8:49 CH
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

Người Con Gái Đà Nẵng - Giao Chỉ

03 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 18900)

Người Con Gái Đà Nẵng.

Tác Giả : Giao Chỉ - San Jose

* DVD phim tài liệu Người Con Gái Đà Nẵng của đài truyền hình PBS, một phim tài liệu kết hợp với chuyện kể có tên là Người Con Gái Đà Nẵng (Daughter From Danang).
Phim bắt đầu bằng các tài liệu liên quan đến những chuyến bay di tản trẻ em mồ côi và cả trẻ em có cha mẹ, được gửi đi Hoa Kỳ làm con nuôi vào những ngày cuối tháng 4 nãm 1975.

Một trong các em bé năm 75 nay đã hơn 30 tuổi, lai Mỹ, tình cờ tìm được tin tức bà mẹ và gia đình hiện ở Đà Nẵng. Sợi dây tình nghĩa mong manh được nối lại.

Lẫn với các phim tài liệu, đạo diễn đã dựng lên một câu chuyện kể lại tâm sự bà mẹ ở Việt Nam và cô con gái lai tại Hoa Kỳ. Cô bé hoàn toàn không biết tiếng Việt, không còn nhân dáng Việt, không biết tin tức về người cha là lính Mỹ một thời ở miền Trung. Cô kết hôn với một sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ đã có hai con. Bà mẹ Việt Nam ở Đà Nẵng ngày nay kết hợp lại với người chồng Việt Nam cũ, có nhiều con trai và gái. Đó là anh chị em với cô gái lai đã được gửi đi làm con nuôi tại Hoa Kỳ. Tất cả đều là các nhân vật thật, đóng lại cuộc đời của họ.

 Cả nhà chờ đợi ngày về thăm quê của người con gái Đà Nẵng. Từ hai đầu câu chuyện, nói tiếng Anh, có nhiều đoạn bằng Việt ngữ được phụ đề Anh ngữ, việc gặp gỡ tại Việt Nam được thực hiện. Đó là chuyến trở về quê hương lần đầu và rất có thể là lần duy nhất.

 Hình ảnh gia đình Việt Nam ở Đà Nẵng là hình ảnh rất thông thường như đa số người Việt hiện nay đã biết. Đại gia đình nhiều anh em, bần hàn nhưng không quá nghèo đói.

 Hoàn cảnh gia đình cô gái lai tại Hoa Kỳ cũng thuộc giới trung lưu, không giàu có gì. Tuy nhiên rõ ràng là hai nếp sống khác biệt. Cô gái lai trở về tuy đã có chuẩn bị học nói những lời thương yêu bằng Việt ngữ: "Con yêu mẹ. Con xin chào mẹ" v.v... Nhưng rõ ràng là cô đang ở tâm trạng tò mò và không hề được hướng dẫn tâm tư cho việc đoàn tụ. Đó có thể là diễn tiến tự nhiên, hoặc là đạo diễn muốn câu chuyện cứ xẩy ra như vậy.
  Sau buổi gặp gỡ cảm động tại phi trường, tiếp đến những ngày sống bên nhau tuy ngắn ngủi nhưng rất nhiều gượng gạo. Cô gái không thích ứng được cuộc sống thiếu tiện nghi tối thiểu. Không khí nóng nực, những buổi đi chợ quê mùi thịt cá hôi tanh, trong khi bà mẹ muốn khoe con gái ở Mỹ mới về, nên cứ la cà đây đó. Người con gái Đà Nẵng chỉ muốn ra khỏi ngôi chợ xa lạ.

 Trong câu chuyện kể lại, các anh chị nói về những ngày thơ ấu, vất vả nuôi cô em lai, rồi lo cho bà mẹ mà cô gái đã bỏ lại. Đã có những lời lẽ kể công và những đòi hỏi ràng buộc trách nhiệm mà cô gái lai ngày nay, đã hoàn toàn trở thành một phụ nữ Mỹ vô tư, không thể cảm nhận được.

 Buổi họp mặt gia đình lần cuối trước khi chia tay đã đưa câu chuyện lúc mở đầu trùng phùng cảm động sau 30 năm xa cách, nay trở thành một bi kịch.

 Các anh chị em, qua thông dịch viên, đã đặt thẳng vấn đề yêu cầu cô em lai đưa mẹ qua Mỹ để lo cho bà có cuộc sống đã từ lâu mong đợi. Và trong hiện tại thì cô em cần cho biết là mỗi tháng giúp cho gia đình được bao nhiêu. Xin nói cho cả nhà được rõ.

Và người con gái Đà Nẵng không thể hứa hẹn, không thể tài trợ được, nên đã gần như khóc lóc và bỏ chạy.

Rồi chuyến trở về Hoa Kỳ được tiễn đưa gượng gạo. Hình ảnh đưa người con gái lai về Mỹ khác xa cảnh những đứa trẻ ngày xưa lên máy bay qua Hoa Kỳ. Đạo diễn tiếp tục cho hai đầu câu chuyện nối tiếp. Người con gái Đà Nẵng trở về Mỹ, thất vọng với quá khứ và cũng không thể chia sẻ với chồng con. Trong khi đó tại Việt Nam, anh em than thở vì cho là ngôn ngữ bất đồng. Bà mẹ Đà Nẵng vẫn tiếp tục khóc. Và câu chuyện ngưng lại ở đó. Khán giả sẽ tự tìm ra câu trả lời.

Vâng, khán giả sẽ tìm ra ngay. Câu chuyện đưa đến kết luận là đám bà con nghèo khổ ở Việt Nam chỉ nhìn thấy người ở Mỹ là một cái kho bạc. Họ chỉ nã tiền. Tất cả lời nói tình cảm thương yêu đều là đầu môi chót lưỡi. Đó không phải là thương yêu thực. Chuyện phim đã đưa ra một thông điệp như thế.

Đạo diễn của phim truyện "Người Con Gái Đà Nẵng" cũng đã có cùng một cảm nhận và đã dựng nên câu chuyện theo chiều hướng này để bảo vệ cho luận án. Đó là một đề tài hấp dẫn. Và cuốn phim đã được khen ngợi. Nhưng vì đây là phim tài liệu nên chúng ta có thể thắc mắc. Thực sự gia đình cô gái lai này đã có trắng trợn đòi hỏi như vậy hay không. Cô gái có vì vậy mà chán nản cho tình nghĩa gia đình mẹ con anh em ở Việt Nam hay không? Chúng ta không biết.

Duy có điều đáng lưu ý là phần kết luận của cuốn phim. Phần thông điệp chính của cuốn phim có thể làm cho chúng ta bất bình và đau đớn. Phải chăng đây là cuộc sống thực sự của các gia đình Việt Nam tan tác trong chiến tranh và đoàn tụ trong hòa bình.

Chúng ta cần có sự thảo luận.Hơn 30 năm qua, tất cả chúng ta đều đã có kinh nghiệm của bản thân, của bà con, bè bạn về cái chuyện kẻ ở người đi. Gửi tiền về Việt Nam cho bà con. Đem tiền về Việt Nam làm quà. Đó là chuyện đời thường của dân tỵ nạn. Việc bảo lãnh anh em, vợ chồng, cha mẹ, con cái, bạn bè qua Mỹ. Tại sao lại bảo lãnh? Tại sao lại không? Thậm chí vấn nạn được đem cả vào văn nghệ: "Anh đã lầm đưa em sang đây..." Và có thực sự là những bà con, bạn bè, anh em, cha mẹ của chúng ta nghèo khổ ở Việt Nam không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết xoay xở tìm mọi cách xin tiền?

Trên thực tế thư từ xin tiền, trực tiếp, gián tiếp, xa gần với ngàn vạn lý do: "Cần bung ra làm ăn, cần đóng tiền học, cần mua máy khâu, cần đi mổ ruột." Tất cả đều thường tình. Người ở nhà cầu cứu người đi trước. Đến lượt người ở nhà ra đi lại nhận thư xin tiền của người còn lại. Bao nhiêu giận dữ tranh cãi đã xảy ra. Chúng ta chẳng xa lạ gì.

Nhưng đó chỉ là bề mặt. Tình cảm sâu xa nếu có, vẫn luôn luôn tiềm ẩn. Đó là kinh nghiệm mà trải qua 30 năm trong ngành xã hội dân sinh chúng tôi đã ghi nhận được.

Sau đây là các điểm căn bản đưa ra để quý vị cùng suy nghĩ:

- Cô gái Đà Nẵng nói rằng chuyện đưa bà mẹ qua Mỹ là chuyện không thể thực hiện được. Điều đó có thể đúng, bởi vì ở thị trấn hẻo lánh nơi cô ở toàn người Mỹ trắng, đưa bà mẹ quê mùa Đà Nẵng qua đó làm gì?

Chỉ cần một cô gái Hậu Giang ở San Jose với 200 đồng US cho hồ sơ dịch vụ là đưa bà mẹ Hà Tiên qua Mỹ dễ dàng. Dù rằng cô mới nhập tịch và còn đang học ESL.

Còn chuyện gửi tiền về giúp bà con ở Việt Nam. Mỗi năm bây giờ người Việt gửi về ba tỷ Mỹ kim. Đó không phải là tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt, tình vợ chồng thì chúng ta phải gọi là cái gì? Tại sao người ta làm được mà mình lại không làm được?.

Một bà cụ cao niên ở đường Bascom đã nói với các con rằng: "Mẹ không muốn các con thương mẹ mà để trong lòng. Mẹ cũng không muốn các con thương mẹ rồi chỉ nói ra lời như người Mỹ. Các con thương mẹ thì mỗi tháng đưa tao hai trăm. Đứa nào thương nhiều hơn thì tùy ý. Tao góp tiền dành dụm gửi cho hai đứa ở nhà." Bà cụ nói tiếp: "Tôi làm thế là để anh chị em nó phải đùm bọc lẫn nhau. Tình nghĩa nói mồm, thì ăn thua gì. Chính phủ có nói gì thương yêu ruột thịt mà mỗi tháng còn phát cho tám trăm." Tao không cần hoa trắng hoa đỏ cho ngày của Mẹ. Cứ đưa tao tiền mặt".
Và thước đo tình nghĩa tỷ lệ thuận với việc gửi quà, gửi tiền và mở hồ sơ đoàn tụ.Chẳng cần làm thống kê, chúng ta cũng biết giới bình dân gửi quà, gửi tiền và mở hồ sơ đoàn tụ mạnh hơn giới trí thức. Càng học giỏi, càng tài cao, càng đắn đo. Thiếu gì ông giáo sư nghe vợ nói gần nói xa đành phải im lặng giữ chữ hiếu ở trong lòng. Để bà mẹ già chờ mong trong nhà dưỡng lão Thị Nghè. Trong khi đó anh chồng thợ sơn, để nhẹ cô vợ lèo nhèo hai cái bạt tai, rồi đi gửi cho ông bố ở Hóc Môn dứt khoát năm trăm để ông cụ chạy giấy xuất cảnh.

Đợt di tản 75, tuy cũng có sự cố gắng nhưng nói chung hoạt động tình nghĩa hướng về quê nhà rất yếu.

Phải đến khi cánh thuyền nhân ra đi mới có sứ mạng rõ ràng. "Con ra đi một là con nuôi má, hai là con nuôi cá." Và biết bao phen, vượt biên bị bể nãm lần bảy lượt đi tù thì lại nhờ má nuôi con.

Bao nhiêu dân di tản nghèo, một chữ bẻ đôi không có, làm thật, làm chui. Welfare khai đúng, khai sai, chấp hết. Mỗi tháng là một thùng đồ. Sau này mỗi tháng đều gửi tiền chui. Những đồng tiền đầy mồ hôi và nước mắt tủi nhục đã mở thêm đường cho các con thuyền ra biển Đông, cho các chuyến vượt biên đường bộ qua Cam Bốt.

Biết bao nhiêu tiền cho đủ để người Việt trở thành người Việt gốc Hoa, ra đi có công an địa phương dẫn đường, công an biên phòng hộ tống.

Rồi tiền gửi về nhà để dựng vợ gả chồng, làm mồ, làm mả, xây nhà, mua ruộng.

 Có ông già cải tạo đã không chịu đi, còn bạo gan điện qua là bây giờ cánh của ông không cần phục quốc. Ông nói các con gửi tiền về để ông mua tất cả. Cộng sản nó bán lại gần hết miền Nam rồi.

Các cơ sở dịch vụ, gửi tiền mở ra khắp các thương xá Việt Nam tại Hoa Kỳ. Hoạt động của họ là thước đo tình nghĩa của cộng đồng. Họ càng phát đạt là tình quê hưõng càng rạt rào. Người con gái Đà Nẵng không thể hiểu được cô phải có nghĩa vụ gửi tiền về Việt Nam vì cô không đọc được báo Việt ngữ và không nghe được radio Sài Gòn ở San Jose.

Nếu không thực sự nhường cơm sẻ áo thì lời lẽ thương yêu đầu môi chót lưỡi kiểu khách sáo Hoa Kỳ e rằng không có ý nghĩa.

Trong cộng đồng của chúng ta cũng có rất nhiều ông bà học rộng tài cao. Nhưng thực sự hình như các bậc trí thức chuyên gia rất ít khi là khách hàng của các cõ sở dịch vụ Việt Nam. Họ không thích đóng hụi chết cho cái bát hụi hạnh phúc mà mình đã hốt trọn một đời.

Chúng ta khó có thể hình dung các tiến sĩ, bác học, luật gia, nhân sĩ, chính khách của cộng đồng lại là người ít gửi tiền hàng tháng về cho thân quyến ở Việt Nam.

 Khi chúng ta hội nhập thành công, chìm sâu vào xã hội tiền phong của nước Mỹ, có vẻ như chút tình nghĩa lẩm cẩm đã nhẹ nhàng hơn. Và ta có quyền nghĩ rằng mình đi làm đã phải đóng thuế. Rồi ra đã có Welfare của xã hội và EDD của Sở Thất Nghiệp lo cho anh em bà con. Phần bà mẹ già thì đã có Nursing Home.

 Trong cái nghề nghiệp xã hội hơn 30 năm, chúng tôi đã gặp rất nhiều gia đình Việt Nam qua trước tiến bộ vượt bực. Có nhà sản xuất đến 4 bác sĩ y khoa. Hai con là khoa trưởng đại học ở Úc và Tân Tây Lan. Hai con làm cho các y viện danh tiếng ở Chicago và Boston. Giàu sang và danh vọng chẳng ai bì. Mỗi năm từ Thanksgiving đến Christmas, các cháu bận rộn vô cùng. Nên Xuân này con lại không về. Hai cụ ngồi bên nhau xem tấm ảnh màu rực rỡ của con cháu danh tiếng bốn phương trời.

Trong khi đó, cái đám mới qua ở nhà bên cạnh. Cứ vài tháng lại đón người đoàn tụ. Nghề nghiệp thì đủ trăm thứ linh tinh. Từ Assembler đến bỏ báo. Chồng cắt cỏ, vợ may thuê. Mà sao đám này ăn nhậu tối ngày. Suốt bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Xe cộ đậu ngang dọc trên cả bãi cỏ. Trẻ con ở đâu ra mà nhiều thế.

Bà cụ hàng xóm, mẹ của 4 ông bác sĩ chỉ muốn ôm một đứa vào lòng. Hạnh phúc bỗng thật gần mà cũng thật xa. Uớc chi một trong các đứa con của hai cụ, học hành dở dang về làm điện tử ở San Jose để đẻ cho ông bà một đứa cháu tóc đen nói tiếng Việt như máy. Cũng như những đứa trẻ nhà bên cạnh mà thôi. Như vậy là ngày của Mẹ năm nay nhà ta lại chẳng có đứa nào dẫn cháu về chơi. Sao mà cái đám Mỹ nó làm gì mà quá ồn ào như vậy?.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2015(Xem: 20427)
Dù rằng đã bị bỏ rơi và tan hàng tại QKI ngày 29/3/1975, nhưng khi về đến Vũng Tầu chúng tôi đã tái tổ chức và tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước cho đến ngày 30/4/1975.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10969)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12414)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10769)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14715)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11984)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29440)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10625)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10150)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10644)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10941)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10525)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12198)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9200)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11567)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15506)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10267)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14175)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11768)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11160)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10867)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10470)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11159)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9901)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9665)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13122)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8999)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18105)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12402)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9439)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102636)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10368)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10837)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10437)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12191)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10559)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9662)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8879)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 10997)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27359)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10859)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10105)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11459)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11171)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11352)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.