11:38 SA
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

Xuân Lộc tháng Tư 1975 (1) * Triệu Phong dịch thuật

20 Tháng Tư 20218:35 SA(Xem: 6636)

Xuân Lộc tháng Tư 1975 (1) * Triệu Phong dịch thuật

Vào cùng thời gian này của tháng Tư năm 1975, miền Nam đi vào một đoạn kết đầy cay đắng. Tuy nhiên trước khi khép lại cuộc chiến, SĐ 18 đã tạo được một chiến tích lẫy lừng, khiến cả thế giới phải cảm phục về khả năng chiến đấu của QLVNCH. Chúng ta hãy cùng nhìn lại diễn tiến từng ngày của trận đánh lưu danh muôn thuở này qua bản dịch của Triệu Phong 
  Triệu Phong  là cựu Sinh Viên Sĩ Quan khóa 5/72 Trừ Bị Thủ Đức. Quý đồng hương và thân hữu có thể xem thêm những bài của anh tại https://thantrinhomhue.com/2021/04/19/xuan-loc-thang-tu-1975-trieu-phong-chuyen-ngu/
Chân thành cám ơn anh Triệu Phong đã cho phép chúng tôi tải dăng trên aihuubienhoa.com


Trích chương 17, cuốn “Black April” (tức Tháng Tư Đen) của George J. Veith. Tác giả từng là đại úy bộ binh Hoa Kỳ, ngoài ra những cuốn khác của ông đã xuất bản như Code-Name Bright Light : The Untold Story of US POW Rescue Efforts during the Vietnam War (1968), và Leave No Man Behind : Bill Bell and the Search for American POW/MIAs from the Vietnam War (2004). Ông viết hầu hết về Chiến Tranh Việt Nam, thuyết giảng trong nhiều cuộc hội nghị, và cung khai trước Quốc Hội về vấn đề tù binh POW/MIA.

Lời Giới Thiệu

Trận Xuân Lộc, kéo dài từ ngày 9 đến 21 tháng Tư, 1975, là nỗ lực hiệu quả cuối cùng của quân Nam Việt nhằm ngăn chặn bước tiến của quân CSBV trên đường tiến vào Sài Gòn. Xuân Lộc nằm trong một vị trí chiến lược quan trọng vì là ngã ba của hai Quốc lộ 1 và 20, cửa ngõ từ miền Trung, và từ miền Cao nguyên vào Sài Gòn. Ngoài ra thị xã này còn nằm trong khu vực phòng thủ trọng yếu thuộc tuyến phòng thủ cơ bản (Biên Hòa – Xuân Lộc – Bà Rịa – Vũng Tàu) của quân đội Nam Việt nhằm bảo vệ cửa ngõ phía đông của Sài Gòn và phi trường Biên Hòa.

Tại đây, phía quân Miền Nam tập trung nhiều đơn vị thiện chiến, tổng quân số khoảng 14.000, gồm Sư đoàn 18 Bộ binh (với các Trung đoàn 43, 48 và 52),Tiểu đoàn 82 Biệt Động Quân, lực lượng Địa phương quân, Nghĩa Quân tỉnh Long Khánh, và các đơn vị tăng phái gồm Trung đoàn 8 (thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh), Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, Liên đoàn 33 Biệt động quân, hai tiểu đoàn pháo binh, toàn bộ Lữ đoàn 1 Dù (với các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9) và Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù. Sư đoàn 4 Không quân từ phi trường Cần Thơ phụ trách không yểm chiến thuật. Tất cả đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo (Tư lệnh Sư đoàn 18) và hai sĩ quan phụ tá là Đại tá (tư lệnh phó) Lê Xuân Mai và Đại tá Phạm Văn Phúc (Tỉnh trưởng Long Khánh). Mục đích bẻ gãy mũi xung kích của Quân CSBV trên đường tiến vào Sài Gòn.

Về phía CSBV, có Quân đoàn 4 (gồm Sư Đoàn 6, 7, và 341) do Thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ huy, Sư đoàn 6 mới được thành lập, Sư đoàn 7 bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ với kinh nghiệm chiến đấu dày dặn (đây nguyên là Sư đoàn 312A từ miền bắc hành quân vào nam từ năm 1965), ngoài ra còn một trung đoàn tăng, thiết giáp, một trung đoàn pháo binh, sau còn được tăng cường thêm Trung đoàn 95B (Sư đoàn bộ binh 325) và một đại đội xe tăng (tổng quân số khoảng 40.000).

Như vậy ta thấy đây là một trận chiến với tỉ lệ gần một chọi bốn, bên Nam Việt có 14 ngàn quân trong khi phe Miền Bắc đông đến 40 ngàn.

Theo bài viết South Vietnam’s Thermopylae của David T. Zabecki, đăng trên trang mạng history.net, rằng khi quân BV tấn công Xuân Lộc, phía Cộng Sản và hầu như mọi người đều nghĩ Sư Đoàn 18 của quân đội Miền Nam sẽ nhanh chóng tan rã, tương tự các đại đơn vị khác trước đây. Nhưng trái lại, sư đoàn này dưới sự chỉ huy của Tướng Lê Minh Đảo đã chống trả quyết liệt. Đến lúc Xuân Lộc được lệnh bỏ ngõ 12 ngày sau đó, cả thế giới đều kinh ngạc trước sức chiến đấu can trường của quân đội Nam Việt, sau khi đã gây tổn thất hết sức nặng nề cho đối phương. Thật vậy, sự đứng vững kiên cường của đội quân này khiến người ta nhớ đến sự hy sinh anh dũng của 300 chiến binh Spartan của Vua Leonidas khi kháng cự trước đạo quân đông áp đảo của quân Ba Tư trong trận Thermopylae ở Hy Lạp vào năm 480 trước Công Nguyên. Sau đó quân Ba Tư rầm rộ kéo vào thủ đô Athens. Do sự giống nhau này mà tác giả đặt tên cho tựa bài viết là South Vietnam’s Thermopylae, tức Trận Thermopylae phiên bản Nam Việt.

Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh Sư Đoàn 18 Nam Việt

Điều đáng để ý là, trước đây trong chiến tranh Việt Nam, Sư Đoàn 18 bị mang tiếng là một trong những đơn vị bết bát nhất của quân đội Miền Nam. Điều này nhanh chóng thay đổi vào tháng Ba 1972, sau khi Tướng Đảo, 39 tuổi, được điều về nắm quyền chỉ huy sư đoàn. Với bản tính xông xáo và năng nổ, ông là một trong những sĩ quan xuất sắc nhất của quân đội Nam Việt. Mặc dù với vẻ bề ngoài điển trai và trẻ trung, luôn mang cặp kiếng mát sẫm màu khiến người ngoài có cảm tưởng đây là một tay ăn chơi thứ thiệt (playboy), thuộc giới ăn trên ngồi trốc, nhưng bên trong con người nầy lại mang một ý chí sắt thép và một đầu óc chiến thuật xuất chúng nhất đối với cả hai phe của cuộc chiến.

Tuy trong cương vị một vị tướng nhưng ông không ưa sống trong những lầu son gác tía mà chọn tư dinh là một căn nhà lầu hai tầng khiêm tốn. Trong lúc chiến đấu, ông dành thời gian ở ngoài chiến hào cạnh các binh sĩ thay vì ngồi chỉ huy từ bên trong các công sự kiên cố. Ông bắt các sĩ quan phải luôn cận kề với thuộc cấp, ít nhất dưới mình hai cấp bậc. Đáp lại, thuộc cấp tỏ ra hết sức trung thành và sẵn sàng xả thân vì ông.

Trước khi diễn ra trận đánh ở Xuân Lộc, Tướng Đảo từng tuyên bố với vẻ thách thức trước các phóng viên ngoại quốc : “Tôi cương quyết giữ vững Xuân Lộc. Tôi không cần biết phe Cộng Sản sẽ tung ra bao nhiêu sư đoàn để đánh tôi. Tôi sẽ đánh bẹp tất cả! Thế giới sẽ chứng kiến sức mạnh và tài chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.” ( “I am determined to hold Xuan Loc. I don’t care how many divisions the communist will send against me. I will smash them all! The world shall see the strength and skill of the Army of the Republic of Vietnam.”) (Theo history.net)

Tổng Bí Thư Lê Duẩn như đánh hơi được ngày tàn cận kề của chính quyền Miền Nam căn cứ vào tình trạng rối loạn ở Đà Nẵng, nên hôm 29 tháng Ba, ông gởi tin nhắn cho Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục Miền Nam, chỉ thị cho ông nầy phải “hành động cấp thời, quyết tâm và táo bạo,” bằng cách tạo cho Trần Văn Trà cơ hội mà vị tướng tư lệnh quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam này hằng ao ước. Thật ra đây chỉ là một văn bản đặc trưng của Lê Duẩn, nội dung có tính cách hướng dẫn chiến lược hơn là đưa ra những chi tiết chính xác, hay nói đúng hơn, trong trường hợp này, thật ra là một mệnh lệnh, cho phép mở cuộc tấn công. Dẫu sao, Tướng Trà lợi dụng sự nhập nhằng này của Lê Duẩn, trong khi Chiến Đoàn đang lăn bánh dọc theo Quốc Lộ 1 tiến xuống phía Nam, còn Quân Đoàn 4 thì đang tập trung trong cánh rừng rậm và các đồn điền chuối của tỉnh Long Khánh.

Điều khiến cho Xuân Lộc trở thành mục tiêu để quân CSBV mở cuộc tấn công do ở vị trí chiến lược của nó. Thị xã tọa lạc cách Thủ Đô Sài Gòn ba mươi bảy dặm về hướng đông bắc, kiểm soát Dầu Giây, giao điểm trọng yếu của QL1 với QL 20, hai trong ba con đường có tráng nhựa nối liền Sài Gòn với phần phía đông của Nam Việt. Sau sự sụp đổ của hai quân đoàn I và II, Xuân Lộc bỗng trở thành đốt mắt hết sức quan trọng của tuyến phòng thủ mà quân đội Nam Việt thiết lập để bảo vệ Sài Gòn. Hầu hết giới quan sát cho rằng cơ hội mong manh Nam Việt có thể đối phó với sự bao vây của địch là phải giữ Xuân Lộc. Nếu quân Nam Việt cố thủ được nơi đây, họ có hy vọng tái hợp lại các lực lượng vốn đã bị tả tơi và may ra cứu được đất nước khỏi bị đánh bại. Do ở tầm quan trọng ấy mà Xuân Lộc không mấy chốc trở thành địa điểm của các trận giao chiến ác liệt nhất trong cuộc tổng tấn công năm 1975.

Tướng Hoàng Cầm, tư lệnh Quân Đoàn 4 CSBV

Sau cuộc họp với Tướng Trà vào hôm 2 tháng Tư, Hoàng Cầm, tư lệnh Quân Đoàn 4 cùng những người khác trở lại bộ chỉ huy Quân đoàn 4 đặt gần cầu La Ngà, nằm trên QL 20, nơi diễn ra trận đánh hôm 18 tháng Ba. Đến hôm 4 tháng Tư, Tướng Cầm ra lệnh cho Sư Đoàn 7, vốn đang đóng gần Đà Lạt, lập tức di chuyển xuống hướng Nam, về phía Xuân Lộc. Với áp lực phải khẩn trương động binh của Tướng Trà và với chỉ năm ngày trước khi mở màn cuộc tấn công, Tướng Cầm quyết định áp dụng kế hoạch chiến thuật đơn giản nhất, đó là tấn công trực diện vào thủ phủ tỉnh Long Khánh. Chiến lược của kế hoạch là “sử dụng một phần các lực lượng bộ binh của Quân Đoàn, phối hợp với tất cả trọng pháo và chiến xa của Quân Đoàn, tung ra cuộc tấn công trực diện vào Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh và Sư Đoàn 18. Nếu địch bị đánh tan, chúng ta sẽ nhanh chóng chiếm lấy Xuân Lộc. Sư Đoàn 7 được giao sứ mạng mở mũi tấn công chính từ hướng đông đánh chiếm bộ tư lệnh Sư Đoàn 18. Sư Đoàn 341 chịu trách nhiệm thực hiện mũi tiến công thứ nhì, từ hướng bắc đánh chiếm Bộ chỉ huy Tỉnh Long Khánh cùng những mục tiêu khác trong thành phố.”

Tấn công trực diện là một chọn lựa kỳ quặc đối với Tướng Cầm bởi ông vừa chứng kiến sự thất bại của kế hoạch chiến thuật tương tự đã từng áp dụng ở Chơn Thành. Trong hồi ký của mình, có đoạn ông viết : “Rõ ràng chúng ta đã giữ thế mạnh ở đó (Chơn Thành) nhưng chúng ta đã không vận dụng các lực lượng đúng mức trong cuộc tấn công này. Điều quan trọng là chúng ta đã đánh giá địch quá thấp và rằng chúng ta đã chuẩn bị cho cuộc tấn công một cách quá qua loa. Nhầm lẫn này về sau có thể khiến chúng ta bị thất bại, không hoàn tất được sứ mệnh, hoặc khiến chúng ta phải trả giá quá cao mới đạt được mục tiêu.” Tướng Cầm cảm thấy điều tương tự ở Xuân Lộc, rằng việc mở cuộc tấn công vào lúc này là quá muộn màng, vì quân Nam Việt đã chuẩn bị cho sự phòng thủ của họ. Ông cũng quan ngại về tình trạng của Sư Đoàn 7, vốn đang mệt mõi do đã chiến đấu liên tục. Tuy nhiên bởi lý do không thể giải thích nào đó mà ông đã không né tránh cái kế hoạch tấn công trực diện ấy. Có lẽ ông hy vọng quân lính Miền Nam do quá khiếp sợ mà sẽ chạy tán loạn ngay sau khi nghe loạt súng đầu tiên của quân Giải Phóng.

Sư Đoàn 7 do còn đang ở quá xa không thể tổ chức thám sát trước, nhưng Sư Đoàn 341 thì đóng gần bên nên có được sự phân tích hoàn toàn về khu vực tấn công. Bước đầu tiên họ cho các cấp chỉ huy gặp các cán bộ đảng ở địa phương, thảo luận với nhau về địa thế, những ngữ cảnh có thể gặp phải khi mở cuộc tấn công. Họ đồng ý rằng các du kích địa phương sẽ đóng vai trò dẫn đường cho các đơn vị tấn công. Theo biên sử của Sư Đoàn 341, sau cuộc họp, “nhóm cán bộ được các tổ trinh sát của chúng ta hướng dẫn đến chu vi hàng rào bao quanh thị xã. Các toán tuyển chọn của lực lượng võ trang địa phương hướng dẫn chiến sĩ trinh sát cấp sư đoàn và trung đoàn của chúng ta đến gần những vị trí quân sự khác nhau trong thị xã. Trinh sát trưởng sư đoàn Lê Anh Thiện đến thám sát tư dinh của tỉnh trưởng. Lực lượng trinh sát kê ra vị trí các mục tiêu để tấn công, và những điểm đặc biệt nơi chu vi phòng thủ của địch dễ bị chọc thủng, đồng thời xác định sơ đồ của vòng rào kẽm gai, rào chắn và các chướng ngại. Vào ngày 5 tháng Tư, các tổ trinh sát của chúng ta dò thám lần cuối suốt chu vi vòng rào. Địch tiếp tục hoạt động bình thường bên trong thị xã, chứng tỏ rằng họ không hề hay biết gì đến cuộc hành quân của chúng ta. Địch không hề biết rằng trong suốt tuần lễ các chiến sĩ trinh sát chúng ta đang ẩn mình để quan sát và đánh dấu mục tiêu tấn công.”

Sau khi thực hiện cuộc thám sát ngỏ vào hướng tây bắc của Xuân Lộc và khu vực phụ cận thị xã, vào hôm 6 tháng Tư, các cấp chỉ huy Sư Đoàn 341 họp lại để bàn thảo kế hoạch tấn công đồng thời chuyển kế hoạch lên Quân Đoàn 4 chờ chuẩn thuận. Quân Đoàn đồng ý, và các sứ mệnh sau đây được phân ra : Trung Đoàn 266 sẽ tấn công các mục tiêu trong thị xã trong khi Trung Đoàn 270 sẽ đánh ở Kiêm Tân và Núi Thị, nơi địch đặt một tiểu đoàn pháo binh, một trung tâm truyền tin, và Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 43. Trung Đoàn 273 ở lại với Sư Đoàn 9. Hai trung đoàn 33 và 274 của Sư Đoàn 6 sẽ bao vây mặt nam của thị xã và tấn công giao lộ Dầu Giây cùng nhiều điểm quan trọng dọc theo QL 1 ở mặt tây của Xuân Lộc.

Trong khi Sư Đoàn 7 được giao phó trọng trách chính của cuộc tấn công, đơn vị này phải di chuyển khoảng cách một trăm dặm từ tỉnh Lâm Đồng, khiến mãi đến ngày 7 tháng Tư họ mới đến được điểm tập kết. Họ được lệnh tiêu diệt Trung Đoàn 48 và giải phóng giao điểm của Quốc Lộ 1 và 2 tại ấp Tân Phong, phía nam Xuân Lộc. Trong khi ban tham mưu Sư Đoàn 7 vừa bắt đầu thảo kế hoạch tấn công thì đột nhiên nhận được lệnh thay đổi. Sư Đoàn phải giải phóng thị xã trước rồi mới tập trung vào việc tiêu diệt Trung Đoàn 48. Với không đầy một ngày để triển khai kế hoạch tấn công mới, Sư Đoàn 7 quyết định rằng “Trung Đoàn 165 sẽ dẫn đầu mũi tấn công chính đánh vào căn cứ hậu cần của Sư Đoàn 18 và trạm chỉ huy nằm ở phía đông bắc thị xã (và hậu trạm của Trung Đoàn 52.) … Trung Đoàn 209 sẽ giải phóng QL 1 từ Suối Cát (một thôn nhỏ nằm cách Xuân Lộc chừng năm dặm về hướng đông.) đến giao điểm Tân Phong, đánh ngược lên thị xã từ hướng nam, rồi nằm chờ để tấn công viện binh của địch. Trung Đoàn 141 sẽ phục vụ như là một lực lượng trừ bị.”

(vi.wikipedia.org)

Quân Đoàn 4 dời bộ chỉ huy sang một vị trí nằm ở hướng đông bắc Xuân Lộc, điều hợp hỏa lực pháo binh cho mọi đơn vị, đồng thời thiết lập đường tiếp tế cho ba đơn vị tấn công chính. Quân đoàn cũng gởi một bộ chỉ huy tiền phương dưới sự chỉ đạo của Tư lệnh phó Quân Đoàn Bùi Cát Vũ đến Núi Chứa Chan ở phía đông thị xã để giám sát cuộc tấn công. Giờ H được định vào lúc 5:30 sáng ngày 9 tháng Tư. Nếu CSBV tấn công Xuân Lộc mà gây được một cuộc lui binh khác của quân đội Miền Nam, thì sẽ không còn gì nằm chắn giữa Quân Đoàn 4 với Sài Gòn, ngoại trừ Lữ Đoàn 1 Dù. Họ dự trù sẽ có cuộc hoảng loạn đối với hằng ngàn người Mỹ và các đồng minh của Nam Việt, các thợ thuyền công chức và bạn bè họ trong thành phố thiếu phòng ngự.

Tuy nhiên, Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh Sư Đoàn 18, đang chờ cuộc tấn công đó của quân CSBV.

(Xem tiếp kỳ sau)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 13238)
ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên
06 Tháng Sáu 2011(Xem: 13263)
Tôi thật nể phục một anh trung niên người miền Trung khi anh ta đặt câu hỏi cho những anh công an: “Nếu chiến tranh xảy ra, ai sẽ là người cầm súng đánh kẻ thù? Chúng tôi hay các anh? Để bảo vệ ai? Bảo vệ con tôi, và con của các anh nữa!”
06 Tháng Sáu 2011(Xem: 12055)
Việt Nam phải trả một cái giá quá đắt cho sự thống nhất. Cả nước rơi vào vùng ảnh hưởng của cộng sản, phát triễn đất nước theo một con đường mà khởi tổ ra nó là ông trùm số một Liên Xô đã rơi vào khủng hoảng và tự sụp đổ.
04 Tháng Sáu 2011(Xem: 13037)
HỠI THANH NIÊN ƠI! HÃY ANH HÙNG XỨNG DANH CON CHÁU VUA QUANG TRUNG ĐỨNG THẲNG NGƯỚC CAO TA CÙNG BƯỚC CON CHÁU QUANG TRUNG SỐNG UY HÙNG!
28 Tháng Năm 2011(Xem: 26739)
"Vấn đề giáo dục con cái không phải là một sớm, một chiều và sự hy sinh vô điều kiện của bố mẹ là điều cần thiết. Tôi giải thích cho các cháu tại sao bố mẹ phải bỏ xứ ra đi. Đất nước Hoa kỳ này đã cưu mang chúng ta, chúng ta cũng nên sống với tinh thần phục vụ cho tha nhân"
19 Tháng Năm 2011(Xem: 14073)
Kính mong các bác, các chú, là những người đã và đang phục vụ cho đảng và nhà nước Việt Nam và những người vẫn khư khư cho rằng chiến tranh Việt Nam là cần thiết để “giải phóng miền Nam” thoát khỏi sự “kìm kẹp của Mỹ, Ngụy” v.v giải thích giùm:
11 Tháng Năm 2011(Xem: 14455)
Tưởng theo cách mạng làm được nên vương nên tướng gì chứ về nuôi heo nái vẫn không đủ sống thì theo cách mạng làm con chó gì. Khốn khổ khốn nạn cho cậu phi công Trần văn On là vậy
08 Tháng Năm 2011(Xem: 13422)
Các vị lão thành cách mạng, những người trực tiếp trong guồng máy ĐCSVN vì lương tâm biết thốt lên lời nói tạ tội với đồng bào quốc dân,can đảm thừa nhận những lỗi lầm, anh em VNCH với lòng vị tha nhân ái sẵn sàng vì tình thương cùng bắt tay nhau để có một mẫu số chung trong việc thành lập một thể chế chính trị trong sáng
08 Tháng Năm 2011(Xem: 12430)
Đừng tự hào vì nước Việt Nam nghèo nhưng có lắm người giỏi. Hãy tự hỏi vì sao lắm người giỏi mà Việt Nam vẫn nghèo ?
05 Tháng Năm 2011(Xem: 13126)
Bùi Chát tên thật là Bùi Quang Viễn sinh năm 1979 tại Hố Nai, Biên Hòa trong một gia đình công giáo gốc di cư. Anh tốt nghiệp ngành Văn học, khoa Ngữ văn – Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM năm 2001. Từ đó sống ở Sài Gòn.
30 Tháng Tư 2011(Xem: 12382)
Thử hỏi nếu không có lá cờ vàng, thì ta nói gì với con, cháu và thế hệ tiếp nối khi ta qua đây. Ta nói với con ta, là người Việt Nam phải biết yêu quê hương và bảo vệ truyền thống dân tộc. Cháu sẽ hỏi cái gì tượng trưng cho quê hương
23 Tháng Tư 2011(Xem: 12450)
Tôi có thể nói một cách thành thật rằng nếu Chính phủ Mỹ không phản bội chúng tôi và không đâm sau lưng chúng tôi, người dân Việt Nam sẽ cảm thấy rất biết ơn.
21 Tháng Tư 2011(Xem: 12718)
Viết với tất cả tâm thành để cho lớp trẻ sau này còn biết đến những hành vi tàn ác, bất nhân của những kẻ đã từng gieo rắc tang thương, máu lệ cho đồng bào vô tội; hầu cho họ biết đường mà tránh xa phuờng lục lâm, tặc phỉ, để khỏi rơi xuống hố sâu của tội ác. Bởi đó, chính là lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút.
19 Tháng Tư 2011(Xem: 13639)
giới thiệu cùng quý vị và các bạn bài thơ Bài Thơ Của Đêm dài trên 100 câu của con gái một vị Đại tá quân đội VNCH. Khi Saigon xụp đổ tuổi cô bé mới 13. Bài thơ được viết ra sau 5 năm miền Nam “giải phóng”, cô bé đã là người thiếu nữ 18, lòng trĩu nặng ưu tư .
17 Tháng Tư 2011(Xem: 14080)
Để tướng nhớ các Anh Hùng thà tử tiết chứ không đầu hàng giặc ! một lịch sử quân đội có 1 không 2 trên thế giới .Chúng ta dành một phút mặc niệm .!!! nhân ngày tháng tư đen .
13 Tháng Tư 2011(Xem: 13742)
Bạo lực là sự đe dọa dùng sức mạnh để tước đi sinh mạng, hành hạ, đọa đày thể xác nhằm làm tê liệt ý chí phản kháng của đối thủ. Các thể chế độc tài luôn dùng bạo lực làm công cụ để tự vệ trước sự phản kháng của cộng đồng bị trị. Và đây là loại công cụ mà loài thú hoang dã cũng đã, đang và sẽ sử dụng để tồn tại.
13 Tháng Tư 2011(Xem: 18447)
Hỡi ai thương nhớ quê hương Xin nghe tôi kể chuyện buồn tháng Tư Tháng Tư, trời đất mây mù Lệnh hàng, buông súng, thiên thu còn buồn!
10 Tháng Tư 2011(Xem: 13587)
Sống là sống với bạn bè. Không có bạn bè, đời sống chỉ là cành cây khô. Tôi có rất nhiều bạn: bạn học cùng lớp, bạn văn thơ, bạn đồng nghiệp, bạn trong quân ngũ…
09 Tháng Tư 2011(Xem: 13660)
Tao với mầy cũng cùng chung chạn tuổi Cùng sinh ra trên mãnh đất miền Nam Không họ hàng cũng chung làng chung xóm Vì loạn ly mà trở mặt lầm than
16 Tháng Ba 2011(Xem: 13008)
Từng làm cả thế giới phải trầm trồ thán phục về cuộc “Minh Trị duy tân” hay những bước tiến thần kỳ kể từ sau Thế chiến thứ 2, giờ đây Nhật Bản lại khiến người ta ngạc nhiên về tính kỷ luật phi thường, bất chấp cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 12263)
Hãy cùng tôi tích cực dọn đường cho sự thay đổi của Việt Nam. Vì chính chúng ta, vì Việt Nam, để không còn nỗi nhục nhược tiểu,
25 Tháng Hai 2011(Xem: 13302)
“Kinh hoàng trước hành động bạo lực của chính quyền Gadhafi, đã đem trực thăng võ trang và máy bay quân sự oanh kích thường dân”. Hội Đồng Bảo An có thẩm quyền đưa ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ dân lành.
22 Tháng Hai 2011(Xem: 13377)
Trong bài diễn văn về Tự do internet tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ ngày 15/2, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đề cập đến trường hợp các bloggers tại Việt Nam bị đàn áp chỉ vì họ dám cất tiếng nói cho lẽ phải
21 Tháng Hai 2011(Xem: 16484)
Trung cộng nhà cầm quyền Bắc Kinh thình lình điều quân đến vây kín khu vực trước một tiệm ăn "Mc Donald" cũng tại thủ đô Bắc Kinh, ngay sau khi một sinh viên 25 tuổi có tên là Liu Xiaobai đặt một cánh hoa lài màu trắng trong một chậu hoa trước cổng tiệm ăn này.
19 Tháng Hai 2011(Xem: 13219)
Chế độ này tồn tại là dựa trên sự sợ hãi của người dân. Họ muốn mọi người sợ hãi. Nếu anh có thể phá vỡ rào cản tâm lý đó, chắc chắn anh có thể làm một cuộc cách mạng
18 Tháng Hai 2011(Xem: 13229)
Hỡi ai cùng khát vọng tự do, Vá đi thôi dãy sơn hà rách nát! Khiêng lên vai mảnh tổ quốc điêu linh, Đứng lên đi cho đất mẹ phục sinh!
13 Tháng Hai 2011(Xem: 13452)
Cách mạng dân chủ tại Việt Nam nay mai chẳng những sẽ không có tiếng súng, không có giết chóc, không có cốt nhục tương tàn mà còn diễn ra rất nhanh chóng, bởi vì đại đa số người Việt đang bùng cháy trong lòng một ao ước giống nhau là mong được thấy quê hương hồi sinh và thăng tiến.
11 Tháng Hai 2011(Xem: 11918)
Trong trường hợp Việt Nam một cuộc cách mạng cũng sẽ chỉ xảy ra khi đồng bào chúng ta, đồng lòng, đồng tâm đóng góp công của, tài lực, trí dũng để cùng đứng dậy cùng hưởng Tự Do.
07 Tháng Hai 2011(Xem: 12961)
Đồng ý rằng trong cuộc sống mới tại quê hương mới, mọi người đều cần có thời gian thư giản sau những ngày làm lụng mệt nhọc, nhưng bên cạnh những cuộc vui chơi thư giản, xin đừng quên mình là cựu quân nhân, đừng quên mình đã từng mang trên người 6 chữ vàng TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM.
05 Tháng Hai 2011(Xem: 14110)
Không, anh Phan Văn Tuấn ơi, anh phải can đảm để sống và nhớ lại những gì anh đã trải qua, không phải riêng để cho những bà con xứ Huế, cho đồng bào mình, mà cả nhân loại cần có những nhân chứng như anh, để nói lên sự độc ác của con người, trong đó có sự độc ác từ bản chất, không thể tha thứ được của những con người Cộng Sản, mà ngày nay chế độ này đang còn ngự trị, làm tình làm tội cả dân tộc của chúng ta
02 Tháng Hai 2011(Xem: 12961)
Cuộc cách mạng ở Ai Cập bùng nổ vì người dân không chịu sống mãi trong nhục nhã. Với dân số 84 triệu người tương đương với Việt Nam, lợi tức theo đầu người là 5,650 đô la, cao gấp hai lần người Việt Nam,
13 Tháng Giêng 2011(Xem: 13343)
Quyền tự do phát biểu là cơ sở của nhân quyền, là nguyên uỷ của nhân tính và là mẹ của sự thật. Cấm đoán tự do ngôn luận là giày xéo lên quyền con người, bóp nghẹt nhân tính, và trấn áp sự thật.Tôi không thấy mình có tội gì khi sử dụng quyền tự do phát biểu hiến định, để làm tròn trách vị công dân của mình. Dẫu có bị kết tội vì đã làm thế, tôi cũng chẳng than phiền điều gì cả. Lưu Hiểu Ba
08 Tháng Giêng 2011(Xem: 12673)
Đau đớn thay những linh hồn cháy lửa Suốt đêm ngày tắm rửa với mồ hôi Với cao tay quờ quạng chút hơi người Miệng gào thét những âm thanh khiếp đảm
05 Tháng Giêng 2011(Xem: 32798)
Muộn còn hơn không! Quốc hội Liên bang Nga (Duma) đã thông qua một nghị quyết về vụ thảm sát Katyn. “Mục tiêu của chúng tôi là loại bỏ sự dối trá về Katyn” –
05 Tháng Giêng 2011(Xem: 18927)
Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưới cuộc đời
02 Tháng Giêng 2011(Xem: 13684)
Thương quê hương, bao lần tôi bật khóc Thấy lương dân trong kiếp sống khốn cùng Thương dân hiền cam chịu kiếp lao lung Khổ đến nổi đem con mình đi bán!
09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 14011)
Được sinh ra ở bến xe, trên máy bay, trong công viên, là những hoàn cảnh bất ngờ thuộc loại chuyện lạ bốn phương. Nhưng có một cô gái Việt Nam ra đời trên một chiến hạm.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 14760)
Khi người ta gọi bác tôi, ba tôi và anh tôi là “giặc” thì tôi vẫn cứ tự hào về họ, những người đàn ông Việt Nam đúng nghĩa! Khi người ta gọi họ là “ngụy” thì tôi vẫn vô cùng kính trọng và yêu thương họ!
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 15014)
Tôi tự nghĩ những tâm tư của tôi sau đây có thể là đại diện tiếng nói chung của sinh viên và những người trẻ đang sống trong xã hội Việt Nam hôm nay
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 15584)
cho đến ngày hôm nay nước Mỹ cũng không có ngày nào gọi là ngày kỷ niện ăn mừng chiến thắng miền nam cả. Lá cờ của phe miền nam vẫn được treo ở các toà đô chính ở tiểu bang miền nam
10 Tháng Mười 2010(Xem: 16485)
Con ngựa già một đời Chưa thấy được ngày vui Mắt mỏi mòn trông đợi Những mầm cỏ xanh tươi.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 16065)
Người bạn trẻ hãy cùng chúng tôi giữ thơm cho quê mẹ