5:39 SA
Thứ Bảy
20
Tháng Tư
2024

Những người con H.O: Sức bật của một thế hệ - Ngọc Lan

22 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 18607)

Những người con H.O: Sức bật của một thế hệ

Ngọc Lan
Hình ảnh anh hai tôi đứng cạnh má, những ngón tay miết trên xấp vải áo mới toanh, mặt cúi xuống, giọng nghẹn đắng, “Để dành sang năm con thi lại, nếu đậu con sẽ may áo.” Má tôi ngồi, nước mắt vòng quanh, lặng lẽ, khóc.
Xấp vải là quà má dành dụm bao lâu để mua làm phần thưởng mừng anh vào đại học. Ngày anh đi nhận giấy báo điểm về. Má lấy xấp vải đưa cho anh, không cần hỏi kết quả. Giá mà lý lịch gia đình tôi không phải “đối tượng 13” thì anh đã dư nhiều lắm rồi, điểm đậu vào trường đại học y khoa.
Ngày đó, tôi còn là đứa bé chưa đến tuổi lên 10. Nhưng không hiểu sao khoảnh khắc tê lặng đó cứ ở mãi trong đầu tôi. Ám ảnh.
Tôi lớn thêm vài tuổi. Một bài báo nổi tiếng viết về anh học trò tên Huy, tôi quên mất họ anh rồi, quê ngoài miền Trung, anh thi đại học 3 lần, là 3 lần anh đậu thủ khoa, của 3 trường khác nhau. Và, cũng 3 lần, anh bị người ta từ chối cho anh đặt chân vào giảng đường đại học.
Lý do gì ư?
Anh là con của một sĩ quan chế độ cũ.
Tôi vẫn nhớ hoài câu anh nói trên báo Tuổi Trẻ ngày đó, “Không ai muốn được sinh ra dưới một ngôi sao xấu, và cũng không ai có quyền được chọn cửa để sinh ra. Tôi vào đời bằng những khát vọng lớn lao của tuổi trẻ, nhưng đời đã tặng tôi những cái tát nghiệt ngã nhất...”
Bài báo đó, câu nói đó, cũng không hiểu vì sao, ám ảnh tôi. Nặng trĩu.
Không biết có phải vì điều này, mà ngay khi được gợi ý, “hãy tìm hiểu và viết về những người con H.O, những người từng bị vùi dập, từng trải qua những nhọc nhằn, cay đắng khi còn ở Việt Nam. Nhưng khi sang miền đất này, họ như hạt mầm bị dồn nén bấy lâu, nay bật lên, vươn mình đứng dậy, biết khẳng định mình một cách trang trọng và đường hoàng,” tôi đã gật đầu không chút ngần ngại.
Bởi, tôi biết ngay rằng, mình làm được. Bởi, cảm xúc này, đã có sẵn trong tôi.
Lớn lên khi ba vào “tù cải tạo”
Tôi trò chuyện cùng ba người, một bác sĩ, một dược sĩ và một kỹ sư điện toán. Họ chẳng là những người nổi tiếng. Họ thuộc về số đông những người bình thường, giản dị mà ta gặp hằng ngày trong cuộc sống quanh đây.
Description: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/150665-BSHoang.400.jpg
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng. (Hình: Ngọc Lan)
Nhưng, nhìn chặng đường họ đã qua, để có thể bây giờ đường hoàng là kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, mới hiểu và khâm phục hơn những con người của một thế hệ, thế hệ vào đời ngay vào lúc khó khăn nhất của đất nước.
Họ là Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng, Dược Sĩ Đoàn Trang Anh, và kỹ sư Lê Công Quý.
Giữa họ có một điểm chung, đó là ba của ai cũng mang hàm cấp tá, thiếu tá và đại tá. Và dĩ nhiên, ba ai cũng để lại một phần đời mình trong chốn “tù cải tạo,” người 5, 6 năm, người vừa chẵn 10 năm.
Ở thời điểm tháng 4 năm 1975, anh Hoàng được 16 tuổi, anh Quý 15, và chị Trang Anh lên 10. Ở độ tuổi này, cả ba người, như bao người dân khác ở Việt Nam, không phân biệt tuổi tác và giới tính, bị cuốn vào cơn sóng của thời lịch sử đổi thay.
“Ba đi tù, một mình mẹ tôi với năm con nhỏ, lớn nhất mới 11, nhỏ nhất chưa đầy năm. Không thể nào chăm sóc hết đàn con như vậy, nên chị tôi và hai đứa em nhỏ theo mẹ về sống bên ngoại, tôi cùng thằng em kế về với bà nội. 9 tuổi đầu, tôi đã biết chẻ củi, nấu cơm, tự chăm sóc mình.” Trang Anh, hiện đang là dược sĩ làm việc trong hệ thống Wal-Mart, nhớ lại.
Kỹ sư điện toán Lê Công Quý hồi tưởng, “Ngày Việt Cộng vô Đà Nẵng, ba tôi đưa cả nhà chạy vô Sài Gòn ở trại gia binh. Khi ba đi tù, nhà cửa ngoài Đà Nẵng bị tịch thu, thế là má tôi dắt díu anh em tôi chạy về quê ngoại ở Đơn Dương, nơi cách Đà Lạt chừng 58 cây số.”
“Đói no gì cũng không được nghỉ học” là yêu cầu của má anh Quý đặt ra cho các con, nhưng một buổi đến trường, buổi còn lại anh Quý phải “đi làm cỏ, cắt lúa cho người ta”.
Với Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng, dù là con đại tá nhưng “số cực” dường như đeo đuổi anh từ nhỏ. Là anh trai cả, nên ngay khi ba anh vào “trại cải tạo,” cũng là lúc anh Hoàng “phải nhào ra phụ kiếm cơm” bằng cách “đẩy xe cóc ổi đi bán rong, ôm thùng thuốc lá ra đầu ngõ ngồi bán từng điếu”. Chưa hết, anh còn biết “quay roneo” các bài hát để bán cho bạn học cùng trường, lúc “nhà nước đổi tiền” anh cũng “bày đặt chạy áp phe, làm đủ thứ trên đời để có tiền mang về phụ mẹ.”
Nhọc nhằn và cơ cực, chưa bao giờ được ăn bát cơm trắng trọn vẹn, ngoại trừ khoai độn, sắn độn, mì độn, nhưng cố gắng đeo đuổi trường lớp, không dở dang chuyện học hành là điều cả ba người phải tâm niệm.
Tuy nhiên, tốt nghiệp lớp 12, cánh cửa để những người con sĩ quan này bước chân vào đại học cứ khi ẩn khi hiện như trò chơi cút bắt.
Đường vào đại học gian nan
Chị Trang Anh kể, “Đâu có bao giờ mình muốn dừng lại ở lớp 12 đâu. Nhưng khi mang giấy tờ lên phường ‘xác minh’ thì họ nói ba tôi là sĩ quan chế độ cũ, ‘chính quyền không bỏ tiền nuôi cho những thành phần như vậy’ nên họ không ký. Mà địa phương không ký thì làm sao thi đại học? Thế nên ngay cả cơ hội đi thi đại học tôi cũng không có.”
Anh Lê Công Quý may mắn hơn chị Trang Anh ở chỗ: Ít ra anh biết thế nào là thi đại học và cảm giác cầm được giấy báo đậu vào trường Đại Học Kinh Tế Tài Chánh ở Sài Gòn là như thế nào.
Anh cứ ngỡ như mình trong mơ! Con ngụy mà cũng được vào đại học sao? Thầy chủ nhiệm dạy toán, người cũng có cha là “sĩ quan chế độ cũ,” cũng là người ‘bảo lãnh’ để anh Quý không bị “gửi qua công an” khi anh dám dùng phấn viết lên bảng chữ “Đả đảo cộng sản,” đã dẫn đứa học trò mình lên tận ủy ban nhân dân tỉnh để hỏi cho chắc ăn có phải là Lê Công Quý được vào đại học?
Description: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/150665-DSTrangAnh.400.jpg
Dược Sĩ Đoàn Trang Anh. (Hình: Ngọc Lan)
Nghe người ta khẳng định là chắc. Cậu học trò tỉnh lẻ mừng còn hơn được vàng, và có lẽ, lần đầu tiên trong đời cậu thầm cám ơn “Đảng quang vinh biết xóa bỏ hận thù, cào bằng tất cả để cho đứa con ngụy như mình có cơ hội đổi đời.”
Anh Quý làm hồ sơ, giấy tờ, cắt hộ khẩu nơi quê nhà để khăn gói vào Sài Gòn chuẩn bị cuộc đời làm sinh viên.
Thế nhưng.
Thà như Trang Anh bị tước đi cơ hội thi đại học ngay từ lúc đầu.
Thà như người ta gửi giấy báo cho anh biết điểm anh cao nhưng vì anh là “đối tượng 13” nên anh không thể vào học.
Thà như...
Thà như...
Cứ 10, 20, thậm chí 50 cái thà như kiểu vậy từ lúc đầu thì Quý vẫn cảm thấy nhẹ lòng hơn.
Đằng này...
Niềm vui háo hức của người thanh niên 18 tuổi bị dập tắt một cách không thương tiếc ngay khi bước chân vào phòng giáo vụ.
“Anh là đối tượng 13, không có tiêu chuẩn chính trị để học trường này. Anh đi về đi. Cái giấy này là do máy tính gửi sai thôi, chứ anh không đủ tiêu chuẩn học. Về đi.” Một thầy giáo nơi phòng giáo vụ trường Kinh tế tài chánh đã chẳng ngại ngần nói cho Quý biết.
Tiếng kêu “trời ơi” của người đàn ông nay đã ngoài 50 kể lại giây phút bị người ta “ném ra đường” cách đây hơn 30 năm mà nghe vẫn còn quặn thắt một nỗi đau.
“Trời ơi, cả cuộc đời sụp đổ dưới chân tôi. Tôi hụt hẫng dễ sợ. Bởi ở Việt Nam đứa học trò nào đang học 12 cũng nghĩ vô được đại học là cuộc đời mình mở ra tương lai tươi sáng, hy vọng đủ thứ hết. Giờ nghe họ nói vậy, tôi gần như điên luôn!”
Não nề. Chán nản. Suy sụp. Mất phương hướng. Quý gần như mất trí, lang thang khắp Sài Gòn, không dám quay về Đơn Dương, “ăn làm sao, nói làm sao đây khi bạn bè, chòm xóm, gia đình đều nghĩ rằng mình vào Sài Gòn để đi học đại học?”
“Thực sự tôi không nhớ nhiều lắm lúc đó tôi như thế nào. Tôi chỉ biết mình lang thang khắp nơi. Hụt hẫng, đau khổ lắm. Lúc đó có ai đưa lựu đạn kêu tôi quăng tôi cũng dám. Tôi thấy cuộc đời mình coi như chấm dứt.” Anh Quý nói.
Một người bạn cùng quê với anh, cũng vào Sài Gòn học, nhìn thấy tình cảnh bi đát đó, đã “lén” báo về quê cho gia đình Quý hay. Má anh lặn lội vào Sài Gòn đón con về.
Có điều, trước khi mang đứa con tội nghiệp trở về Đơn Dương, người mẹ uất ức tìm đến trường đại học để khiếu nại. Nhưng “một ông ở phòng tổ chức nói, mang 5 cây vàng vô đây thì tôi lo cho nó có chỗ học”. Má tôi không dằn được, “Nếu có 5 cây, tôi đã cho nó đi vượt biên rồi chứ đi học làm gì!”
Phẫn uất, vì phận mình là “ngụy”. Nhưng, vẫn phải về.
“Thấy tôi sốc, chán đời đến gần như tưng tửng luôn, nên má tôi quyết định gửi tôi vào chùa ở một thời gian tôi mới tỉnh lại bình thường.” Anh kể, giọng cười nghe buồn tênh.
Không giống Trang Anh và Quý, Nguyễn Trần Hoàng không thi đại học ngay sau khi tốt nghiệp 12.
“Tôi không thi bởi lúc đó tôi chưa biết mình muốn gì. Lúc nhỏ tôi mơ làm văn sĩ, lúc lớn hơn thì thích làm luật sư. Nhưng sau 75 thì thấy văn sĩ coi bộ không thực tế, còn luật thì khi đó làm gì có luật để mà làm luật sư, cho nên tôi cũng không thích luôn. Tôi đi làm những chuyện linh tinh khác.” Anh Hoàng cho biết.
4 năm sau, “sau một trận bệnh tưởng chừng mình sắp tận cùng phần số,” anh quyết định nộp đơn thi vào trường đại học Y khoa, vì “thấy bác sĩ cũng nhiều người có lòng cứu mình khỏi chết trong khi mình nghèo quá”.
Để có thể vào được Y khoa, trong khi ba từng là trung tá trưởng phòng chỉnh huấn Biệt khu Thủ đô, hiện vẫn còn trong trại cải tạo, đòi hỏi người thí sinh đó phải có số điểm gần như tuyệt đối. Vậy mà Nguyễn Trần Hoàng đã làm được, bằng chính sức học của mình.
Ba năm sau khi trở thành bác sĩ ở Việt Nam, năm 1991, anh Nguyễn Trần Hoàng cùng ba má và các em sang Mỹ định cư, sau Dược Sĩ Đoàn Trang Anh một năm, và trước kỹ sư điện toán Lê Công Quý hai năm.
Làm lại cuộc đời trên đất tự do
Sang Mỹ khi đã ngoài 30 tuổi, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng bắt đầu lao vào mưu sinh kiếm sống bằng công việc... đứng phụ “chợ trời”.
Anh kể bằng giọng từ tốn, “Mình không quen biết ai hết, nên cứ 3, 4 giờ sáng là ra chỗ chợ trời Cypress ở Costa Mesa đứng chờ xem có ai kêu mình phụ gì không. Chắc tại mình nhỏ con nên thường chẳng ai gọi phụ. Đứng đến 7, 8 giờ không thấy ai gọi hết thì về.”
Rồi anh lại chuyển sang “đi bỏ cơm chay,” “đi bỏ báo”.
“Có lúc tôi xin đi làm công việc lau chùi, quét dọn cầu tiêu nữa. Vậy mà lúc phỏng vấn người ta cũng không thèm nhận. Có thể nói đó là lúc nản nhất trong cuộc đời tôi. Chán nản, và có lúc như bị trầm cảm nữa.” Người bác sĩ ngồi trong phòng mạch hiện tại của mình trên đường Lilac, kể về những ngày đầu tới Mỹ.
Sau, anh lại chuyển sang “nghề dạy lái xe”. Anh cười hóm hỉnh, “Hồi đó qua đâu có tiền học, nên tự tập lái rồi tự đi thi. Thi tới sáu lần mới đậu, nên rớt kiểu gì tôi cũng rành hết.”
Như đã nói lúc đầu, Nguyễn Trần Hoàng “có duyên với số cực”. Sang Mỹ chưa bao lâu. ba anh lâm bệnh, “từ cao huyết áp khi còn ở Việt Nam, qua đây chuyển sang suy thận giai đoạn cuối. Rồi từ thận lại sang tim, rồi biến chứng tùm lum hết”.
“Khoảng 3 năm sau khi đến Mỹ, ba tôi qua đời. Còn tôi thì tương lai vẫn mờ mịt, chẳng biết tới đâu, về đâu.” Anh kể.
Từ lúc qua Mỹ, cho tới lúc anh thi đậu lại bằng bác sĩ và có số điểm đủ cao để có thể xin một chỗ đi thực tập tại bệnh viện, mất tổng cộng 8 năm, “8 năm đó, tôi chỉ biết ngủ ở phòng khách, trên ghế salon cho đỡ tốn tiền. Những năm sau, tôi đi làm ít lại, mượn thêm ít tiền của đứa em đủ để trang trải tiền ăn ở, còn dành thời gian dốc sức vào chuyện học.”
Dược Sĩ Đoàn Trang Anh thì may mắn hơn trong chuyện học hành khi sang miền đất này, như thể một sự đền bù cho những năm tháng chị không biết gì là “trường đại học ở Việt Nam”.
Chị nói, “Sau 7, 8 năm bị gián đoạn ở Việt Nam, không được học hành là tôi thấy bứt rứt lắm rồi. Cho nên khi được sang đây, trong đầu mình nghĩ là mình phải học, học nghề mà mình mơ ước hồi nhỏ, học để thành dược sĩ.”
Trang Anh học bằng tất cả sự say mê của mình, có chồng, có con vẫn còn tiếp tục học.
“Năm 1996, tôi lấy bằng cử nhân ngành Biopsychology của trường Đại Học Long Beach . Ra trường, tôi đi làm ngay, suốt 8, 9 năm. Trong thời gian đó, tôi tiếp tục theo học để lấy bằng master. Đến năm 2004, tôi quyết định 'quit job,' theo học chương trình Dược Sĩ tại trường Western Pomona. Đến năm 2008, tôi chính thức trở thành dược sĩ.”
Đó là hành trình đeo đuổi để đạt được ước mơ mà Trang Anh đã không thể thực hiện được khi ở Việt Nam.
Dù là ước mơ đó chị phải kiên trì mất gần 20 năm mới đạt được, nhưng Trang Anh luôn cảm thấy rất vui, rất thích nơi đã cho chị những cơ hội mà chị không thể nào tìm được ở quê nhà, chỉ bởi vì chị là “con ngụy”.
Với Lê Công Quý, cuộc đời anh thật sự như sang một trang mới khi đặt chân đến miền đất của tự do.
“Mình đang ở chỗ khổ quá mà, hết thảy mấy anh em tôi đều đi làm cực khổ, đi học cực khổ. Giờ sang đây nào là được 'tiền ông Bush cho,' nào là tiền foodstamp, ăn không có hết. Cứ thấy mình như ở thiên đường, thấy thật sự trân trọng những thứ mình có.” Anh Quý kể lại bằng giọng sôi nổi.
Cũng như những người tị nạn khác, anh Quý phải đi làm thêm bên cạnh thời gian đi học. “Cũng xin đi làm lau chùi, quét dọn restroom, đi đổ rác, đi bỏ báo, sau thì đi làm ở cây xăng. Nhưng ở quê cực quá rồi nên những chuyện đó anh em tôi không xem là cực nữa.” Anh cho biết.
Rồi anh trầm giọng, “Chuyện tôi bị đuổi về khi lên trường đại học nó nằm trong lòng tôi dễ sợ lắm. Sau này khi họ cho tôi đi học cao đẳng. Đi dạy một thời gian, tôi xin đi học tại chức họ cũng không cho. Hình như chính vì vậy mà chuyện phải học đại học nó cứ thôi thúc tôi suốt. Nên khi sang đây, không chờ phải đủ một năm để xin tiền financial aid, mà tôi đi học liền, học ào ào luôn.”
Nói là “học ào ào,” nhưng “một chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết,” nên người ta học 15, 20 phút, anh Quý phải học 1 tiếng, 2 tiếng. “Đau khổ nhất là mấy lớp ESL, vừa học vừa khóc, nhưng rồi cuối cùng cũng qua. Sau hai năm ở college, tôi được nhận vào trường UC Davis.”
Description: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/150665-KSQuy.400.jpg
Kỹ sư điện toán Lê Công Quý. (Hình: Quý Lê)
Từ năm thứ 3, Lê Công Quý đã xin vào làm thực tập tại hãng máy tính IBM. “Khi đó, họ 'offer' cho mình một giờ $20. Trời ơi, lúc đó mới thấy thiên đường là đây, thấy rõ cuộc đời mình đã thực sự đổi qua trang mới rồi.” Anh cười sảng khoái khi nhớ lại mức lương đầu tiên mình có bằng chính sức học của mình.
“Khi đã cầm được bằng đại học trong tay rồi, anh cảm thấy như thế nào?” Nghe tôi hỏi, anh nói khi đã thôi cười, “Cảm thấy chuyện học đại học không là gì hết. Nhưng ở thời điểm đó, lứa tuổi đó, chuyện vào đại học đối với mình lớn lao quá, thành ra nó thành một ám ảnh với mình. Và mình học, để chứng minh cho một điều tự bên trong là mình có thể học được, mình không dở. Tôi từng hứa lấy được bằng đại học rồi có đi rửa chén cũng vui lòng mà. Đôi khi tôi tự cười mình. Nhưng thực sự tôi tự hào về điều đó, nhờ đó mà tôi có sức lực để mà học.”
Tự hào về Ba
Có một điều, “vì là con sĩ quan” nên Dược Sĩ Đoàn Trang Anh, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng và kỹ sư Lê Công Quý “mới trải qua” nhiều điều mà không phải ai cũng phải chịu. Tuy nhiên, không ai trong số họ, vào thời điểm phải chịu những thiệt thòi bất công nhất, mảy may có trong đầu suy nghĩ “giận ba mình đã mang đến cho mình những bất hạnh này”.
“Không có ba tôi, làm sao tụi tôi qua được tới bên này để có được ngày hôm nay?” Anh Quý nhận xét.
Nhìn lại tất cả những gì mà mình đã làm được, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng nói giản dị, “Đó là nhờ ba tôi đã rèn luyện tôi từ nhỏ. Ba tôi là tấm gương lớn nhất của tôi.”
“Chưa bao giờ tôi cảm thấy oán trách vì ba tôi là sĩ quan nên tôi không được đi học đại học. Tôi chỉ có tự hào, rất tự hào về ba tôi. Trong tôi, hình ảnh ba lúc nào cũng oai hùng lắm!” Chị Trang Anh bày tỏ.
Như đã nói, cả ba người, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng, kỹ sư Lê Công Quý, Dược Sĩ Đoàn Quế Anh, không là những người thật đặc biệt, thật nổi tiếng. Nhưng họ đại diện cho số đông, số đông những người con của các sĩ quan VNCH, từng một thời phải chịu những kỳ thị, bất công, khi còn ở quê nhà.
Nhưng giờ đây, họ có quyền hãnh diện về mình lắm chứ. Và chúng ta cũng có quyền hãnh diện về họ.

Ngọc Lan NV
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2020(Xem: 7777)
binh nghiệp của mình đi lên từ cấp bậc “binh ba”, ông bảo: “Các anh nên hãnh diện đang có một người chỉ huy như thế!”
23 Tháng Tám 2020(Xem: 7529)
Và có được bao nhiêu người còn mang mểnh trong lòng bài ca vọng cổ, để thấy hình ảnh quê hương vẫn còn nằm nguyên trong đó
05 Tháng Tám 2020(Xem: 6933)
không thể tin được ở tai mình. Thật tội cho em, nếu em ở lại Việt Nam thì đáng thương cho một kiếp người.
05 Tháng Tám 2020(Xem: 7403)
“Ăn cơm chưa?”, tôi bâng khuâng nhớ lại mối tình yêu đầu và nao nao buồn thương mối tình đầu của tôi.
12 Tháng Bảy 2020(Xem: 7842)
Cuộc chiến này dù đã kết thúc như thế nào, người dân Miền Nam Việt Nam vẫn cúi đầu ghi nhớ công ơn các anh, sự hy sinh cao cả của các anh
08 Tháng Bảy 2020(Xem: 6581)
Chính người da trắng văn minh đã cầm súng chiến đấu sống_chết với người da trắng và đấu khẩu không khoan nhượng trên các diễn đàn, mặt trận chính trị, tôn giáo và văn hoá để giải phóng cho nô lệ da đen.
30 Tháng Sáu 2020(Xem: 6843)
'Đây không thể là nước Mỹ. Đâykhông phải là nền dân chủ tự do lớn nhất trên thế giới. Đây là một quốc giađang có chiến tranh với chính mình
21 Tháng Sáu 2020(Xem: 7957)
Mộc Hóa và Long Khốt là những điểm trọng yếu QLVNCH cần trấn giữ để ngăn chặn quân CS (Tr đoàn Z-15) từ Svayrieng kéo sang.
18 Tháng Sáu 2020(Xem: 8311)
‘Nhứt Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng.”Cả 4 vị tướng được dân chọn đều rất xứng đáng với lòng tin của dân chúng VNCH
18 Tháng Sáu 2020(Xem: 7188)
Những lời lẽ trong bài ai điếu của ông Bùi Quang đã thể hiện hào khí của tinh hoa nước Việt được un đúc, truyền lại qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc
23 Tháng Năm 2020(Xem: 9444)
với vai trò là một nhân chứng kể lại một khúc quanh của lịch sử, người đọc, và thế hệ sau sẽ tự biết cái nào đúng, cái nào sai
18 Tháng Năm 2020(Xem: 7005)
Ở một miền có tên là Quá Khứ. Thầy sẽ để thì giờ dẫn con về miền Quá Khứ..
08 Tháng Năm 2020(Xem: 7922)
điều mà ông gọi là lương tâm của nước Mỹ, hay là thật lòng. Những dẫu sao thì quốc hội Mỹ cũng đã quyết định thay giùm ông, rằng VNCH phải chết.
05 Tháng Năm 2020(Xem: 7509)
ông đã chải lại mái tóc bạc chưa kịp dài để được cuốn tròn kẹp lên sau ót, như ngày xưa…
29 Tháng Tư 2020(Xem: 37160)
Đáng thương thay, một tài năng trẻ mà gia đình tôi hằng khâm phục và yêu thương đã bị hủy diệt. Anh là một trong những người lính VNCH
24 Tháng Tư 2020(Xem: 50979)
trịnh trọng như trong đời tôi lần đầu tiên tôi được ăn món này, món cháo huyết đậm tình người của bà xẩm Đakao
13 Tháng Tư 2020(Xem: 49977)
chiếc xe màu đen đang nổ máy đậu trước cửa. Chiếc xe lao nhanh vào bóng đêm mịt mùng
09 Tháng Tư 2020(Xem: 23190)
Những người trước đó đã nhăn nhó và phàn nàn thì ngượng nghịu vì cảm thấy xấu hổ!
29 Tháng Ba 2020(Xem: 7231)
Họ hy vọng tiền Sài Gòn gửi ra bằng hàng không Air VN,thường thường vào buổi chiều,cho nên vẫn cố nán đợi
29 Tháng Ba 2020(Xem: 7111)
Chúng tôi vào đến thành phố Đà Nẵng vắng vẻ. Một vài nơi đổ nát hoang tàn, phố xá thảm hại, dân chúng chắc ở trong nhà nhiều hơn ngoài đường
20 Tháng Ba 2020(Xem: 8102)
có Anh, Người Lính mất Quê Hương - Người Lính Sống- Chết một lần với Miền Nam. Với Việt Nam
11 Tháng Hai 2020(Xem: 8849)
Người Nam Kỳ viết không sai chánh tả nhưng trong văn nói có nhiều đặc trưng của vùng
03 Tháng Hai 2020(Xem: 7017)
tôi cầu nguyện cho mọi người, cầu cho thái bình mau đến trên thế giới, đất nước và thành phố quê hương tôi
14 Tháng Giêng 2020(Xem: 7943)
với tư cách một con dân Việt Nam và một người trả nợ ân tình cho người Miền Nam…Đó là ước mơ của tôi.
06 Tháng Giêng 2020(Xem: 7499)
Hãy để những thiện ý này lưu truyền mãi về sau … như thế, mỗi ngày của chúng ta, sẽ là mỗi ngày hạnh phúc và may mắn!
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8220)
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7105)
Tôi nghe lời mình từ bên trong: Con sẽ là một dấu cộng cạnh dấu cộng của ba…
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8407)
người lính này đã ra khỏi chiếc xe jeep của mình, đứng nghiêm trang trong khi trời đang mưa tầm tã.
06 Tháng Mười 2019(Xem: 7737)
Triều đình nhà Nguyễn đã gởi một phái đoàn ngoại giao đầu tiên sang phương Tây là vào năm 1863, với sứ bộ Phan Thanh Giản đi Pháp
29 Tháng Chín 2019(Xem: 7548)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
22 Tháng Chín 2019(Xem: 8870)
Chao ôi! Trí thức, trình độ dân nước ta xem với tên phu xe Nhật Bản chẳng đáng chết thẹn lắm hay sao".
15 Tháng Chín 2019(Xem: 7824)
lý do duy nhất là bài hát hay, mà vì lý do anh muốn nhắc nhở người nghe về thảm họa của dân tộc Việt Nam.
11 Tháng Chín 2019(Xem: 7539)
Chiến tranh mang lại những tổn thương khó lành trong tâm khảm những người lính tham chiến
05 Tháng Chín 2019(Xem: 11259)
Từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, để con phiền mẹ cho – Cô ôm chặt mẹ, nước mắt thấm đẫm vai áo mẹ
29 Tháng Tám 2019(Xem: 7958)
Mẹ không nói, nhưng chắc vẫn nhớ nhiều điều trong quá khứ, nhất là cái ngày hai mẹ con mình đi nhặt lại xác cha,
15 Tháng Tám 2019(Xem: 9374)
Không. Không. Không được. Con của mẹ phải mạnh dạn, hùng dũng, không sợ ai cả. Mà ai dạy cho con câu nói nầy
11 Tháng Tám 2019(Xem: 7659)
Và tôi còn nợ nàng, nợ Ninh Hòa. Mảnh đất hiền hòa đã cho tôi một người vợ chung tình, cùng tôi qua bao cuộc biển dâu.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 7708)
Ai ai cũng có cuộc sống của riêng mình, hãy để những ngày tháng tuổi già của cha mẹ là ngày tháng đẹp nhất và ấm áp tình thương yêud
09 Tháng Sáu 2019(Xem: 9846)
Chẳng phải Sài Gòn, những cuộc thảm sát đã xảy ra tại nhiều nơi ở miền Nam trong Tết Mậu Thân 1968. Bé trai con của Trung tá Nguyễn Tuấn
26 Tháng Năm 2019(Xem: 8044)
Con đừng giấu Dì nữa, con về mà không thấy Quan, Dì biết liền !” Nước mắt Hiền lại rơi thật nhanh xuống đất. Má Quan thất thểu bước vào nhà
15 Tháng Năm 2019(Xem: 9300)
Trong khi truy tìm tài liệu và tư liệu để viết bài này – cũng như suốt thời gian dài phỏng vấn rất nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ để thực hiện cuốn Tài Liệu Lịch Sử Hải Quân V.N.C.H.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 7967)
Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vẫn tung bay trên các kỳ đài chiến hạm đang hải hành ngoài hải phận quốc tế nhưng đối với thế giới thì ngọn cờ nầy không còn tồn tại.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 8189)
Biến cố đã tạo ra một tin tức dội ngược về Hoa Kỳ, và bố mẹ tôi – không hay biết rằng tôi đang có một sứ mệnh bí mật tại Việt Nam
28 Tháng Tư 2019(Xem: 9588)
Thương làm sao cho những người lính trẻ của tôi, kể cả tôi nữa đang phải tự xa cách nỗi riêng tư để chỉ thấy trước mặt là lửa đạn.
16 Tháng Tư 2019(Xem: 7260)
Cùng ngày đó, những người Việt Nam còn kẹt lại bắt đầu một cuộc sống đen tối dưới bạo quyền cộng sản.
14 Tháng Tư 2019(Xem: 9528)
Trong cuộc chiến chống Cộng Sản ở miền Nam Việt Nam, hàng ngàn anh linh hào kiệt của QLVNCH đã ngã xuống cho an nguy của dân tộc
14 Tháng Tư 2019(Xem: 7849)
Xin nghiêng mình tôn vinh một Vị Anh Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hai giờ chiều ngày 29.3.1975, việt cộng đã treo cờ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng
02 Tháng Tư 2019(Xem: 7056)
Nếu ai còn nhớ đến các anh linh tử sĩ thì hãy nhớ đến họ bằng câu kinh tiếng kệ, cây nhang, bó hoa, tùy lòng đóng góp cho Trai Đàn Chẩn Tế
01 Tháng Tư 2019(Xem: 9064)
Tại xa cảng xa lộ Biên Hòa, tất cả các quân nhân di tản đều được đưa lên những chiếc GMC đương đợi sẵn, xe vừa đầy là tài xế lăn bánh trực chỉ
11 Tháng Hai 2019(Xem: 8901)
Thế thì , vấn đề là: Ngày nay, câu nói giết người của anh Tầu cổ hủ: Nhất tướng công thành vạn cốt khô có còn đúng đắn không nhỉ?