9:28 CH
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

Vượt biên, bị cướp biển, thất lạc: Cha và con đoàn tụ - Ngọc Lan/Người Việt

26 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 18877)

Ngọc Lan/Người Việt

LTS. Đối với người tị nạn Việt Nam, có lẽ chưa có câu chuyện nào cảm động bằng cuộc hội ngộ của hai cha con ông Trương Văn Hào, sau 34 năm xa cách. Khi biết tin, phóng viên nhật báo Người Việt đã liên lạc được với ông Hào và được ông kể lại câu chuyện sau đây. Nhân ngày Lễ Tạ Ơn năm nay, nhật báo Người Việt đăng câu chuyện này để độc giả cùng suy ngẫm.

ROCHESTER, New York (NV) -“Ngay khi vừa nhìn thấy nó, tôi cảm giác như mình vừa tìm lại được vật gì quý giá lắm mà mình đánh mất từ lâu, cảm giác như vậy đó cô.” Ông Trương Văn Hào, qua cuộc điện thoại lần thứ hai với phóng viên Người Việt vào lúc hơn 10 giờ đêm Thứ Hai, trước ngày Lễ Tạ Ơn, nhắc lại cảm xúc của ông, khi nhìn thấy đứa con trai bị thất lạc từ 34 năm trước.

blank
Gia đình ông Trương Văn Hào hồi hộp chờ đợi hội ngộ với Samart Khumkham (Trương Văn Khai) tại phi trường quốc tế Greater Rochester International Airport. (Hình: Phương Trương cung cấp)
Xem thêm hình ảnh tại đây
Trong cuộc điện thoại này, ông Hào cho biết đứa con trai mới tìm lại được, lúc đó đang ở Thái Lan, vừa hoàn tất cuộc phỏng vấn xin chiếu khán nhập cảnh vào Mỹ và đã được chấp thuận, với sự can thiệp của Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Chuck Schumer (Dân Chủ-New York).
Câu chuyện tái ngộ của cha con ông Trương Văn Hào và Samart Khumkham (tức Trương Văn Khai), một người ở Rochester, New York, và một người ở một tỉnh xa xôi của Thái Lan, một lần nữa vừa gợi lại những thời khắc đau thương của những ai từng là thuyền nhân. Đồng thời, câu chuyện lại mở ra thêm hy vọng cho những cha mẹ từng bị mất con, làm cho niềm tin của họ mạnh thêm, với hy vọng, đến một lúc nào đó, may mắn sẽ mỉm cười với mình.

Câu chuyện của 34 năm trước

“Tôi cùng vợ và đứa con trai mới 6 tháng tuổi, tên Trương Văn Khai, rời đảo Phú Quốc ngày 22 Tháng Mười Hai, 1977.” Ông Hào chầm chậm kể lại câu chuyện của mình.
Sau năm ngày lênh đênh trên biển, khi còn cách Songkhla, Thái Lan, chừng 35 dặm thì tàu ông Hào “bị bể.” Cùng lúc đó, họ gặp một chiếc tàu đánh cá Thái Lan, “thế là chúng tôi lên hết trên chiếc tàu Thái, và ở đó bốn ngày.”
Theo lời ông, ngay từ khi lên tàu, thuyền trưởng của chiếc tàu đánh cá “đã tỏ ra rất thích thằng bé. Ông ta đòi mua nó, nhưng chúng tôi không đồng ý.” Ông Hào kể. Cũng chính từ chi tiết này, mà hơn ba thập kỷ trôi qua, ông Hào vẫn tin rằng con trai ông còn sống.
Mọi chuyện vẫn bình thường, tuy nhiên, đến tối ngày thứ tư, “sau khi người thuyền trưởng bỏ sang một chiếc tàu khác đi mất,” những người đàn ông Việt Nam bị những người Thái còn lại trên tàu bắt nhảy xuống biển.
“Tôi cùng một anh đi cùng cứ lênh đênh như vậy trên nước. Đến khoảng 6 giờ chiều hôm sau thì chúng tôi mới được một chiếc tàu đánh cá vớt.” Ông Hào tiếp tục nói, “Tôi cũng không biết bằng cách nào mà tôi đã sống.”
Ông Hào ở lại trên chiếc tàu này làm việc khoảng hai tuần, “cũng kéo cào, lặt cá.” Sau đó, họ lái tàu vô gần bờ, thả ông xuống, để ông tự bơi vô bờ.
Ông Hào được cảnh sát Thái “đưa vào trại.”
“Chừng một, hai tuần sau thì có một người Thái gốc Việt đi vào trại báo tin cho biết dân địa phương vừa mới vớt được hai xác người đàn bà và đã chôn cất. Hỏi thì nghe mô tả quần áo rất giống với quần áo vợ tôi và vợ người bạn đi cùng. Trên chiếc tàu chúng tôi đi vượt biên chỉ có hai người phụ nữ thôi. Khi đó tôi xin ra ngoài để đi đến đó hỏi thăm nhưng họ không cho ai ra khỏi trại. Từ đó tôi không còn biết tin tức gì nữa.” Ông Hào nói một cách nặng nề.
Sau gần năm tháng ở trong trại, ông Hào được người thân bảo lãnh sang định cư tại Mỹ.

Hành trình tìm con

Tin chắc là vợ mình đã chết, nhưng “trong suốt thời gian qua, chưa bao giờ tôi nghĩ là con tôi chết. Tôi tin là nó còn sống và đang ở đâu đó.” Chính từ niềm tin mãnh liệt này, mà chừng năm, sáu năm sau khi đến Mỹ, ông Hào tìm đến Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ nhờ tìm kiếm con trai ông.
“Nhưng lần đó họ nói tôi không có đủ tin tức cần thiết, như không có hình ảnh, hay giấy tờ gì. Cái gì tôi cũng không có bởi vì bị mất hết rồi.”
Dù bận bịu với cuộc sống, lập gia đình mới, có con nhỏ, ý định tìm đứa con trai thất lạc vẫn lẩn quẩn trong tâm trí người cha. Chừng 10 năm sau, ông Hào lại đến Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ một lần nữa, “cũng làm đơn nhờ họ kiếm, nhưng rồi câu trả lời vẫn là như vậy.”
Đến cuối Tháng Năm vừa rồi, “khi mới xong khóa học mùa Spring, tôi mua vé đi Thái Lan tìm con tôi.”
Và chuyến đi kéo dài một tháng này của người cha đã thật sự có kết quả.

Chặng thứ nhất

Ông Trương Văn Hào rời New York vào ngày cuối Tháng Năm để thực hiện cho bằng được, một lần, hết sức mình, việc tìm kiếm đứa con rời xa ông khi nó mới sáu tháng tuổi. Ông đi, mang theo trong lòng niềm tin của người cha về đứa con vẫn còn sống, và sự ủng hộ về tinh thần lẫn vật chất của người vợ hiện tại, cùng bốn đứa con thân yêu.
“Ba, con hy vọng là ba sẽ mang được anh Khai về, bằng hết sức của ba.” Người con trai út 10 tuổi của ông, nói với ông như vậy.
Đầu Tháng Sáu, ông Hào đặt chân đến Bangkok khi trời đã về chiều. Sáng sớm hôm sau, ông bay đến Hat Yai, một thành phố phía Nam Thái Lan, cách Songkhla, nơi có trại tị nạn ông Hào từng ở cách đây 34 năm, khoảng một giờ lái xe.
Ông lưu lại ba ngày. “Trong ba ngày này, tôi đi tìm kiếm một ngôi nhà thờ.”
Người cha đang trong hành trình đi tìm con rõ ràng đã vạch sẵn cho mình kế hoạch tìm kiếm.
Ông nói, “Tôi nhớ ngày xưa ở tỉnh Songkhla có một vị linh mục thường đưa thư vô cho người tị nạn. Tôi không biết tên cha nhưng tôi nghĩ ông chỉ có thể ở lòng vòng quanh tỉnh Songkhla hay quanh quanh đâu đây thôi.”
Đó chính là lý do vì sao ông Hào lại đi tìm nhà thờ. Tuy nhiên, khi đến nhà thờ, ông Hào được biết “vị linh mục tôi muốn tìm đã ngoài 80 tuổi, nghỉ hưu và về sống ở Bangkok.”
Thất vọng vì không tìm được vị linh mục, nhưng ông Hào lại được vị linh mục mới, hướng dẫn ông đến “gặp một nhóm thanh niên trẻ chuyên giúp đỡ những người tị nạn.”
Sau khi nghe chuyện ông Hào muốn tìm kiếm đứa con thất lạc, nhóm thanh niên này chở ông ngược lại Hat Yai để “quay phim đưa lên tin tức.”
Cũng thời gian này, ông Hào gọi điện thoại về Mỹ cho vợ ông biết ông gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp, bởi vì “càng đi về miền Nam, người ta càng ít biết nói tiếng Anh, và có nói thì cũng rất khó nghe.”
Nhờ vào bạn bè quen biết, vợ ông tìm được một người biết nói tiếng Việt lẫn tiếng Thái, đang ở Lào, bay sang Thái Lan để đi cùng ông Hào.

Chặng thứ hai

Ông Hào và người bạn Lào thuê xe “đi tìm nơi ngày xưa người ta chôn vợ tôi.”
“Chúng tôi lái xe dọc theo bờ biển hết hướng Nam rồi đến hướng Bắc, cứ đi đến đâu thấy có làng là dừng lại hỏi thăm nhưng chẳng được tin tức gì hết,” người đàn ông nhẫn nại kể, như thể hành trình đó vẫn còn mồn một trong ông.
Ông Hào cũng đến sở cảnh sát và các trụ sở của chính quyền địa phương để nhờ giúp đỡ. Có điều, “do nhiều vấn đề tế nhị, nên tôi không nêu ra trong đơn là ngày xưa chúng tôi bị giết, bị cướp, mà chỉ nói là tàu gặp nạn thôi.”
Không tìm được mộ người vợ chết thảm năm xưa, ông Hào và người bạn trở lại Hat Yai, đến những nhà xác tìm tin tức, nhờ lục lọi lại hồ sơ giấy tờ ngày xưa.
Cũng trong những ngày lang thang đi tìm tin tức này, ông Hào tình cờ được giới thiệu gặp một người đang làm việc tại một đài truyền hình ở Bangkok.
Ông kể, “Đài truyền hình này xuống gặp chúng tôi, dàn xếp một cuộc phỏng vấn cảnh đi tìm con để quay phim. Rồi họ chiếu lên TV.”
Dấu vết đứa con vẫn còn mờ mịt thì người bạn biết tiếng Thái của ông Hảo phải quay trở về Lào vì công việc gia đình.
Một lần nữa, người cha này lại “cảm thấy bế tắc.”

Chặng thứ ba

Khi đó, ông Hào đã ở Thái Lan chừng hai tuần.
Ông bắt đầu ngồi xuống, viết lại câu chuyện tìm con, rồi đưa lên Google cho dịch ra tiếng Thái. Ông đưa cả hình ông và người vợ quá cố của mình vào, “để hy vọng hoặc con giống cha hoặc con giống má thì người ta có thể nhận ra.”
“Xong, tôi in ra khoảng 500 tờ. Vào mỗi đêm, tôi đến con đường đông người qua lại và phát cho người ta. Trong tờ rơi đó tôi có hứa tặng cho ai tìm được tin tức con tôi một số tiền.” Ông kể về việc làm của mình.
Đồng thời, ông Hào cũng tìm gặp được một số người của tổ chức “giống như nhân viên xã hội” nhờ giúp đỡ. Bên cạnh những chi tiết ông Hào cung cấp cho “nhân viên xã hội,” ông còn nhớ thêm được chiếc tàu ngày xưa ông bị bắt lên cùng vợ con ông là “tàu số 21, nhưng không nhớ tên.”
Thời gian này, ông Hào lại quen biết với một người đàn ông Thái biết nói tiếng Anh. Qua người đàn ông này, ông Hào có dịp gặp gỡ một số người làm nghề lái tàu.
Từ những người lái tàu, ông lại biết thêm một điều: nơi có thể tìm được “chiếc tàu 21 ngày xưa.” Có điều, không phải là một nơi mà có thể tới ba địa điểm.
Ông Hào mang tin tức này nói cho “nhân viên xã hội” biết, và “họ hứa đưa tôi đi đến những nơi đó.”
Thế nhưng, chuyện đời luôn có những chuyện “thế nhưng” nghiệt ngã như thế.
“Khi đó gần đến ngày bầu cử, rồi có nơi thì có bạo loạn xảy ra, nên họ không chịu đi,” ông Hào nhớ lại.
Người ta không đi, nhưng ông không có lý do gì để không đi, “Tôi thì có sợ gì chết nữa nên tôi có ý định sẽ đi một mình.”
Lần lữa tìm đường đi, cũng là lúc chiếu khán nhập cảnh ở Thái Lan của ông Hào chỉ còn ba ngày là hết hạn.

Chặng thứ tư

“Khi thấy còn ba ngày nữa là hết hạn visa, tôi trở lại tìm những người nhân viên xã hội một lần nữa để đưa hết thông tin cho họ, báo cho họ biết là tôi đi về Mỹ, có tin gì thì họ báo cho tôi biết.” Ông Hào có ý định chấm dứt hành trình tìm kiếm đứa con, ở thời điểm này.
Không ngờ, lúc đó các nhân viên xã hội lại báo cho ông Hào biết rằng họ đã có tin tức của ông chủ vừa mua lại “chiếc tàu số 21.”
“Ngày 28 Tháng Sáu, tôi cùng hai người nhân viên xã hội đi gặp ông chủ tàu.”
Có điều, người cha xem như “mất hết hy vọng,” vì “đó không phải là chiếc tàu hồi xưa tôi lên.”
Nhưng.
Lại một chữ “nhưng” bất ngờ.
Trong thời gian mấy tiếng đồng hồ đi loanh quanh bến cảng để tìm kiếm “con tàu 21,” một thanh niên làm cho ông chủ tàu vô tình nghe được câu chuyện tìm con của ông Hào.
Theo lời thanh niên này thì ngày xưa xóm anh có một gia đình nuôi một đứa trẻ Việt Nam.
Để chắc chắn, thanh niên này gọi điện thoại hỏi người mẹ, và được trả lời là “đúng rồi.”
Tia sáng lại lóe lên.
Sáng hôm sau, ông Hào cùng bốn nhân viên xã hội, “có cả ông sếp của họ,” lên xe hướng về ngôi làng người thanh niên cho biết.

Chặng thứ năm

“Sau bốn tiếng lái xe, chúng tôi đến nơi thì được chính quyền ở đó xác nhận đúng là hồi trước có một gia đình nuôi một đứa con người Việt,” ông Hào tiếp tục câu chuyện dài mà dường như chẳng hề mệt mỏi.
“Một người dân địa phương khẳng định, ‘Thằng nhỏ nhà đó nhìn rất giống ông.’” Lời nói đó càng khiến niềm tin sẽ kiếm được đứa con trở nên tràn trề và mãnh liệt trong lòng người cha.
“Nhưng gia đình đó đã dọn đi khỏi đây từ 15 năm trước rồi.”
Như trò đùa của số phận, hy vọng vừa lóe lên thì vụt mất. Hạnh phúc như gần kề bàn tay thì lại vuột bay.
Nhưng ý chí con người đôi lúc vượt lên trên những định mệnh nghiệt ngã.
Với sự giúp đỡ của cảnh sát, của chính quyền địa phương, mọi người có được địa chỉ của gia đình có đứa con Việt.
“Khoảng hơn 5 giờ chiều, chúng tôi dồn lên xe van đi tiếp đến nơi cách đó chừng 6 tiếng.”
Theo lời ông Hào, trong suốt đoạn đường này, điện thoại của bốn nhân viên xã hội bận nói chuyện liên tục.
“Khi còn cách chừng hai tiếng nữa đến nơi, thì họ báo cho tôi biết là họ đã gọi báo cho báo chí, truyền hình hay tin hết rồi. Họ nói họ tin chắc rằng thằng bé đó chính là con tôi, 80% là con tôi.” Ông Hào cười, kể tiếp.
Lúc 11 giờ 47 phút đêm 29 Tháng Sáu, ông Hào đến được ngôi nhà của vợ chồng người Thái nuôi đứa con trai ông từ 34 năm qua.
Cũng lúc đó, xe của đài truyền hình, báo chí, cảnh sát địa phương đều có mặt, để ghi nhận lại cuộc hội ngộ không xảy ra quá nhiều trên cuộc đời này.

Giây phút gặp gỡ

Ông Hào nhớ lại thời khắc mà ông mong chờ từ 34 năm nay:
“Tôi thấy tim mình đập mạnh lắm, thấy nôn nao lắm. Trời thì tối, lại không có điện, chỉ có ánh sáng của một bóng đèn nhỏ từ trong nhà hắt ra, cùng ánh sáng của mấy xe truyền hình. Nhưng, chỉ nhìn dáng nó bước ra. Chỉ nhìn cái dáng nó thôi, là tôi đã nhận ra nó là con tôi rồi,” ông Hào kể.
Rồi ông nói tiếp: “Rồi khi tôi gặp mặt nó, là tự nhiên, tôi biết ngay là nó, là thằng con tôi.”
Người cha kể lại khoảnh khắc gặp con qua điện thoại, mà tôi nghe ra, gương mặt ông khóc, và miệng ông cười.
Không một lời nói nào thốt ra trong giây phút đó.
Chỉ có người cha ôm chầm lấy đứa con mình.
Họ không thể nói cùng một ngôn ngữ. Con chỉ nói được tiếng Thái. Cha chỉ nói được tiếng Việt, tiếng Anh.
Nhưng sợi dây máu mủ ràng buộc từ trong sâu thẳm, để người cha tin chắc đó là con mình, và đứa con rời khỏi vòng tay cha mẹ đẻ từ khi 6 tháng tuổi, cũng trong giây phút đó kêu thầm trong đầu, “I know you are my daddy.” (Con biết ba là ba của con mà), (Anh nói với ba mình điều này vài ngày sau thời điểm ấy).

Câu chuyện tiếp theo

Cho dù giây phút đó là thần tiên và diệu kỳ đến mức nào, ông Hào cũng chỉ có thể lưu lại đó hơn 2 tiếng đồng hồ, sau đó phải lên đường ngay để trở lại Songkhla, rồi trở về Malaysia để gia hạn chiếu khán nhập cảnh.
Một ngày sau, ông Hào quay trở lại nơi Khai đang sống, ở đó cùng con trai ông thêm một tháng nữa, trước khi bay về Mỹ chuẩn bị những thủ tục cần thiết cho chuyện gặp lại cả “đại gia đình” tại Hoa Kỳ.
Samart Khumkham, người con trai thất lạc ngày nào của ông Hào, giờ đã là người đàn ông 34 tuổi, có vợ và hai con gái, sống trên rừng cao su, “để làm công việc chăm sóc cao su cho chủ.”
Theo những gì ông Hào được biết, cha mẹ nuôi của Samart ngày xưa làm ở cảng tàu. “Khi đó, bà vợ sanh được một đứa con gái nhưng hai ngày sau thì em bé chết. Lúc đó có một người bồng thằng Khai tới hỏi có muốn nuôi không với điều kiện không được hỏi nguồn gốc từ đâu có thằng bé đó. Thế là vợ chồng họ nhận nuôi đến bây giờ.”
Ở họ, không có khoảng cách của sự xa lạ về tình cảm. “Chỉ qua ngày sau, khi tôi trở lại, là cảm giác như hai cha con đã biết đâu từ hồi nào rồi, cảm giác cha con rất rõ ràng. Nó cũng như vậy. Mấy đứa cháu cũng như đã quen biết mình từ đời nào, rất thân thiện, tự nhiên.”
Nhưng chuyện trò lúc đầu giữa cha con họ thật sự khó khăn.
“Tôi muốn nói gì với nó, tôi gõ ra rồi Google dịch ra tiếng Thái. Ngược lại, nó nói chuyện với tôi cũng bằng cách đó,” ông Hào kể lại kinh nghiệm giao tiếp giữa hai cha con ông một cách hóm hỉnh.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau hơn ba tháng ông Hào cùng vợ, con và các cô chú nói chuyện với Samart hằng ngày qua skype, vốn tiếng Anh của Samart đã tiến bộ rõ rệt.
Câu chuyện trùng phùng của gia đình ông Trương Văn Hảo đánh động đến Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer.
Ngày 9 Tháng Mười Một, đích thân vị thượng nghị sĩ Dân Chủ, đại diện tiểu bang New York, gọi điện thoại cho đại sứ Mỹ tại Bangkok, bà Kristie Kenney, yêu cầu cấp chiếu khán cho Khai nhập cảnh Hoa Kỳ.



blank
Giây phút người cha Trương Văn Hào (trái) gặp người con Samart Khumkham (Trương Văn Khai) tại phi trường. (Hình: Phương Trương cung cấp)
“Đây là một câu chuyện rất hay, đáng được in thành sách,” ông Schumer nói, theo một thông cáo báo chí của văn phòng ông. “Samart và gia đình của anh bị chia ly quá lâu, và thủ tục hành chánh không nên là một sự cản trở cho cuộc hội ngộ có một không hai trong cuộc đời họ. Tôi yêu cầu bà đại sứ bằng mọi cách có thể, giúp Samart nhập cảnh và gặp gia đình anh.”
Sáng Thứ Hai, 14 Tháng Mười Một, từ Thái Lan, Samart Khumkham, tức Trương Văn Khai ngày nào, được chấp thuận cho nhập cảnh vào Mỹ với chiếu khán du lịch B-2 với thời hạn bốn tháng.
“Họ sẽ gửi visa về nhà. Chỉ trong một vài ngày nữa, con tôi sẽ nhận được. Khi đó, tôi sẽ mua vé máy bay cho nó sang Mỹ. Tôi hy vọng nó sẽ đến đây trước ngày lễ Thanksggiving.” Ông Hảo hớn hở nói.
Hôm Thứ Hai, 21 Tháng Mười Một, Samart Khumkham đến phi trường quốc tế Greater Rochester International Airport ở Chili, New York, hội ngộ với gia đình.
Bà Phương Lê, người vợ hiện tại và cũng là người đã sát cánh cùng ông Hào trong hành trình tìm đứa con bị thất lạc, nói với nhật báo Người Việt về giây phút chứng kiến sự gặp gỡ của hai cha con, “Không thể diễn tả được. Chỉ biết là nước mắt tôi chảy xuống khi chứng kiến cuộc trùng phùng này. Tôi cảm thấy quá xúc động.”
“Tôi rất hạnh phúc khi thấy ước nguyện của chồng tôi đã thành sự thật. Đây là điều mà anh ấy đã trăn trở và ấp ủ từ mấy mươi năm nay. Tôi mừng cho chồng tôi vì những công sức anh ấy bỏ ra đã được ơn trên nhìn thấy và đền bù xứng đáng.” Bà Phương nói thêm.
Và như vậy, mùa Lễ Tạ Ơn năm nay, có lẽ sẽ là mùa lễ đẹp nhất với gia đình ông Hào, đặc biệt là với hai cha con ông, sau 34 năm bặt tin.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 2012(Xem: 21014)
Lòng từ thiện, nỗi thương tâm về một hoàn cảnh, về một người nào đó...sẽ không bao giờ có biên giới, có lằn ranh, có sự phân biệt xã hội, chủng tộc.
08 Tháng Tám 2012(Xem: 20874)
bất hạnh thay cho những kẻ ác, những kẻ lúc nào cũng muốn làm cho người khác đau khổ, buồn bực. Họ không bao giờ nhận được Tình Yêu đáp trả mà bên tai chỉ có một tiếng gọi âm vang: Vô Thường! Vô Thường!
07 Tháng Tám 2012(Xem: 18544)
Không khí bỗng lắng xuống. Mọi người đều xúc động. Kiều ngước lên, đúng vào lúc tôi quay mặt đi để giấu những giọt nước mắt của chính mình.
06 Tháng Tám 2012(Xem: 18270)
Anh cố gắng nghe em nói. Em chỉ nói một câu thôi. Em không nói được cho anh nghe thì em đau khổ suốt đời, ân hận suốt đời. Anh có thương em không? Thương em thì nghe em nói. Nghe anh! Tội nghiệp em mà anh...
01 Tháng Tám 2012(Xem: 22046)
Bà nở nụ cười cuối cùng và nhắm mắt... Bà đã có một thiên đường ở trần thế này. Giờ chỉ là đi đến 1 thiên đường khác, và chờ ông ở đó...
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 24389)
Người Nghệ Sĩ hiện sống giữa bầu trời, trên mặt đất quê hương, để từ đấy viết nên lời ngợi ca hồn hậu rất hiện thực mà cũng tràn đầy nhân tính..
26 Tháng Bảy 2012(Xem: 18717)
Khi đến phiên tôi vuốt mắt cho ba, nhìn khuôn mặt ba thanh thản, tôi tin là ba đã vui lòng, vì ba biết chắc rằng vợ con đã yêu thương ba, kể cả tôi, đứa con gái gần gũi với ba qua đoạn đường ấu thơ nghèo khó nhất.
26 Tháng Bảy 2012(Xem: 22455)
Tình Mẹ! Một thứ tình cảm luôn chở che, cưu mang, bao dung, độ lượng;... luôn hy sinh, cam chịu trong mọi hoàn cảnh!
26 Tháng Bảy 2012(Xem: 30206)
Chúc cho những người bạn của nhau luôn cảm thấy mình hạnh phúc . Chúc những người bạn của nhau luôn tràn ngập niềm vui và luôn nở những nụ cười tươi trên môi nhé !
23 Tháng Bảy 2012(Xem: 20658)
Hôm nay, ông là một cựu chiến binh cộng sản, cựu kẻ thù của Mỹ, kẻ đã một thời từng mong tiêu diệt những lính Mỹ trên quê hương Việt Nam, theo đúng câu tuyên truyền “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào” đang chễm chệ ngồi ngay trong lòng nước Mỹ, vậy mà không hề bị họ để ý, nghi ngờ hay làm khó khăn gì cả, quả là chuyện lạ lùng.
17 Tháng Bảy 2012(Xem: 20682)
Thật ra thì bố cháu đâu có ghét Nam kỳ, ông chỉ phàn nàn rằng dân Nam kỳ được trời đãi, cho sống trên mảnh đất mầu mỡ phong phú, không làm vẫn có ăn, mà lại ăn ngon nữa, nên có tính lè phè, hoang phí, không chăm chỉ hạt bột, không cần cù tiết kiệm như Bắc kỳ
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 21342)
Chủ Nhật, 12 tháng Tám 2012, vào lúc 12:00PM, Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 6 sẽ khai diễn tại sân vận động trường Bolsa Grande, Garden Grove. Xin mời đọc bài viết về những nỗ lực “tiền đại hội” của Philato
15 Tháng Bảy 2012(Xem: 22398)
Chính mỗi người phải tự quyết định phần còn lại của vấn đề mà mình gây nên. Phiên tòa khép lại với tiếng khóc nức nở của cô vợ, sự hối hận của “người anh trai” trong khi người chồng rời phiên tòa như trốn chạy
10 Tháng Bảy 2012(Xem: 24960)
Đến những giây phút cuối cùng, anh em Dù vẫn giữ vững từng tấc đất được giao phó, hoàn thành nhiệm vụ thiêu thân nút chặn để đồng bào ra đi, để được ngã gục trên thân thể của Quê Mẹ nghìn đời.
10 Tháng Bảy 2012(Xem: 20376)
Sau khi đứng lên, tôi trở thành một sĩ quan Biệt Động Quân. Qua bao nhiêu năm xông pha nơi chiến trường, rồi trầm luân trong tù ngục, tôi vẫn ghi tạc trong lòng một lời khuyên, “Thà làm một viên ngọc nát, chứ không làm một viên ngói lành!"
05 Tháng Bảy 2012(Xem: 22924)
Không biết chừng nào người dân xứ tôi làm một chuyện … động Trời - gọi là " Chuyện Bất Bình Thường " – nghĩa là cùng đứng lên đòi hỏi nhà cầm quyền phải làm thế nầy, phải làm thế nọ …
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 28407)
thú vị biết bao khi trải chiếc đệm trước sân nhà, cùng bạn bè quây quần thưởng thức chén chè hạt ô môi đậu xanh nóng hổi, thơm ngát. Xa xa đâu đó vọng lại bài ca vọng cổ của soạn giả Viễn Châu nghe buồn da diết
28 Tháng Sáu 2012(Xem: 22683)
bây giờ chính những cảnh nhem nhuốc của quê hương đã kích thích chàng, xúi giục chàng quay về với quê hương và mong mỏi cho quê hương trở nên đẹp đẽ. Đời của đám dân quê đã bao lâu bị chàng thờ ơ, lạnh nhạt, bỏ quên như xác những con vờ bên sông kia, từ lâu chàng sẽ săn sóc tới.
26 Tháng Sáu 2012(Xem: 24199)
Đúng ra tôi phải tìm đến trước để nói chuyện với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn thì mới phải lẽ ! Mong hương hồn Đại Tá xem đây là một lời tạ lỗi cuả tôi, dù có hơi muộn màng.
25 Tháng Sáu 2012(Xem: 21843)
“không có người cha hoàn hảo mà chỉ có người cha luôn dành yêu thương hoàn hảo nhất cho những đứa con của mình”, đó còn là lời nhắn nhủ tới các bạn trẻ biết gạt qua chút ích kỷ cá nhân để quan tâm hơn tới cha mẹ
22 Tháng Sáu 2012(Xem: 18614)
Họ không là những người thật đặc biệt, thật nổi tiếng. Nhưng họ đại diện cho số đông, số đông những người con của các sĩ quan VNCH, từng một thời phải chịu những kỳ thị, bất công, khi còn ở quê nhà.Nhưng giờ đây, họ có quyền hãnh diện về mình lắm chứ. Và chúng ta cũng có quyền hãnh diện về họ.
19 Tháng Sáu 2012(Xem: 20556)
Tôi viết bài này nhân Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19-6 để nói lên lời tri ân các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa những người “… vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính …”
13 Tháng Sáu 2012(Xem: 19770)
Tôi thương cảm và kính phục họ, trong hoàn cảnh khốn cùng nhất, bằng cách nào đó, họ vẫn đứng vững (không cần chân) và duy trì được tinh thần đồng đội, thái độ bất khuất của những người lính.
10 Tháng Sáu 2012(Xem: 19794)
chắc chắn sẽ không có một ngày trở lại! Họ đã nghĩ đúng, cổng Phi Vân với mây xám lưng trời, sau gần 15 năm xa cách, những người con yêu giờ đây vẫn còn hoài công ngóng đợi…
09 Tháng Sáu 2012(Xem: 21755)
Anh nghĩ đến những thằng bạn đồng ngũ còn lận đận ở tận những phương trời xa xôi và tiếp tục lẩm nhẩm:"Tụi nó đều còn nguyên vẹn hết mà đã mười năm rồi, sao không thấy đứa nào quay trở lại. Trận chiến này chưa chấm dứt đâu mà …"•
09 Tháng Sáu 2012(Xem: 20802)
Hạnh phúc đã trở về trong vòng tay tôi. Tôi sẽ ôm thật chặt lấy nguồn hạnh phúc này, không bao giờ để cho đi đâu xa mất nữa…
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 25313)
Xin dạy cho cháu biết phải lắng nghe hết tất cả mọi người, nhưng cũng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới Chân Lý
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 20777)
“Đây là cuộc chiến tranh bẩn thỉu, tàn bạo, nhưng tôi tin chắc mọi người sẽ hiểu mục đích của cuộc chiến này, dù rằng nhiều người trong chúng ta có thể không đồng ý”.
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 18831)
Đứng trên sân ga Hàng-Cỏ, lòng tôi man mác bâng khuâng. Vừng dương đang lên. Sao Mai mờ dần. Chân trời hừng đông mầu tím nhạt. Có đôi vì sao đang rơi trong không trung mờ ảo mênh mông…
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 21131)
Tôi buồn, nhưng thôi, như đã chia-xẻ trong bài "Thế-hệ bánh mì kẹp", chỉ vài mươi năm nữa, vấn-đề này sẽ không còn là vấn-đề nữa, một khi chúng tôi sẽ lũ-lượt rủ nhau đi hết. Lúc đó, chúng tôi sẽ lại được nói lại "tiếng Việt cũ" với bố mẹ, ông bà chúng tôi.
05 Tháng Sáu 2012(Xem: 27960)
Hai mươi năm chinh chiến ... Người Lính VNCH không bao giờ đòi hỏi Tổ Quốc bất cứ một điều gì. Người Lính chỉ mong đem cuộc đời của mình đổi lấy hai chữ Tự Do cho quê hương dân tộc cho dù phải trả cái giá đắt nhất là mạng sống.
29 Tháng Năm 2012(Xem: 23002)
Hôm sau, tôi đến quán hơi sớm, định vừa gặp anh là nói ngay rằng tôi khoái lá sớ của ảnh lắm, móc họng chế độ rất đau mà vẫn giữ được nét trào phúng nhẹ nhàng.Và cũng để nói cho ảnh yên tâm rằng tôi đã đốt lá sớ như ảnh đã dặn. Nhưng rồi, anh ta không đến, mặc dù tôi đã cố tình ngồi đợi tới trưa….
28 Tháng Năm 2012(Xem: 19588)
Bây giờ chị tôi, một người con gái Việt nam về làm dâu muộn màng trên đất Mỹ, đang thay cha mẹ chồng cai quản một nông trại trồng bắp ở Ohio với đứa con duy nhất của một cuộc tình nở vội trong cuộc chiến Việt Nam .
28 Tháng Năm 2012(Xem: 20460)
Còn sống trong một đất nước Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc mà phải đi biểu tình (ké) ở một quốc gia láng giềng thì lại là chuyện khác. Chuyện này (chắc) phải nói cho tới Tết, hoặc – không chừng – tới chết luôn.
26 Tháng Năm 2012(Xem: 20776)
Tôi đã lấy chồng Lính Cộng Hòa rồi, mà tôi lúc nào cũng có cái giọng Bắc Kỳ Hai Nút (75, Bắc kỳ chín nút tức là Bắc kỳ 54) thì ai mà chịu nổi. Bây giờ, tôi không còn... “Xử Lý” nữa, mà tôi phân tích, tôi tìm hiểu từng trường hợp mà giải quyết cho thỏa đáng. Mỗi khi đi ra ngoài đường, nghe tôi nói chuyện, không còn ai quay lại nhìn tôi rồi bỏ đi chỗ khác nữa.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 30541)
khi về đến nhà tôi sẽ phải báo tin cho các con tôi là công an Việt Nam đã giữ bố. Chắc Khoa, Trí sẽ buồn nhưng các cháu sẽ hiểu. Và nếu các cháu chia sẻ được những khó khăn với bố mẹ trong lúc này, các cháu cũng biết được những giá trị về trách nhiệm của bố mẹ đối với quê hương, đối với cội nguồn của mình.
18 Tháng Năm 2012(Xem: 20059)
Bởi cái đặc tính của xứ Nam Kỳ là rất cởi mở, rộng rãi, dễ thương, nên dễ dung nạp, dễ cảm hóa người mới đến để họ hội nhập vào đại gia đình Đồng Nai Cửu Long mà nhà văn hóa học có thể xem như một cái tô xà lách (”salad bowl”) của mọi người.
14 Tháng Năm 2012(Xem: 20496)
đem Ba đi chơi cả ba ngàn cây số đường, ăn ở những nơi sang trọng, và cho xem những thắng cảnh danh tiếng nước Mỹ. Nhưng chúng lầm, làm sao mua chuộc được lòng trung kiên của Ba với cách mạng. Ba hẹn khi về sẽ nói cho con nghe nhiều hơn
14 Tháng Năm 2012(Xem: 20209)
Mẹ tôi không cần chiếc sập gụ ấy nữa. Bà xa rời nó như xa rời cuộc đời nhọc nhằn. Bà Cẩm Lợi đã trả xong cái nghiệp mà chúng tôi kính cẩn ghi ơn. Bây giờ nằm vĩnh viễn bên chồng mẹ tôi mãi mãi là bà Tam của chúng tôi.
13 Tháng Năm 2012(Xem: 19854)
Cái cảm giác của sự chia ly sinh tử đó hôm nay lại trở về với tôi. Nặng nề hơn nhiều. Ngày đó tôi mất ba nhưng vẫn còn mạ. Bây giờ thì mất cả mạ, đâu còn ai. Mỗi một cái áo bỏ vào trong thùng như một lời vĩnh biệt, bởi vì tôi sẽ không bao giờ còn nhìn thâý nó nữa.
10 Tháng Năm 2012(Xem: 26917)
Từ ngày lấy vợ, ông mất dần gần hết bạn bè. Bà cho rằng đàn ông gặp nhau nói toàn chuyện trên trời, dưới đất, không bổ ích gì, không lợi lộc gì. Bà ngăn cản ông gặp bạn bè, và bạn bè đến nhà ông, thì chỉ vài lần thôi, thấy thái độ của bà, họ không đến nữa.
02 Tháng Năm 2012(Xem: 20809)
Ông thấy sung sướng hạnh phúc. Ông tội nghiệp cho những người suốt đời than van, nắng không ưa, mưa không chịu, và tự bôi đen ngày tháng đẹp đẽ của họ, và dìm đời vào bất mãn, khổ đau./.
02 Tháng Năm 2012(Xem: 21437)
Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ…
02 Tháng Năm 2012(Xem: 19483)
Tôi ôm lấy Trung : "lâu quá tưởng không bao giờ thày trò mình gặp nhau" . Học trò đang giờ chơi thấy tôi ôm Trung ngơ ngác nhìn, tôi buông Trung cả hai tôi nước mắt chảy từ bao giờ.
02 Tháng Năm 2012(Xem: 19708)
Chỉ có thế thôi mà giông bảo nổi lên trong phòng hội chỉ vì sự khủng hoảng về hiện tượng bám víu thê thảm vào cái tính đồng nhất riêng biệt của hành trang ý thức và tình cảm quê cha đất tổ .
01 Tháng Năm 2012(Xem: 20791)
Anh không là người cầm bút, mà là người cầm quân tôi cảm phục. Có biết bao đồng đội hy sinh ở chiến trường. Nhưng cái chết của Đại tá Hồ ngọc Cẩn lại khác. Một cái chết đi vào lịch sử , biểu tượng bất khuất cô độc.
30 Tháng Tư 2012(Xem: 18417)
Đêm đó, ông Hai ngủ thật ngon, quên luôn rằng mình đang nằm giữa hai lớp drap chớ không có chui vào hai lớp mền như thường lệ !
30 Tháng Tư 2012(Xem: 19071)
Thì ra bao nhiêu năm qua, cuộc sống và tuổi gìa đã vô tình che khuất đi hình bóng cũ, chỉ những dịp như hôm nay hình bóng anh Xuân lại trở về trong lòng cô Hoa, dù hai người đã già.
29 Tháng Tư 2012(Xem: 19937)
Chiến trận đã cuốn Tân đi biền biệt! Những địa danh mịt mùng xa xôi: Bình Định, Bồng Sơn, Tam Quan, Sa Huỳnh, Phá Tam Giang... tiếp nối trên đầu mỗi cánh thư đầy ắp yêu thương của Tân gởi về; một thứ hạnh phúc nhỏ nhoi mà nhiều lần Quỳnh đã mang vào giấc ngủ.
27 Tháng Tư 2012(Xem: 20683)
Và sau cùng, giọt nước làm đầy ly là khi chính quyền bỏ rơi chủ thuyết, chạy theo “định hướng thị trường” và chỉ còn muốn làm giàu. Thật là đau đớn vì sau cùng họ mới thấy là những gì họ hy sinh cả cuộc đời đã chỉ là những cái bánh vẽ.