10:25 SA
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

GẶP LẠI BẠN CŨ Đỗ Thái Nhiên

10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 13565)

 Sống là sống với bạn bè. Không có bạn bè, đời sống chỉ là cành cây khô. Tôi có rất nhiều bạn: bạn học cùng lớp, bạn văn thơ, bạn đồng nghiệp, bạn trong quân ngũ… Với bài viết này, tôi chỉ muốn nói tới hai người bạn đặc biệt. Đó là các anh Nguyễn Đăng Trừng và Lê Hiếu Đằng. Trừng, Đằng và tôi cùng học chung suốt bảy năm tại trường trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Thời gian sau, chúng tôi lại hội ngộ ở nhiều giảng đường khác nhau của Đại Học Luật Khoa, Saigon.

 

 Tháng 06/1967 tôi hoàn tất học trình ban Cử Nhân Luật và bắt đầu làm việc trong hệ thống tòa án, chế độ VNCH. Chiến trận Mậu Thân 1968 đã cuốn hút Trừng và Đằng vào hoạt động tại các mật khu của CSVN. Từ đó, Trừng, Đằng và tôi sống ngăn cách bởi giới tuyến chính trị rõ rệt. Do vậy, chúng tôi xa nhau. Đây là lần biệt ly thứ nhất.

 

 Biến cố 30/04/1975 tạo cơ hội để Trừng và Đằng bước lên sân khấu chính trị Việt Nam như những quan chức nhiều triển vọng của chế độ mới, còn được đảng Cộng Sản gọi là “chế độ cách mạng”. Dưới mắt nhìn của tôi, 30/04/75 là một thất trận đau buồn của tự do dân chủ. Tôi chia buồn với người bạn tự do dân chủ của tôi bằng những hoạt động bị cơ quan công an lên án là “âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng”. Khám Chí Hòa là nơi tôi hoàn toàn tĩnh tâm để đối diện với thực tế rằng: thời chiến tranh Việt Nam, Trừng và Đằng sống kín đáo trong mật khu, tôi là thị dân của thành phố Saigon. Hòa bình trở lại, Trừng và Đằng nghiễm nhiên là hai nhân vật của chế độ mới. Tôi là người tù của chế độ này. Đây là lần biệt ly thứ hai giữa ba cựu học sinh trường trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng.

 

 Tháng 05/1985, từ Cầu Kè-Trà Vinh tôi vượt biên. Tháng 02/1986 tôi có mặt tại Hoa Kỳ. Bây giờ, Trừng và Đằng đang sống vui vẻ và làm việc bận rộn trên quê hương Việt Nam. Tôi là người ly hương miễn cưỡng. Đây là lần biệt ly thứ ba của ba người thuộc thế hệ 1940.

 

 Biệt ly ba lần hay biệt ly nhiều lần hơn nữa, tôi vẫn không bao giờ quên các bạn Quảng Nam của tôi. Trừng, Đằng và tôi chẳng những có chung những ngày niên thiếu dưới mái trường Phan Châu Trinh thân yêu mả chúng tôi còn có chung cả trời Quảng Nam, có chung cả tâm tình Quảng Nam. Thanh âm Quảng Nam bao giờ cũng là một gợi nhớ xoáy tim óc đến Non Nước, Mỹ Sơn, Phước Tường, Thường Đức, Quế Sơn…Vùng “đất cày lên sỏi đá” này lại được vỗ về bởi các sông Thu Bồn, Vu Gia và Hàn Giang . Nhờ vào cử chỉ vỗ về kia, Quảng Nam-Đà Nẵng thừa sức chịu đựng những nóng cháy da, những lạnh nhức xương. Phải chăng cực đoan nóng và cực đoan lạnh đã sản sinh ra “Quảng Nam tính”? Quảng Nam hay cãi bởi vì Quảng Nam thường xuyên hồ nghi: sau lưng mỗi chân lý đều có mật ngọt. Quảng Nam là quê hương của cách mạng bởi vì Quảng Nam căm thù bất công, căm thù tham ô, nhũng lạm. Quảng Nam thích hài hước bởi vì Quảng Nam muốn dùng âm vang của tiếng cười để khỏa lấp niềm đau của kiếp dân sinh cùng khổ… Quảng Nam không chấp nhận vua chúa hà khắc. Quảng Nam không cúi đầu trước độc tài, độc đảng. Quảng Nam ngạo nghễ với Hoàng Diệu, Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh, Phan Khôi và vô số danh nhân lẩy lừng khác… Với lòng ngưỡng vọng vô biên hướng về Quảng-Nam-bướng-bỉnh-nhưng-yêu-nước-thiết-tha, dầu bó gối trong ngục tù Chí Hòa hay sống hiu quạnh trên đất khách quê người, bao giờ tôi cũng ấp ủ trong lòng một ước mơ. Ước mơ mai kia mốt nọ, Quảng-Nam-Trừng và Quảng-Nam-Đằng sẽ làm điều gì đó khiến cho khí phách Quảng Nam bừng bừng sống dậy. Giờ đây, mơ ước kia đã thành hiện thực:

 

 Ngày 02/11/2010, tại nghị trường của quốc hội Viêt Nam, Luật Sư Nguyễn Đăng Trừng, Chủ Tịch Đoàn Luật Sư Saigon kiêm Đại Biểu Quốc Hội đã dõng dạc lên án các loại công ty quốc doanh, ông xác quyết:

 

 “Cách quản trị doanh nghiệp tại các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước hiện nay làm cho các tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước coi vốn nhà nước là tài sản của trời cho, của bá tánh, của thiên hạ và chi tiêu sử dụng thoải mái mà không cần tính toán hiệu quả, giống như một bà nội trợ đi chợ bằng tiền của người khác, mua lung tung, kể cả những thứ không xài cũng mua. Tình trạng này đã xảy ra tai Vinashin. Thủ tướng đã chỉ đạo không được mua tàu đã qua sử dụng, tàu cũ, nhưng Vinashin vẫn mua tàu Hoa Sen, tàu cũ.

 Chính phủ đã dành quá nhiều ưu đãi cho các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, coi doanh nghiệp nhà nước là con chính thức, con trong giá thú, còn các thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân là con ngoài luồng, con nuôi, thậm chí các doanh nghiệp có vốn nhà nước không chỉ coi là con chính thức trong giá thú mà còn coi là quý tử. Con cái mà quá nuông chiều, hư hỏng là chuyện bình thường, dễ hiểu, trách nhiệm đó thuộc về chính phủ, thuộc về thủ tướng không thể thoái thác được”.

 

 Ngày 11/11/2010, trên mạng Bauxite Viêt Nam (boxitvn.net) ông Lê Hiếu Đằng – Luật gia, đương kim Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam – đã cho phổ biến bài viết có tựa đề:

 

“ Kiến nghị dừng khai thác bauxite do các nhà trí thức khởi xướng phải được công bố cho toàn dân và Quốc hội”. Bài này gồm bốn trọng điểm:

 

 Trọng điểm một: Nhắc lại sự việc ông Lê Hiếu Đằng cùng nhiều nhân sĩ và trí thức Việt Nam đã hai lần ký tên vào Kiến nghị dừng khai thác bauxite. Thế nhưng kiến nghị này đã bị giới truyền thông trong nước làm như “không nghe, không thấy, không biết”.

 

 Lê Hiếu Đằng nhận định:

 

 “ Một kiến nghị quan trọng như thế phải được công bố rộng rãi để mọi đại biểu Quốc hội và toàn dân biết. Như thế là cung cấp thông tin đa chiều để các vị đại biểu Quốc hội và nhân dân lựa chọn. Đại biểu và nhân dân phải có điều kiện đối chiếu những luận điểm bênh vực khai thác bauxite của Bộ Công Thương và tập đoàn TKV với những luận điểm phản biện của các trí thức trong kiến nghị để suy nghĩ và rút ra kết luận”. 

 

 Lê Hiếu Đằng nói chuyện với truyền thông:

 

 “ Tôi xin hỏi giới nhà báo nước ta: Tại sao các bạn phải sợ mà không dám đăng tải một kiến nghị có tầm quan yếu đến vân mệnh dân tộc, đã được lưu truyền khá lâu trên mạng, đã được chính thức gửi tới Quốc hội? Như thế có phải các bạn đã từ bỏ cái quyền quan trọng nhất của mình và cũng là yêu cầu cao nhất của nhân dân với các bạn: Thông tin trung thực những gì liên quan đến lợi ích của người dân? Tôi tin rằng tờ báo nào mạnh dạn đăng tải Kiến nghị nói trên sẽ chẳng bị ai bắt tù, ngược lại sẽ được nhân dân quý trọng.”

 

 Trọng điểm hai: Lê Hiếu Đằng viết

 

 “Trong việc xây dựng các nhà máy bauxite, ta thấy nhân công Trung Quốc vào rất đông. Thậm chí có hiện tượng hình thành “làng Trung Quốc” ở Tân Rai. Chúng ta không thể không đặt câu hỏi: Trong số nhân công đó, có bao nhiêu quân nhân mặc áo dân sự? Họ làm gì ở đấy chúng ta có kiểm soát được không?...... Lịch sử quan hệ Việt-Trung buộc chúng ta phải cảnh giác. Bản chất, mưu toan bá quyền của người hàng xóm không hề thay đổi……. Trong khi đó, hình như tinh thần cảnh giác của các vị lãnh đạo lại khá hời hợt, cho nên mới để lọt những chủ trương nguy hiểm như khai thác bauxite, cho thuê rừng đầu nguồn.

 Tại sao có thể như thế? Tôi không sao có thể trả lời được câu hỏi này. Có phải các vị chạy theo lợi ích kinh tế mà quên mối lo an nguy lâu dài của đất nước? Có phải các vị bị chi phối bởi các tập đoàn kinh tế? Đây là lúc các vị phải trả lời rõ ràng để giải tỏa những băn khoăn chính đáng của người dân.”

 

 Trọng điểm ba: Lời kêu gọi.

 

 Lê Hiếu Đằng kêu gọi các đồng chí của ông trong khu chiến cũ:

 

 “Nhân đây tôi cũng xin qua mạng Bauxite Việt Nam để nhắn nhủ những đồng chí đã từng sát cánh chiến đấu với tôi ở nội thành Saigon – Gia Định, các chiến trường Đông Nam Bộ, ven Saigon… Đó là các đồng chí Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Lê Thanh Hải. Mong các đồng chí lên tiếng tranh đấu để ngăn chặn những nguy cơ cho đất nước như Dự án Bauxite và việc cho thuê rừng đầu nguồn nói trên.”

 

 Lê Hiếu Đằng kêu gọi toàn đảng, toàn dân:

 

 “Đã đến lúc tất cả chúng ta, cán bộ, đảng viên, nhân dân, phải có ý kiến, không thể nhân nhượng, không thể dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc. Chúng ta không có gì phải sợ vì chúng ta trong sáng, chúng ta thực tâm yêu nước, thương nòi, chúng ta làm đúng theo luật pháp, hiến pháp.” 

 

 Trọng điểm bốn: Đặt vấn đề, nhận định vấn đề, và giải quyết vấn đề là ba hiểu biết cốt lỏi của khoa học lý luận. Muốn ngăn chặn thảm họa Bauxite và cho thuê rừng đầu nguồn và muôn vàn khó khăn khác của đất nước, vấn đề tiên quyết là người dân phải “không sợ”. Lê Hiếu Đằng tâm sự:

 

 “Bản thân tôi cũng có những lúc hơi e ngại khi cần lên tiếng đấu tranh cho lẽ phải. Những lúc ấy tôi tự nhắc mình: Khi bị tòa án Vùng Ba Chiến Thuật Saigon kết án tử hình vắng mặt, mình vẫn coi khinh, vẫn mỉm cười và dấn thân chiến đấu, thì cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình?”

 

 Lời tâm sự của Lê Hiếu Đằng là một khẳng định sâu sắc rằng : lòng coi khinh là nền tảng căn bản của tâm lý không sợ. Vì vậy muốn không sợ các “đồng chí” của mình thì hãy coi khinh các “đồng chí” ấy. Từ dũng khí không sợ kia, người Việt Nam cần phải làm gì để cứu nước? Trước tiên chúng ta hãy tìm đường hồi sinh nội lực dân tộc.

 

 Ngày 15/11/2010, vẫn trên mạng Bauxite Việt Nam, dưới bài viết: “Dân Chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước”, Lê Hiếu Đằng mô tả bức tranh nội lực dân tộc như sau:

 “Ngày hôm nay hầu như ai cũng thấy đất nước đang phải đối mặt với những thách thức cực kỳ nghiêm trọng về mọi mặt kinh tế, môi sinh, quốc phòng, văn hóa xã hội, giáo dục. Nếu tình hình cứ phát triển như thế này thì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” khó lòng thực hiện.

 Một vấn đề đáng lo hàng đầu đang nổi rõ: sự phân hóa xã hội sâu sắc, những người ăn bám vào tập đoàn kinh tế nhà nước, vào đầu tư công, vào buôn lậu, tham nhũng đang giàu lên rất nhanh trong khi đại đa số nhân dân cực khổ. Thử nhìn thực trạng TPHCM mà coi: Khu đô thị hiện đại sang trọng Phú Mỹ Hưng được coi là đô thị kiểu mẫu cùng với nhiều khu đô thị sang trọng khác, nhưng những ai đang sống ở đó? Trong khi người nông dân gốc gác lâu đời ở những khu vực này bị giải tỏa, hiện đi đâu, sinh sống thế nào, chúng ta có biết không? Và trong khi một bộ phận không nhỏ dân cư thành phố sống thường trực trong cảnh nước ngập, sụp hố trên đường, bất an về đủ thứ tai nạn. Cách làm ăn của chúng ta liệu có khác gì thời kỳ tư bản man rợ: xua đuổi nông dân để chiếm đất, bần cùng hóa một bộ phận dân cư để công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bàn tay long lá của các tập đoàn lợi ích ngày càng thọc sâu vào các chính sách quốc gia. Thật hết sức đáng lo. Lòng dân đang rất bất an, dân không thể tiếp tục tin yêu chế độ, nếu tình hình cứ tiếp tục thế này.”

 

 Đứng trước bức tranh tiêu điều của nội lực dân tộc, Lê Hiếu Đằng dứt khoát nêu bật giải pháp cho Viêt Nam:

 

 “Những vấn đề trên không thể nào giải quyết, nếu không nhanh chóng thực hiện dân chủ thực sự.”

 

 Nhằm hổ trợ cho giải pháp của mình, Lê Hiếu Đằng nhấn mạnh:

 

 “Đảng Cộng Sản phải nhận rõ vấn đề để chủ động chuyển đổi thể chế chính trị phù hợp với tình hình mới. Hãy nhìn sang Trung Quốc, ngay thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã công khai cảnh báo nguy cơ của nước này, nếu không cải cách chính trị để dân chủ hóa xã hội.”

 

 Một mặt kêu gọi đảng CSVN hãy “chủ động chuyển đổi thể chế chính trị”, mặt khác, Lê Hiếu Đằng vẫn nghiêm chỉnh thuyết phục người dân:

 

 “Toàn dân không thể thụ động ngồi chờ chính quyền tự thay đổi. Trong đời hoạt động của mình, tôi luôn được dạy rằng: Không có người cai trị nào tự nguyện từ bỏ quyền lực, ghế ngồi của mình. Dân chủ chỉ có được qua đấu tranh. Đấu tranh mà không phá vỡ sự ổn định xã hội. Đó là bài toán phải giải quyết, nhưng quyết không thể nhân danh ổn định mà kìm hãm cuộc đấu tranh để xây dựng nền dân chủ.”

 

 Dân chủ không phải là một ngôi nhà bằng gạch. Dân chủ phải được xây dựng bằng tim và bằng óc. Vì vậy cuộc đấu tranh cho dân chủ cần có sự hợp tác gắn bó giữa người dân và giới trí thức. Nghĩ về giới trí thức, Lê Hiếu Đằng viết:

 

 “ Nhân tố quan trọng nhất trong việc hình thành xã hội dân sự là vai trò đầu tàu của trí thức. Phan Châu Trinh đã nói đến nhiệm vụ “Chấn dân khí” của trí thức. Bao giờ cũng vậy, người trí thức là người đặt lại nhiều cơ bản của xã hội. Người trí thức là người vạch đường cho xã hội tiến lên. Vì thế bây giờ, người trí thức không thể thụ động ngồi chờ, mà phải chủ động tiến lên và hành động cho nền dân chủ.”

 

 Bài viết này đã ghi lại nguyên văn và chi tiết hầu hết những phát biểu của Nguyễn Đăng Trừng và Lê Hiếu Đằng về hiện tình Việt Nam và giải pháp thích nghi dành cho hiện tình vừa kể. Sự trích dẫn như vậy có chủ ý phản ánh trọn vẹn sự thực rằng: Nếu Nguyễn Đăng Trừng phát pháo đòi hỏi dân chủ hóa trong sinh hoạt kinh tế tại Việt Nam thì Lê Hiếu Đằng tiến xa hơn bằng cách kêu gọi mọi người Việt Nam, mọi thành phần Việt Nam hãy dũng cảm đứng lên đấu-tranh-triệt-để-và-toàn-diện cho một Việt Nam dân chủ. Những đòi hỏi và kêu gọi vừa kể bao gồm các nhận định chính xác, không khoan nhượng nhưng chừng mực, kèm theo đó là phần phương pháp luận khả thi. Hơn thế nữa, nhằm tạo khí thế cho phương pháp luận, Lê Hiếu Đằng hiên ngang hạ bút:

 

 “Toàn dân không thể thụ động ngồi chờ chính quyền tự thay đổi…. Không có người cai trị nào tự nguyện từ bỏ quyền lực, ghế ngồi của mình. Dân chủ chỉ có được qua đấu tranh!” (Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước. Lê Hiếu Đằng)

 

 Tuy nhiên, muốn đấu tranh người dân phải “không sợ”. Lê Hiếu Đằng khẳng định không do dự:

 

 “Mà tại sao chúng ta phải sợ? Những người phải sợ là những người đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân. Chắc chắn họ sẽ bị nhân dân chối bỏ.” (LHĐ)

 

 Câu chuyện ba lần biệt ly của ba cựu học sinh Phan Châu Trinh-Đà Nẵng so chiếu với những nổ lực đấu tranh cho dân chủ của Nguyễn Đăng Trừng và Lê Hiếu Đằng ngày nay đã nêu bật chân lý rằng: dầu trôi dạt vào nhiều môi trường chính trị khác nhau, ba chúng tôi vẫn ấp ủ trong lòng lời dạy “Chấn Dân Khí” của nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Dân khí là khí phách làm dân.  Khí phách kia không cho phép người dân quì gối cúi đầu trước cảnh đất nước bị tàn phá bởi ngoại xâm Bắc Phương với sự tán trợ của nhà đương quyền. Khí phách kia ngày đêm hối thúc toàn dân hãy đứng dậy… Và Nguyễn Đăng Trừng – Lê Hiếu Đằng đã đứng dậy… Và ba chúng tôi đã gặp lại nhau. Gặp lại ở đây không có nghĩa là Trừng và Đằng theo tôi hay ngược lại. Gặp lại ở đây chỉ có nghĩa là: Trong hiện tình của đất nước, người Việt Nam không có chọn lựa nào khác hơn là hãy cùng nhau đi chung một con đường. Con đường của khí phách làm người Việt Nam. Con đường của tự do dân chủ. Tự do dân chủ là xu thế chung của lịch sử loài người. Đó là công lý vĩnh hằng./.

 

ĐỖ THÁI NHIÊN

____________________

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Tư 2012(Xem: 14012)
Trong trường hợp đó, quý dân trong nước hãy ráng chịu còng lưng, bịt mồm, bịt tai, bịt luôn cả mắt vài thế hệ nữa, vài thập niên nữa, cho tới khi quyết tâm nổi dậy một lần.
26 Tháng Hai 2012(Xem: 15005)
Ai có ngờ một nhà khoa học đang làm việc cho một phòng thí nghiệm nguyên tử nổi tiếng ở Mỹ xuất thân là một người đạp xích lô ở bến xe Tuy Hòa. Điều kỳ diệu ấy đã xảy ra đối với Tiến sĩ Võ Tá Đức thì cũng có thể xảy ra với các bạn, nhất là các bạn trẻ nghèo khó tại Việt Nam,
24 Tháng Hai 2012(Xem: 14990)
Hai trăm ba mươi sáu năm trước, ông Thomas Jefferson đã viết bản tuyên ngôn độc lập và góp phần vào việc soạn bản hiến pháp Hoa Kỳ. Nhà chính trị gia lỗi lạc với tư tưởng cấp tiến và văn tài xuất sắc đã từng viết nên những hàng chữ lịch sử : “Con người sinh ra bình đẳng.” “Con người có quyền mưu cầu hạnh phúc” và đặc biệt với 3 chữ mở đầu của hiến pháp : “We the People …
15 Tháng Hai 2012(Xem: 14206)
Những uất hận hôm nay có làm chúng ta đau xót ngậm ngùi? Nếu chúng ta thờ ơ, vô cảm thì một ngày không xa VN sẽ không còn tên gọi trên thế giới như những nốt nhạc Việt Khang đã viết: Khi thế giới này đã không còn Việt nam
13 Tháng Hai 2012(Xem: 15223)
Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng “đánh Tây, đuổi Mỹ” – cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa – thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mại trọng yếu của Sàigòn.
08 Tháng Hai 2012(Xem: 15553)
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?”
07 Tháng Hai 2012(Xem: 16719)
“Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi.” Câu nói khí khái đó của Trần Bình Trọng chúng ta ai mà không biết khi còn ngồi ở ghế học đường.
06 Tháng Hai 2012(Xem: 14667)
Câu hỏi nơi đây là, bao giờ các lãnh tụ CSVN thực tâm chuyển giao quyền lực cho dân, dù là theo một lộ trình dè dặt như Miến Điện, để có thể hòa giải dân tộc và để bản thân họ sẽ hạ cánh an toàn?
02 Tháng Hai 2012(Xem: 13565)
Chúng con xin cám ơn cha mẹ đã cho con khối óc chắp cánh bay lên những vì sao cao nhất, và nhận thức được sự giẫy chết của cnxh thay vì chủ nghĩa tư bản như người ta nói. Cha mẹ đã dậy chúng con biết thế nào là dân chủ thực sự khi cho phép chúng con nói lên những điều khiến cha mẹ lo nhiều, sợ hãi nhiều,
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 15210)
Vì sao một dân tộc từng là cường quốc Đông Nam Á thời Trịnh Nguyễn, đã đánh tan đạo quân xâm lược của nhà Đại Thanh vào thời cực thịnh của họ, mà lại lụn bại dần và bị Trung Quốc uy hiếp ngoài biển lẫn bên trong như ngày nay? Người ta nói chuyện dân trí thấp kém, còn dân khí thấp hèn thì tại ai?
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 13852)
Một nhà quan sát ngoại quốc thường xuyên gặp lãnh đạo đối lập Miến Điện nhận xét, từ vị trí là một biểu tượng, bà Aung San Suu Kyi đã chuyển đổi thành một chính trị gia và ở cương vị này, giống như các cựu tướng lãnh hiện trong chính quyền, bà cũng đang trong quá trình «vừa học vừa làm».
05 Tháng Giêng 2012(Xem: 14642)
Việt Cộng! Chỉ hai tiếng thôi, nhưng sao thiên hạ hoảng hốt, kinh hoàng khi nghe đến nó. Năm 1954, gần một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì hai tiếng này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để chạy vô miền Nam xa lắc xa lơ
03 Tháng Giêng 2012(Xem: 13718)
tôi vẫn có thể cảm nhận những điều anh đã chia sẻ trong quyển sách về những năm tháng đó, vì dẫu là năm 1975 hay mười năm, hai mươi năm sau hay cho đến ngày hôm nay, bản chất của con người cộng sản vẫn không thay đổi, có chăng là sự tráo trở ngày càng tinh vi hơn.
29 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14534)
Hay như con trai ông Nguyễn Tấn Dũng, tiến sĩ công chánh, du học xong chắc chắn phải về nước, đã sẵn có thế lực để “củng cố đời con,” bây giờ đã có chức thứ trưởng. Những trường hợp như vậy thì đâu cần ở lại ngoại quốc.
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14991)
trong khi tôi đứng trong khối tự do nhưng tôi lại cũng là người Việt như em. Tai tôi nghe văng vẳng tiếng nhạc của trường đại học Đức giúp cho tôi vững tâm bền chí, trong khi phút tâm tình ngắn ngủi với cậu du sinh từ Việt nam sang làm cho tôi hoang mang không có lối thoát
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 15929)
Khi người ta gọi họ là “ngụy” thì tôi vẫn vô cùng kính trọng và yêu thương họ! Bản chất không nằm ở tên gọi và lịch sử cũng không thuộc về kẻ chiến thắng! Tôi sẽ ngẩng cao đầu vì là cháu, con và em của họ!”
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13068)
Cộng Sản là một chủ nghĩa khát máu với chủ trương bao lực cách mạng. Người CS cuồng tín quen thanh toán, giết người, chúng không chỉ tàn ác với người mà chúng cho là kẻ thù, chúng tàn ác ngay với cả chính đồng chí của chúng.
05 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14734)
Nhưng có một tấm gương từ nước Nhật mà hôm nay những người CSVN phải cần soi rọi, tự vấn lương tri để phải biết chủ nghĩa CS đã tàn bạo nhẫn tâm với đồng bào, vô trách nhiệm với quê hương mình trước đây là lớn lao như thế nào
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 15649)
Tôi quan niệm học trò cũng như con mình và vẫn bảo lưu ý nghĩ này vì với tụi nhỏ, sự quấn quýt của chúng trong những dịp lễ lạc hay trước khi nghỉ hè hay vào lúc tựu trường không thể cho tôi cảm giác nào khác hơn.
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 15709)
tôi chỉ xin nhắc lại là mỗi con, mỗi cháu phải cố gắng hết sức mình để mà đền đáp cái ân sâu nghĩa nặng mà đất nước dân tộc đã chăm lo săn sóc cho mình từ thuở sơ sinh cho đến ngày trưởng thành hiện nay
04 Tháng Mười Một 2011(Xem: 16240)
Thời gian sau, chính quyền địa phương đi kiểm tra bắt tháo ra, ném xuống đất rồi họ lấy chân đạp lên !” Người chết vẫn bị khinh miệt ! Điều này đau, nhưng không đau bằng 48 năm rồi, mà vẫn có những người chấp nhận mình “mù”, không tự tìm sự thật để rồi hành xử không hơn gì loài vật.
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 14853)
Câu hỏi đặt ra là nếu một ngày nào đó TQ, VN thay đổi, trở thành những quốc gia dân chủ, tự do, xã hội công bằng văn minh, con người và cả chính quyền mới thời hậu cộng sản sẽ phải mất bao nhiêu năm để cải tạo não trạng chung của xã hội?
26 Tháng Mười 2011(Xem: 16237)
Nhưng chẳng thà để lại một chút tiếc nuối cho nhau còn hơn là cứ kéo dài về sau bằng những bài viết không thật với lòng mình thì cũng phụ lòng các bạn phải không ạ?
24 Tháng Mười 2011(Xem: 13988)
Những người lính không còn ai nhớ đến, không đài liệt sĩ cũng không bức tường đen, và cũng không chắc còn được một tấm bia trên phần mộ
17 Tháng Mười 2011(Xem: 15754)
Bốn trời khói lửa, cơn đồng thiếp Chị chết, phong thư chị vẫn cầm Máu chị đỏ dần trăm nét chữ Hỡi người giết chị! Có vui không???
16 Tháng Chín 2011(Xem: 15769)
Câu nói "Đã có Đảng và Nhà nước lo" có lẽ là câu nói quen thuộc nhất với những người biểu tình, như là lý do để các cơ quan công vụ giải tán họ. Họ được nghe câu này ở khắp nơi, từ đủ những người ở những vị trí khác nhau
17 Tháng Tám 2011(Xem: 17634)
Tên của bà đọc theo lối Anh Ngữ là Ánh Dương, hy vọng đây là niềm hãnh diện rạng rỡ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt về những gì bà đã cống hiến cho quê hương thứ hai của chúng ta, và tấm lòng của bà đối với đất nước Việt Nam.
17 Tháng Tám 2011(Xem: 15956)
Hiếm thấy một thời đại nào mà y giới bị khinh như ngày hôm nay. Những gì xảy ra ở bệnh viện Năm Căn có lẽ là một sự tức nước vỡ bờ. Có đồng nghiệp nói đó là một nền “y khoa đổ vỡ”, nhưng tôi cho rằng đó một nền y học bị chính trị hóa. Vâng, chính vì y học bị chính trị hóa nên mới thảm hại như hiện nay.
15 Tháng Tám 2011(Xem: 16532)
Phải nhận chân được kẻ thù mới của thời đại, chúng đang xâm thực đất liền và quậy đục Biển Đông, chúng “dã thú” biết chừng nào với đồng bào của chúng, nói chi đến chư quốc lân bang thế giới đại đồng!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 16048)
Tội ác lớn nhất của một triều đại không hẳn là đốt sách, giết người hay làm cho đất nước trở nên nghèo khó, mà là làm cho cả một dân tộc trở nên hèn nhát, ích kỷ và mê muội...
09 Tháng Tám 2011(Xem: 15888)
Hãy đứng lên ! lấy công bình chân thật Đòi những gì ta đánh mất --- từ nay Nắm tay nhau --- Tay xiết chặt bàn tay Xây dựng lại tòa lâu đài hạnh phúc.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 16366)
Ai ngồi vào ghế thủ tướng điều hành nội các Đức sẽ có một cảm giác hãnh diện để phục vụ tổ quốc và đất nước, điều ấy có thể nhân đôi cho một người ngoại quốc đầu tiên tại Đức và lại là gốc Việt.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 17080)
Em TKT đã tham gia biểu tình với băng chéo ngang người "Hoàng Sa - Trường Sa của VN" . Với dáng điệu hiên ngang, dũng cảm không sợ bọn sói lang áo vàng, dù trước đây cha em đã bị CA đánh gảy cổ chết trong tù.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 15813)
Chỉ lo thế hệ trẻ nước Mỹ, nếu không chịu khó đọc lịch sử, sẽ có thái độ ngờ ngợ và thờ ơ trước sự có mặt của chúng tôi hôm nay. Người Mỹ, thế hệ trước, phải có trách nhiệm nói cho thế hệ trẻ biết về điều nầy. Nói cho thế hệ trẻ biết về tâm lòng cao đẹp của Dodge, của bà Ginetta Sagan, của Cựu Chiến Binh Mỹ… trước hành động lưu vong tìm kiếm tự do của người Việt, ở hoàn cảnh thảm thương nhầt, trong lịch sử loài người.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 15618)
Bố viết lá thư này cho con có lẽ là lần cuối cùng bởi ngày mai trong cuộc biểu tình chống bọn Tầu bố vẫn mang cái biểu ngữ đánh vào tử huyệt của lũ bành trướng Đại Hán Bắc Kinh khi bố kêu gọi thế giới xé Trung Quốc ra thành nhiều quốc gia độc lập
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 15859)
Em ra đời Mười năm sau cuộc chiến Bom đạn đã thôi rơi, sao tiếng khóc chưa ngừng Câu hát hòa bình, sao nước mắt rưng rưng Từng đoàn người vẫn lần lượt ra đi Xuống biển, lên non, băng rừng, vượt suối Tự do ! tự do ! Dù đổi bằng mạng s
21 Tháng Bảy 2011(Xem: 14161)
Người Trung Quốc đã xóa được những hậu quả của cuộc cách mạng văn hóa, của bức tranh mà Mao Trạch Đông đã muốn vẽ áp đặt lên lịch sử 5.000 năm của Trung Hoa, phục hồi lại DNA của dân tộc. Còn Việt Nam, chẳng biết DNA bốn nghìn năm văn hiến có còn nguyên vẹn hay không trước sự băng hoại nghiêm trọng và kéo dài hiện nay của xã hội?
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 14392)
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo Những vị giáo sư trên bục giảng đường Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 14621)
Tiếng nói có thể đơn lẻ, tiếng nói có thể lạc lõng giữa đám người đã đạt tới “đỉnh cao trí tuệ” nhưng tiếng nói đó thật cần thiết vì nó đúng với lương tâm và trách nhiệm.
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 15012)
Bây giờ cả thầy giáo và thầy thuốc đều lấy học trò và bệnh nhân làm đối tượng để làm tiền thì cái thiêng liêng không cánh mà bay khỏi cái xã hội xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam mất rồi! Chỉ còn lại sự dối trá vô lương đến lộng lẫy “thiêng liêng” mà thôi
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 14187)
Trong chừng mực nào đó, có thể nói, người Việt Nam hiện nay nên được chia thành hai loại: Loại biết xấu hổ và loại không biết xấu hổ. Giận thay, chính những kẻ không biết xấu hổ ấy lại đang không ngừng rao giảng chân lý, công lý và đạo lý.
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 14096)
bài viết “Không Bán Dối Lừa” của Người Buôn Gió để thấy xã hội Việt Nam ngày nay cũng còn không thiếu những người dù nghèo khổ thế nào đi chăng nữa vẫn lấy chữ Tín làm căn bản cho cuộc sống dù rằng điêu ngoa, xảo trá, lừa dối nhau nay đang được xem là chỉ số thông minh IQ, là hạnh phúc, là tự hào, là thước đo cho nấc thang danh vọng!
18 Tháng Sáu 2011(Xem: 15478)
Quyết không nô lệ Tàu Một ngàn năm đã vô vàn khổ đau Quyết không nô lệ Tàu Dù ngàn đời trước hay ngàn đời sau.
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 13612)
“Hỡi quân Đại Hán cuồng rồ Đằng giang máu vẫn đỏ bờ sông xưa Bọn bây chớ có nằm mơ Đằng giang cọc nhọn đang chờ bọn bây!”
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13662)
Đại loạn là điều tất yếu! Khi guồng máy cầm quyền tỏ ra yếu kém, bất lực, tham nhũng, hách dịch cửa quyền, “hèn với giặc, ác với dân”. Khi hố sâu giai cấp giữa quan chức và người dân lao động ngày càng lớn. Khi pháp luật bất công và bất minh. Khi mâu thuẫn giàu nghèo gia tăng
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13823)
Người Mỹ tốn hơn 58 ngàn sinh mạng và nhiều tỷ bạc cho chiến tranh VN. Cuối cùng họ đã học được bài học của họ để xây dựng một quân đội hùng mạnh gần như hoàn hảo vào bậc nhất trên thế giới mà không một quân đội nào trên thế giới muốn đối đầu.
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 14572)
Như ý thức mình tàn tật là gánh nặng của gia đình, ngoài giờ học, mẹ Trí cho biết, Trí giúp mẹ đủ việc, từ nấu ăn, lau nhà, rửa chén, trồng được cả cây kiểng đến nuôi cá lia thia. Hằng ngày, sau giờ học Trí còn đi bắt ốc bươu vàng làm thức ăn cho hơn 1.000 con ếch Thái là nguồn sống cho cả nhà
11 Tháng Sáu 2011(Xem: 14597)
Mẹ yêu và tôn trọng con, ngay cả khi con không nghe lời mẹ. Và nếu điều con thực sự muốn không nguy hại đến tính mạng của con và xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của người khác, thì ngay cả khi mẹ không muốn, con vẫn cứ làm, con yêu nhé !
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 13385)
Những dòng tản mạn trên đây tôi muốn nhắn gữi tới các bạn rằng, dù ở một nơi xa xôi nào trên quả địa cầu nầy. dù bạn bị tách rời khỏi quê cha đất tổ, sống tha phương nhưng “không cầu thực”, nhưng hồn quê của bạn vẫn dai dẳng trong lòng bạn, trong tâm trí bạn. Hồn quê đã ẩn tàng trong tận sâu thẳm của tâm hồn bạn.
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 12986)
Đến bây giờ thì chúng ta biết rằng đất nước chúng ta đã bị mất một phần đất. Mấy năm qua, báo chí “lề trái”, các chuyên gia “phản động” ở nước ngoài — thật có, dỏm có — khẳng định rằng chúng ta đã mất đất trong những cuộc đàm phán với Trung Quốc. Lúc đó tôi không tin.