6:23 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

Tung cánh chim tìm về tổ ấm

19 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 19574)


Tung cánh chim tìm về tổ ấm

blank
Chỉ nghe một câu ngắn ngủi này thôi là người dân miền Nam ngày trước ai cũng biết và nghĩ ngay tới chương trình Chiêu hồi của chính phủ Việt Nam Cộng hòa trước 75.

Tung cánh chim tìm về tổ ấm
nơi sống bao ngày giờ đằm thắm
nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi
luyến tiếc bao ngày xanh
Đó là 4 câu đầu của bài hát Ngày về của Hoàng Giácmà người miền Nam ngày trước ai cũng nằm lòng.
Ngày về là một bài hát nổi tiếng, tiêu biểu của loại nhạc tiền chiến do nhạc sĩ Hoàng Giác sáng tác năm 1947.
blank
Hoàng Giác sinh năm 1924, gốc làng Chèm, xã Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội. Hoàng Giác được theo học ở Trường Bưởi, một ngôi trường rất nổi tiếng thời đó. Bạn học cùng lớp với ông nhiều người sau này trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng như Dzoãn Mẫn, Ngọc Bích và Đoàn Chuẩn. Họ đều thuộc dòng nhạc tình lãng mạn, sáng tác không nhiều, nhưng lại được nhiều người biết đến. Đó là những nghệ nhân tài hoa thực sự trong làng âm nhạc VN nửa đầu thế kỷ 20 và đã có công rất lớn tạo nên nền tân nhạc nước nhà. Họ đều để lại những ca khúc bất hủ, vượt thời gian mà bất cứ ai yêu nhạc cũng đều biết đến.
Đầu năm 1945, khi mới 21 tuổi, Hoàng Giác viết bài hát đầu tiên, bài Mơ hoa. Đây là bài hát được nhiều người biết đến và yêu thích nhất trong những sáng tác của ông. Nhưng bài mà ông tâm đắc nhất là bài Ngày về. Cũng năm 1945 đó, Cách mạng tháng Tám chống Pháp bùng nổ, cũng như những người yêu nước chống ngoại xâm lúc ấy, Hoàng Giác hăng hái tham gia. Đến khi toàn quốc kháng chiến, ông tham gia Đoàn Tuyên truyền xung phong và tuyệt phẩm Ngày Về được ra đời sau đó, vào những ngày cuối năm 1946. Hoàng Giác đã làm bài này trên đường trở về thăm gia đình sau những chuyến đi công tác xa nhà.
Lời 1:
Tung cánh chim tìm về tổ ấm
nơi sống bao ngày giờ đằm thắm
nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi
luyến tiếc bao ngày xanh.
Tha thiết mong tìm về bạn cũ
nhưng cánh chim mịt mùng bạt gió
vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung mây
mờ khuất xa xôi nghìn phương
Trên đường tha hương, vui gió sương
riêng lòng ta mang mối nhớ thương
âm thầm thương tiếc cho ngày về
tìm lại đường tơ nay đã dứt
Nghe tiếng chim chiều về gọi gió
như tiếng tơ lòng người bạc phước
nhắp chén men say còn vương bóng quê hương
dừng bước tha hương lòng đau.
Lời 2:
Trong bốn phương mờ hàng lệ thắm
mơ đến em một ngày đầm ấm
nhớ phút chia phôi cùng ai dứt đau thương
tìm đến em nay còn đâu.
Năm tháng phai mờ lời hẹn ước
trong gió sương hình người tình mến
oán trách ai quên lời thề lúc ra đi
thôi ước mơ chi ngày mai
Phong trần tha hương bao nhớ thương
tim buồn ta mơ đôi bóng uyên
lưng trời âu yếm bay tìm đàn
lòng nguyện giờ đây quên quên hết
Ta sống không một lời trìu mến
như bóng con đò lạc bến
lờ lững trôi qua cùng ngày tháng phôi pha
duyên kiếp sau ta chờ mong.
Mượn hình ảnh con chim lạc đàn, tác giả bộc lộ nỗi nhớ nhung gia đình, quê hương, bạn bè và người thương: “Tung cánh chim tìm về tổ ấm, nơi sống bao ngày giờ đằm thắm, nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi, luyến tiếc bao ngày xanh”. Nội dung bài hát xoáy vào nỗi đau của người tình bị thất hẹn và kết thúc bằng lời than thở, ví số phận cô đơn của mình “như bóng con đò lạc bến, lờ lững trôi qua cùng ngày tháng phôi pha”.
Tác phẩm của Hoàng Giác không chỉ có Mơ hoa vàNgày về mà còn có Lỡ cung đànQuê hương,Hương lúa đồng quêBóng ngày qua,... và ba ca khúc hợp soạn với nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ là Tiếng hát biên thùyQua bến năm xưa và Trên đường về.
Cũng như một số nhạc sĩ cùng thời như Đoàn Chuẩn, Đặng Thế Phong, Doãn Mẫn,... gia tài âm nhạc của Hoàng Giác không vĩ đại nhưng ông đã chứng minh một điều là trong nghệ thuật, số lượng tác phẩm không hẳn là yếu tố quyết định. Hoàng Giác có khoảng 20 bài hát, mỗi bài hát gắn liền với những kỷ niệm, là những cảm xúc chân thật của con người ông về cuộc đời, điều mà ông cho là quan trọng nhất khi sáng tác. Mơ hoa là một cuộc tình nhỏ, trong sáng của người thanh niên vừa bước vào đời; Quê hương là cảm xúc khi đi qua những vùng quê trong kháng chiến chống Pháp; Ngày về là nỗi lòng của kẻ đi xa nhớ về tổ ấm gia đình. Tất cả đều là những nỗi niềm tâm sự của ông với cuộc đời. Mỗi bài hát có một số phận và nhạc sĩ Hoàng Giác vẫn luôn thấy say mê, hạnh phúc bởi những mảnh đời đó. Ông như một cánh chim bạt gió, luôn khao khát được trở về với trời xanh.
Định mệnh đã đưa đến cho nhạc sĩ Hoàng Giác một người vợ tuyệt vời để đồng cam cộng khổ, để làm điểm tựa tinh thần cho ông trong giai đoạn lao đao nhất của đời ông.
blank
Năm 1951, song thân của Hoàng Giác cậy nhờ mai mối đi hỏi cô Kim Châu cho con trai họ. Cũng có người can ngăn bố mẹ nàng không nên gả con gái cho “thằng nghệ sĩ nghèo rớt mồng tơi”. Thế nhưng có ai biết được ước mơ của nàng, và nàng đã hân hoan chấp nhận lời cầu hôn. Thế là người đẹp Kim Châu trở thành bà Hoàng Giác năm 19 tuổi. Cả Hà Nội xôn xao. Bao nhiêu chàng trai thất vọng.
Nói về sắc đẹp, bà Kim Châu được tôn vào hàng giai nhân đất Hà thành. Biết bao chàng công tử phong lưu cầu cạnh được kề cận bên người đẹp, thế nhưng bà Kim Châu đã rũ bỏ tất cả để về nâng khăn sửa túi cho chàng nhạc sĩ tuy nghèo nhưng rất mực tài hoa, đúng như ước nguyện của mình.
Cuộc sống êm đềm của đôi vợ chồng Hoàng Giác kéo dài được khoảng hơn 15 năm thì tai họa ập xuống. Tuyệt phẩm Ngày về là niềm hạnh phúc và cũng là tai ương cho tác giả.
Lý do chỉ vì ngày ấy chính quyền miền Nam chọn bàiNgày về của ông làm nhạc hiệu cho chương trình“Tiếng chim gọi đàn”, chương trình Chiêu hồi của chính phủ VNCH. Nhà cầm quyền miền Bắc dị ứng với chuyện này nên đã không những chỉ gây cho tác giả nhiều khó khăn mà cả gia đình của ông cũng chịu nhiều hệ lụy.
Chúng ta hãy chỉ cần căn cứ vào những lời sau đây của báo chí trong nước gần đây hé lộ ra chuyện này là cũng đoán được tai họa đã giáng xuống cho gia đình ông nặng nề cỡ nào: “Tai họa này đã biến bà Kim Châu từ một người vợ yếu đuối đã tự gắng gượng và trở thành lao động chính, một mình bà phải chạy vạy, lo toan chuyện cơm áo để nuôi sống chồng con. Đằng đẳng suốt bao nhiêu năm trời bà cặm cụi may vá, đan len thuê kể cả phết hồ dán bao bì. Bà không từ chối bất cứ việc gì, cho dù là nhỏ nhặt hoặc lao nhọc, miễn sao đem lại cho bà chút tiền để khả dĩ mua được thức ăn nuôi sống gia đình. Cực khổ như thế nhưng đó cũng là thời gian bà cảm thấy rất hạnh phúc, vì bà không chỉ được chia sẻ hoạn nạn với ông mà còn thấy... ông che mặt khóc khi chứng kiến vợ mình quá cơ cực”.
blank
Đó là một phần đời chao đảo của người nghệ sĩ già khá trầm lặng này. Ông bà Hoàng Giác năm nay đã 88 tuổi, vẫn còn sống ở VN và vẫn sống thầm lặng từ đó đến giờ. Phải chăng ông mang nặng một tâm sự bấy lâu nay và đang nuối tiếc một điều gì đó?
Trong thời chiến, bài hát Ngày về thường được phát trên loa phóng thanh, trên trực thăng, trên thuyền bè nhằm kêu gọi những người lầm đường lạc lối hồi chánh, trở về với chính nghĩa, với dân tộc. Lời và nhạc của bài hát thật mượt mà và lai láng tình cảm, dễ xúc động lòng người.
Chiêu hồi là một chương trình do chính phủ VNCH đề ra để kêu gọi các thành phần của Mặt trận Giải phóng miền Nam và bộ đội miền Bắc buông súng quay về với chính phủ VNCH để hợp tác hoặc trở về với gia đình để làm ăn sinh sống trong chính thể Tự Do của miền Nam.
blank
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra Bản tuyên cáo vào ngày 17 tháng 4 năm 1963 mở đầu chiến dịch Chiêu hồi.
Chương trình này thời gian đầu trực thuộc Bộ Công dân vụ và một thời mang tên “Phong trào Chiêu tập Kháng chiến Lầm Đường”. Sau năm 1963, phân ban Chiêu hồi đổi qua trực thuộc Phủ Thủ tướng. Năm 1965, chuyển sang Bộ Thông tin. Sang thời Đệ nhị Cộng hòa thì chính phủ nâng Phủ Đặc ủy Dân vận Chiêu hồi thành Bộ Chiêu hồi riêng để điều hành hệ thống Chiêu hồi trên khắp 44 tỉnh thành của bốn vùng chiến thuật. Mỗi tỉnh thì có một Ty Chiêu hồi.
Phương tiện để thực hiện chương trình nầy bao gồm phát thanh, rải truyền đơn bằng phi cơ hoặc nhồi truyền đơn trong đạn pháo để bắn vào vị trí trú ẩn của VC, cũng như thành lập các đội võ trang tuyên truyền. Ngoài ra, chính phủ còn tìm cách thả dù xuống mật khu VC các radio nhỏ để bắt nghe chương trình phát thanh chiêu hồi, giúp người nghe hiểu rõ chính sách của chính phủ, khuyến khích họ mạnh dạn chọn con đường hồi chánh.

blank
Năm 1967 chính phủ miền Nam đưa ra chính sách “Đại đoàn kết”. Theo đó, các thành phần hồi chánh không những được đoàn tụ cùng gia đình, được giúp đỡ để tái định cư mà còn được trưng dụng tài năng tương xứng với công việc ở bên này chiến tuyến. Chính sách này còn mới mẻ, chưa mấy tác dụng thì miền Bắc tung ra cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Sự kiện này làm gián đoạn chương trình Chiêu hồi vì tình hình an ninh bất ổn, nhưng đến năm sau thì số lượng hồi chánh lại tăng, đạt đến con số 47,023 người cho năm 1969.
Người hồi chánh được đưa vào các trại để học tập chính trị trong thời gian từ bốn đến sáu tuần. Họ được phát quần áo và cung cấp thức ăn, đến khi xuất trại thì được trả về nguyên quán hoặc định cư ở những vùng ấn định. Một số tùy theo khả năng chuyên môn thì được kết nạp vào Cục Tâm lý chiến.
blank
Theo tài liệu của Bộ Chiêu Hồi thì trong thời gian từ năm 1963 đến 1973 chương trình này đã thâu nhận hơn 194,000 người hồi chánh. Điều này cũng có nghĩa là loại được bấy nhiêu quân đối phương ra khỏi chiến trường.
Những bộ đội về với chính phủ VNCH, trở về với đường ngay lẽ phải, thì gọi là Hồi chánh. Vậy thì những người miền Nam lội ngược ra Bắc, nếu có, thì gọi bằng gì? Hồi tà ư? Đúng vậy! Thử hỏi trong chiến tranh VN, có bao nhiêu người từ bỏ miền Nam tự do để lội ngược ra Bắc?
Có ai dám quả quyết nước VN bây giờ vẫn còn là tổ ấm không? Nếu là tổ ấm thì tại sao đàn chim cả triệu con đã tất tả rời tổ cách đây 37 năm, hàng triệu con liều chết bỏ tổ tha phương khắp nơi những năm dài sau đó và cho đến ngày giờ này, bằng cách này hay cách khác, vô số vẫn lìa tổ để kiếm ăn và tìm kiếm bến lành để đậu? Ngày nay, không những những con chim non (du học sinh) túa ra khắp mọi nơi trên thế giới để học hỏi và để tìm nơi nương nấu, mà những con kênh-kênh, đà điểu và đại bàng (các quan lớn của chế độ) cũng đang âm mưu lập tổ cho riêng mình ở những phương trời xa hầu mong cao bay xa chạy một khi “tổ ấm” VN bị động, không còn bay nhảy múa may được nữa. Người chánh thì ca “Tung cánh chim tìm về tổ ấm”. Người tà thì ca “Tung cánh chim rời xa tổ ấm”.
18 tháng 4 năm 2012
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Giêng 2019(Xem: 8617)
Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị
17 Tháng Giêng 2019(Xem: 8420)
Tình yêu và lòng bao dung của Thượng Đế hiện diện trong lòng người là chân lý vĩnh hằng…
06 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 6959)
Đầu Tháng Mười Hai, 2018, nước Mỹ có một tin buồn. Đó là tin vị tổng thống thứ 41 của Mỹ là ông George H.W. Bush vừa mới qua đời, hưởng thọ 94 tuổi
01 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 7245)
Khi tôi có dịp nói chuyện với một số bạn bè người Mỹ và nói về câu chuyện của Jack và Amy qua truyện ngắn “Vùng Trời Quê Bạn”
16 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9311)
một lời cầu nguyện cho những linh hồn xấu số, không một lời từ giã vợ con trước lúc ra đi, được sớm siêu thoát
14 Tháng Mười 2018(Xem: 39196)
Một phần tài sản nên tổ chức phóng sinh.Tóm lại vợ con ông muốn cứu ông thì phải làm thật nhiều việc thiện để hồi hướng công đức cho ông.
08 Tháng Chín 2018(Xem: 40859)
Nhưng lời kể chuyện trong trẻo, thanh thoát khiến cho chúng ta vẫn còn nghe vang lên một dư âm tiếng đàn dương cầm chị Thanh Hoài
08 Tháng Chín 2018(Xem: 49129)
Vì bị trượt đại học oan uổng, nên nó đâm ra bất mãn, chán đời, lêu lổng chơi bời, để rồi giờ... nó trở thành thằng ăn cướp!”.
09 Tháng Tám 2018(Xem: 8810)
Sài Gòn như máu chảy từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, Sài Gòn trong tim tô
29 Tháng Bảy 2018(Xem: 9046)
Tôi không còn khóc được nữa, nước mắt tôi đã cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp
19 Tháng Năm 2018(Xem: 9326)
Thế hệ con cháu lớn lên vỗ cánh bay xa chỉ còn lại những người hưu trí và những người mệt mỏi muốn yên phận.
17 Tháng Tư 2018(Xem: 43491)
Truyện ngắn Tiểu Tử là những giọt nước mắt, những tiếng thở dài, nụ cười trong những ngày bình an và ngay cả trong cơn đớn đau cùng cực.
04 Tháng Tư 2018(Xem: 40881)
rằng hận thù cho sức mạnh, làm ta tỉnh táo, đề phòng.
13 Tháng Ba 2018(Xem: 41553)
Đạo Phật không thể tồn tại được nếu chúng ta cứ theo một khuôn mòn lối cũ; đó là ê a tụng niệm kinh kệ bằng tiếng Hán
25 Tháng Hai 2018(Xem: 10053)
Sài Gòn cũng không còn được như xưa nữa, vì sao? Ai đã làm nó trở nên hoang tàn như thế? Ai đã làm cho nó mất tình người như thế?
17 Tháng Giêng 2018(Xem: 10023)
Việc mà chỉ có những đại anh hùng, các bậc trượng phu không biết “tham sinh úy tử” là gì họa may mới làm được. Thật là anh hùng. Tôi xin ngã mũ.
15 Tháng Giêng 2018(Xem: 8938)
Nhưng điểm chính là phải sống làm người lương thiện, sống không vì cơm áo, sống để giữ giống da vàng, sống biết thương
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 8129)
thân tàn danh liệt, thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.
17 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9182)
Noel nào tôi cũng nhớ tới buổi chiều đi gánh gạo, nhớ cái vẫy tay của anh Thu, nhớ chai dầu lửa, nhớ cục kẹo đường đen ở Cẩm-Nhân
10 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9569)
Chủ nghĩa cộng sản đã là một thảm họa của nhân loại. Kể từ khi thứ chủ nghĩa này xuất hiện trên thế giới, nó đã giết chết không biết là bao nhiêu nạn nhân vô tội
07 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 7989)
“Không còn cách nào để cho các thành phần như cháu sống còn cả. Ngoại trừ… ngoại trừ bỏ nước ra đi. Chỉ có con đường đó thôi.”
12 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8372)
họ muốn biểu lộ lòng biết ơn đó bằng cách để lại toàn bộ gia tài chắt chiu cả đời cho chính phủ Mỹ .
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9223)
Ngồi trên máy bay rồi, tôi cũng chưa chắc sẽ được đi Mỹ. Cho đến lúc máy bay rời khỏi mặt đất, tôi mới dám nói lời: Vĩnh biệt kinh tế mới.
19 Tháng Chín 2017(Xem: 8159)
Khi biết những người mà tôi cứu vớt có một cuộc sống tốt đẹp, có được hạnh phúc và tương lai rộng mở, tôi cảm thấy mình vui lây và hạnh phúc lây
19 Tháng Chín 2017(Xem: 8105)
không có cả những bài "điếu văn tưởng niệm" lâm ly bi đát, nhưng đầy ắp những tình yêu thương từ xa xưa đọng lại
14 Tháng Chín 2017(Xem: 10734)
quyết mang đạn bom và xương máu ra để đổi lấy Tự Do. Bởi bên cạnh họ còn có một rừng người cùng chung một chính nghĩa, cùng chung một lý tưởng.
24 Tháng Tám 2017(Xem: 11388)
Đúng là ‘hữu thù bất báo…phi quân tử’ diễn Nôm là có thù mà không trả thì “sẽ không lớn nổi thành người”!
21 Tháng Tám 2017(Xem: 10193)
Lên án người thì dễ, nhưng mở lòng cưu mang giúp đỡ họ mới là khó.
16 Tháng Bảy 2017(Xem: 11458)
Hiện tại, tôi chơi nhạc đám ma. Cái chết – quy luật tất yếu giúp tôi sinh tồn, các giá trị nghệ thuật cao quý chỉ còn là hoài niệm!
31 Tháng Ba 2017(Xem: 9355)
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng
10 Tháng Ba 2017(Xem: 20297)
Những làn sương mù tan dần trên những ngọn cây trơ trụi lá, lộ hé cảnh tượng tàn phá kinh khiếp của bom đạn suốt đêm qua
26 Tháng Hai 2017(Xem: 11898)
Thân thương biết mấy! Chuyện trò với người Sài Gòn-Nam Bộ, câu chuyện của họ giản dị, rõ ràng, không úp úp mở mở
23 Tháng Giêng 2017(Xem: 10069)
Tui cũng mừng rỡ vì nghe nói ông Tổng Thống mới sẽ oánh Trung Quốc là tụi tôi mừng rồi.
20 Tháng Giêng 2017(Xem: 10241)
Hôm nay chúng ta cũng đang đối diện với thảm họa mất nước. Tại sao chúng ta không có niềm tin về chính nghĩa, về chân lý
21 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10047)
dẫu biết cô ta sẽ không hiểu sao bỗng nhiên ông nói thế, ông thì thầm: “I love Little Saigon”.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16141)
Thời gian thấm thoắt, ba mươi sáu năm đi qua. Mỗi người có riêng một hành trang, mang nó suốt đời trên vai…
17 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8821)
bởi chỉ cần con có sức khỏe, có thể tự chăm sóc cho bản thân thì bất luận tương lai như thế nào, cho dù con ở đâu cũng đều có thể sống tốt."
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 10331)
Mất quá khứ, mất hiện tại, vô vọng với người thân. Mẹ xa lánh mọi người, chỉ trừ nó, con chó
10 Tháng Mười 2016(Xem: 9397)
Truyện ngắn của Phạm Chinh Đông. Tám Hà và Kim Oanh diễn đọc. Video HD 720. Mời xem thêm tại: http://phamchinhdong.com hoặc http://phamchinhdong.blogspot.com.
24 Tháng Chín 2016(Xem: 10389)
Chúng ta, những người Việt ở hải ngoại có tiếng nói, thì hãy lên tiếng để tranh đấu, để vận động và để nói thay cho những người không được nói
24 Tháng Chín 2016(Xem: 10705)
Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột
18 Tháng Chín 2016(Xem: 11031)
Đời quân ngũ đã đi vào tâm tư tình cảm tuổi trẻ khi vào đời nên gần như cả đời họ cứ vẳng nghe được tiếng nói “Thủ Đức Gọi Ta Về”
13 Tháng Chín 2016(Xem: 17563)
Nếu sự việc để đi vào lãng quên là một thiếu sót vì tôi có đề cập đến nhiều sĩ quan TQLC hồi sơ khai mà đa số anh em chưa bao giờ biết
13 Tháng Chín 2016(Xem: 11074)
anh Nguyễn Ngọc Khang là người hiền lành, tốt bụng, tận tâm và “truyền cảm hứng một cách kỳ lạ đến mỗi cuộc sống anh gặp trong đời
09 Tháng Chín 2016(Xem: 10683)
nghe hát bài " Dòng sông tuổi thơ ", tao bỗng nhớ tới con rạch nhỏ quê mình. Rồi tao nhớ mầy Cương ơi ! Bây giờ mầy ở đâu ?
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9889)
trút lên họ những cáo buộc thiếu công bằng để chính mình không phải trả lời câu hỏi trước giờ lương tâm phán xét.
15 Tháng Tám 2016(Xem: 14151)
Là bạn, là thù, là người yêu câm lặng hoặc là “hóa thân” của lý tưởng Tự Do ? Sao ngươi mãi bám theo người chiến sĩ
15 Tháng Tám 2016(Xem: 12145)
Ôi! quả báo! Quả báo! Chắc kiếp trước ta có bắt giam người, nên kiếp nầy người mới bắt giam ta. Ôi! quả báo, quả báo!
11 Tháng Tám 2016(Xem: 10867)
Về nhà sau trước không ai,Hỏi ra em đã theo trai mất rồi.