11:50 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

A-Lô! Cha Ơi Cha! PhilaTo

16 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 21351)
A-Lô! Cha Ơi Cha!
Tác giả : PhilaTo
blankChủ Nhật, 12 tháng Tám 2012, vào lúc 12:00PM, Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 6 sẽ khai diễn tại sân vận động trường Bolsa Grande, Garden Grove. Xin mời đọc bài viết về những nỗ lực “tiền đại hội” của Philato, và hưởng ứng lời kêu gọi đến với đại hội. Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời.


Những lần hội H.O Cứu Trợ TPBVNCH và Quả Phụ của lão bà-bà Hạnh Nhơn 86 tuổi, (hội trưởng) tổ chức đại nhạc hội, tôi thường thấy vắng bóng các chức sắc Công Giáo (tôi không dám đề cập tới các tôn giáo khác) nên trước ngày đại nhạc hội TPB kỳ 5 (ĐNH/TPB) tôi có viết cái thư gửi đến Đức Giám Mục và các linh mục VN trong giáo phận Orange, kính xin quý ngài nhủ lòng thương, quá bộ đến chung vui, và quý ngài đã đến như lời cầu xin, ngài nào vì bận mục vụ thì gọi điện thoại vào BTC, nơi diễn ĐNH, để đóng góp 100, 200, 300, v.v… những khán thính giả là con chiên nhìn thấy và nghe thấy sự tham gia đóng góp của các vị chủ chăn thì mát lòng mát dạ, quyết theo gương các ngài, thôi thì của ít lòng nhiều.
Có lẽ nhờ vậy (tôi viết có lẽ đấy nhá) mà kết quả thấy cũng được an ủi. Nay sắp tới ngày diễn ra ĐNH kỳ 6, tôi tin chắc như đinh đóng cột lim là quý cha VN giáo phận Orange sẽ tham dự và đóng góp nhiều hơn nữa nên tôi xin được phép không “gãi” các cha nữa mà sẽ mời một cha VN coi xứ Mỹ ở Wesley Iowa ra ánh sáng.
Đầu đuôi là thế này, sáng Chủ Nhật ngày 8/7/2012, tôi cầm một xấp vé đến tiệm café nọ, nơi hội tụ các “quan”, mà quan là thế nào cũng có thuộc cấp là TPB, sau một hồi mời chào, tôi bán được 5vé /20 người ngồi đó, thế là tôi xấu hổ, còn những quan thì họ tiếp tục cười, hút và uống café “sữa trên, đen dưới, đá xung quanh”.
Lủi sang chợ NV thì đụng Nguyễn Phán K24 đang líu lo níu kéo mời chào, không thể vào đây tranh mối của Phán được, dù tất cả đều lả thiện nguyện bán vé cho hội H.O mà thôi. Chạy sang Phước Lộc Thọ, thấy một anh trẻ tuổi cao ráo đẹp giai, kê bàn ghế bán vé đàng hoàng, té ra là K26 Nguyễn Hàm. Nhớ lại kỳ 5, Phán, Hàm và tôi cùng đứng bán trước cửa chợ Á Đông, Hàm và Phán nhiệt tình mời chào và năn nỉ nên bán được nhiều, còn tôi, đã là ông già “trời bắt xấu” lại còn hay ăn vụng nói nên đứng chơi không, tức khí tôi bèn đặt cho Phán-Hàm* cái tục danh “Những Tên Mặt Dầy”. Hôm nay thấy Hàm ngồi bán là tôi rút lui ngay, chạy một mạch sang chợ ABC. Ở đây có cây cổ thụ Nhẩy Dù Sinh trấn thủ rồi, suốt cả ngày anh bán trước cửa ABC, tối thì anh đến bán vé khu chợ đêm Phước Lộc Thọ, phải nói thẳng rằng anh Sinh* là một “độc cô cầu bại”, có nghĩa là khó có ai hơn anh về tính nhẫn nhục và tình hy sinh. Trong kỳ 6 này, do tình hình kinh tế xuống, một phần ảnh hưởng gây quỹ của tượng đài, nửa đường gẫy gánh, gây quỹ nghĩa trang của ca bác sĩ Trung Chỉnh nên tới hôm nay, ngày 11 tháng 7, ND Sinh mới bán được có 8 ngàn vé, chậm hơn kỳ 5 nhiều lắm.
Nghe tin có hội đồng hương XX đang picnic ở công viên Mai-Que, chạy ngang xem sao thì tôi thấy anh chị Phan Công Miên K20* cầm xấp vé ĐNH trên tay đang mời chào, dù quen hay không và kết quả cuối cùng chị thở dài: “tôi chán đồng hương tôi quá” .

(* lẽ ra những việc tế nhị như thế này tôi không được phép nêu đích danh, các anh chị ấy cũng không muốn nhắc tới tên, nhưng chuyện “người thật việc thật” mà lại viết tên giả thì độc giả sẽ bảo là tôi giả, tôi phịa, tôi hư …cấu. Vì vậy tôi xin phép cứ viết tên thật).
Chạy về chợ Đồng Hương thì gặp TQLC Võ Thanh Sang đang xách giỏ theo vợ đi chợ, Sang hỏi tôi sao hôm nay trông buồn thế, tôi bảo “ế hàng”. Thế là Sang lấy cho 1 xấp (10 vé) và còn hứa về nhà vận động con cháu yểm trợ thêm. Kỳ 5, chị Sang đã quyên góp của các con và bạn trong sở được 280$.
Trâu già chậm chân nên uống nước đục, tôi chịu thua tuổi trẻ Phán-Hàm-Sinh, cầm số vé còn lại về nhà nghỉ khỏe và sẽ trả về cho lão bà-bà rồi trách bà là tại sao không nhờ các radio cổ động dùm, nếu họ không “dùm” thì đăng quảng cáo, chỉ cần 30 giây mỗi đầu giờ thôi. Sắp tới ngày rồi, thông tin qua làn sóng phát thanh rất quan trọng mà các radio còn im tiếng quá, trong khi đó, đa số đang quảng cáo cho cái cuộc thi “nam vương, hoa hậu” để họ khoe của, của trời cho thì méo tròn cũng giống nhau cả thôi. Lão bà-bà gửi email thế này:
“Tuần trước đã nhờ đài Litrtle Saigon và đài Radio Bolsa loan báo mỗi ngày 2 lần. Tuần này nghỉ, tuần tới lại tiếp tục. Sắp tới từ nay đến cuối tháng rất nhiều shows: Dạ Lan đài của Du Miên, VietFace, Đài gì của Hoa Hậu Bích Liên, Mai Vy của SBTN, rồi thứ tư này Phan Đại Nam của SBTN sẽ đến phỏng vấn Hội để phát ra, thứ tư sau nữa thì các phóng viên báo chí đến phỏng vấn các thành viên trong Hội để đăng báo. Huy Phương lo về thông tin báo chí.
Sức già này đã thấy chóng mặt rồi đấy! Vì ở đâu cũng muốn có mặt "Lão Bà Bà" mới chết chứ! Còn bao nhiêu công việc không tên nữa, mọi người ai cũng bận theo phần hành của mình, nhưng mà vui.”.
Nghe lão bà gần 90 cái xuân xanh than chóng mặt nhưng mà vui rồi ngó mấy tấm vé nằm trong góc bàn, tôi nghĩ tới cách bán vé “cách không”, bán vé không giao vé bằng cách gửi email, gọi tele cho những người quen ở các tiểu bang xa, nếu không lấy vé để làm kỷ niệm hoặc tặng bà con ở Little SG thì ủng hộ. Người đầu tiên tôi gọi tele là một ông cha, một linh mục VN coi giáo xứ Mỹ ở Wesley Iowa.

- Alo, cho tôi nói chuyện với “chú” Đức.

- Con đây, “bát Tô” phải không?

- Còn phải hỏi, bát hay tô gì thì cũng là một thứ.

Việc các linh mục xưng con với giáo dân là chuyện bình thường, nhưng còn một giáo dân gọi cha là “chú” thì chưa bao giờ có, không ai làm như vậy cả, nhưng với cha Đức thì tôi chỉ gọi ông là cha và xưng con khi nói chuyện về tôn giáo, có lần tôi đề nghị cho tôi xưng tội qua telephon thì ông cười, còn chuyện ngoài đời thì thường tôi gọi ông là chú, chú cũng như cha, các cụ ngày xưa đã nói thế rồi, và cũng nhờ chữ chú mà ông nhận ra tôi ngay. Còn một lý do khác là khi xưa, chú Đức còn nhỏ ở Thủ Đức thường cùng đám bạn đến gần hàng rào kẽm gai doanh trại TQLC Lê Hằng Minh để khều trái tóc tiên, có người gọi là ..ồn tiên hay chùm bao, mà trong hàng rào thì có nhiều mãng cầu, không phải mãng cầu gai mà là mãng cầu gài, loại này nó ăn thịt người (lựu đạn), thế là chú Đức bị tôi cốc đầu nhéo tai.
Chú nhóc Đức ấy nay là linh mục coi vài giáo xứ Mỹ nghèo ở vùng quê Wesley tiểu bang Iowa, toàn ngô với bắp. Có lẽ nhớ kỷ niệm xưa bị TQLC không cho chơi mãng cầu nên chú thường “mua” đặc san Sóng Thần TQLC để cho thân phụ chú đọc. Thân phụ chú cũng là một H.O, cả Chú Đức và tôi đều dùng danh từ “thân phụ” thay vì gọi là ông cố. Thông thường hễ ai có con đi tu làm linh mục, bà sơ đều được phong tước “ông bà cố”, tôi hỏi lý do tại sao thì không có câu trả lời nên tôi ngại gọi “ông cố” vì sợ bị hiểu lầm, lính tráng chúng tôi sợ chữ “cố” lắm.
Sau khi nghe tôi hé ý định bán vé cách không thì cha Đức O.K ngay:

- Bác còn bao nhiêu con bao hết, nhưng cho bác giữ vé.

- Còn ít thôi, 25 tờ.

Lại phạm tội nói dối, còn 15 tờ mà nói 25. Điều răn thứ 8 cấm làm chứng dối, nhưng nói dối cha để bán được vé cho TPB, cho người đui què cụt thì chắc Chúa cũng tha tội. Vài ngày sau tôi nhận được chi phiếu của cha trả $ mua vé kèm theo 23 lá thư của các thương phế binh, gồm 12 cái địa chỉ ở Huế, 3 Quảng Ngãi, 2 Bình Định, 2 cái Đak Lak, 4 cái ở Saigon (Tân Quy, Tân Kiểng, Bình Thạnh, Gò vấp) gửi cho linh mục Nguyễn Hùng Đức nhờ giúp đỡ. LM Đức gửi cho tôi một cái thư ngắn gọn, nguyên văn như thế này:

Bác Tô ơi!

Nhờ bác chuyển dùm mấy cái thơ này đến hội của bà Nhơn dùm con, con đã gửi về cho mấy gia đình TPB mình, mỗi gia đình $50 rồi.

Cám ơn bác nhé.

Lm Đức.
 
Tôi ghi rõ địa chỉ số thư đến từ nhiều địa phương khác nhau để chứng minh rằng TPB khắp nơi đã truyền tay và rỉ tai nhau địa chỉ và sự giúp đỡ của linh mục Đức. Đọc qua nội dung vài lá thư tôi có cảm tưởng TPB nghĩ cha Đức có quyền thế và tiền bạc ghê gớm lắm, nhưng thực ra ông nghèo rớt rau đay, ông dùng tiền giáo dân Mỹ-Mễ xin lễ để tặng TPBVNCH.

Lần trước khi ông gửi tôi một mớ thư như thế, tôi đọc vài cái thấy có nội dung không đủ yếu tố là TPB và có vẻ giả mạo, tôi khuyên ông nên cẩn thận kẻo bị người ta lợi dụng, ông bảo:
- “Con nghèo lắm bác ơi, tiền con tặng là tiền giáo dân xin lễ nên con chỉ có thể tặng mỗi người 50$ rồi con nhờ bác chuyển hồ sơ cho bà Nhơn cứu xét. Nếu có lầm thì cũng được thôi, vì họ nghèo quá mới xin mình, nếu không cho, rủi là TPB thật thì hối hận lắm”.
VC nói “thà giết lầm hơn bỏ sót” còn cha Đức thì chủ trương “thà gửi lầm hơn bỏ sót”. So sánh 2 cái vế này thì quá thừa, thiên đàng địa ngục 2 nơi, nhưng chính đồng đội, đồng hương của TPB vẫn có người đặt câu hỏi với hội H.O là làm sao phân biệt được TPB thật với giả, lỡ là TPB của VC thì sao? Vì vậy “moi đếch góp”.
Câu hỏi này nên gửi cho những chức sắc tôn giáo và “Ziệt kiều” iêu-lước đang quyên góp $ rồi chính tay họ mang vào VN, xin phép “chính quyền” để được cứu trợ đấy, cái đó thì cho ai? Người bạn đồng hương tôi ơi! Anh đặt đề.lộn rồi.
Trở lại chuyện cha Đức. Đã bao năm nay, ông cứ âm thầm làm việc thiện mà không kêu gọi ai tiếp sức, không tổ chức bữa cơm gây quỹ, ông không bao giờ vào VN, mà có lần ông còn nói tục đối với đồng đạo từ XHCN sang USA quyên góp $ về xây thánh đường. Ông là một hạt giống tốt, cần gây giống, kẻo mai mốt ông bị mai một thì lấy ai làm gương cho đồng đạo đồng nghiệp của ông, còn gương nào cho chúng tôi noi theo, đó là lý do hôm nay tôi “lôi” ông ra ánh sáng. Tên của ông trên tấm chi phiếu gửi cho tôi là: FR. PETER DUC HUNG NGUYEN, IA 51358.
Hẳn nhiên là không phải chỉ có cha Đức mà còn nhiều vị chân tu khác ẩn danh đang làm việc phúc đức, thí dụ Linh Mục Ngyễn Hải Khánh (Colorado), mỗi dịp Xuân về, cha Hải Khánh đểu gửi tặng TPB binh chủng nọ 1000$, binh chủng kia 1000$ (một ngàn). Thôi thì quý ngài ẩn danh thì tôi không điểm danh nữa mà chỉ xin nêu một trường hợp cụ thể ra ánh sáng mà thôi.

Để làm gì?

Để làm gương cho những vị “chân” tu nhưng tay không tu mà múa nội công để mở nắp chai bia. Từ khi biết gương cha Đức, đương sự đã âm thầm thu gom chai lọ, lon nhôm nhựa đem đến recycle center bán, khi đủ số $50 thì gửi cho hội, cho đồng đội TPB.

Để làm gì?

Để những đồng đội, các cấp chỉ huy nhớ lại hình ảnh dưới đây, người lính này đã theo lệnh của trung đội trưởng mà liều chết xung phong vào mục tiêu. Tại sao? Vì ông trung đội trưởng bị ông đại đội trưởng hối thúc, còn đại đội trưởng bị tiểu đoàn trưởng dục nhanh lên, tiểu đoàn trưởng thì bị ông trung đoàn trưởng hét trong máy:

- “Đ.m, ông không cho lính xung phong chiếm được mục tiêu này trong vòng 30 phút nữa thì tôi sẽ đưa ông ra tòa án quân sự”!

Và khi chiến thắng, ông trung đoàn trưởng nhận bảo quốc, tiểu đoàn trưởng dương liễu, đại đội trưởng sao vàng, trung đội trưởng sao bạc và “thằng” lính này lãnh sao đỏ! Nay anh vẫn hãnh điện mặc áo trận với huy hiệu đầy đủ, chỉ có điều thiếu đôi chân để mặc quần, thiếu chân đứng.

Các thẩm quyền thấy thì sẽ làm gì?

Các thẩm quyền bị gẫy súng, sau lao tù là kiếp sống tha hương cũng tủi nhục lắm, nhiều hoàn cảnh khó khăn lắm, đa số cố gắng lá rách đùm lá nát, “thương em anh để trong lòng”. Nhưng cũng có một số thẩm quyền, đại bàng, mặt trăng, mặt trời, mặt nọ mặt kia thấy hình hài này thì quay đi, quên tiếng súng ngày xưa, quên tiếng kèn truy điệu mà chỉ thích nghe tiếng trống tiếng kèn, tiếng đàn theo điệu tango, rum ba, cha cha cha, điệu ông cố nội. Thôi sắc.

Thành phần “đại bàn” (không có g) trên chỉ là thiểu số, còn tuyệt đại đồng đội thì luôn sẵn sàng, đôi khi chỉ vì thiếu thông tin, thiếu vận động, thiếu kêu gọi mà thôi.

Trong đêm hội ngộ nọ của đơn vị kia ở Oregon, ban tổ chức chỉ bán đấu giá bức tranh bản đồ VN có huy hiệu các quân binh chủng cùng hình tượng tiếc thương để gây quỹ cho TPB thì lập tức được quân y sĩ TQLC Trần Mạnh Tường mua với giá gấp trăm lần giá bình thường, chỉ có quân y sĩ mới có tấm lòng này còn bs thì sao?. Quân y sĩ TQLC Bằng Phong tặng 300$. Quân y sĩ Ngô Khắc Hưng, tử tù vượt ngục trại Trảng Táo (LK) 1978 đã không còn sức hành nghề khi dến Mỹ, nghèo rớt mùng tơi, nhưng tinh thần cao cũng gửi yểm trợ 100$.

Tấm lòng của các quân y sĩ cũng như các thẩm quyền, đồng đội luôn sẵn mở rộng, mở bao, mở bóp, chỉ cần biết cách mở mả thôi, mở đúng cách, mở đúng lúc. Ở trong những điều kiện thiên thời địa lợi nhân hòa ở đại hội, hội họp như thế thì tại sao không mời gọi? Hay vì muốn dành thời gian cho diễn văn và và ưu tiên cho văn nghệ, cho nhẩy đầm?

Ở một khóa nọ, quân trường kia, khi nghe có đại nhạc hội Cám Ơn Anh kỳ 6, họ đã kêu gọi đồng môn, đồng khóa, kể cả đổng khóa khác chìa, con cháu và thân hữu khắp nơi xa gần, chỉ trong vòng 1 tháng, số đóng góp vượt 4 con số zero với số 5 đứng trước và còn đang tiếp tục cho tới ngày khai mạc. Nếu không kêu gọi và vận động thì làm sao có được.

Xin quý vị tiếp tay, vận động kêu gào dùm cho ĐNH/TPB kỳ 6 ngày 12/8/2012.

Philato
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 10187)
Em gái Hoàng Sa Em đẹp như bài ca Thân em dài thon thả Nằm giữa biễn trời xanh
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 9919)
liệu có ai nhớ đến bạn ngoài những thân nhân và bạn bè cùng khóả Thì thôi, tôi viết mấy dòng này như là một nén hương tưởng nhớ đến người bạn đã hy sinh trên biển cả để bảo vệ quê hương
08 Tháng Giêng 2014(Xem: 11692)
Ngày hôm nay 29 năm về trước 8/1/1985, cộng sản đã xử bắn anh hùng TRẦN VĂN BÁ. Hôm nay, xin gửi đến anh lời tri ân và biết ơn sâu sắc
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 12883)
Một tấm thẻ bài vô tri; mang cả thâm tình của một người mẹ mất con trong cuộc chiến bại, sao đau thương quá!
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 9618)
Mong cho tâm mình ngày nào cũng được thanh thản bình yên như cuộc dạo chơi giữa hồng trần nơi bên ngoài viện dưỡng lão hôm nay.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11617)
Ông Tý cười bẻn lẻn thú nhận: “Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được.”
25 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10993)
Tôi thấy thực xấu hổ cho những kẻ lành lặn mà chỉ bước quanh quẩn trong vòng danh lợi phù du, trong khi có những người tàn tật không ngớt xả thân phục vụ lý tưởng tự do
23 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11756)
Tôi tự hỏi một chính thể với đầy đủ sức mạnh trong tay mà sao lại sợ họ thế? Sao nỡ cầm tù kể cả khi họ đã chết?
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12819)
các đóa hoa sen vẫn đong đưa bên chân Phật Thích Ca và những đài hoa vàng vẫn tỏa ngát hương dịu dàng khắp mười phương Tịnh Thổ. Có lẽ lúc đó vào buổi ban trưa…
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10397)
Người đi, người ở, người về? Thôi thì, cứ hãy bắt đầu một giấc mơ đẹp của người đi tìm lại hình bóng quê hương
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9657)
Chẳng hiểu sao định mệnh cứ đưa đẩy đất nước vào những nghịch lý triền miên như vậy, và điều ấy khiến con người càng ngày càng xa cách nhau hơn.
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11630)
Bỗng lòng tôi chợt thoáng lên một chút băn khoăn. Những cánh chim di xứ ấy sẽ bay trở về đâu, khi Nha Trang ngày xưa của họ đã thực sự không còn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11231)
Cái tình là cái chi chi, Vào nơi cửa Phật còn ghi trong lòng? Huống ta ở chốn bụi hồng , Dấu xưa cát đá mênh mông đất trời...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 14092)
Chị thao thức đến nửa khuya, lắng nghe tiếng đại bác vọng ì ầm về thành phố từ phía mặt trận có anh ở đó
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11195)
Hãy cầu nguyện cho linh hồn của ba em và sống đẹp cuộc đời em đang sống. Có lẽ ở cõi nào đó ông sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tạ ơn dù có muộn màng.
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11462)
“Nếu một ngày nào đó trên đất nước Hoa-Kỳ này, giữa nơi ở của những người Việt tị nạn có phất phới lá cờ đỏ sao vàng thì xin cho tôi được chết trước!”
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12615)
Hôm nay tôi viết bài nầy để thay thế nén hương lòng thấp lên cho những Anh Hùng tuổi trẻ của QLVNCH sống Hào Hùng, chết Vẽ Vang cho Tổ Quốc VN dù trong trại ngục tù cộng sản hay ngoài chiến trường..
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13020)
tôi có còn gì đâu, một mai khi anh không còn nữa. Người ta nói sau cơn mưa trời lại sáng. Nhưng cơn mưa đời tôi không biết khi nào mới tạnh đây?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11416)
Không còn răng để nhai cơm, thầy chịu ăn cháo suốt phần đời còn lại. Nhớ cha, thương cha, Kiệt cầm ba cái răng vàng trong tay mà khóc hết nước mắt ...
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10912)
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Chiến trường đi đâu tiếc ngày xanh
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11268)
Có lẽ từ câu chuyện trên mà về sau, các nhà chép sử thường ca ngợi nước Lỗ là một nước có “Lễ“ sáng sủa nhất thiên hạ thời bấy giờ chăng?
20 Tháng Mười 2013(Xem: 13048)
Chẳng cần phải là một thế lực cao siêu nào, chúng ta đều có thể là thiên thần của một ai đó...
20 Tháng Mười 2013(Xem: 50733)
Xin mời quý độc giả đọc và suy gẫm, thế hệ chúng tôi phải làm gì để quên quá khứ bi thảm nhất trong cuộc đời của mình…?
19 Tháng Mười 2013(Xem: 13807)
Nhưng cho đến nay lọ hài cốt của bà vẫn còn trong phòng mộ tập thể của nghĩa trang Zoshigaya, nơi có những cây tùng xanh biếc
17 Tháng Mười 2013(Xem: 17588)
Trên đây là các chuyện văn chương chữ nghĩa mà các nhà quân tử chúng tôi bàn ở quán cà phê vào sáng Thứ Bảy. Vì câu chuyện hấp dẫn nên các nhà quân tử đã miên man bàn luận kéo dài đến quá trưa
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12670)
Xin vĩnh biệt và cảm tạ. Cảm tạ các anh đã đem cái qúi giá nhất của cuộc đời là mạng sống mình để đổi lấy cho quê hương dù đã rách nát tả tơi
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12283)
Chính vì “vô phân biệt” cho nên sư không động tâm. Không động tâm cho nên sư đã quét rác trong trạng thái “vô tâm”. Mà vô tâm thì an lành./.
13 Tháng Mười 2013(Xem: 11167)
Dù xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người.... Nếu không được giải phẫu... thỉ cô gái này sẽ ra sao
12 Tháng Mười 2013(Xem: 11173)
Nếu cứ tiếp tục thích hàng Tàu và để Tàu lấn chiếm đất biên giới phía Bắc dần dà như tằm ăn dâu, hàng ngày đe dọa cưỡng chiếm bỉển đảo ở phía Đông
02 Tháng Mười 2013(Xem: 11947)
Đó là những người mà họ làm cho tôi hiểu được tài sản quan trọng nhất trong cuộc đời là giá trị đạo đức của họ.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 10785)
chiếc cầu bắt qua những chặng thăng trầm và chúng ta phải luôn tri ân họ như cành hoa biết cám ơn những giọt sương mai nhỏ xuống cuộc đời mình.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12843)
Từ đó nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của mình và chính bà đã sống bằng hình ảnh những người vợ lính khóc bên xác chồng.
25 Tháng Chín 2013(Xem: 11862)
Ngôi chùa Thới Hòa đã được trùng tu trở lại và bắt đầu có đông đảo các Phật tử đến thăm viếng như xưa sau năm năm thầy trở về nhưng đó cũng chính là lúc mà thầy viên tịch, rời bỏ chốn hồng trần
24 Tháng Chín 2013(Xem: 11479)
Hình ảnh đó làm ông xúc động. Ông không biết phải nói gì. Sự bần cùng của người dân trong chế độ được gọi là ưu việt này, đã vượt quá xa tầm tưởng tượng của con người..
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11829)
đoàn người chúng tôi ra về với niềm tin tất thắng ở tương lai đối với công cuộc giải trừ Cộng Sản bạo tàn. Tôi ngẩng cao đầu, nhìn bầu trời xanh màu hy vọng thầm khấn hứa “Mẹ VN ơi ! Chúng con vẫn còn đây".
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11441)
Có thể, đối với thầy chỉ là nhỏ nhoi, nhưng với tôi là rất đáng trân quý. Và cũng để mừng thầy trong ngày thượng thọ 80, khi tôi không có mặt chúc thọ thầy, để được nói với thầy một lời cám ơn, dù rất muộn màng.
17 Tháng Chín 2013(Xem: 10848)
dù nó chưa hề được công nhận chính thức. Các nghề “ít vốn dễ làm” này, nếu kể lại cho lớp trẻ sau này, có thể nhiều bạn sẽ nghi ngờ nhưng tất cả đều là chuyện có thật đến… 99%.
25 Tháng Tám 2013(Xem: 11314)
Trong hồi ức của tôi, sự đổi thay không đến từ thiên nhiên; tất cả đều do con người, là những lớp sóng phế hưng của thời đại tác động qua năm tháng . Trong giòng đổi thay đó cũng thấy mình trong ấy
21 Tháng Tám 2013(Xem: 14634)
Chuyện đó đã xảy ra 38 năm xưa. Đây là lần đầu tiên có người hỏi và bà kể rõ lại cái chết của cha. Chúng tôi có hình của ông bà trung tá Long thời còn trẻ nên không giống hình thời 75.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 13193)
Trong bản năng tiềm thức con người, có ai mà không biết ‘’thờ cha kính mẹ mới là đạo con’’. Nhưng nói là một chuyện, thực hành lại là một chuyện khác không dễ chi vuông tròn !
20 Tháng Tám 2013(Xem: 11048)
Bút ký vốn là một thể loại mang tính báo chí, và với tư cách báo chí, nó gắn liền với thời sự; mà bản chất của thời sự là sự kiện, là biến cố.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 11528)
ngôi mộ của vua Hàm Nghi vừa được chỉnh trang đổi mới. Ước mong tinh thần cần vương giữ nước rồi cũng sẽ bừng dậy trở lại, như tháng Bẩy năm 1885 cách đây đúng 128 năm.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 11312)
Tôi tự hỏi có người phụ nữ Việt Nam nào nhạy cảm, là nạn nhân của xã hội chiến tranh đó, mà không mang trong lòng những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm?
08 Tháng Tám 2013(Xem: 11482)
Thời gian trôi qua rất nhanh, hãy trân trọng những giây phút bạn còn đang có bố mẹ ở bên để bày tỏ sự yêu thương của mình với các bậc sinh thành nhé!
05 Tháng Tám 2013(Xem: 14906)
Bà là người không may. Bà bị cả hai bên Quốc Cộng mạ lỵ tàn ác. Không chỉ bọn Bắc Cộng bịa chuyện xấu về đời tư của bà, nhiều người Quốc Gia cũng vu khống bà
02 Tháng Tám 2013(Xem: 13231)
Sống nằm gai nếm mật bảo vệ quê hương, chết hồn thiêng còn hiện về giúp người hoạn nạn… Dù có bị làm nhục phỉ báng cũng không quên vai trò của người lính chiến.
26 Tháng Bảy 2013(Xem: 17833)
Thôi thế lòng anh mãn nguyện rồi Vì tình là mộng đó mà thôi Lòng em một phút yêu anh đó Cũng thể yêu anh suốt một đời.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11179)
Tình yêu trong Xóm Cầu Mới nói hết thì thật vô cùng, cũng như Nhất Linh đã định viết cuốn truyện này cả mười ngàn trang và cho mỗi nhân vật riêng một pho tiểu thuyết.
16 Tháng Bảy 2013(Xem: 13934)
Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.
09 Tháng Bảy 2013(Xem: 18821)
Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học biết ơn , biết trân trọng những nỗ lực và có thể trải nghiệm những khó khăn và học được kỹ năng hợp tác với người khác để hoàn thành công việc.