6:49 CH
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

CÂY BỒ ĐỀ - TÔN THẤT TUỆ

15 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 13518)

 taxus_wood-large-content Sống ở Saigon ai cũng thấy rõ ngoài vùng phố xá buôn bán, phần còn lại của đô thị nầy chia làm hai: một bên chen chúc, một bên biệt thự kiểu Pháp trong những vườn lá rậm, những bãi cỏ cắt mịn...Ngoài đường cây xanh um tùm che mát bờ tường cổ kính quét vôi màu vàng. Tôi thường đưa nhà tôi qua vùng nầy. Vợ chồng phân tích từng nét kiến trúc trầm trồ khen ngợi nhà nầy nhà kia; rồi cũng có lúc bực mình vì một nhà mới mọc nửa quê nửa chợ.
 Sau mấy lần vượt biên không thành và mất hộ khẩu ở vùng quê, tôi về sống bất hợp pháp ở Saigon. Những lúc cần tránh công an khu trú mới, tôi thường đi lang thang với đôi dép chiếc đực chiếc cái vào khu kiểu cách ấy nhưng không còn ngắm các biệt thự mà cúi đầu. Phần vì buồn cho kiếp lưu đày trên quê mẹ, phần để tìm các mẫu thuốc lá khá dài như Hoa Mai, Đà Lạt mà người hút bực mình không cháy liệng xuống đất.
 Những bờ tường xi măng còn đó dưới những hàng cây xanh. Vĩa hè rác rưởi khá nhiều. Không ai buồn sơn lại những bức tường kia. Chủ cũ đã đi, chủ mới bận nuôi heo nuôi gà, thèm chi chút thẩm mỹ bên ngoài. Rêu phong ăn dần màu vàng.
 Những cây non xé bờ vôi, mọc ra lởm chởm như hàm râu không cạo. Đó là những cây bồ đề, cây sanh non trước khi thành cổ thụ. Những cây bồ đề vắt vẻo ở bờ tường, mùa nắng chỉ còn vài ngọn lá vàng. Những rễ phụ quá khô không bám nỗi vào vách, buông thả trong gió như sợi tóc lạc lõng. Mới trông như ai nhặt một cây bồ đề đâu đó, dán vào tường cho nó khô nó héo mà chơi.
 Mỗi lần đi trốn công an như vậy, tôi chỉ có một đồng dính túi để đi xe buýt lúc tối về nhà. Một hôm khi đứng nhìn cây bồ đề héo hắt, tôi đánh liều ngồi ở quán cà phê đầu đường, loại quán bỏ túi bán chui bán chạy ở đô thành đổ nát nầy. Vừa pha cà phê cô hàng vừa nhìn đôi dép hai thứ của tôi với con mắt là lạ. Vì thế tôi đứng dậy trả trước một đồng, cái đồng duy nhất. Và để khỏi bị mời, dù mời đưa, mua thuốc Samit hay Ba Số Năm, tôi móc túi để ra bàn mấy mẫu tàn thuốc mới lượm như đánh canh bạc xả láng cuối cùng với người đẹp.
 Tôi đưa cốc cà phê lên uống, mắt mãi nhìn đằng kia. Nếu có ai chú ý, có lẽ nhìn đôi mắt tôi không cú vọ như công an nhìn người. Thật thế, tôi đang nhìn cây bồ đề trên tường nứt màu vàng chen vào rêu héo. Tôi ngồi xuống đánh canh bạc cuối cùng với cô hàng nầy vì cây bồ đề ấy thôi. Nào có thích gì đâu.
 Xin cô hàng lon nước rửa ly, tôi đến cây bồ đề tưới nhẹ. Nước rút vào bức tường khô không còn một giọt rơi xuống đất. Dấu nước chảy dài rồi bé phía dưới, in rõ lên nền vôi như một nét bút lông thủy mạc. Tay trái cầm cái lon, tay phải chống vào tường, tôi nghiêng mình hướng về cây bồ đề đang giành giựt nước với bức tường khô.
 Khi tôi trở về, thấy tôi làm công việc khá kỳ quái, cô hàng tỏ vẻ bớt nghi kỵ. Cô lại đùa khi chỉ vào gốc cây lớn:
 - Khi cây nầy tàn lụi, cây bồ đề kia sẽ lớn lên che phủ khu nầy; tôi sẽ dời cái bàn nầy qua đó.
 - À ra thế, tôi đáp, tôi vừa giúp cô đấy nhé. Sao cô không tưới nước cho nó?
 - Mặc kệ, cô ta trả lời, cây ngô đồng không trồng cũng mọc.
 ***
 Tôi ngồi yên lặng. Tôi nhớ hồi bé khi đi thăm ông bà nội, tôi thích hòn non bộ đặt trên bể cạn, với những tiều phu, những tiên ông, những chiếc cầu nho nhỏ, con cá, con ốc... bằng sứ tráng men. Những thứ ấy ẩn hiện trong rừng cây nhỏ bé, có thác, có ghềnh, có sơn, có thủy. Những cây bồ đề vóc dáng sần sù thả chùm rễ râu xanh xuống nước để nuôi thân. Cả một cây cổ thụ nay chỉ thu nhỏ bằng gang tay, thân khẳn khiu với thời gian, với sương gió.
 Cây cổ thụ tượng trưng cho sức mạnh vô biên phủ cả một góc trời mà thu lại trong tâm can, trở thành nhỏ bé vừa tầm của mọi người, mọi vật, len lỏi vào con tim của ai ai. Cây bồ đề lá nhỏ như quả tim. Thu rút lại mà không khắc khổ, trổ lá xanh tươi như nụ cười mà không nham nhở. Tuy nhỏ mà cây bồ đề vẫn tung ra cánh tay che con đường cheo leo nơi hòn non bộ hay phủ kín một nhịp cầu ước mơ.
 Dưới khối núi với cỏ cây trùng điệp trong hồn nhiên tự tại, dưới đó là nước mát. Cá đỏ lội tung tăng hay nằm lững lờ như diều ngưng cánh buông thả trong gió chiều. Những con cá đứng yên như cây bồ đề đứng yên bên trên.
 Giây phút bên bờ đường với cây bồ đề khô héo đưa tôi lạc cõi nào, không hiểu nằm đâu trong cung bực của thời gian và không gian, làm tôi quên bẵng cảnh lưu đày trên đất mẹ. Cây bồ đề nhỏ bé lọt lòng tay giờ đây nó an ủi tôi, nó làm bài học của lòng tôi.
 Từ trước đến giờ, tôi chỉ làm việc để tung hoành, để bung ra để bành trướng và mãi mãi thêm lên. Vì thời cuộc đã khựng lại, khựng lại trong khung cửa hẹp của nhà tù, khựng lại trong đôi dép hai thứ, khựng lại trong sự săn đuổi của công an.
 Cây bồ đề cổ thụ ngắn hơn gang tay, tích tụ cả gió sương thu lại thành sức mạnh, sức mạnh của yếu hèn, sức mạnh của con tim, sức mạnh của nguyện cầu. Cây bồ đề tượng trưng cho sự chuyển hoán tư thế trước những cục diện khác nhau mà tâm hồn vẫn là một. Nếu sự vươn ra đã là khó thì sự trở về với bản thể con người còn khó hơn nữa.
 Từ hôm ấy tôi nhặt những cây bồ đề mọc ở vách tường mới lớn hay đã có hình thù cổ quái đem về trồng trong những phiến đá nhỏ ghép vào nhau, chưng trong nắp khạp nắp lu. Cứ mỗi sáng ra nhìn rễ trắng chạy trên đá hay thả xuống nước. Tôi uốn cành cong lên cong xuống, uyển chuyển theo mốc đá. Trong số những cây trồng, tôi thích nhất cây có gốc to bằng nắm tay mà chỉ có mầm lưa thưa, lá lại xanh như đôi mắt tinh khôi, khối lòng rộng mở. Tôi khen ngầm cây ấy chỉ biểu lộ bấy nhiêu sức sống.
 Những cây bồ đề không mất tiền nầy là nguồn vui không riêng gì cho tôi mà cho cả gia đình. Mấy đứa con có quyền thêm một hòn sỏi, một viên bi hay một cành rau nước. Một hôm tôi đi về thấy một hình người bằng plastic ngồi dưới gốc cây. Tôi tưởng như một hiền nhân toạ tĩnh, tôi vái chào với tất cả cung kính. Tôi thấy mình nhỏ bé lại.
 Gạt bỏ tính cách triết lý trong cây cảnh Đông phương, những cây bồ đề nhỏ bé trước mắt cho tôi một bài học kiên nhẫn, thu mình để giữ lại sự hiện hữu trước bão táp của cuộc đời. Mỗi cành cây uốn cong tượng trưng cho một u uẩn của lòng tôi. Chuẩn bị một tư thế vươn ra, một vùng đất soạn sẵn để trở về. Tôi chấp nhận sự lắng thinh để cố giữ thành trì cuối cùng làm tư duy thầm kín, một tự tại của cõi lòng. Không để cho nó nát tan.
 Trước một bối cảnh của quê nhà như vậy, làm sao ta cố đừng điên lên mà giữ cho lòng thật yên, cho thật lắng cho dù có lao lung tả tơi. Rất nhiều lần vợ chồng tôi thấy như đang ở trong nhà thương điên. Báo chí Tây phương chỉ trích việc đưa vào dưỡng trí viện những nhà tư tưởng, những nhà khoa học mà họ không biết sau bức màn kia là một nhà thương điên rất lớn. Chỉ khác ở chỗ không có bác sĩ tâm thần.
 Phải tự chữa lấy cho qua cơn khủng hoảng nầy. Chữa bằng những công việc đơn giản. Ở Nhật Bản, khoa xếp giấy thành hoa quả, chim muông là một phương pháp trị liệu tâm thần rất tốt.
 Ngày ở quê, những lúc trời mưa không làm việc được, tôi rất đau buồn nhìn công việc bỏ bê mà khoai củ trong nhà đã hết. Mưa vẫn nhiều; mái tranh dột nát. Một bức bách tâm thần không tránh được. Tôi giải quyết bằng cách chú tâm tuyệt đối vào các thanh tre, những sợi lạt, những đóm thuốc lào tách nhẹ qua cái rựa bén trên tay. Những sợi lạt mềm nhủn dẻo kẹo, những đóm thuốc lào đều đặn xinh xinh xếp trước mắt như những tư tưởng mạch lạc trở về trong trật tự trước bức bách ngoại cảnh, của hiện tại chua xót, của tương lai mờ mịt.
 Khi tôi trở về sống ở Saigon, những cây bồ đề thu hút cả chú tâm của tôi. Tôi đặt vào đấy cả cuộc sống và tìm từ đó sự lắng yên của tâm hồn trước sức công phá của thời cuộc đổi thay. Hình ảnh đạo sĩ bằng plastic nhỏ bé ở gốc bồ đề nhắc tôi một câu nguyện mà tôi xem như một thế liên hoàn chân vạc:
"Xin cho tôi ba điều: 1. Đủ sáng suốt để phân biệt thiện ác, xấu tốt. 2. Đủ bình thản chấp nhận những gì không thể thay đổi được. 3. Đủ can đảm làm những gì có thể làm được."
 Thưa đạo sĩ, tôi đã bình thản như những cây bồ đề trước mắt. Tôi đủ can đảm chấp nhận mọi thứ để ra đi, ra đi một mình. Và nay nếu quyết định nầy đưa đến kết quả, chắc chắn tôi sẽ để lại sau lưng mấy cây bồ đề nầy và...và...
 Những cây bồ đề được tới mát săn sóc không làm tôi quên cây bồ đề héo hắt nơi bờ tường kia, cái cây cô hàng cà phê mong mỏi sẽ lớn lên che tàng bóng mát. Sau mấy lần xuống miền Tây vượt biên thất bại, tôi trở về Saigon. Một hôm có tin đi, tôi đưa nhà tôi dạo phố theo kiểu nhà nghèo. Chở nhau trên chiếc xe đạp đến góc đường mà tôi đã đánh canh bạc cuối cùng với người đẹp bằng mấy mẫu tàn thuốc lá mới lượm giữa đường. Đến quán tôi chỉ gọi một cốc ca phê đen, nhà tôi không uống gì. Giây lát sau, tôi đưa cô lại cây bồ đề khô héo kia. Tôi đứng trong tư thế như lần trước.
Đó là ngày cuối cùng trước khi tôi đi. Tôi sờ cây bồ đề như ai mới dán vào tường. Với tất cả ngậm ngùi tôi nói:
 - Hy vọng lần nầy anh đi được. Anh để lại cho em cây bồ đề héo hắt nầy.
 Nhà tôi đứng buồn. Một lúc sau cô nói:
 - Anh còn ngại gì mà không nói thẳng rằng anh để lại đằng sau một người vợ héo hắt. Nói quanh nói co làm gì cho buồn thêm.
Tôi đáp:
 - Anh không can đảm nói thẳng như vậy. Nhưng thật ra anh còn để em lại với đống rác kia. Cái đống rác mà mỗi ngày con chúng ta đào xới tìm bao nylon bán ký, những mãnh chai sắc nhọn, những vật ngộ nghĩnh mà chúng làm đồ chơi. Anh để lại cho em tất cả, những dòng chữ yêu thương từ hồi em còn mười bốn. Anh để lại tất cả, kể cả cái héo hắt của cây bồ đề nầy.--
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2015(Xem: 20406)
Dù rằng đã bị bỏ rơi và tan hàng tại QKI ngày 29/3/1975, nhưng khi về đến Vũng Tầu chúng tôi đã tái tổ chức và tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước cho đến ngày 30/4/1975.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10941)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12396)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10756)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14697)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11955)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29398)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10605)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10126)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10627)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10926)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10495)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12161)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9185)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11539)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15478)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10245)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14154)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11747)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11143)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10850)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10443)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11146)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9885)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9648)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13100)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8986)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18043)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12352)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9395)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102592)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10339)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10803)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10405)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12161)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10524)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9626)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8846)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 10973)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27326)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10834)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10089)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11443)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11156)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11325)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.