3:31 CH
Thứ Ba
16
Tháng Tư
2024

Thuyền Viễn Xứ: Thơ và nhạc...Hà Đình Nguyên

24 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 21612)

Thuyền Viễn Xứ
Cám ơn NĐ Martin Đức. Bài viết cho biết lai lịch của bản nhạc nổi tiếng Thuyền Viễn Xứ và chân dung của co-owner là nữ sị trẻ Huyền Chi thời bấy giờ. Bài thơ thật hay, thanh thoát đượm nỗi buồn man mác của kẻ giong thuyền ra khơi, trên sông bao la biết đâu là bến bờ, rộn ràng niềm nhớ cố hương....
Nếu không thì chỉ biết bài hát là của nhạc sĩ Phạm Duy.

H. Thanh
 


Những bóng hồng trong thơ nhạc
 Chiều nay sương khói lên khơi...

Trong những ca khúc đầy tâm trạng hoài hương, mang nỗi buồn man mác như:Làng tôi (Chung Quân), Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương), Quê mẹ (Thu Hồ), Làng tôi (Văn Cao), Ngày về (Hoàng Giác)... thì Thuyền viễn xứ của Phạm Duy dù có buồn nhưng giai điệu khác hẳn: lạ hơn, sang trọng hơn...

Bạn thân của tôi, nhà báo Trần Thanh Bình, có một giọng hát khá tốt cho nên trong những lúc ngà ngà cuộc bia thường được đề nghị hát giúp vui (không đề nghị... cũng hát), và hầu như lúc nào anh cũng cất lên: “Chiều nay sương khói lên khơi. Thùy dương rũ bến tơi bời. Làn mây hồng pha ráng trời. Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người. Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần qua dạt bến lau thưa. Hò ơi, giọng hát thiên thu. Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về...”(Thuyền viễn xứ). Giọng hát nghiệp dư của Trần Thanh Bình chỉ cỡ đó, nhưng cũng đủ làm xuyến xao tâm hồn người nghe, nói chi được thưởng thức tiếng hát của những danh ca như Thái Thanh, Sĩ Phú. 

Bìa bản nhạc Thuyền viễn xứ - Ảnh: H.Đ.N
 Hình ảnh nội tuyến 1
Bìa bản nhạc Thuyền viễn xứ - Ảnh: H.Đ.N

Bài thơ của một cô gái

Thế nhưng, nhiều người chỉ biết Thuyền viễn xứ là của Phạm Duy chứ chẳng mấy ai để ý rằng đây là một ca khúc phổ nhạc, dù trên bìa bản nhạc (thời đó, từ đầu thập niên 1940 cho đến 1954 trong toàn quốc, cả Cao Miên, và từ 1954 đến 1975 ở miền Nam, những bản nhạc được xuất bản dưới hình thức in rời bằng giấy cứng khổ lớn in 2 mặt, gấp lại ở giữa), Thuyền viễn xứ được cả hai nhà xuất bản Tinh Hoa và Á Châu ấn hành đều ghi rõ: nhạc: Phạm Duy, thơ: Huyền Chi.
Huyền Chi là bút danh của Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934 tại Từ Sơn (Bắc Ninh), theo gia đình vào Nam từ trước năm 1954. Lúc mới vào Nam (1948-1949), cô ở với chị gái tại Đà Lạt, sau đó về Sài Gòn (1950) vừa đi học vừa phụ mẹ trông nom sạp vải ở chợ Bến Thành. Bài thơ Thuyền viễn xứ là một trong 22 bài thơ nằm trong tập thơ Cởi mở của Huyền Chi xuất bản năm 1952, trong thời gian cô sinh hoạt với một nhóm văn nghệ sĩ trẻ và làm thư ký tòa soạn chuyên trách mục thơ cho Tạp chí Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương. Và đây là nguyên văn bài thơ Thuyền viễn xứ, mà tác giả là một cô gái 18 tuổi:

Ra khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ bến tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi! Câu hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mang
Sau mùa mưa gió phũ phàng
Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa
Lệ nhòa như nước sông Đà
Mái đầu sương tuyết lòng già mong con
Chiều nay trời nhẹ xuống hồn
Bao nhiêu sương khói chập chờn lên khơi
Hai bờ sông cách biệt rồi
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh
Ngàn câu hát buổi quân hành
Dặm trường vó ngựa đăng trình nẻo xưa
Biết bao thương nhớ cho vừa
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường... lại đi...

thuyenvienxu1-large-content 
Nhà thơ Huyền Chi năm 18 tuổi - Ảnh: tư liệu
Duyên văn nghệ

Tuy lời thơ có vẻ... cổ phong (vốn là chuẩn mực vào thời đó) nhưng vẫn toát lên một nỗi buồn man mác. Bố cục bài thơ cũng rất “chắc tay”, hồn thơ tinh tế. Tập thơ vừa in xong tại nhà in Sống Chung trên đường Trần Hưng Đạo thì tình cờ Huyền Chi gặp nhạc sĩ Phạm Duy khi ông đến thăm bà Đào (chủ nhà in). Cô ký tặng nhạc sĩ tập thơ Cởi mở. Cũng nghĩ là chút duyên văn nghệ thế thôi, bởi đó là lần gặp gỡ duy nhất giữa hai người. Vậy mà người được tặng tập thơ đã chọn một bài thơ lục bát rất... truyền thống trong tập thơ ấy để phổ thành ca khúc. Điều đáng nói là nhạc sĩ Phạm Duy đã trổ tài “phù thủy” khiến trong ca khúc phổ thơ của ông, khó ai tìm thấy bóng dáng của thể loại lục bát. Đã vậy, đoạn giữa được chuyển qua âm giai trưởng nghe vừa xa vắng, vừa rạo rực mênh mang: “Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi. Đời nhịp sầu lỡ bước, Bước hoang mang rồi. Quay lại hướng làng, Đà Giang lệ ướt nồng. Mẹ già ngồi im bóng. Mái tuyết sương mong con bạc lòng...”.

Trong quyển Hồi ký Phạm Duy (tập 3, ấn bản 2008), tác giả viết: “Gần hai năm đã trôi qua kể từ khi tôi bỏ vùng quê vào Hà Nội, rời miền Bắc vào miền Nam, lo ổn định nơi ăn chốn ở và thu xếp công kia việc nọ ở Sài Gòn... Vào thời điểm này (trước cuộc di cư 1954), Huyền Chi, một cô em bán vải ở chợ Bến Thành đưa cho tôi phổ nhạc bài thơ nhan đề Thuyền viễn xứ. Bài thơ này nói lên tâm trạng một người Bắc Việt phải rời bỏ bến Đà Giang để vào sinh sống tại miền Nam. Phổ nhạc xong bài thơ nhớ miền viễn xứ, trong tôi lại nổi dậy sự viễn mơ của bài Bên cầu biên giới năm xưa, tôi bèn soạn bài Viễn du...”.

Huyền Chi lập gia đình với giáo sư Trần Phụng Tường vào năm 1954, và theo chồng ra Phan Thiết, nơi ông đang dạy Pháp văn ở Trường trung học Phan Bội Châu. Ở đây bà mở hiệu sách Bút Hoa và dạy Anh văn.

Nguyễn Phước Thị Liên, một cựu học sinh của Trường trung học Phan Bội Châu, đã “vẽ lại” chân dung của Huyền Chi như sau: “Huyền Chi là một phụ nữ đẹp, tài sắc vẹn toàn. Cô có nước da trắng khỏe, dáng người cao, gương mặt tươi, miệng cười hiền hậu dễ mến, tà áo dài màu thiên thanh đài các trong những chiều lộng gió, khi thầy cô sánh vai giữa thành phố Phan Thiết, đã làm xao xuyến bao tâm hồn nữ sinh lúc bấy giờ...” (Kiến Thức Ngày Nay số 768 tháng 12.2011).

Sau 1975, gia đình bà Huyền Chi chuyển vào Sài Gòn. Bà hiện vẫn còn sống tại đây, còn chồng bà - ông Trần Phụng Tường mất năm 2010. Trong 7 người con của hai ông bà có 4 người hiện ở Việt Nam, 3 người ở nước ngoài. Chắc chắn những người con ở xa quê này cũng sẽ có tâm trạng như mẹ của mình vào hơn nửa thế kỷ trước, khi: “Chiều nay gửi tới quê xưa. Biết là bao thương nhớ cho vừa. Trời cao chìm rơi xuống đời. Biết là bao sầu trên xứ người. Mịt mờ sương khói lên hương. Lũ thùy dương rủ bóng ven sông. Chiều nay trên bến muôn phương. Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường...” (Thuyền viễn xứ).

Hà Đình Nguyên
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2011(Xem: 18500)
Rải tro theo gió... trên đỉnh đèo Hải Vân... ý nguyện của người đã khuất gợi lên trong tôi hình ảnh vừa bi hùng lại vừa lãng mạn, như là sự kết hợp tuyệt vời giữa mối tình của viên dũng tướng với cô con gái đầu lòng của nhà văn Tự Lực Văn Đoàn.
27 Tháng Tư 2011(Xem: 19647)
Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc :« Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi ! »
23 Tháng Tư 2011(Xem: 18091)
Tôi ngồi đó để tưởng nhớ nước Việt Nam Cộng Hòa thân yêu của tôi. Tôi để hình tôi trên bàn thờ là coi như mình đã chết theo với nước Việt Nam Cộng Hòa của tôi. Tôi chỉ sống lây lất, lo nhang khói cho đồng đội, cho cha mẹ, vợ con
03 Tháng Tư 2011(Xem: 19767)
Trong niềm bồi hồi xúc động đến rưng rưng lệ khi đọc, chắc chắn quý độc giả không thể không biết ơn những người lính VNCH, Mỹ, Úc... đã đổ máu bảo vệ Miền Nam trước làn sóng xâm lăng của cộng sản trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam.... *
23 Tháng Ba 2011(Xem: 20206)
tưởng đã được giải quyết, phân tán người Việt Nam tỵ nạn trên nước Mỹ, nhưng không ngờ Xe đò Hoàng đơn thân độc mã mỗi ngày một chuyến kéo hai thành phố đông dân cư Việt Nam lại càng gần với nhau hơn nữa.
21 Tháng Hai 2011(Xem: 19908)
Già thì già, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc – hạnh phúc hơn một tỷ người khác – cho dù hạnh phúc đó vẫn được họ đếm từng ngày sau mỗi buổi sớm mai thức dậy…
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18574)
Tôi nhớ ơn anh chị, và cả vợ chồng anh Hy, chịu đựng được chúng tôi, mà không đấm cho vỡ mồm, hộc máu mũi. Càng lâu, tôi càng thấm thía cái câu ' Bầu bí một giàn'
04 Tháng Hai 2011(Xem: 19518)
Thế đó, họ bán, họ mua vừa như thật, vừa như “chơi” nhưng ai cũng hăm hở, náo nức. Dường như mỗi người đi chợ đang “bán”, đang “mua” cho mình một nỗi nhớ quê nhà vời vợi.
02 Tháng Hai 2011(Xem: 21432)
Hương thơm của gạo, vị ngọt của cơm lẩn với cát sạn tựa như cuộc đời của những quân nhân QLVNCH nói chung, SVSQTĐ nói riêng đã tự hào vào ngày mãn khóa sau mấy tháng quân trường mồ hôi thử thách đó là hương thơm của gạo. Để rồi chuẩn bị dấn thân vào cuộc đời đầy gian khổ hiểm nguy sống chết khó lường
28 Tháng Giêng 2011(Xem: 21040)
Họ gặp nhau và nhận ra nhau. Mới đầu, Hà Giang ôm chầm lấy Đôn mà khóc nức nở. Cô quên mất anh đang là một vị thầy tu. Xúc động nhất là khi Hà Giang cho anh biết Lam Khê chính là con của anh. Hai cha con họ ôm lấy nhau thật lâu và cả hai đầm đìa nước mắt.
21 Tháng Giêng 2011(Xem: 19800)
Hiện tại chúng tôi đang sống tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân của cuộc đời tuy đến muộn nhưng chúng tôi bằng lòng lắm với những gì mình đang có, đang sống. Thiên đường có thật anh Hoàng ạ! Và chúng tôi đang tắm trong suối nguồn tươi mát của Thiên Đường.
16 Tháng Giêng 2011(Xem: 20227)
Thành phố lên đèn, tôi vật vờ vô định thoáng nghe bên tai tiếng dương cầm giai điệu bản "Giao hưởng số chin, cung rê thứ" của L.V. Beethoven mà tôi học ngày nào. Hiện tại, tôi chơi nhạc đám ma. Cái chết - quy luật tất yếu giúp tôi sinh tồn, các giá trị nghệ thuật cao quý chỉ còn là hoài niệm!
02 Tháng Giêng 2011(Xem: 21947)
Mũi súng AK thúc vào cạnh sườn, người vệ binh chắc cũng ngạc nhiên không hiểu sao bỗng dưng tôi đứng như trời trồng giữa lộ. Anh quắc mắt nhìn tôi dò hỏi, tôi không nói gì, im lặng nhập vào dòng tù. Nước mắt chảy dài trên hai má hóp, tôi bước đi như kẻ mộng du ...
07 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20749)
Trong cuộc chiến Việt Nam, những chàng pilot nổi tiếng hào hoa ở thành phố. Là thần tượng của các cô con gái đẹp. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, những chàng trai trẻ ấy lại là những chiến sĩ rất hào hùng trên khắp các chiến trường. Bao phen xem cái chết tựa lông hồng.
05 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21767)
Lâu nay, khá đông người cho rằng thi sĩ Hàn Mạc Tử và nhà giáo kiêm cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc từng có một tình yêu đôi lứa. Lắm sách báo ghi nhận như vậy. Ngay cả lối sống khá đặc biệt của Kim Cúc – suốt đời độc thân, làm thơ tặng Hàn, chẳng chuyện trò điều này với người trong nhà… – càng khiến dư luận nghĩ vậy.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20208)
Hầu hết bạn bè tôi, nếu còn sống sót sau cuộc chiến tang thương đó, kẻ đã phải ra đi trong loạn lạc, ly tan, người thì được ông bạn đồng minh phản bội năm xưa, can thiệp với kẻ cựu thù cho "ra đi trong vòng trật tự" sau nhiều năm bị đày đọa ngục tù, vợ con nheo nhóc, để giờ này mỗi người trôi dạt một phương, mang theo những vết thương không lành được ở trong lòng. Biết đến khi nào chúng tôi mới đuợc như những con chim trane đang tụ tập ca hót líu lo ngoài kia, trươc giờ bay xuống phương nam?
17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 21000)
Một câu chuyện thật dí dỏm. Câu chuyện phần nào đã gợi nhớ đến một quảng đời thơ ấu thật êm đềm, hoa bướm ở vùng quê . Phải chi không có biến cố tháng tư 75, cuộc sống của những người dân miền nam hiền hòa chắc chắn là mãi mãi thanh bình, thịnh vượng, và an lành như tác giả "Lấy vợ miền quê" đã mô tả rất chân thật trong câu chuyện
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19361)
Bây giờ, nhìn chú Ba nằm đó, tôi lại nhớ câu nói cuối cùng của chú: “Cứ để lá cờ ở đó, trong đầu óc của chú sẽ nhớ mãi hình ảnh lá cờ VNCH tung bay trong gió. Sau này, lá cờ sẽ ra sao? Để tương lai trả lời.”
08 Tháng Mười 2010(Xem: 20182)
Tôi rời khỏi Cheo Reo, chạy ngược về cầu sông Ba theo Tỉnh lộ 7 ngày xưa, mang theo trong lòng nỗi đau đứt ruột. Đang giữa mùa xuân nhưng cả bầu trời nhuộm màu ảm đạm. Nhìn núi rừng hai bên đường, trong ràn rụa nước mắt, tôi mơ hồ như cây lá không còn nữa...
08 Tháng Mười 2010(Xem: 21944)
Mọi người đều đến cõi đời nầy với hai bàn tay trắng, thì lúc ra đi cũng chỉ với hai bàn tay trắng mà thôi. Ai ai cũng đều biết như vậy, nhưng hễ sao mỗi khi nghĩ đến chết thì thấy rờn rợn và hơi lo một chút... Sống sao cho đáng sống mới là việc khó. Đời là vô thường!
07 Tháng Mười 2010(Xem: 27895)
Kính nguyện cầu Đấng Thiên Thựợng Đế tối cao và Hồn thiêng sông núi phù hộ cho toàn dân Việt sớm có ngày "đắc lộ thanh vân", đưa nước Việt lên đỉnh đài vinh quang thịnh trị ngàn đời.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 22642)
Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18839)
Tháng 8-1999, tôi dọn nhà đến một căn phòng mới mướn. Trên ngăn kệ cao của closet, người mướn trước để sót lại một xấp “hồi ký” dầy 27 trang viết tay. Đêm đầu tiên ở phòng trọ mới, tôi đọc đoạn “hồi ký” bi hùng đó với nỗi niềm thương cảm không tả xiết: Thương cảm cho một danh tướng trong bước đường cùng của vận nước đen tối; thương cảm cho phu nhân và 2 người con của Tướng tuẫn tiết và thương cảm vị sĩ quan trẻ, có lẽ là Chánh Văn Phòng của vị tướng anh hùng, tức tác giả của đoạn “hồi ký” nầy.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19660)
Lần nầy, bà Hoa quyết định tự tay đem hộp tro xương ông chồng về tận Việt Nam. Bà sợ thất lạc thêm lần nữa, thì tấm lòng hoài.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 23184)
Người chết lâu rồi , người còn ở lại Từ cuối chân mây đêm bấc lạnh lùng Ngày hiển thánh cả giống nòi mong mỏi Của những linh hồn hữu thủy hữu chung
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19726)
Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ!!
06 Tháng Mười 2010(Xem: 21604)
Cổ nhân cũng đã có câu “ngu si hưởng thái bình”, hay là ta cứ an phận thủ thường, con gái thì mong trời sinh ra đừng quá đẹp, con trai thì đừng có quá tài ba. Còn giàu có bạc muôn không ham, chỉ mong đừng chạy gạo từng ngày. Cứ làng nhàng là xong, không ai thèm muốn, đố kỵ, ganh ghét, nghĩ chuyện đời: “Giàu như người ta cơm ngày ba bữa, đói như mình đây cũng đỏ lửa ba lần.”
05 Tháng Mười 2010(Xem: 19517)
hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.