6:51 CH
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

GIÒNG SÔNG BẾN HẢI VẪN CÒN - KHA TRẦN

11 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 13959)

 Ngày 20 tháng 7 năm 1954, đất nước VN đã bị chia đôi theo vĩ tuyến 17 ký giữa Pháp và Việt Minh. Sau biến cố đau thương tháng Tư 1975, dĩ nhiên theo con mắt bình thường xem như giòng sông Bến hải chia đôi bờ Nam-Bắc Việt Nam không còn nữa. Đảng Cộng Sản Việt Nam từng vỗ ngực tự hào có công "thống nhất tổ quốc VN " thế nhưng, những sự thực trân tráo và phũ phàng của hiện trạng đau thương đủ mọi mặt của quê mẹ Việt Nam đang quằn quại rên xiết dưới bàn tay cai trị độc tài của cái đảng tham tàn CSVN đã và đang dẫn đưa dãi đất hình chữ S thân yêu của con dân nước Việt tới bờ mất nước! Trong những biến thái đau khổ chung của dân tộc có nhũng hố sâu ngăn cách, "Gìòng Bến Hải" vẫn còn đó, dù vô hình cho đất nước chúng ta khi còn bóng cái đảng bán nước hại dân Cộng Sản Việt Nam mà quốc Tặc Hồ Chí Minh đã đưa đường dẫn lối về tàn hại dân mình:


 Xuân Khê xin mạn phép ghi lại một hồi ức vào ngày 20 tháng 7:


 Ngày 20 tháng 7 năm 1954 của 58 năm về trước, đất nước VN chia đôi và từ đó giòng sông Bến Hải quê tôi trở thành một địa danh

 lịch sử.

 

blank


 Quá khứ chập chùng đưa tôi về lại hình ảnh ngày xưa, những ngày còn bé một thuở tạm gọi thanh bình dưới thời Đệ nhất Cộng Hòa của Cố TT Ngô Đình Diệm cứ mỗi năm dịp kỷ niệm 20 tháng 7 đất nước chia đôi, tôi khi đó chỉ là một thằng bé được cả nhà đưa ra quận Trung Lương cùng đồng bào Quảng Trị làm lễ Mit ting kỷ niệm ngày chia đôi đất nước lần 5, lần 6 gì đó .


 Hồi đó muốn ra tới Cầu Bến Hải xe phải qua đèo Ba Dốc. Đèo này không cao nhưng muốn xuống đèo xe phải lái rất cẩn thận, xuống được 3 cái dốc rất ngặt nên cũng rất nguy hiểm . Hết đèo là xe có thể ‘bon bon’ chạy trên một đoạn đường thẳng trên một đồng bằng hiếm hoi của quận Trung Lương để đến chân cầu Bến Hải, nơi này có trụ sở kiểm soát đình chiến kết hợp cảnh sát Trung Lương làm việc ở đây.
 Tôi nhớ rõ nhất là hai lá cờ to lớn có thể là ‘vĩ đại’ nhất trong trí nhớ của tôi, dĩ nhiên cờ vàng ba sọc đỏ bên ‘miềng’ (tiếng gọi MÌNH của dân Quảng Trị chúng tôi) và cờ đỏ sao vàng bên “tê” (kia). Hai là cờ to lớn theo trí nhớ của tôi thì nó có thể phủ kín một cái nhà một cách dễ dàng. Cái cầu cũng bị chia đôi, mỗi bên mỗi màu và sơn đúng một nửa bên mình thì màu xanh. Nhân viên 2 phía đi lui đi tới trên cầu thỉnh thoảng đi qua mặt nhau cũng đôi lúc cả 2 cùng nói gì đó và cùng ngó xuống mặt nước sông Hiền lương. Bề mặt của chiếc cầu rất hẹp và nó chẳng cần chi cho chuyện xe cộ, mà để trao đổi nhân viên 2 miền qua lại làm việc hàng ngày. Gia đình tôi còn kể rằng mỗi ngày cảnh sát quận Trung Lương cũng qua làm việc bên kia và đổi lại bên kia cũng có một người qua ‘làm việc’ bên mình. Văn phòng làm việc của mỗi bên đều gần sát cầu, kế cột cờ mà là cờ Vàng đang phất phới bay theo gió .
 Đến giờ hành lễ, đồng bào tới sát cầu, mặt hướng về bờ sông bên kia, tai thì nghe ban tổ chức đọc diễn văn và cáo trạng Cộng Sản miền Bắc đang đày đọa đồng bào ruột thịt miền Bắc, khi họ cố tâm xây dựng cho được Chủ nghĩa Xã hội áp đặt lý thuyết Cộng sản lên đầu dân chúng miền Bắc. Xen kẽ còn có những bài hát đề cao tự do no ấm của miền Nam như "Khúc hát thanh bình - Chuyến đò vĩ tuyến - Nắng đẹp miền Nam…"
 Lúc này phía bên kia đâu có chịu yên, họ đem một đội quân nhạc bận complet trắng, cùng hướng về bờ Nam hợp tấu những bài “hùng ca” gì đó nhưng phía bên mình ồn quá làm sao nghe được, hơn nữa họ chỉ muốn phá đám buổi lễ của đồng bào mình mà thôi.

 Bỗng có những tiếng la hét và một đám đông đồng bào hốt hoảng chạy ngược lùi lại phía sau, và những hoảng loạn đó lan truyền rất nhanh làm tôi cũng chạy mất luôn đôi dép "nhựa" (hồi đó ít ai mà có giày). Sau đó mới vỡ lẽ là một "ông cán bộ VC" đang trực trên cầu vô ý vứt tàn thuốc xuống một đám cỏ khô bên cầu, có gió nó bắt lửa lên khói làm đồng bào hoảng sợ tưởng chuyện gì. Những đám đông khác thấy chạy thì cứ chạy nên hoảng loạn mới lan nhanh như thế.
 Tội nghiệp mấy chú cảnh sát Trung Lương vất vả giải thích một hồi lâu, thì đồng bào mình mới yên tâm. Hết lễ, bà con chia thành từng tốp nhỏ đi theo men sông để ngắm phía "bên tê".
 Trí nhớ của tôi còn ghi lại một giòng sông nhỏ bé, nước lặng lờ trôi . Bên tê sông hình dáng những người dân miền Bắc kham khổ chịu đựng, những cánh áo nâu khom khom người "lùng sục" dưới đáy sông kiếm từng con cá; hay những chiếc thuyền nan bé tí teo, những chiếc nón lá chỉ biết im lặng, câm nín cúi đầu với công việc kiếm ăn. Họ im lìm tuyệt đối không có một cử chỉ tò mò gì khi bên này sông, đồng bào mình đang đi như trẩy hội. Bên kia sông chỉ một khoảng cách ngắn ngủi mà thôi, thế mà đồng bào bờ Bắc như không thấy không nghe, không dám ngẫng đầu nhìn. Một sức mạnh vô hình đang bắt họ phải điếc, phải mù. Ôi! gớm ghiếc thay bạo quyền Cộng sản, một sức mạnh khủng bố mà tôi đã cảm nhận ra ngay, dù lúc đó còn bé xíu.
 Men theo bờ Hiền Lương, cứ cách chừng một cây số mỗi bên bờ đều có một trụ phát thanh, mỗi trụ gắn khoảng gần 20 cái loa đều mở hết "volume" hướng về bờ kia để phát thanh cùng ca nhạc tuyên truyền cho chế độ mình. Bên nào cũng mở hết cỡ âm thanh làm huyên náo cả một vùng, khiến tôi quên cả sợ hãi phập phồng. Hình như tôi cũng biết sợ bị Việt Cộng bắt qua phía bên kia thì phải, kiểm soát lại ký ức của tôi ngay từ thuở bé xíu cũng tâm trạng chung đồng bào phía Nam nghe hai chữ Việt Cộng thì sợ lắm.
 Qua năm sau, cũng dịp này lần này tôi có dịp đi ra phía Cửa Tùng, cửa sông Hiền Lương. Cửa Tùng dáng vẻ đìu hiu buồn bả vô cùng. Bên “tê” chỉ lác đác vài ba cái thúng của dân đánh cá miền Bắc, không có dân. Còn phía bờ Nam cửa Tùng thì tuyệt đối đồng bào mình không có làm ăn ở đây. Sau này tôi có thể hiểu rằng, bên kia tuy đóng vai dân chài làm ăn vậy nhưng toàn là cán bộ Việt Cộng ngụy trang cả mà thôi.
 Rồi chiến sự leo thang, cường độ cuộc chiến càng ngày càng ác liệt. Những năm sau 1960, Trung Lương càng ngày càng hoang vắng, Cộng sản miền Bắc xé hiệp định Geneve tăng quân ngang nhiên xâm lăng miền Nam. Trung Lương và Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến bất lực, quận Trung Lương xoá sổ, 1967 toàn bộ dân Gio Linh di tản hết lên Cam Lộ, vào Nam tái định cư. Tuyến MacNamara ra đời. Chiến tranh không tập miền Bắc gia tăng mức độ cường tập đến cái cống trên trục lộ giao thông miền Bắc. Và chuyện đi chơi dự Míting ở cầu Bến Hải đã thực sự nằm trong dĩ vãng.
 58 năm qua, cầu Bến Hải phân chia hai miền Nam Bắc đánh dấu một khúc quanh lịch sử dân Việt tưởng chừng như nó đã là một danh từ trong sử Việt. Thế mà khi nhìn lại những gì Đảng Cộng Sản Việt Nam đã di họa cho toàn dân Việt sau 37 năm cưỡng chiếm miền Nam “thống nhất” đất nước chỉ là hố phân cách sâu thăm thẳm giữa khối dân bị trị và một đảng cầm quyền . Đảng Cộng Sản Việt Nam qua máu xương dân tộc đã nghiễm nhiên cướp lấy bộ máy cầm quyền đáng lý là do dân, vì dân và của dân, trái lại cái đảng cướp này dùng bộ máy này để làm một công cụ đàn áp, khống chế và bóc lột dân lành. Rõ ràng "giòng sông Bến Hải" vẫn còn đó ngăn chia giữa dân và kẻ cầm quyền, nó chỉ lấp được khi tất cả đều trở về lại quyền sở hữu của dân tộc Việt Nam, phục vụ cho ý muốn và quyền lợi toàn dân tộc.
 "Giòng sông Bến Hải" vẫn còn, khi trong xã hội Việt Nam hố phân chia sâu vời vợi giữa quần chúng lao động nghèo nàn, rách nát, đầu tắt mặt tối làm không đủ ăn. Cái đói, cái nghèo đến mức phải bán máu, và bán máu trớ trêu trở thành một cái nghề nuôi sống cho chính họ và gia đình. Trái lại giai cấp cầm quyền, quý tộc Đỏ thì tiền bạc thừa mứa, giàu nứt đố đổ vách, ăn chơi sa đọa , trụy lạc đến mức tận cùng của trụy lạc, không còn bút mực nào tả xiết. Những thành phố xa hoa một cái "bung tay" cho ticket thưởng “boa’ cho các em “cave” vũ trường hộp đêm, thì số tiền đó các em nhỏ đánh giày, lượm nylon trong những đống rác thành phố hay những ông già kéo xe, đạp xích lô không bao giờ dám mơ tưởng đến. Đó là chưa kể đến các "ông" thái thương hoàng Cộng Sản Việt Nam, các "ông" cán bộ cấp trung ương thì của chìm của nổi không biết bỏ đâu ( chuyện này hỏi ở Hoa KỲ và Thụy sĩ ).

 

blank


 Làm sao mà hết "giòng sông Bến Hải" chia đôi hai giai cấp nghèo giàu, khi mà những thảm trạng ở miền Nam bộ những em gái tuổi còn dưới 10 mà phải bị bán qua Campuchia làm điếm. Hàng trăm ngàn thiếu nữ nông thôn phải "tự nguyện lấy chồng ngoại" rồi trở thành những "đồ chơi" rẻ tiền và lắm lúc phải bỏ xác quê người cũng vì hoàn cảnh nghèo nàn đều đã xảy ra ở khắp chốn nông thôn nước Việt. Còn còn nữa, những hố sâu “BẾN HẢI’ vẫn hằn sâu trên đất mẹ Việt Nam, khi bạo quyền Cộng Sản vẫn còn. Hãy nhìn những cụ già đói khát bệnh tật khắp mọi miền đất nước, đảng giàu đảng sang thế mà họ đang ngày ngày chờ lòng hảo tâm của "Việt kiều" hải ngoại động lòng về giúp đỡ cho từng ký gạo từng tấm mền.
 Nội tình trong lòng dân Việt vẫn còn một "giòng Bến Hải" khi những tên "cán bộ" từ Bắc vào Nam đem theo gia đình, họ hàng ngang nhiên cướp đất, cướp nhà người dân miền Nam, người sắc tộc Tây nguyên làm giàu phục vụ cho đầy túi tham của chúng. Thế là lòng căm thù miền Bắc càng lúc càng dâng trào chất ngất trong lòng họ, và đã tạo nên lòng ác cảm chung Nam Bắc, đó cũng do chính sách ĂN CƯỚP của đám cầm quyền Cộng Sản Việt Nam là nguyên do to lớn nhất.
 Làm sao lấp được một giòng sông khi những tiếng nói đòi hỏi tự do, công lý, dân chủ, nhân quyền hàng ngày bị Cộng Sản Việt Nam dùng bạo lực công an quân đội khống chế, đàn áp, bịt miệng bỏ tù giam giữ ngày đêm trong tù ngục.
 Những tập thể trí thức tranh đấu cho người dân thấp cổ bé miệng thì bị lũ côn đồ Cộng Sản Việt Nam trù dập khủng bố ngày đêm, ngăn sông cấm chợ, áp bức trăm bề . 

 Đối với mấy triệu người dân Việt bỏ xứ ra đi thì "Giòng sông Bến Hải" vẫn mãi mãi còn trong lòng của họ, khi chính sách của Cộng Sản Việt Nam hiện tại vẫn coi "Việt kiều" là con bò sữa vĩ đại, phải "VẮT" cho được khối đô la này, nhưng trong lòng bọn cầm đầu Bắc bộ phủ tại Hà Nội vẫn canh cánh thành kiến là "âm mưu diễn tiến hòa bình" sẵn sàng còng tay bỏ tù những ai về lại Việt Nam không hợp ý chúng.
 "Hai bờ Bến Hải" vẫn còn khi đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng trân tráo, ngang ngược, dựa vào thế và lực của Tầu và súng đạn chúng đang có trong tay, nên cứ chà đạp dân quyền và nhân quyền toàn thể dân tộc Việt. Ngày nào tập đoàn của Đảng Cộng Sản Việt Nam còn tồn tại, thì đất nước Việt Nam vẫn còn điêu linh, thống khổ. Hoa Dân Chủ Tự Do cho dân Việt chỉ nở khi cái Đảng bán nước Cộng Sản Việt Nam bị triệt tiêu và chỉ ngày đó, "giòng sông BẾN HẢI" mới thực sự được khỏa lấp để cùng hòa ca khúc nhạc tình thương của ba miền đất Việt.
 

Kha Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Chín 2014(Xem: 20960)
Sài Gòn đã vĩnh viễn bị mất đi bóng dáng hòn ngọc viễn đông một thuở.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10278)
Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 13097)
ông Trường vẫn đều đặn dự thánh lễ mỗi ngày tại nhà thờ Holly Cross ở đường West 42nd St
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11384)
Một chính quyền không những tước đoạt tài sản, sự tư hữu của nhân dân, lại còn tước đoạt luôn cả quyền được tự bảo vệ của dân
02 Tháng Chín 2014(Xem: 10086)
dù ở đâu cũng thấy cảm thấy một nỗi bùi ngùi, nhớ tiếc. 60 năm Sài Gòn, hồn ở đâu bây giờ?
29 Tháng Tám 2014(Xem: 11634)
Tên tù trong câu chuyện hẳn sẽ nể phục cái khoảnh khắc người đàn bà này đã làm nên.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 9318)
Xin người hãy thương xót cho dân tộc và đất nước Việt Nam còn đang chìm đắm trong tối tăm và gông xiềng cộng sản
21 Tháng Tám 2014(Xem: 9974)
Phan Ái Minh, người bạn đa tài của tôi, và nhớ tới những vì sao sớm vụt tắt trên bầu trời tuổi thơ của chúng tôi thuở trước
19 Tháng Tám 2014(Xem: 15222)
Nếu bạn chưa xem, nên tìm xem bộ phim này để biết về hoàn cảnh của các ngư dân Lý Sơn và ngư trường Hoàng Sa.
14 Tháng Tám 2014(Xem: 10864)
Mai chưa hề đọc thánh kinh, nhưng nàng đã biết chọn chỗ ngồi thấp nhất để được nâng lên cao nhất trong lòng chồng con.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 10493)
Có lẽ giờ này bà đã bước vào cảnh giới nào đó, làm gì còn luẩn quẩn ở cõi ta bà này để trách móc thằng con ăn hại
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10076)
Dân tôi đang cùng Việt Khang đặt bước chân mình trên con đường dẫn tới những ngày vinh quang cho quê mẹ./.
30 Tháng Bảy 2014(Xem: 10546)
ở bên kia địa cầu, trên ngọn đồi Tăng Nhơn Phú, có vợ chồng anh lính trẻ mỗi sáng chủ nhật cầm tay nhau để đi lễ nhà thờ.
26 Tháng Bảy 2014(Xem: 11310)
không hề có một giai cấp nào trong đồng bào miền Bắc của đất nước mình, mà chỉ có một cuộc sống không được chọn lựa nào đó
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 13365)
Kẻ thù còn đó mà nhiệm vụ cứu quốc chưa hoàn thành thì lòng nào đành đoạn dứt bỏ "huynh đệ chi binh".
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 10019)
Ruộng đồng lúa mọc lơ thơ Máu pha nước mắt ngập bờ tre xanh!
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 9057)
“hạnh phúc – nhỏ nhoi so với nỗi đau ngút ngàn phải trải qua”
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 11663)
Nhà “ngoại cảm” đã đem theo bí mật xuống đáy mồ.
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 11553)
Họ là những anh hùng không tên tuổi Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
22 Tháng Năm 2014(Xem: 11616)
Sắc không sao ngăn nổi mấy giọt nước mắt từ từ lăn xuống, quyện với mồ hôi làm lưỡi anh mặn chát.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 9798)
Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ”
03 Tháng Năm 2014(Xem: 10508)
Cuộc sống an vui. Ngót 20 năm rồi, không biết khóc, đêm nay tôi nhỏ từng dòng lệ, xúc động, bùi ngùi.
01 Tháng Năm 2014(Xem: 10299)
Thân xác em như chiếc lá thu ngoài sân trại tỵ nạn Sikiew ngày nào, đang hòa tan vào trong lòng đất
25 Tháng Tư 2014(Xem: 13069)
Xin một phút mặc niệm để tưởng nhớ những đồng đội cũ và những mũ nâu đã gục ngã trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do cho miền Nam Việt Nam trước đây
24 Tháng Tư 2014(Xem: 12087)
Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi -- ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
12 Tháng Tư 2014(Xem: 9249)
Bây giờ, tôi không biết vì sao mình đang khóc! Cho số phận của Việt Nam. Cho những người đã nằm xuống. Cho những người còn ở lại. Cho chính mình và cho những người quanh mình vừa chính thức bước vào cuộc đời di tản.
02 Tháng Tư 2014(Xem: 17263)
Chúng tôi không còn là chúng tôi nữa, chỉ vì chúng tôi là chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ miền Nam tự do,
01 Tháng Tư 2014(Xem: 12430)
Nào ngờ đồng bào đi trước, giặc cướp trộn trấu theo sau, vì dĩ nhiên "lòng súng nhân đạo, cứu người lầm than" của những người anh em Trâu Điên tách bầy
31 Tháng Ba 2014(Xem: 9836)
Trong những giấc mơ đôi lúc tôi thấy ba thằng chúng tôi nằm bên nhau, ngâm nga thơ phú trên ngọn đồi có nhiều tảng đá, một bên là núi một bên là biển, giữa bầu trời vằng vặc trăng sao
29 Tháng Ba 2014(Xem: 11566)
Chúng ta phải cố gắng hết sức mình, bằng tất cả nghị lực, để xoá tan khoảng cách của hận thù, để trái tim lên tiếng tình thương !
27 Tháng Ba 2014(Xem: 10783)
Trong lịch sử dân tộc ta, dường như chưa có thời kỳ nào mà số phận của nhiều người con gái, phụ nữ Việt Nam lại bi thương rẻ rúng như bây giờ.
25 Tháng Ba 2014(Xem: 12465)
Các ông suốt đời chỉ trích ta bà thế giới. Sao các ông không dám nói, chính các ông mới là thủ phạm, mới là tội đồ thiên thu, làm Miền Nam nước Việt sụp đổ vào tay cộng sản.
24 Tháng Ba 2014(Xem: 13109)
Tôi viết bài này chỉ có mục đích thông tin về người nghệ sĩ tài hoa đã làm nên một bức tượng Tiếc Thương để lại trong lòng mọi người và anh có dịp tâm sự với bạn đọc
21 Tháng Ba 2014(Xem: 10674)
Phần lớn con trai có tánh này nhiều hơn. Chúng mang mầm bệnh tâm lý về sự ẩn ức dục tính.”
09 Tháng Ba 2014(Xem: 10190)
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10729)
Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột người ta cũng vẫn thấy như đang…cười !
05 Tháng Ba 2014(Xem: 8652)
Chung vui với nước Úc chăng? Chắc phải làm thế, vì bà ra đi là quốc gia rất tử tế này bớt đi được một người thù ghét nước Úc.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 9273)
Chúng tôi đang bị sa cơ thất thế - Đau hơn nữa là cảnh sa cơ thất thế của chúng tôi không phải vì tài hèn, sức mọn, mà vì bị đồng minh trói tay
02 Tháng Ba 2014(Xem: 9812)
Hay họ chỉ cần một vòng tay, một tình thương yêu của người vợ, người con, người mẹ mà họ bật lên những tiếng kêu đó, để gọi bà vào?
01 Tháng Ba 2014(Xem: 11972)
Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie.Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao…?...
25 Tháng Hai 2014(Xem: 9855)
Nên hãy quên ngay những mất mát, hãy trân trọng giữ gìn những cái được rất đáng quý, đừng để nó trôi tuột khỏi tầm tay
24 Tháng Hai 2014(Xem: 11801)
Rồi một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng tiền không phải là trên hết. Điều làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, ấy là phải trung thành. Tôi đã từng bất trung. Và đã phải thông qua những kinh nghiệm chua chát.”
22 Tháng Hai 2014(Xem: 10167)
lòng yêu nước và tinh thần dấn thân vẫn còn và mơ ước một ngày nào đó được bay trên vùng trời Tổ Quốc Việt Nam Tự Do .
18 Tháng Hai 2014(Xem: 12037)
Người dân quê mình không còn hơi sức đâu mà buồn mà lo lắng, suy nghĩ. Thời gian để sống dường như càng ngày càng vội vã mà gông cùm thì siết quá chặt.
18 Tháng Hai 2014(Xem: 10935)
Trong khi người ta thành khẩn dúi tiền vào tay Phật, thì lại vô cùng thờ ơ với hàng dài người ăn xin ngồi ngay lối đi vào chùa. Cái nghịch cảnh ấy vô tư diễn ra trước nơi được coi là Thánh Thiện.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 11005)
Tôi chỉ có một ước muốn khiêm nhường là làm sao nói lên được lòng yêu nước và cố giữ đúng phong thái của một Sĩ quan xuất thân trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
11 Tháng Hai 2014(Xem: 10878)
Dẫu biết ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao lòng vì ở quê nhà giờ này, gia đình nào chắc cũng đang quây quần, sum họp…
01 Tháng Hai 2014(Xem: 10334)
Hà đợi cho tàn hết một tuần nhang, mở cửa ra trước hiên nhà, cầm tách trà rót xuống mặt đất tân niên. Những cánh mai trong tách như theo nhau trôi vào lòng đất.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10319)
nhiều người nặng lòng với nhiều cái chết năm Mậu Thân, họ đã dùng phần lớn quĩ thời gian của mình để phục vụ những việc âm linh.
28 Tháng Giêng 2014(Xem: 9454)
Nhưng điều này bây giờ đâu còn có ý nghĩa gì khi Ngộ đã thực sự bước ra khỏi đám mây mù quá khứ. Tất cả như đã cuốn theo dòng nước chảy qua cầu.