2:54 SA
Thứ Bảy
20
Tháng Tư
2024

GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG - LÊ DINH

29 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 21133)

gayong-large-content

Tôi không biết chính xác nguyên thủy “ Hồ Chủ tịch sống mãi trong quần chúng” như thế nào, nhưng từ năm 1975, tôi đã bắt đầu nghe khẩu hiệu châm biếm ” Hồ Chủ tịch sống mãi trong quần chúng ta” rồi Tiếng Việt chúng ta thật hay vô cùng, chỉ cần bớt một chữ hoặc thêm một chữ, ý nghĩa trái ngược khôn lường. Chỉ cần thêm có mỗi chữ “ta” vào cuối khẩu hiệu ca tụng Hồ Chí Minh mà thành ra muôn đời HCM ở mãi trong đáy quần của mọi người. Gậy ông đập lưng ông, khẩu hiệu CS đưa ra để rồi đập lại CS

Đó là về khẩu hiệu. Trong bài viết này, tôi chỉ nói đến lãnh vực âm nhạc thôi. Từ giữa tháng 6 năm 1975, CS bắt đầu tiêu diệt văn hóa của VNCH của chúng ta. Không biết từ đâu, bỗng một chiều giữa đêm tháng 6-1975, có tin truyền miệng nói rằng tối nay, công an sẽ đi lùng xét từng nhà, nhà nào còn cất giữ sách báo cũ, bài hát, băng nhạc cũ, dù là tiếng việt hay tiếng ngoại quốc... những thứ mà chúng gọi là “ văn hóa đồi trụy” này sẽ bị tịch thu và chủ nhà bị trừng phạt bằng cách đưa đi vùng kinh tế mới. Báo hại đêm đó, cả thành phố Saigon – Chợ Lớn và vùng ngoại ô, khói lên như cháy nhà, người người, nhà nhà đem sách báo cũ, tiếng Việt, tiếng ngoại quốc, sách khảo cứu, tự điển, bản nhạc, băng nhạc... ra thiêu hủy tất cả.

gayong1-large-contentgayong2-large-content

Rồi chẳng bao lâu sau đó, lệnh cấm trình bày những ca khúc được viết trước 1975, dù là thuộc loại quê hương hay tình cảm, đều bị coi như là quốc cấm. Chúng gọi đó là “ nhạc vàng” theo nghĩa của chúng là nhạc vàng vọt, yếu đuối, ủy mị, bệnh hoạn. Còn loại nhạc mà chúng gọi là “ nhạc phản động” nghĩa là nhạc chống CS, ca ngợi quân nhân, đề cao anh hùng chiến sĩ quốc gia trước đây, thì đương nhiên chúng còn “ chiếu cố” nhiều hơn nữa. Thay vào đó, chúng ta nghe ra rả suốt ngày, ồn ào trên đài phát thanh, trên loa phóng thanh phường khóm, những bài “ Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, “ Cô gái vót chông”..., được tru tréo, eo éo suốt ngày không ngừng, nghe thật đinh tai, nhức óc.

gayong3-large-content

“ Nhạc Vàng”  đã thực sự chết từ dạo đó. Trên đài phát thanh cũng như trên sân khấu các buổi nhạc hội lại xuất hiện một loại nhạc lạ lùng, nhạc không ra nhạc, âm điệu thì dù cố gắng nhớ cũng không nhớ nổi một đoạn ngắn, thể điệu thì cà tưng cà tưng, bắt chước Âu Mỹ, còn lời ca thì không biết nói cái gì, mà văn chương thì cỡ lớp ba trường làng. Hãy tưởng tượng khi nghe lời ca “ Dậy đi mua đồ nấu canh chua, về cho ba mầy bửa cơm trưa...” trong âm nhạc, thì quý vị nghĩ sao? Thỉnh thoảng cũng có vài bài thuộc loại kha khá, nhưng không hợp chút nào với thính giả ở phân nửa bên này đất nước, vì những bài đó ca tụng một cái gì đó mơ hồ, xa xôi ở miền Bắc, nơi Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, nơi Hà Nội trở gió, sào huyệt của quân cướp nước, nơi xuất phát đánh chiếm miền Nam cho nên những bài hát loại này không có cảm tình đối với người dân miền Nam.

Trong việc sản xuất CD, DVD cũng đầy dẫy loại nhạc của,một số khá đông nhạc sĩ trẻ sáng tác, nhưng một số viết câu nhạc chưa chỉnh, yếu kém về kỷ thuật, còn lời ca thì ấu trỉ. Trên sân khấu cũng vậy, ca sĩ, nhất là nữ ca sĩ, thì chỉ cần đẹp đẹp, ăn mặc hở hang, miệng thì gào thét, la hét cái gì cũng được, bởi vì dân chúng có nghe hát đâu mà họ chỉ xem thôi. Một số có lẽ cũng nhận thức được sự không tạo ra âm điệu hay êm tai nên “cọp” luôn những bài hát ngoại quốc nỗi tiếng Á châu, của Nhật, của Tàu, của Hong Kong, của Đại Hàn - thậm chí lấy luôn nhạc của phương Tây – viết lời Việt vào và làm của riêng mình. Nhưng người ta biết ngay đó là đạo nhạc. Dần dần, người dân thờ ơ với loại nhạc sinh sau đẻ muộn, thiếu ngày thiếu tháng này cho nên bẵng đi một thời gian, tân nhạc VN ở trong nước lừ đừ, mệt mỏi, lắng đọng. Nhưng thiếu gì thì còn có thể thiếu được, chứ món ăn tinh thần cần thiết này thì không thể thiếu.

Những con buôn văn nghệ trong nước bèn nghĩ tới những ca khúc của thời trước 1975, thuộc loại tiền chiến, quê hương hay vô thưởng vô phạt, đem ra thu thanh lại sản xuất CD, DVD để phổ biến và để...kiếm tiền. Rượu cũ mà bình mới. Đương nhiên, loại nhạc này không cần quảng cáo cũng được đa số người dân –dù cũ, nghĩa là sống ở miền Nam từ trước, hay mới, nghĩa là từ miền Bắc mới vào – cũng đều ưa thích. Đây cũng là một cách giải quyết tạm thời cho sự thiếu thốn, để bù đắp món ăn tinh thần trong giai đoạn này.

Nhưng nói tới văn nghệ là phải nói tới sáng tạo, dù là trong lãnh vực nào. Trong âm nhạc cũng vậy, không lẽ chỉ có bấy nhiêu đó thôi và những con buôn âm nhạc là những người nhạy bén, đi đầu trong việc kiếm tiền bằng âm nhạc,mới tìm cách xoay chiều, đổi mới. Không biết họ chạy chọt, “ biết phải quấy” thế nào mà chúng ta thấy từ từ những bài nhạc cũ, trước 1975, xuất hiện. Ban đầu là những bài ca tụng quê hương, rồi dần dần đến những bài tình cảm, do nhạc sĩ miền Nam trước 1975 sáng tác.”Nhạc vàng” bắt đầu chuyển mình thức giấc. Rồi, theo đà đó, những ca khúc khác của miền Nam Việt Nam được viết trước 1975, đều tái xuất hiện trên CD, DVD, trong những chương trình đại nhạc hội. Có điều thật tréo cẵng ngỗng là cả những bài ca ngợi quân lực VNCH trước đây hay những bài dù có đả kích CS đôi chút, cũng được đem ra trình bày lại tuốt luột. (Cơ quan kiểm duyệt những bài hát này khôngbiết ở đâu? )

gayong4-large-content

Những ca sĩ xuất xứ từ trong nước, sau 1975, hát hoài những bài hát của những nhạc sĩ sau 1975 cũng dần dần không còn rầm rộ như trước nữa. Dân chúng cũng lơ là theo thời gian. Lúc bấy giờ thời vàng son của những ca sĩ hải ngoại về nước – thời gọi là về nguồn của những ca sĩ ở hải ngoại – nối gót theo, anh trước em sau về VN hát và hát những bài cũ, được viết trước 1975. Những ca sĩ này được đón rước như những thượng khách trong làng âm nhạc và giá vé những đêm nhạc hội do họ tổ chức cũng vượt ra ngoài sự tưởng tượng của chúng ta. Nhưng thiên hạ vẫn nườm nượp kéo nhau đến xem dù giá có đắt bao nhiêu đi nữa. Và đến giai đoạn này là “ nhạc vàng” đã thật sự sống dậy và sống mạnh, sống hùng dũng hơn bao giờ hết. Thôi thì lần này hết còn “ văn hóa đồi trụy” nữa rồi, từ những ca khúc phản tuyên truyền, những ca khúc ca ngợi người lính VNCH (được sửa đổi vài chữ)... đều được đem ra xài và những người đem ca khúc này tới tai dân chúng bây giờ là ai? Là những ca sĩ ở hải ngoại đã trở về nước để... hát “ cho đồng bào tôi nghe”

gayong5-large-content

Xét đúng ra, những ca sĩ này, vừa là người có tội mà đồng thời cũng là người có công. Cái tội là họ phản bội thính giả hải ngoại. Ngày trước, họ sợ CS mà bỏ trốn CS, ra hải ngoại được đồng bào mến mộ, ủng hộ một thời gian dài, giúp họ làm nên sự nghiệp. Rồi bây giờ họ lại về, phản bội lại chính họ và họ quên công ơn những người đã yểm trợ họ. Nhưng, họ về với mục đích chính là để kiếm tiền thôi, chứ một trăm phần trăm là họ không để ý gì đến vấn đề “ chính chị, chính em” gì đâu? Đừng bảo họ thích Cộng sản, không họ chỉ thích tài sản thôi. Nhưng cái công của họ, nếu chúng ta nghĩ tới, thì rất lớn. Họ làm sống lại “ nhạc vàng”, từ “ vàng vọt” trở thành xanh biếc, tốt tươi, chiếm cả đất nước từ Nam chí Bắc và họ đã thật sự đá một cú đá thật” Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” ấu trỉ, hời hợt kia để thay vào đó bằng những sáng tác giá trị, để đời, thời nào cũng được người dân ưa thích. “ Gậy ông đập lưng ông” là đó. Người CS muốn giết chết nền tân nhạc của VNCH nhưng chính loại nhạc này lại đổ lên đầu họ.

Vậy chúng ta nên xét lại và nên cư xử công bằng. Người có tội đã đành, nhưng nhờ có công thì cái công đó của họ. Vì vậy tôi mong muốn cho những ca sĩ cũ trước 1975 – và những ca sĩ mới nổi tiếng sau này ở hải ngoại – Về VN nhiều nữa đi, để đem tiếng hát phóng khoáng gieo rắc khắp bốn phương trời VN, đè bẹp cái loại nhạc mẫu giáo “ Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” dị hợm đó đi và ca ngợi sự thật, cái hay, cái đẹp, những cái đứng đắn và cũng để đề cao tự do, bác ái, yêu thương, tình người... bàng bạc trong những sáng tác trước 1975.

Cần nhất là các bạn – nam nữ ca sĩ về VN – đừng tuyên bố tráo trở này nọ, nặng mùi bưng bô, lố bịch và tỏ ra vô ơn đối với đồng bào hải ngoại, đừng để mất liêm sĩ với mục đích lấy lòng CS, vô ích. Các bạn hát thì cứ hát, đừng có những lời giáo đầu xảo trá vô duyên. Đi VN hát để kiếm tiền thì cứ nói đi VN hát để kiếm tiền, có ai kết tội người làm việc kiếm tiền đâu ? Đừng có ba hoa chích chòe, nào là “ được hát giữa lòng dân tộc, giữa lòng đồng bào thân thương”, nào là “ bao nhiêu năm nay mới có ngày mong đợi này”, nào là “tôi về theo lời mời của cơ quan Unesco, để làm từ thiện”, nào là “ được phục vụ khán giả quê nhà bao giờ cũng là ước vọng cả đời”, nào là “quê hương ta sao ta lại không về”..., và còn nữa, khi hát ở hải ngoại, nữ thì mặc áo dài in hình cờ VNCH, nam thì mặc áo lính, còn về VN hát thì có những lời tuyên bố khó nghe, ngược với hành động của mình khi ở ngoại quốc. Nói xuôi cũng được mà làm ngược cũng hay.

Nếu người CS, ngay từ tháng tư năm 1975, tuyên bố cấm hát những bài nhạc nào đi ngược với chế độ thôi, còn những bài nào ca tụng quê hương đất nước, ca ngợi tình yêu thì cứ để cho hát, đó là họ khôn ngoan. Đàng này họ gom lạo một đống, bảo đó là “ nhạc vàng, nhạc úa, nhạc héo” rồi cấm đoán tất cả, để rồi ngày nay, loại nhạc này bừng sống và sống mạnh lại thì có phải mất mặt hay không? Mà những người truyền bá loại nhạc này là ai? Đó là công lao của những nam nữ ca sĩ cũ của chúng ta, những người đã chịu bao búa rìu dư luận, để vì miếng cơm manh áo và vì không khéo léo, vì vô ý thức, bị mang tiếng, mang nỗi oan khuất, bởi những lời tuyên bố vô trách nhiệm để lấy lòng CS của những đồng nhiệp đi trước. Nếu CS khôn ngoan hơn, đừng có cho là nhạc vàng, nhạc tím gì cả, đừng cấm đoán một cách lố bịch loại nhạc trước 1975 thì ngày nay, họ đâu có bị gậy ông đập lưng ôngnhư vậy.

Tôi cũng muốn nói thêm điều này là dù cho ca sĩ ở hải ngoại có về VN hát, được đồng bào đón chào một cách nồng nhiệt thì cũng là lúc ban đầu thôi. Cái thuở ban đầu lưu luyến mà! Đồng bào chúng ta,nhất là những người miền Bắc, chỉ nghe tiếng chứ chưa bao giờ thấy mặt ca sĩ miền Nam trước 1975, nghe nói thì cũng hiếu kỳ cho nên mua vé – dù đắt đến đâu – đến xem một lần cho biết mặt. Rồi dần dần, cái gì cũng theo thời gian mà phai phôi, những anh chị này chỉ được mến chuộng lúc đầu, lâu ngày dài tháng cũng ế độ và cũng phải trở ra hải ngoại,để tìm một cuộc sống thoải mái, đáng sống hơn. Bao nhiêu người đi trước đã chứng minh việc này – họ vẫn biết vậy- nhưng vì họ là những người chưa về hát ở VN lần nào cho nên họ về cho biết và cũng để kiếm tiền, vì vậy, họ bị gán cho là cá mè một lứa, bị xếp chung là “ xướng ca vô loại”.

Vậy mới biết chúng ta có một gia tài âm nhạc thật giá trị, thật quý báu, không có gì có thể hủy diệt được. Cái gì có giá trị thì tồn tại lâu dài, sống mãi với thời gian. Vàng thiệt không sợ lửa.

Nhưng văn nghệ là phải luôn luôn đổi mới. Rồi phải có ca sĩ mới, sáng tác mới, được viết trong hoàn cảnh mới mà điều kiện là những tác phẩm phải xuất phát từ cảm hứng chân thật của những người có đầy đủ trình độ, có tâm hồn, có tự do suy nghĩ, trong khung cảnh yêu thương, trong tinh thần dân chủ, bình đẳng của nhân loài. Ngày mà nhạc sĩ sáng tác VN được tự do viết nhạc, ngày mà ca sĩ VN được tự do ca hát sẽ đến với chúng ta, vì không lẽ dân VN sống mãi trong đêm tăm tối dài vô tận. Trời chưa kịp sáng, nhưng vầng ô đã bắt đầu lố dạng ở chân trời.

LÊ DINH

02- 2012

Nguồn ledinh.ca

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14838)
“ Sông có thể cạn, đá núi lâu ngày cũng mòn nhưng miên viễn tình người VN và tình đồng đội giữa những người lính VNCH.”. cho dù thời gian có bị phôi pha nhưng tuyệt đối chẳng bao giờ thay đổi.
19 Tháng Mười Một 2012(Xem: 15436)
Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm. Con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13734)
Đừng hối tiếc những sai lầm đã phạm. Có rất nhiều việc buộc chúng ta phải lầm lạc. Chúng ta là con người, cho nên chúng ta lầm lạc
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14032)
Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14748)
Người ta bảo rồi thời gian sẽ xóa nhòa hết nhưng cho mãi nhiều năm sau này, tôi không bao giờ quên được hình ảnh Mai nằm trên chiếc bàn ở bệnh viện
16 Tháng Mười Một 2012(Xem: 17841)
Nhưng dù có đi đâu, ở đâu, mỗi khi bắt gặp cơn mưa đầu mùa, lòng ta lại nhớ về cái âm thanh lộp độp của những tàu chuối sau hè…
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13387)
Ước mong Thái Thụy Vy, nhà-thơ-yêu-màu-tím, sáng tác nhiều hơn để cho vườn hoa văn học Việt Nam hải ngoại nói riêng mang nhiều sắc thái độc đáo, và để cho nền văn học Hoa Kỳ nói chung, vốn đã đa dạng lại càng thêm phong phú.
11 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13962)
"Hai bờ Bến Hải" vẫn còn khi đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng trân tráo, ngang ngược, dựa vào thế và lực của Tầu và súng đạn chúng đang có trong tay, nên cứ chà đạp dân quyền và nhân quyền toàn thể dân tộc Việt
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13523)
Còn tôi, tôi không thể nhìn cảnh trí nơi đây một cách bàng quan như thế. Tôi không thể nhìn nó mà không kèm theo những xúc động vui buồn hết sức riêng tư.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13875)
Qua câu chuyện của hai người già, bộ phim có lẽ đang nhắn nhủ một điều rất trẻ: lắng nghe, yêu thương và để những người thân của chúng ta được sống với đam mê của họ. Vì cuộc đời rất ngắn.
29 Tháng Mười 2012(Xem: 16434)
Ngay lúc đó, nó đã mong sẽ thôi không lớn nữa, cứ sống mãi với ruộng vườn cùng với ông bà ngoại trong căn nhà gỗ, với ánh đèn dầu và lũ bạn rách rưới tinh ranh vẫn hằng đêm cùng nó đọc làu làu những con chữ đầu đời.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 16111)
Hơn ba mươi năm lìa bỏ quê ra đi, tôi đã trở lại ba lần. Cả ba lần, không lần nào tôi tìm được quê hương ngày xưa. Tất nhiên tôi không buồn vì những thay đổi ngoại cảnh
22 Tháng Mười 2012(Xem: 18602)
Đúng như vậy, vào khoảng hơn mười giờ sáng, tôi thấy anh tới phòng, chào và nói một câu tôi nghe quá quen thuộc. Dịch ra tiếng Việt thì anh đã nói: “Tôi là Frostic đây, thầy còn nhớ tôi không?”
21 Tháng Mười 2012(Xem: 15737)
Từ chuyến đi đó đến nay, tôi đã nguyện với lòng mình rằng tôi sẽ không bao giờ trở về cho đến khi nào quê hương Việt Nam không còn bóng ma cộng sản đã gây ra bao nhiêu cảnh tang tóc đau thương cho quê hương, cho đồng bào của tôi.
21 Tháng Mười 2012(Xem: 18293)
Cười ha hả Hiệu và Bảng đi ra sau lái tàu để một mình Đạt đứng tần ngần nhìn dòng kinh nước trong một màu vàng của phèn. Người lính trẻ mới đổi về đơn vị tác chiến của hải quân chợt thở dài.
18 Tháng Mười 2012(Xem: 17752)
Chính nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh, và tất nhiên nó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn nữa. Điều ngọt ngào nhất bao giờ cũng đến phía sau những nỗi cô đơn dù không thể diễn tả thành lời.
16 Tháng Mười 2012(Xem: 26101)
Bộ môn nghệ thuật của miền Nam trước 1975 biểu tượng sự tự do và phóng khoáng với những khuôn mặt vang bóng một thời
13 Tháng Mười 2012(Xem: 16473)
Mẹ có thể dạy con cách chia sẻ, nhưng không thể bắt con sống quảng đại Mẹ có thể dạy con niềm kính trọng, nhưng không thể ép con tôn trọng người
08 Tháng Mười 2012(Xem: 21031)
Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?
02 Tháng Mười 2012(Xem: 16664)
Tôi làm thơ không phải để in và bán. Tôi làm thơ cho những trăn trở và mất mát của riêng tôi và dường như có sự thôi thúc của người chồng quá cố của tôi như là anh đã chọn cho tôi
01 Tháng Mười 2012(Xem: 16984)
Chiến tranh đã cướp mất tuổi thanh xuân của bao nhiêu người vợ trẻ. Chỉ còn lại Việt Nam, một quê hương điêu linh, một dân tộc bất hạnh triền miên trong chiến tranh và nghèo khó.
30 Tháng Chín 2012(Xem: 20916)
Bạn bè đồng lứa có đứa đã biết e ấp làm điệu với những bạn trai, với những người tình, nhưng tôi chưa một lần xao xuyến với những cái lẻ tẻ này.
29 Tháng Chín 2012(Xem: 17475)
Cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài 30 năm đã để lại cho thành phố Sài Gòn, đồng thời cũng là thủ đô của Nam Việt Nam những hệ lụy thuộc về lịch sử. Đấy là thành phố “được" giải phóng và trước khi “được giải phóng” ngay trong lòng của nó đã có những cuộc tương tàn
28 Tháng Chín 2012(Xem: 18028)
Bác sĩ Nguyễn văn Phúc (Medical Doctor), là một thuyền nhân (boat people) Việt Nam, theo gia đình qua Tây Đức lúc 18 tháng. Bác sĩ đã tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại đại học Giessen, Cộng Hoà Liên Bang Đức năm 2005 lúc 26 tuổi
27 Tháng Chín 2012(Xem: 18900)
Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quà quý giá nhất mà chúng ta được tặng từ khi mới chào đời.
26 Tháng Chín 2012(Xem: 17403)
“Về hưu làm chi? Phải làm việc cho đến khi chết. Một đời đẹp nhất, có ý nghĩa nhất, đáng sống và ích lợi nhất là làm việc cho đến chết. Có việc làm đều đều, hàng ngày bận rộn, sẽ kéo dài tuổi thọ
24 Tháng Chín 2012(Xem: 17854)
Khá lắm! Khá Lắm! Dám làm dám chịu, thật là anh hùng! Dĩ nhiên là chú biết… Nhưng đó là một kỷ niệm thời thơ ấu mà! Ngày xưa chú còn nghịch ngợm hơn cháu nữa đấy! Cảm ơn cháu có lời chúc!
23 Tháng Chín 2012(Xem: 20577)
Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái … đít của họ một cái… ghế! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau” … Cái mặt đã trở thành “một vấn đề”!
21 Tháng Chín 2012(Xem: 16903)
Do đó, quan niệm đó đã đến lúc phải thay đổi. Người phụ nữ Việt Nam đã đến lúc phải được bình đẳng. Bình đẳng không phải vì quyền lợi mà để nhận trách nhiệm xây nước và dựng nước.
17 Tháng Chín 2012(Xem: 18659)
Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt
11 Tháng Chín 2012(Xem: 19910)
Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm: " Cương ơi ! Mầy có linh thiêng thì về đây hút với tao một điếu ! ". Tự nhiên, tôi ứa nước mắt!
09 Tháng Chín 2012(Xem: 19469)
Tôi yên tâm và tiếp tục chăm chú học nhưng… chỉ hơn một tuần sau, vào một ngày cách đây hơn bốn chục năm. Tôi được tin Mẹ tôi bị đứt mạch máu và qua đời! Vâng, Mẹ lại nói dối tôi và đây cũng là lần nói dối cuối cùng của Mẹ !!!
07 Tháng Chín 2012(Xem: 21195)
nỗi cô đơn buồn bã hay hoài niệm về một quãng đời đã mất! Tôi thương ông cụ, và nghĩ đến tuổi già mai sau của tất cả chúng ta. Cụ ơi, bài hát đó là bài gì vậy cụ ???
06 Tháng Chín 2012(Xem: 39076)
Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận.
03 Tháng Chín 2012(Xem: 18884)
Duy có điều đáng lưu ý là phần kết luận của cuốn phim. Phần thông điệp chính của cuốn phim có thể làm cho chúng ta bất bình và đau đớn. Phải chăng đây là cuộc sống thực sự của các gia đình Việt Nam tan tác trong chiến tranh và đoàn tụ trong hòa bình.
02 Tháng Chín 2012(Xem: 19867)
Một món quà từ cô bé mắt màu xanh biển và tóc màu cát đã dạy tôi biết coi trọng thời gian của cuộc sống và biết nhận thấy sự yêu thương.
01 Tháng Chín 2012(Xem: 21240)
Không trách, mà còn khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người…
31 Tháng Tám 2012(Xem: 19308)
Nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây của đại diện Bắc Hàn với những lời tuyên truyền ca tụng tốt đẹp về nước này, xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết sau đây để biết thêm phần nào sự thật về Bắc Hàn.
29 Tháng Tám 2012(Xem: 20626)
Kiếp phù sinh như hình như ảnh; Có chữ rằng vạn cảnh giai không. Ai ơi lấy Phật làm lòng, Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
28 Tháng Tám 2012(Xem: 19859)
Tôi tự hỏi, đối với bà, đâu là nỗi đau lớn nhất trong 13 năm này: những đau khổ về thân xác trong trại cải tạo, hay nỗi đau tình cảm phải chia lìa với gia đình và con dại? Thời gian có xoa dịu được những nỗi đau này không? Hay mất mát sẽ vĩnh viễn là mất mát?
27 Tháng Tám 2012(Xem: 19147)
Dung kinh ngạc, không ngờ Sơn lại có nhiều bằng hữu đến thế. Lành lặn cũng nhiều, tàn phế cũng không ít. Cũng có những người đàn bà mắt ngấn lệ, ngập ngừng buông những nắm đất phủ trên quan tài của Sơn
26 Tháng Tám 2012(Xem: 18100)
Ý nghĩ và hành động xấu xa, tàn ác hung dữ thì nên diệt ngay trong ý nghĩ, không cho phát sinh. Nếu lỡ đã tiến hành thì nên ngừng lại và dứt bỏ không làm nữa.
24 Tháng Tám 2012(Xem: 19350)
bà không nỡ quay mặt với họ, dù rằng bà đau đớn vì mất đi hình ảnh người em ruột thân thương gần gũi ngày xưa, dù rằng bà xấu hổ giùm người em ruột tham lam, tính toán và ích kỷ bây giờ. Và nỗi đau đớn ấy, sự xấu hổ ấy sẽ theo bà về Mỹ, và theo bà cho đến hết cuộc đời.
23 Tháng Tám 2012(Xem: 28062)
để tưởng nhớ người bạn gẫy cánh trên chiến-trường các bay trên nơi bạn mình rớt mở canopy ném xuống cho bạn một bao thuốc lá Lucky-strike. Hôm nay nhớ anh viết về anh, tôi đốt một điếu thuốc để đay cho anh, mong anh thích Marlboro lights .
23 Tháng Tám 2012(Xem: 20360)
ng ngày 1-5, tôi bước ra khỏi Bệnh xá, đứng trên Quốc lộ 4, tôi nhìn về hướng Cần Thơ, thấy mặt trời lên đỏ rực, báo hiệu một ngày mới. Lúc đó tôi không hề biết rằng, đó là cái ngày đầu tiên của một hành trình bi thảm khác, có tên gọi là “Mạt Lộ”.
21 Tháng Tám 2012(Xem: 20866)
Mấy đứa nhỏ ở nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa. Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể ù lì chờ nước tới chân mới nhảy.
15 Tháng Tám 2012(Xem: 21414)
tất cả gặp nhau một chút rồi chia tay. Từng ngày hãy gieo vào tâm thức những hạt giống thiện lành, thay vì phá hoại cuộc sống mình và người bằng những tâm hành tiêu cực!
14 Tháng Tám 2012(Xem: 18095)
Và vì vậy mà tôi biết, sẽ có một ngày, tôi bỏ lại tất cả nơi đây để về với mẹ. tôi chỉ xin lạy Phật ngàn lạy, vạn lạy mà cầu cho ngày đó đến trước khi quá muộn
13 Tháng Tám 2012(Xem: 19253)
Đứa con út ốm đau Vẫn hằng đêm đòi sữa Chẳng còn gì bán nữa Ngoài giọt máu mẹ cha
11 Tháng Tám 2012(Xem: 21800)
Giọt nước mắt của người chồng Mỹ với người vợ Việt, của người cha Mỹ khóc thương cho đứa con trai vắn số cũng mặn như giọt nuớc mắt của bất cứ người chồng người cha nào khác . Có khác gì đâu. Vô thường!