ai xới đất làm vườn để trồng khoai. Bác gởi một thơ ngắn về nhà, ghi: “Chôn ở trong vườn”. Tuần sau, vợ bác gởi thơ lên, đại ý nói công an đã xới, đào khắp vườn, không bỏ sót một tấc đất nào cả. Bác gởi thơ về rằng: "Vườn đã được xới xong, chờ chi nữa mà không trồng trọt."
Ông Tý gắt lên:
“Toàn cả chuyện bố láo. Nhưng chuyện sau đây, thì có thật. Có một anh cán bộ sở tôi, chạy gấp về nhà, thấy bà vợ đang nằm trên giường với một người đàn ông lạ. Anh gào lên rằng, bà chẳng được cái tích sự gì cả, giờ nầy mà còn nằm đó. Bà có biết trên cửa hàng lương thực đang bán khoai mì, chỉ còn lại mấy chục kí. Không chạy mau lên thì người ta mua hết bây giờ.”
Bà chị ông Tý nói:
“Khi bác Hồ mất, cậu biết chuyện gì xẫy ra không?”
“Không. Chuyện gì thế ?”
“Hôm ấy chú Huy trực. Có người kêu điện thoại vào xin được nói chuyện với Bác. Chú bảo bác đã qua đời. Một lúc sau, người ấy kêu điện thoại lại và được trả lời như cũ. Người đó kêu thêm hai ba lần nữa. Bực quá, chú Huy gắt lên: “Tôi đã nói, Bác chết rồi. Ông không nghe, không hiểu sao?" Bên kia đáp rằng:“Tôi nghe 'đã' cái lỗ tai quá, nên kêu đi kêu lại nghe thêm cho sướng tai”. Thế thì chú Huy chưa kể chuyện nầy cho nghe sao?”
Khi bữa cơm gần tàn. Ông Tý nói với các cháu:
“Các con phải tích cực phấn đấu để sau nay được vào đoàn, vào đảng. May ra mới ngóc đầu lên được.”
“Vâng, chúng cháu sẽ đi khám bệnh thần kinh trước. Đứa nào bị bệnh nặng, sẽ xin gia nhập đảng. Người ta kể rằng, khi gặp khó khăn, chính trị bộ bên Liên Xô cho người ngồi đồng, gọi hồn ông Các-Mác lên để vấn kế. Khi nhập đồng, thì hồn khóc rủ rượi. Hồn chỉ nói một câu, là cho gởi lời xin lỗi đến toàn thể nhân dân lao động khắp các xứ xã hội chủ nghĩa trên thế giới?”
Một người bà con hỏi, trong xã hội chủ nghĩa, thiên hạ có thích chuyện tiếu lâm hay không? Ông Tý thành thực trả lời:
“Nhiều người kể chuyện tiếu lâm, châm biếm mà bị tù đông lắm. Lần nọ, tôi gặp một anh chánh án nhân dân, đi ra khỏi tòa và cười rũ rượi, cười chảy nước mắt. Tôi hỏi sao vậy? Anh nói là vừa nghe một chuyện khôi hài tuyệt vời. Tôi yêu cầu anh kể lại. Anh quắc mắt lên hỏi tôi đã điên chưa mà yêu cầu anh kể. Vì người kể câu chuyện đó, vừa bị anh kết án mười năm tù lao động khổ sai.”
Một bà hỏi ông Tý:
“Có phải trong xã hội chủ nghĩa, thời gian qua mau hơn trong tư bản chủ nghĩa không?”
“Chị muốn nói gì?”
" Tôi đọc, thấy báo cáo của các hợp tác xã nông nghiệp, họ đạt thành tích thi đua, khoai sắn chỉ trồng qua đêm là đã gặt hái được. Thế nghĩa là sao? Làm được phép tiên sao?”
Ông Tý gật gù:
“Báo cáo thành tích thì phải làm vậy. Không ai làm khác cả. Đó là cách khôn ngoan nhất để sống còn. Cấp trên họ cũng biết sự thực ra sao, nhưng họ lại muốn được thấy những báo cáo đó mà thôi”
Bà chị ông Tý lắc đầu bực mình nói:
" Cậu bảo rằng xã hội cọng sản đã làm được những điều tốt đẹp cho con người. Tốt đẹp ở đâu, cậu cho tôi xem vài thí dụ đi.”
Ông Tý bóp trán rồi trả lời:
“Ví dụ như chị Năm Lài, trước kia mù chữ, đi chân đất, chuyên nghề chữi mướn, đánh ghen thuê. Bây giờ là chủ tịch hội phụ nữ yêu nước. Anh Tám Râu, thất học, nghèo không có quần xà lỏn mà mang, bây giờ đã có dép râu đi, và làm trưởng ban tuyên huấn giáo dục huyện. Và đồng chí Mười Búa , trước đây đâm thuê chém mướn ở bến xe, làm nghề hoạn heo, ai thấy cũng khinh bỉ, nhỗ nước bọt. Nay đã là một thành viên trong Bộ Chính Trị. Đó, cái siêu việt của xã hội chủ nghĩa, chị thấy chưa?”
Bà chị ông Tý nheo mắt nhìn kỹ, và hỏi ông:
“Nầy, cậu bị thương tích trong trận đánh nào, mà bây giờ cái đầu cậu cứ gật gật mãi, và tay cậu cứ đưa lên, đưa xuống hoài vậy?” 
Ông Tý cười bẻn lẻn thú nhận:
“Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được.”
Bà chị hỏi:
“Tại sao cậu lại binh vực và kính mến và thương yêu lão Ba Dừa? Lão đánh đập vợ mỗi ngày, tống cổ mẹ ra đường, lấy trộm tài sản nhà nước, chơi cờ gian bạc lận, hiếp dâm con bé bán vé số. Có gì mà cậu binh vực hắn thế?”
“ Dù gì đi nữa, đồng chí Ba Dừa cũng là một người cọng sản chân chính, nên tôi binh vực và kính trọng.”
Một giọng con gái rụt rè hỏi:
“Nghe nói ở bên Liên Xô vĩ đại hàng năm có thi đua kể chuyện tiếu lâm phải không?”
“Có. Người kể chuyện hay nhất, được lảnh giải 20 năm đi đày, người lảnh giải nhì được 15 năm, người lảnh giải an ủi được 10 năm. Tất cả đếu được đi lao động khổ sai bên Silberia.”
Đứa cháu cười và hỏi:
“Theo chú, thì ai là người theo, ai là người chống cọng sản?”
“Người theo cộng sản là người cố tình như “tin” vào Mác và Lê-Nin. Người chống lại cọng sản, là người “hiểu” rõ Mác và Lê-Nin.”
Buổi cơm đoàn tụ đã chấm dứt từ lâu, ông Tý cáo từ ra về. Ra khỏi cửa nhà, ông lẩm bẩm:
“Toàn cả một lũ cực kỳ phản động. Ông mà báo cáo, thì cả bọn đi tù cải tạo mục xương, mút mùa."
TRÀM CÀ MAU
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 2024(Xem: 91)
để bước lên xe tang đi về hướng nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, đưa ông bà Thiếu Tá Trần Ba đến nơi an nghỉ cuối cùng!
07 Tháng Ba 2024(Xem: 165)
Căn nhà xưa vẫn đứng đó như một bức tượng bám đầy rêu phong; còn con hẻm không tên kia đến nay tôi không hề nghe ai nhắc tới,
04 Tháng Ba 2024(Xem: 309)
Nguyện thất vọng, mặt trở nên lạnh tanh và ngạc nhiên thấy tôi vẫn đi cùng hướng, ra tới chỗ đậu xe chàng mới hiểu
04 Tháng Ba 2024(Xem: 234)
"Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, quan trọng đối xử sao để vợ trở thành một thiên thần hay thành mụ phù thủy"
16 Tháng Hai 2024(Xem: 361)
Nhưng em không hề biết mấy giọt nước mắt của tôi đã rớt trên mái tóc dài của em ... thương lắm
16 Tháng Hai 2024(Xem: 320)
Còn người mở được hai cái khóa lấy nó đi thì ông ta còn lấy đi niềm vui, lẽ sống của bao nhiêu người nữa
06 Tháng Hai 2024(Xem: 371)
Hãy động viên con cố gắng hơn chính bản thân mình ngày hôm qua là được.
06 Tháng Hai 2024(Xem: 396)
nên viết lại kỷ niệm của tôi , để chia xẻ một vài cảm xúc của một thời còn khỏe mạnh, còn hăng say
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 394)
Đời người bao nỗi vân vi Yêu thương lắm lắm, nhưng vì chiến tranh
08 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 688)
người Sài Gòn xưa thì đang sống ở Cali và Sài Gòn giờ toàn là bộ đội, cán ngố, và người Hà Nội vào cướp đất, chiếm nhà của người Saigon …
04 Tháng Mười 2023(Xem: 1257)
Nữ danh ca KIM ANH. Cô Kim Anh đã một thời lừng danh trên sân khấu Thanh Minh đóng cặp chung với anh Út Trà Ôn.
18 Tháng Chín 2023(Xem: 1222)
đã không cho phép ngoại trưởng Blinken và tôi cùng chạy đến quán Liên Hương, để thưởng thức món bún chả nổi tiếng mà ông Barack Obama
28 Tháng Tám 2023(Xem: 1435)
Nếu các bạn muốn đi tìm một vị thầy để nương tựa tu tập, không cần phải đi tìm một cao tăng, nhưng hãy tìm một thanh tịnh tăng.
27 Tháng Tám 2023(Xem: 1062)
Trời đêm dần tàn, con đến sân ga để đón mẹ yêu quý trở về. Tàu cũ năm nao chưa mang về trả cho tôi mẹ xưa
18 Tháng Tám 2023(Xem: 1279)
Bà nhắm mắt mà trong lòng chắc vẫn trách thằng con sao đi mất biệt. Lúc hấp hối, bà Hai còn rán thều thào
05 Tháng Tám 2023(Xem: 1262)
Bão tố từ trong em, trong chị, trong con ngựa đá chỉ có do sự tưởng tượng thi vị của dân làng ven sông.
31 Tháng Ba 2023(Xem: 1588)
Với sứ mệnh chăm sóc đời sống tinh thần Quý khán thính giả gần xa. Nội dung xuyên suốt là những câu chuyện, những bài học từ cổ chí kim, Lúa Vàng mong muốn chia sẻ với Quý vị
21 Tháng Ba 2023(Xem: 1877)
Ngày mất nước, Miền Nam có 17 triệu rưỡi người. Tất cả mọi người đều chịu thảm cảnh, thảm hình. Truyện về kiếp của từng ấy người, gom cả lại, chẳng đã thành một truyện dài ư?
12 Tháng Ba 2023(Xem: 2132)
Cả một thời trai trẻ lại về. Ông nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường. Nhớ nụ hôn ngọt mềm: "Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng..."
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2767)
Cái kỳ cục của người Sài-Gòn, sao mà nghe nó rất dễ thương cũng như đặc trưng cái giọng điệu quá mộc mạc
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2440)
Không có ai trong số họ được thần thánh hóa, kể cả lãnh đạo. Nãy giờ tao nói vậy mày đã hiểu ra chưa?
31 Tháng Mười 2022(Xem: 2281)
Nhưng nếu thật tình như lời chú nói: “Uống rượu để lãng quên được chuyện đời!”, thì Tám Hổ ơi! Anh đây cũng xin được làm người nát rượu.
17 Tháng Năm 2022(Xem: 3965)
Vì vậy, khi đã biết sử, ta không thể sống tồi tàn, bệ rạc, ăn cắp của công, vì cha ông ta, cách đây mấy trăm năm đã sống có nhân cách, sống tử tế, sống lương thiện.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 3916)
câu vọng cổ của đào hoặc kép đã làm nãy sanh ra cái nét riêng của ngôn ngữ cải lương mà người yêu mến phải chấp nhận để thấy cái hay của cải lương.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 3773)
Bấy nhiêu đó cũng khẳng định được rằng bài Tình Anh Bán Chiếu xứng đáng là "bài vọng cổ vua" của làng cổ nhạc miền Nam Việt Nam thời ấy và tận đến bây giờ.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 4046)
Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
08 Tháng Tư 2022(Xem: 3628)
Gà tây nhúng sữa, kẹp phô mai đút lò chắc gì đã bắt mồi hơn cá lóc nướng trui?
02 Tháng Tư 2022(Xem: 3809)
Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.
15 Tháng Hai 2022(Xem: 3938)
Không lẽ những con người bình thường như con trai lại không có đất tồn tại hay sao.
11 Tháng Hai 2022(Xem: 4518)
Chuyện ma tại trường trunghọc Gia-Hội hiện nay vẫn còn ăn sâu trong óc tôi, không bao giờ quên được!
06 Tháng Hai 2022(Xem: 3728)
nghe cũng sốt ruột nhưng nghĩ lại đó là nếp lễ nghi cần duy trì nên cũng kềm bớt cái tính nóng nảy lại.
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 3804)
Chỉ có một câu lục và một câu bát, một câu ca dao có tổng cộng chỉ 14 chữ mà ông bà mình kể lại một thiên anh hùng ca của những người dân Việt bất khuất.
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 4953)
Tôi ôm Chi vào lòng, vì quá cảm động, tôi chỉ thốt lên được một tiếng “Em!” Chi cũng vậy, nàng thổn thức trên vai tôi “Anh!”
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 4648)
Chỉ biết rằng họ là những Anh Hùng Mũ Xanh QLVNCH cùng những cái chết thầm lặng nhưng vô cùng can đảm và oai hùng. Những ai đã chết vì Sông Núi
22 Tháng Tám 2021(Xem: 5103)
Ký ức của chúng ta rồi có quên đi những ngày tháng này? Lịch sử dịch bệnh có ghi lại nỗi sợ, nỗi lo của chúng ta hay chỉ để lại những con số thống kê?
24 Tháng Bảy 2021(Xem: 5690)
Bên tách cà phê vớ ở cà phê lá me, gã thất tình bộc bạch nguồn cơn, rằng hắn rất cảm kích khi được bạn bè chia sẻ nỗi buồn riêng
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6185)
cũng vì chủ rạp bán vé quá tải. Ở Mỹ bây giờ mua vé online không phải sắp hàng, tới nơi chỉ đưa smartphone ra là xong.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4703)
Giờ thì dân với dân, có lẽ nhanh gọn và không phiền hà phán xét gì nhau. Vậy lại nhanh hơn, và tình người hơn.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 5173)
tưởng nhớ Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến với lời tri ân “ Các anh hùng đã chết để chúng ta được sống “
09 Tháng Sáu 2021(Xem: 5523)
. Lâu lâu nhớ đến ông, nước mắm thắm duyên nhau mà ông Sáu, tôi vẫn hình dung ra được ông bận đồ ta trắng, tóc búi tó, như một ông tiên mà không cần thi ca đánh bóng.
27 Tháng Tư 2021(Xem: 7289)
Hơn nữa Tướng Trà phạm phải lỗi lầm vì đã không nghe các hướng dẫn trước khi tấn công của Tổng Tham Mưu
27 Tháng Tư 2021(Xem: 6387)
nhờ sự chỉ đạo kiên quyết của Tướng Đảo, tất cả đều là những yếu tố quan trọng giúp đánh bại được những cuộc tấn công của quân CSBV trong những ngày đầu tiên.
22 Tháng Ba 2021(Xem: 6321)
nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua, nay khó có nữa
23 Tháng Hai 2021(Xem: 5711)
Những mảnh đời méo mó qua những mẩu đối thoại thô tục (thượng dẫn) của những kẻ may mắn sống sót đến được bến bờ, cùng với oan hồn của hàng triệu sinh linh
03 Tháng Hai 2021(Xem: 5394)
Và tôi lại nghĩ: bọn… ’đỉnh cao trí tuệ’ này không tình không nghĩa, hữu thủy vô chung, tiền hậu bất nhứt. . . thì làm gì biết được Tiết Nhơn Quí là ai?“.
16 Tháng Giêng 2021(Xem: 5519)
Sợ không còn đủ tỉnh táo để viết nên điều gì ra hồn, chỉ mong đây là những cảm nghĩ rất thật về một giọng hát mà người đời sẽ tiếc nhớ khôn nguôi
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 5280)
thì tôi cũng đã có một nhìn nhận rõ ràng hơn về cái giới mà nhiều người cho là, hoặc tự họ cho là tinh hoa, ở Việt nam.