Libya: Đối Lập Chiếm Phía Đông, 2 Phi Công Nhảy Dù, Bỏ Phi Cơ
(02/24/2011)
Libya: Đối Lập Chiếm Phía Đông, 2 Phi Công Nhảy Dù, Bỏ Phi Cơ; Libya: Sơ Kết Số Người Biểu Tình Chết Sau 1 Tuần Lên Tới Hơn 1,000
TRIPOLI - Lãnh tụ Gadhafy tung dân quân trung thành với chế độ đàn áp dân biểu tình giữa lúc rạn nứt trong chính quyền lan rộng.
TRIPOLI - Lãnh tụ Gadhafy tung dân quân trung thành với chế độ đàn áp dân biểu tình giữa lúc rạn nứt trong chính quyền lan rộng.
Phong trào dân chủ kiểm soát nhiều phần của miền đông Libya và đang tiến về thủ đô. 2 phi công nhảy dù, bỏ cho phi cơ rơi xuống sa mạc thay vì không tập thành phố Benghazi đã do quần chúng kiểm soát - 1 trong 2 phi công là người cùng bộ tộc Gadhadhfa với ông Gadhafy. Misrata là thành phố lớn nhất miền Tây đã lọt vào tay đối lập.
Website của chính quyền loan báo đụng độ trong 2 ngày qua giữa dân chúng và lực lượng an ninh ở Sabratha, phiá tây thủ đô Tripoli.
Căm phẫn trong dư luận thế giới đã nổi lên sau bài nói chuyện truyền hình của nhà độc tài hô hào phe thân chính xuống đường đánh lại dân chúng.
Ngoại trưởng Franco Frattini của Italy ước lượng 1000 người chết tuy ông tin rằng con số này là chưa đầy đủ. Human Rights Watch ghi nhận ít nhất 300 người chết theo tin tức sơ khởi. Tiếng súng đuợc nghe thấy suốt trong đêm Thứ Ba.
1 phụ nữ sinh sống gần trung tâm Tripoli cho biết lính đánh thuê xuất hiện khắp nơi, các xạ thủ bắn sẻ truy sát người biểu tình. Qua ngày Thứ Tư, còn thấy tiếng súng gần tư dinh của Gadhafy - nhưng tại nhiều nơi khác của thủ đô 2 triệu dân, 1 số người liều lĩnh ra phố mua nhu yếu phẩm.
Sau hơn 1 tuần lễ hỗn loạn, đối lập đã chiếm gần phân nửa phiá Đông của bờ Địa Trung Hải dài 1000 dặm tính từ biên giới Ai Cập, và thành lập chính quyền tự quản. Lính biên phòng bỏ trốn, các bộ tộc đã tổ chức ủy ban tự quản để thay thế.
Tự quản đã chiếm giữ 1 trong các căn cứ phi đạn bên ngoài thị trấn Tobruk.
Phong trào dân chủ loan báo đã chiếm vùng duyên hải kéo dài đến Ajdabiya, 480 dặm phiá đông Tripoli, gần bên mỏ dầu bao quanh Vịnh Sidra.
Như vậy, quyền lực của nhà độc tài Gadhafy chỉ còn tập trung tại thủ đô, miền Tây và 1 phần của miền Trung, và tiếp tục suy yếu.
Video mới cho thấy phong trào dân chủ đã dựng cờ của chế độ quân chủ trước Gadahfy tại Zawiya, cách Tripoli 30 dặm về hướng Tây. Ngoài ra, tại Zwara, lính ngả theo phe biểu tình và cảnh sát bỏ chạy.
Hôm Thứ Tư, TT Sarkozy đã hô hào Liên Âu có biện pháp trừng phạt nhà cầm quyền Libya, đồng thời nêu ra khả năng cắt đứt các quan hệ kinh tế và mậu dịch.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-72_4-170576_15-2/
Cựu Bộ Trưởng Libya tiên đoán: Gaddafi sẽ tự sát
Ngày tàn cuả Gaddafi đã gần kề và hắn ta sẽ tự sát như Hitler.
Unruhen in Libyen Ex-Minister prophezeit Gaddafis Selbstmord
Außenminister Guido Westerwelle ist in Ägypten und verspricht deutsche Unterstützung auf dem Weg zur Demokratie. Mit Blick auf die Unruhen in Libyen drängt er auf Sanktionen gegen den dortigen Machthaber Gaddafi. Dessen Ex-Justizminister weiß, wie Gaddafi enden wird: "Seine Tage sind gezählt. Er wird es wie Hitler machen und sich das Leben nehmen." mehr...
Tổng Nổi Dậy ở Libya: Gaddafi chiến đấu trong tuyệt vọng...
Từng thành phố một rơi vào tay cuả phong trào Tổng Nổi Dậy:
Người đàn ông này vui mừng trên đường phố chính cuả Musaid - khẩu AK-47 trên tay.
Biểu Tình ở Bengasi: Tại thành phố nằm cạnh bờ biển này đã xảy ra nhiều trận đụng độ
nặng nề vào hôm Thứ Năm (24-2-2011), hàng trăm người chết. Tại Tripolis có tin là
quân đội chất nhiều xác chết lên các phi cơ, để bay về một vùng sa mạc.
Diễn hành ở Tobruk: Những người biểu tình trên đường phố với lá cựu Quốc Kỳ
màu xanh lá cây - đen - đỏ.
Vui mừng về sự Tự Do: Trong thành phố Tobruk hàng ngàn người ăn mừng hôm Thứ Tư
(23-2-2011). Nhà cầm quyền độc tài Gaddafi đã mất quyền lực ở đây rất nhiều, lực lượng
an ninh cuả Gaddafi đã bỏ chạy trốn.
Khẩu hiệu Biểu Tình: Người thanh niên này viết sự đối kháng
cuả anh ta lên trên một chiếc xe tăng mới vừa tịch thu được
cuả quân đội: "Dân chúng muốn sự từ chức cuả nhà cầm quyền".
Trong quân phục cuả kẻ thù: Người lính này đứng về phe Phong Trào Phản Kháng.
Anh ta thu thập vũ khí ở Bengasi, do những người dân đem giao nộp.
Nhiều người biểu tình đoạt được vũ khí cuả lực lượng an ninh - bây giờ họ đem
trở lại công sở cuả an ninh, nơi đã bị Phong Trào Phản Kháng chiếm đóng.
Nơi được thích chụp hình nhiều nhất: Để kỷ niệm - phụ huynh chụp hình với con em cuả
họ, trên một chiếc xe tăng tịch thu được cuả quân đội.
Hân hoan và hoan hô ở thành phố Derna tại phiá Đông cuả Libya: Những người biểu tình ở đây
đã đuổi được các đơn vị quân đội cuả Gaddafi.
Trang đầu cuả nhật báo huyền thoại Omar al-Muchtar, tờ báo đã chiến đấu chống thực dân Ý
trong Thế Kỷ 20: Tại Bengasi đã xuất hiện những ấn bản đầu tiên cuả một tờ nhật báo Đối Lập mới.
Những phát súng vui mừng: Từ một chiếc xe cuả quân đội người đàn ông này can đảm bắn những phát chỉ thiên với
khẩu súng lục. Chế độ độc tài Gaddafi đã mất sự kiểm soát về phía Đông cuả Quốc Gia rất xa.
GADHAFI TÀN SÁT DÂN BIỂU TÌNH LIBYA
PHẠM TỘI DIỆT CHỦNG CHỐNG NHÂN LOẠI
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Được khích lệ bởi cuộc toàn dân nổi dậy lật đổ các chế độ độc tài tham nhũng ở Tunisia và Aicập, giới hoạt động chống đối nhà nước Libya đã dùng các trang mạng xã hội để kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình chống chính quyền do Moammar Gadhafi đã nắm giữ từ năm 1969 tới nay, lúc ông này làm cuộc đảo chính, lật đổ chế độ quân chủ được Tây Phương hậu thuẫn. Từ đó Gadhafi trở thành độc tôn, toàn trị, áp dụng kiểu ủy ban nhân dân và cảnh sát trị như cộng sản để thống nhất các bộ lạc theo đạo Hồi trên lãnh thổ Libya. Trở thành một trong những trung tâm khủng bố. Chống Mỹ và thế giới Tự Do. Sau cuộc chiến Iraq, Gadhafi đã đổi chiều làm hòa với Mỹ và Tây Phương. Nhưng Libya vẫn là một chế độ độc tài, chuyên chế do Gadhafi trực tiếp chỉ huy. Bị toàn dân chống đối. Hồi giáo không ưa. Thế giới nghi ngờ. Nên chỉ trong vòng một tuần lễ nay, người biểu tình tuy bị đàn áp bắn giết, cả nước có tới 233 người thiệt mạng. Nhưng dân chúng đã chiếm được ít nhất 9 thành phố gồm cả Benghazi, Sirte, Misrata…
Nhiều vị bộ trưởng chính phủ từ chức. Hàng loạt Đại Sứ ở Ấnđộ, Trungquốc, Liên Đoàn Ảrập, Đông Nam Á… từ nhiệm, kêu gọi chống lại Gadhafi. Các sĩ quan cao cấp chống lại lệnh đàn áp dân, chạy sang hàng ngũ người biểu tình. Gadhafi phải sử dụng tới lính đánh thuê Châu Phi lái máy bay để săn giết những người biểu tình xuất hiện trên đường phố. Ngày 21/02/11, Nhà thần học Hồi Giáo, Trưởng giáo Yussef Al-Qardaoui ra thánh lệnh kêu gọi quân đội Libya: “Hạ sát lãnh đạo Gadhafi, kẻ đã ra lệnh cho binh lính bắn vào dân mình”. Liên Đoàn Ảrập đã ngưng không cho Libya tham gia các cuộc họp của Liên Đoàn. Chủ tịch Liên Đoàn, ông Amr Moussa chủ toạ phiên họp khẩn hôm thứ Ba để thảo luận về Libya đã lên tiếng: “Bạo lực nhắm vào những người biểu tình phải chấm dứt”. Trong khi đó Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tham khảo khẩn cấp về tình hình rối loạn tại Libya. Cao Ủy Nhân Quyền LHQ, bà Navi Pillay kêu gọi quốc tế mở cuộc điều tra về những vụ tấn công rộng lớn có hệ thống nhắm vào thường dân. Bà nói: “Những vụ tấn công như thế có thể lên tới mức các tội ác chống nhân loại. Phó đại sứ Libya tại LHQ, người vừa từ bỏ Gadhafi cũng lên án: “Gadhafi phạm tội ác chống nhân loại” đòi truy tố ông ta ra Toà Án Hình Sự Quốc Tế. Tổng Thư Ký LHQ, Ban Ki-Moon tuyên bố: “Kinh hoàng trước hành động bạo lực của chính quyền Gadhafi, đã đem trực thăng võ trang và máy bay quân sự oanh kích thường dân”. Hội Đồng Bảo An có thẩm quyền đưa ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ dân lành.
Trong bài diễn văn đầu tiên từ khi có cuộc nổi dậy, lãnh tụ Gadhafi lên án các cuộc biểu tình chống chính phủ và không chịu từ bỏ quyền lực. Ông tỏ ra tức giận nói năng lung tung, lên án các cuộc biểu tình. Theo ông: “Đợt biểu tình hiện nay là do bè lũ hèn hạ và phản bội đang muốn dựng hình ảnh một Libya trong hỗn độn và làm nhục người dân Libya”. Ông cảnh báo: “Nếu tiếp tục có biểu tình thì tại Libya sẽ xẩy ra nội chiến, hoặc nước này sẽ bị Mỹ chiếm đóng”. Ông lấy việc chính quyền Trungquốc đàn áp người biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn ra làm bằng chứng, rằng: “Khối đoàn kết dân tộc có giá trị hơn mấy người biểu tình nhiều”. Ông không quên chỉ trích các nước Tây Phương, nhất là Anh và Mỹ đang rắp tâm làm Libya mất ổn định. Đúng ra là ở các nước Tunisia, Aicập và Yemen, Bahrain, Hoakỳ công khai hỗ trợ cho dân chúng, cố gắng dàn xếp để có sự chuyển quyền êm thấm, nên các nước Tunisia, Aicập sớm thoát nạn. Các nước Yemen, Bahrain rồi cũng tìm được đường ra. Còn như trường hợp của Libya, hay Iran thì Hoakỳ vẫn đứng vòng ngoài, nên tình thế mỗi ngày, mỗi xấu thêm.
Lúc ông Gadhafi dẫn chứng về vụ Trungcộng đàn áp thành công cuộc biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn, thì ‘Cuộc Cách Mạng Hoa Lài” từ Tunisia đã lan sang Hoalục. Cảnh sát tại Bắckinh, Thượnghải và 11 thành phố lớn khác ở khắp nước Trunghoa trong vòng 36 tiếng kể từ tối thứ Bảy 19/02/11, đã ra tay cô lập, bắt giữ ít nhất là 100 nhà đấu tranh và những luật sư về nhân quyền. Một trong những lời kêu gọi trên mạng internet tối thứ Bảy, nguyên văn: “chúng tôi kêu gọi những công nhân đang thất nghiệp, những người bị chính phủ dùng áp lực để lấy nhà đất, cùng nhau tham gia vào cuộc biểu tình, hô to những khẩu hiệu đòi Tự Do Dân Chủ, đổi mới Chính Trị và chấm dứt chế độ Độc Đảng”… “ đòi cơm ăn, nhà ở, việc làm”. Công an Trungcộng kịp thời tràn ngập các điạ điểm, mà các cuộc biểu tình dự trù diễn ra trên khắp nước.
Từ lâu nay, Trungcộng vẫn dựa vào sự phát triển kinh tế để làm chiếc bánh vẽ nuôi hy vọng cho người dân, đồng thời, lấy niềm tự hào Đại Đế Quốc Hán khích lệ ý chí toàn dân. Nhưng lâu dần, tuyệt đại đa số người dân vẫn thấy mình nghèo khổ, chỉ có thiểu số gia tộc cộngsản là quyền thế, giầu sang, sung sướng. Mộng Đế Quốc Bành Trướng, đang bị Hoakỳ dùng sức mạnh quân sự chận đứng ngay tại ven biển Trunghoa. Đô đốc Robert Willard, Tư Lệnh Lực Lượng Hoakỳ tại Á Châu – Thái Bình Dương khi thẩm định về vị thế Hoakỳ ở Áchâu TBD đã nói: “Washington có khuynh hướng chú trọng tới vùng Đông Bắc Á để giúp Nam Hàn ngăn chặn nguy cơ tấn công của Bắc Hàn, đồng thời củng cố liên minh Mỹ-Nhật”. Ông nhấn mạnh: “Lực lượng của Mỹ có bổn phận duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ và liên tục tại vùng Đông Nam Á, Nam Á, và Châu Đại Dương”. Bởi thế, việc Trungcộng dùng chiêu bài phát triển kinh tế để dụ dân không xong. Dùng chiến tranh mở mang đế quốc để khỏa lấp những đòi hỏi thay đổi chính trị không nổi. Mà ảnh hưởng của Cách Mạng Hoa Lài và nhu cầu cấp thiết như: Cơm Ăn, Nhà Ở, Việc Làm của người dân thì Trungcộng không thể thoả đáp. Dân vùng lên đòi hỏi. Nhà nước dùng Côngan đàn áp. Với thời đại internet phổ cập, cả thế giới đều nhìn vào Hoalục, đều quan tâm tới quyền sống, quyền làm chủ của toàn dân Trunghoa. Vì vị thế cường quốc kinh tế thế giới, Trungcộng không thể xuống tay tàn sát dân của mình như Đặng Tiểu Bình đã làm trong vụ Thiên An Môn được nữa.
Một lối mòn duy nhất để Trungcộng khai thác là cuộc xung đột giữa Campuchia và Tháilan về ngôi đền Preah Vihear, hòng chia rẽ khối ASEAN. Nhưng cả Campuchia và Tháilan đã đồng ý cho Asean điều quan sát viên quốc tế tới vùng biên giới tranh chấp, nhằm làm giảm căng thẳng. Tuy không nói ra, tất cả các nước trong khối ASEAN đều biết, Trungcộng là nước có lợi nhất khi các nước trong tổ chức ASEAN chống đối lẫn nhau. Thế là ngõ bành trướng nhỏ hẹp này cũng đã bị bịt lại. Trungcộng không thể mãi mãi nhảy lò cò một chân kinh tế, mà phải đi bằng một chân chính trị nữa thì mới theo kịp với thế giới thời đại. Nếu cứ ngoan cố giữ độc đảng, độc tài, toàn trị, tham nhũng, đến một lúc nào đó, quân đội sẽ đứng về phía người biểu tình, như ở Tunisia, Aicập thì chế độ Trungcộng sẽ cáo chung.
oOo
Libya và cuộc chiến đấu giành Tự Do
FREE LIBYA
Tại thành phố Bengasi, trung tâm cuả các cuộc Phản Kháng, lực lượng an ninh đã sát nhập với người Biểu Tình. Trên các xe cộ không còn lá cờ một màu xanh lá cây cuả Gaddafi, mà là lá cờ cuả Vương Quốc Libya đã bị Gaddafi đảo chánh lật đổ hơn 40 năm trước.
Một chiếc xe vận tải chở những người tình nguyện qua các đường phố đi dọn dẹp và giúp đỡ dân chúng tại Bengasi.
Many demonstrators, as here in Tobruk on Wednesday (February 23, 2011), think that Gaddafi is crazy, a Libyan draws this sign with blooddrops.
Một người biểu tình với súng tiểu liên AK trên tay, tay kia là dấu hiệu chữ V = Victory: Người biểu tình chiếm được luôn cả hoả tiễn chống phi cơ cuả Gaddafi ở gần Tobruk. Quân đội đã bỏ chạy khỏi nơi này, lính canh phòng cũng không thấy đâu hết.
Hình ảnh quân đội cũng liên kết với người nổi dậy và cùng tham gia biểu tình chống Gaddafi ở Tobruk. Những người biểu tình rõ ràng là những người có quyền điều khiển và chỉ huy tại Tobruk (từ hôm Thứ Tư, 23-2-2011).
Tại thành phố Bengasi, trung tâm cuả các cuộc Phản Kháng, lực lượng an ninh đã sát nhập với người Biểu Tình. Trên các xe cộ không còn lá cờ một màu xanh lá cây cuả Gaddafi, mà là lá cờ cuả Vương Quốc Libya đã bị Gaddafi đảo chánh lật đổ hơn 40 năm trước.
Một chiếc xe vận tải chở những người tình nguyện qua các đường phố đi dọn dẹp và giúp đỡ dân chúng tại Bengasi.
Đường phố tại Bengasi sinh hoạt trở lại bình thường - Cờ cuả cựu Vương Quốc Libya tung bay ở khắp mọi nơi.
"King-Monkey of all Monkeys of Africa", inspired from a sentence of Gaddafi: "King of the Kings of Africa".
Một bức hình cuả Muammar al-Gaddafi ở một góc đường tại Bengasi. Bên cạnh là hàng chữ: "Con khỉ chuá cuả những con khỉ cuả Phi Châu". Lấy ý và nhái theo câu nói tự khen mình cuả Gaddafi: "Vua cuả tất cả Vua cuả Phi Châu".
Trên hình này Gaddafi được mô tả như một con chó Pitbull, được một thanh niên xỏ dây dẫn đi. Bên cạnh là hàng chữ: "Con chó này đang được rao bán", trên cánh tay cuả người thanh niên trong hình vẽ là hàng chữ: "Thanh niên cuả một Libya mới vừa được giải phóng".
oOo
Gửi ý kiến của bạn