3:16 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

MỘT KỶ NIỆM VỀ ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN - Nghiêm Hữu Hùng.

26 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 24205)

MỘT KỶ NIỆM VỀ ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN
 
Tôi thuộc lòng bài thơ "Après la bataille" cuả Victor Hugo và luôn xem đó là hành trang vào đời khi nhập ngũ:
"Làm cách nào đối xử với con người cả bạn lẫn thù với lòng nhân" Tuy nhiên những gì xảy ra ngoài chiến trường nhiều khi khác hẳn với thơ Victor Hugo.
 
Nhân vật chính (mon père ...) trong bài thơ là một vị tổng chỉ huy, có toàn quyền quyết định về hành động của mình còn tôi chỉ là Y Sĩ Trung Úy, một cấp bậc rất nhỏ, ngoài phạm vi chuyên môn ra, có rất nhiều hoàn cảnh không thể tự mình quyết định được như câu chuyện sau đây:
Thời Chiến Tranh Việt Nam, thông thường các Sĩ Quan cao cấp đối xử với Bác Sĩ rất tốt, cả hai bên đều tỏ lòng qúy trọng lẫn nhau

Nhưng cũng có rất nhiều nghịch cảnh, một chuyện ai cũng biết là đôi khi có vài binh sĩ vì sợ chết nên đã "tự huỷ hoại thân thể" bằng nhiều cách như:
 
- Chích mủ xương rồng vào ngón tay để gây gangrène (mất ngón trỏ bàn tay phải thì sẽ được giải ngũ vì không thể bóp cò súng)
- Tự bắn vào lòng bàn tay
- Đào một cái hố, thò bàn chân vào trong rồi ném kíp lựu đạn xuống hố, tự hủy hoại bàn chân v...v
Đại khái có rất nhiều cách mà chỉ trong thời gian ngắn một Bác Sĩ có thể phân biệt được vết thương nào là thật, vết thương nào tự tạo

Tuy nhiên cái khó nhất là xử sự ra sao với tình trạng hủy hoại thân thể. Trong phần lớn trường hợp, dù biết tôi cũng bỏ qua không báo cáo, vẫn cho xe cứu thương hoặc gọi trực thăng tải thương.
 
Lần đầu tôi phải đối phó với sự trớ trêu là tháng 8 năm 1974 khi đi hành quân tăng phái cho Tiểu Khu Chương Thiện, lúc đó Tỉnh Trưởng là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn (Đại Tá Cẩn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 bị Việt Cộng kết án tử hình và xử bắn tại Sân Vận Động Cần Thơ)
 
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn lớn hơn tôi khoảng 5 tuổi, có vẻ mặt thư sinh và nho nhã, xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, nhưng trái với những huyền thoại về một chiến binh can trường, cách nói chuyện cuả ông lại rất từ tốn và chín chắn tuy ông vẫn lấy làm tiếc là không được học cao nhưng là một quân nhân đúng nghĩa, thương binh sĩ, chiến đấu hết mình và rất trọng người có học.
 
Ông tỏ ra rất qúy mến tôi, mỗi buổi chiều thường mời ăn cơm chung và những lúc rảnh rỗi ông bỏ ra cả giờ để tâm sự về cuộc đời.
 
Nhưng một buổi sáng giao tình của chúng tôi đột nhiên trở nên căng thẳng khi ông "mời" tôi đến thăm "chuồng cọp", nơi giam giữ các quân nhân bị kỷ luật và các quân nhân tự hủy hoại thân thể. Đại Tá Cẩn chỉ một anh lính bị vết thương hoại tử (gangrène) ở mắt cá chân rồi hỏi tôi, rất lịch sự:
 
"Xin Bác Sĩ cho biết trường hợp này nếu đưa vào Bệnh Viện sẽ phải cưa chân tới đâu ?"
"Tôi thấy là phải tải thương anh ta ngay, còn cưa chân tới đâu thì Bác Sĩ ở Bệnh Viện mới quyết định đươc"
 
Rồi tôi cũng gần như quên chuyện này vì quân nhân đó là thuộc cấp của ông ta, không thuộc quyền tôi.
 
Nhưng hai, ba hôm sau Đại Tá Cẩn lại mời tôi tới thăm "chuồng cọp". Tôi ngạc nhiên tới mức không còn phản ứng gì khi thấy vẫn là anh lính cũ mà vết thương đã nặng hơn nhiều, sốt cao và gangrène đã tới gần đầu gối, Đại Tá Cẩn vẫn nói rất từ tốn nhưng có vẻ hơi lạnh lùng:
 
" Bác Sĩ cho biết nếu bây giờ tải thương thì cưa chân tới đâu?"
 
Tôi trả lời:
"Xin Đại Tá cho tải thương ngay đi, vì cầm chắc phải cưa tới đầu gối"
 
"Vậy tôi nhờ Bác Sĩ mỗi ngày ghé qua đây một lần, khi nào cưa tới háng thì báo cho tôi biết"
 
Bây giờ thì tới lượt tôi nổi nóng:
"Đại Tá có đùa với tôi không đấy? là y sĩ tôi không thể mất nhân tính như vậy được"
 
Mặt ông ta đột nhiên đỏ bừng và chuyển thái độ xưng hô:
"Anh có biết là chưa có một ai trong Tỉnh này dám trái lệnh tôi không ?"
 
Và cũng là lần đầu tôi lớn tiếng với một Sĩ Quan cao cấp:
"Tôi biết, người đầu tiên dám trái lệnh ông là tôi, ngay từ bây giờ ông có thể kiếm bất cứ ai không dám trái lệnh ông mà hỏi, tôi sẽ không làm việc với ông nữa"
 
Rồi cả hai chúng tôi đều quay mặt bỏ đi không nói với nhau thêm lời nào. Một điều tôi biết chắc chắn là ngoài chiến trường những Sĩ Quan cao cấp và có toàn quyền như Đại Tá Cẩn, nếu muốn giết một Quân Y Sĩ như tôi rất dễ dàng, có thể sai bất cứ một thuộc cấp nào làm rồi đổ cho chiến tranh là xong.
 
Tối hôm đó khi trở về phòng ngủ, mấy người lính Quân Y và người cận vệ lo ngại lắm, tổ chức gác vòng trong vòng ngoài nhưng tôi chỉ biết cám ơn và nói với họ:
 
"Nếu họ muốn giết mình thì canh gác được tới bao giờ?"
Tôi ngồi viết một bản tường trình nhờ người cận vệ cất giữ để "nếu có gì xẩy ra" sẽ trao cho gia đình tôi.
 
Qua hai ngày như thế, tới đêm thứ ba thì bỗng nhiên Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đích thân tới phòng tôi mời lên tư dinh để "nhậu chơi" với thái độ rất hòa hoãn và lịch thiệp. Trong bữa tiệc rượu chỉ có hai người, ông tâm sự:
 
"Bác Sĩ có thể xem thường tôi nhưng thử nghĩ xem, tôi là một quân nhân thuần túy, phải trừng phạt họ để cảnh cáo chứ tôi cũng biết đau lòng, và nếu ai cũng hủy hoại thân thể thì lấy ai đánh Việt Cộng? "Khi đất nước mất rồi thì chúng nó "cưa đầu" tất cả anh em mình thành ra cái chân của một thằng hèn đâu có nghĩa lý gì?"
 
Tôi thật sự cảm động với thái độ hết sức lý lẽ của ông ta nên cũng đáp lại: "Tôi cũng suy nghĩ nhiều mấy ngày hôm nay, tôi hiểu và cảm phục Đại Tá nhưng mong Đại Tá cũng hiểu cho là những gì tôi được dạy dỗ từ trong gia đình tới học đường đều là đúng và tôi không thể thay đổi cách suy nghĩ được"
 
Đaị Tá Hồ Ngọc Cẩn đã đứng dậy bắt tay tôi rồi nói: "Tôi thành thật xin lỗi việc vừa qua, sáng mai nhờ Bác Sĩ tải thương binh này sang Quân Y Viện
 
Câu chuyện đã gần 40 năm mà mỗi tháng tư đến, tôi vẫn nhớ tới Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn như chuyện mới xảy ra hôm qua và rất khâm phục thái độ “quân tử” của ông. Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn tiếc là ngày đó mình còn qúa trẻ đầy tự ái và cao ngạo. Đúng ra tôi phải tìm đến trước để nói chuyện với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn thì mới phải lẽ !
 
Mong hương hồn Đại Tá xem đây là một lời tạ lỗi cuả tôi, dù có hơi muộn màng.
 
NHH
Cựu sinh viên Y Khoa Sàigòn 72,
Bác sĩ quân y Nghiêm Hữu Hùng.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 2016(Xem: 10982)
Ai cũng phải bước tới cái ngày nhắm mắt lìa đời... Nhưng chú ơi, cháu đau lòng lắm nếu ra đi mà không giúp ích gì được cho quê hương và dân tộc mình...
06 Tháng Tám 2016(Xem: 12882)
Ngôi nhà của nội giản dị, đơn sơ nhưng chứa đựng cả linh hồn của thế kỷ trước mà ít người sinh ra bây giờ có cơ hội được trải nghiệm.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 11311)
Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 9726)
Họ sống ở Campuchia nhiều năm, mưu sinh bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ trên ghe. Vì cuộc sống trên con nước ở Biển Hồ quá khắc nghiệt, họ cảm thấy không an toàn nên đã tìm đường quay về Việt Nam
07 Tháng Tư 2016(Xem: 12875)
Nhìn quanh ta nhiều mảnh đời nghiệt ngã Trong cam go còn cố vuợt cơn nguy
05 Tháng Tư 2016(Xem: 13788)
Anh chỉ biết nhìn họ với đôi mắt mở to, với nụ cười dễ thương, và những giọt lệ từ khóe mắt tràn ra, rồi từ từ lăn xuống bộ râu rậm của mình…
02 Tháng Tư 2016(Xem: 11956)
Hy vọng 30-4 năm nay lịch sử sẽ sang trang, 30 thứ tang mà đảng cộng sản gây cho dân nước sẽ trở thành “tang gia bối rối” cho chính chế độ cộng sản đương thời.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 10343)
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm Tôi đã khóc, cho mình và đất nước”
10 Tháng Ba 2016(Xem: 9526)
Tâm tư người miền Nam bao giờ cao thượng, không thù dai, không phân biệt, kỳ thị Nam-Bắc, không cỗng cao ngã mạn như những kẻ trên rừng trên rú
09 Tháng Ba 2016(Xem: 11158)
Tôi nghe chừng thân mình bay bổng. Khi tôi mở vòng tay, mẹ quay mặt bước đi. Tôi thấy mình quá bất nhẫn, khẽ gọi: “Mẹ!”
09 Tháng Ba 2016(Xem: 12551)
Người khôn ngoan không bao giờ lại đi đánh đổi hạnh phúc gia đình của mình cho những cuộc tình vớ vẩn
03 Tháng Ba 2016(Xem: 9945)
những con người không âm mưu danh lợi hay quyền thế, không chà đạp nhau mà chỉ muốn cho đi với sự bao dung như một con đò vô danh
03 Tháng Hai 2016(Xem: 10936)
Chú Bảy đàn tranh cho chị Sáu ca, cả hai đều khóc. Tôi không thể nào quên những giọt nước mắt của chú Bảy
27 Tháng Giêng 2016(Xem: 15178)
Thông cảm với hàng chục ngàn Sỹ Quan, Hạ Sỹ Quan, Đoàn Viên Hải Quân, nhận lệnh “tháo dây”, lái tàu tách bến Saigon, đã thổn thức, âm thầm gạt lệ bỏ lại gia đình
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 13396)
Bưởi Biên Hòa không chua, ngon lắm! Con gái Biên Hòa trắng, đẹp và hiền hòa nữa.
04 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13058)
lạc lõng với thế giới, lạc lõng với thời đại, càng lạc lõng với loài Người! Người lãnh đạo đất nươc lạc lõng thì cả dân tộc lạc lõng!
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16752)
Riêng tôi khi đóng trang blog của ông lại nỗi cay đắng cứ dìm mình vào buồn bã chừng như không thề thoát ra
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12225)
Tôi tập làm ca dao ví von những câu thương yêu với mầu xanh hoa lý dìu dịu, nhẹ nhàng, lơ lửng tự ngàn xưa đến tận ngàn sau
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11651)
Nếu vào ngày đầu năm 1966 đó mà Anh Bằng không tìm đến gặp tôi thì sẽ không có nhóm Lê Minh Bằng, sẽ không có ca khúc Đêm nguyện cầu, hay Linh hồn tượng đá
16 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10133)
Sự tiếc thương và tình cảm chân thành của những chú chó hoang dành cho người phụ nữ tốt bụng có ơn với chúng
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12810)
Lương, anh hồn mày nơi vĩnh hằng xin về với chúng tao, cả khóa 69A họp mặt lần thứ 40 kể từ ngày bọn mình quen nhau, để tưởng nhớ đến mày
30 Tháng Mười 2015(Xem: 10225)
Cuộc chiến tranh này chưa bao giờ chấm dứt, nó chỉ được thay đổi hình thức mà thôi
18 Tháng Mười 2015(Xem: 11304)
Lòng tôi bỗng rộn lên một niềm vui bất chợt, khi nghĩ anh sắp được gặp lại anh Lê Huấn và những đồng đội cũ
11 Tháng Mười 2015(Xem: 10800)
khi người ta vẫn lấy làm hân hạnh và tự hào khi bị người khác đè đầu, đè cổ thì mình còn nói hay nghĩ làm chi cho mệt sức.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 13189)
Ông Khai Trí người Sài Gòn nên đọc. Không là người Sài Gòn nên đọc cho biết
20 Tháng Chín 2015(Xem: 11916)
Hai mươi năm trôi qua từ ngày nhạc sĩ Trúc Phương giã từ nhân thế, xin thắp nén hương lòng nhân ngày giỗ của ông.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16306)
Tình cờ gặp lại họ trong tiệm sách cũ. Nơi mà quá khứ lẫn với hiện tại, nơi mà thời gian chừng như bất lực
31 Tháng Tám 2015(Xem: 11018)
Mùa Vu Lan đến, kính xin ơn trên tặng cho những người vợ lính Việt Nam Cộng Hòa một bông hồng nhơn đức biết ơn từ dân tộc này.
23 Tháng Tám 2015(Xem: 10248)
Ngày Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến tại Việt Nam (Vietnam Veterans' Day) cũng là ngày kỹ niệm Trận Đánh Long Tân
12 Tháng Tám 2015(Xem: 9361)
chân thành cám ơn quý thính giả, cô Thanh Phương, Hát Bình Phương và chiến hữu Đỗ Văn Nghĩa
07 Tháng Tám 2015(Xem: 10382)
Đừng ai chê ai. Ăn bốc cũng tốt, ăn bằng dao nĩa cũng hay, nhưng tốt và tiện nhất là ăn đũa như chúng ta.”
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9569)
Các bạn muốn xem tạp chí này hãy truy cập ở www.Viet Lifestyles.com.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 11586)
Đây là một đoạn nhắn tin tìm người đi lạc đọc được trên một tờ báo trong nước hồi tuần trước.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 8736)
chúng tôi quan ngại ông Trọng với bản chất cs thì có lẽ "Trăm voi không được bát nước sáo
22 Tháng Sáu 2015(Xem: 10805)
tất cả đều phải được lịch sử ghi lại đúng như những gì đã xảy ra trên cái đất nước bất hạnh nhất trong các nước
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 11733)
Gió từ biển thổi lộng vào mát rượi. Hắn mỉm cười nhủ thầm: "Gió nhiều thật dễ thở"
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 14148)
được con trai bảo lãnh sang Đức. Nhưng ông đã quẫn trí, thường ngồi thẫn thờ nhìn lên trời cao, lúc khóc lúc cười
30 Tháng Năm 2015(Xem: 16620)
Một thanh niên “băng đỏ” leo lên đầu bức tượng người lính TQLC trước Quốc hội. Với một chiếc búa, anh ta đập vành nón sắt của người lính để bắt đầu cuộc “bức tử” pho tượng.
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12311)
Chúng tôi không con nối dòng nên khi chúng tôi chết thì "cả hai chế độ" cũng tan thành tro bụi. Với tôi, vậy là chôn xong hai chế độ. Ngày ấy không xa.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 11363)
Thêm một lần nữa tháng Tư lại về, tháng Tư xứ người chợt nhớ tháng Tư xứ mình
03 Tháng Tư 2015(Xem: 10966)
một “nhà tù khổng lồ” song vẫn cứ tưởng là đang sống hạnh phúc tuyệt vời trong một “thiên đường văn minh nhất hành tinh”.
01 Tháng Tư 2015(Xem: 12170)
miệng đắng ngắt như đêm nào bên bờ Bắc sông Thạch Hãn, tiếng sóng biển nghe xa dần, xa dần, có thứ gì mằn mặn trong miệng, tôi thiếp đi lần nữa...
29 Tháng Ba 2015(Xem: 11330)
tôi buồn và xót xa làm sao. Bây giờ chúng ta gọi họ là "người Việt gốc …" gì nhỉ?