6:22 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

THƠ NGUYỄN ĐẮC KIÊN - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

04 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 8816)
nguyen-dac-kien-305.jpg
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Photo courtesy of NguyenDacKien's facebook

Vì khó khăn và bị bao vây như vậy nên bài viết của Nguyễn Đắc Kiên trở thành một trận sóng thần thông tin khi một nhà báo trẻ, đã vượt lên sợ hãi công khai viết một bài viết phản bác lại tuyên bố của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông này đi ngược lại mọi quy chuẩn chính trị cáo buộc nhóm kiến nghị 72 là suy thoái đạo đức, khi họ đòi hỏi phải bỏ Điều 4 Hiến pháp, phải tam quyền phân lập và phi chính trị hóa quân đội.

Bài viết của Nguyễn Đắc Kiên đã phá sản tận cốt lõi lập luận và thói quen áp đặt dư luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là những lãnh đạo chóp bu. Sau bài viết nảy lửa này anh trở lại đời sống âm thầm của một người cầm viết tự do vì đã chính thức bị cho thôi việc tại tờ báo mà anh cộng tác.

Nguyễn Đắc Kiên không những là một nhà báo giỏi, can trường mà anh còn là một nhà thơ tài năng. Góc nhìn của Nguyễn Đắc Kiên trong tập thơ mang tên “Những số không vòng trắng” khiến chúng ta có dịp hiểu thêm về thái độ của anh trước thời cuộc hiện nay. Anh làm thơ không để thưởng thức một cách bình thản, với trà ngon với hương đồng gió nội hay bên khói hương trầm đọc thơ như thói quen của những người muôn năm cũ. Thơ của Kiên xoắn sâu vào lòng người, bẻ gãy sự vô cảm đang ăn mòn từng tế bào xã hội, bắt người đọc phải chọn thái độ mặc dù chỉ là một suy tư, và hơn hết chúng mang đến cho người đọc những thông tin đến trái tim chứ không phải khối óc.

Tập thơ mỏng chưa tới trăm trang với 13 bài thơ được tác giả cho là thơ lẻ và một bài kịch thơ 4 hồi. Những bài thơ được gọi là lẻ ấy có bài như một phán xét nghiêm khắc, có bài như nỗi đắng cay tràn qua mi mắt. Lại có bài vừa đọc lên thấy lâng lâng hạnh phúc nhưng tới cuối bài thì trở thành hụt hẫng, xót xa.

Thơ Nguyễn Đắc Kiên không có chỗ trống cho người đọc trú chân, anh buộc khách đọc thơ anh phải đồng hành, bỏ dép lê chân trên con đường đầy sạn sỏi. Những viên sỏi ấy làm khách khập khiễng đã đành, chúng còn bắt người dẫm lên chúng phải cúi xuống nhìn cái tác nhân gây ra đau đớn ấy.

Bài thơ “Vì người ta cần ánh mặt trời” của anh khiến không ít người giật mình. Con đường mà nhà thơ dẫn chúng ta đi sao quen thuộc quá. Chúng ta đã gặp nó từ khi ngồi trên ghế tiểu học với những bài học lịch sử dài đằng đẵng. Bao nhiêu xương máu đã đổ xuống mảnh đất này nhưng đến bây giờ vẫn chưa ngừng đổ. Tuy có ít hơn, có âm thầm hơn nhưng vẫn là máu. Máu của người mất đất, của những tiếng nói đòi được nói. Máu rơi từ những lên tiếng kêu gào đòi tự do, điều mà hàng trăm năm cả dân tộc bị vùi dập vì thiếu thốn. Máu rơi nhưng quá ít người để ý, quá ít người quan tâm. Cuộc sống vẫn trôi như không có gì xảy ra. Cả cuộc sống đang ngủ vùi như chưa bao giờ được ngủ. Bài thơ lay lắt gọi, thảng thốt đánh thức những trái tim gần như lạnh giá.

Vì người ta cần ánh mặt trời

tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.
không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.
mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
sợ nữa đi có sợ mãi được không,
cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.

bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!

Nguyễn Đắc Kiên mời người đọc cùng anh tiếp tục hành trình tìm về cội nguồn của đất. Đất mẹ của chúng ta qua “Chuyến tàu đêm” hiện lên toàn bộ những gì mà đất nước hôm nay phải chịu đựng. Đó là những nấm mồ bê tông dành cho những kẻ đặc quyền trốn tránh sự phán xét của nhân dân. Đó là lăng tẩm của lãnh tụ vẫn được bề tôi sử dụng như một tấm khiên che chắn mọi sai lầm hủy diệt.

Đó là nấm mồ thời gian, đang chôn kín khao khát của cả một dân tộc bởi ám ảnh quyền bính của một nhóm người…

Chuyến tàu đêm

tôi đi qua cánh đồng lúa chín,
qua những nấm mồ, nặng trịch bê tông.
chẳng ai chết rồi đội mồ sống lại,
sao phải bê tông gạch ngói làm chi.
chẳng ai chết rồi đội mồ sống lại,
mà lũ kia đi lấy lời người đã chết tụng xưng.
lúa chín là lúa sắp tàn,
mưu ma cùng cực là đến hồi mạt vận.
tôi đi qua, qua những nấm mồ,
những mồ đất loe hoe bên khung cửa.
đất se se, đỏ quạnh máu cha ông,
dựng thịt da chôn côn trùng, cây cỏ,
máu hôm qua chảy ngược đến hôm nay,
ôm nấm mồ thời gian trắng xoá,
như tóc bà bạc hong trước hiên nhà,
như xương trắng cha ông mặt mòi muối mắt.
tôi đi qua, qua những lỗ châu mai,
những lỗ đen, đen ngòm hôm qua,

hướng họng súng đến hôm nay đe doạ,
thè lưỡi răng cắn xé đất quê hương,

đất quê hương mỗi người có một,
đừng hỏi tôi ai bạn ai thù.
đất quê tôi không có kẻ thù,
cả những kẻ hôm nay thè lưỡi nanh ngấu nghiến,
cũng sẽ được thứ tha,
bởi lịch sử vốn bao dung.
đất quê tôi chưa biết hận bao giờ,
vậy tôi xin những người hôm nay,
tự kết tội mình, ngay khi còn đương sống.
đất quê tôi bao đời đổ máu hồng,
phơi xương trắng,
mặn mòi nước mắt,
vẫn chỉ mong một buổi phục sinh,
không phải hỏi bạn thù, không phải lo diễn biến.
đất quê tôi chưa thù hận bao giờ,
đừng rày xéo nữa,
những người kia trên đất mẹ.

Những gì liên quan đến bài thơ “Nhất định thắng” của Trần Dần và tình hình hiện nay thì đúng là tôi có cảm thấy ranh giới như thế. Ranh giới bây giờ nó không rõ ràng như một đường vĩ tuyến nhưng mà ranh giới giữa lòng người nó còn khó để giám định hơn.

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên

Không phải bỗng dưng mà tác giả chọn bài “Những số không vòng trắng” làm tựa cho tập thơ. Qua vài câu, người đọc thấy ngay hàm ý của tác giả: nỗi điêu linh của người dân vẫn còn đó sau khi hai cuộc chiến tranh kết thúc. Phạm Tiến Duật từng viết:

bom nổ trên trời hiện lên những vòng đen
nhưng mặt đất lại sinh bao vòng trắng…

Những vòng trắng ấy được viết năm 1974 lúc hai miền Nam Bắc vẫn còn chia đôi. Vậy mà gần bốn mươi năm sau, những chiếc vòng trắng hình số không ấy vẫn bay lởn vởn trên khắp đất nước sau khi người ta gọi là thống nhất hai miền.

Những chiếc vòng trắng ấy ám ảnh cả dân tộc. Chúng như chiếc vòng của dây thừng đong đưa trên số phận của hàng triệu con người.

Những số không vòng trắng

bom đạn qua lâu rồi,
vòng đen vẫn còn đó,
Phạm Tiến Duật ơi,
vòng trắng vẫn quanh đây.
đêm hôm nay,
trời Vụ Bản mù sương,
đất không chiến tranh,
đất vẫn nhòa vòng trắng.
vòng trắng trên khuôn mặt,
người rám nắng,
trên vai áo sờn,
người giữ đất quê hương.
vòng trắng trên,
đôi mắt mẹ chúng ta,
sợ lắm lũ quỷ ma,
hãi hùng hơn cái chết.
vì phải sống với thây ma di động,
với lũ vô lương, hèn nhát đến bất nhân.

Phạm Tiến Duật ơi,
ông còn thích vẽ vời.
dừng lại hết đi!
đêm nay im lặng quá!
những vòng trắng,
lặng câm tuyên thệ.
ta hôm nay không vẽ những số không,
không vẽ những hờn căm,
không phân biệt địch ta,
không gieo bom vãi đạn.
tại sao ư? tại ta biết hận ai,
kẻ thù là ai,
dội bom đạn lên ai,
chẳng phải đồng bào mình hết thảy.
ta hôm nay cởi ra vòng trắng,
bỏ khăn tang,

ghì siết trong tay,
những đứa con ta, những đứa cướp ngày.
dạy chúng lẽ yêu thương,
bài học vỡ lòng Nhân tính.
dạy chúng biết lẽ nào là Sống,
lẽ nào là Tự do, đâu thương xót Đồng bào.
ta hôm nay,
đã cởi ra rồi,
không cần nữa đâu,
những số không vòng trắng

Em đi
trong mưa
cúi đầu
nghiêng vai
Người con gái mới mười chín tuổi
Khổ thân em mưa nắng đi về lủi thủi
Bóng chúng
đè lên
số phận
từng người
Em cúi đầu đi mưa rơi
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ.

(Nhất định thắng, Trần Dần, 1956)

“Bài thơ của Trần Dần là bài thơ tôi rất yêu thích khi nhắc đến bài “Nhất định thắng” của nhà thơ Trần Dần thì người tôi nổi gai ốc.

Tôi viết bài thơ “Đi giữa Sài Gòn” vào một đêm khi đứng giữa Sài Gòn lúc mới làm nghề báo, lúc ấy tôi làm cho VNExpress. Đấy là cảm xúc của tôi khi thấy người lao công hay những cô gái ở quán bar vỉa hè…

Khi đó không biết tôi có nhớ tới bài thơ của Trần Dần hay không nhưng đúng là cảm xúc của tôi khi đó rất mạnh. Những gì liên quan đến bài thơ “Nhất định thắng” của Trần Dần và tình hình hiện nay thì đúng là tôi có cảm thấy ranh giới như thế. Ranh giới bây giờ nó không rõ ràng như một đường vĩ tuyến nhưng mà ranh giới giữa lòng người nó còn khó để giám định hơn.”

Đi giữa Sài Gòn

trời mưa.
tôi đi.
phố vắng.
đêm dài.
chỉ có những hạt mưa.
khắc khoải.
như giọt nước mắt.
nước mắt cuộc đời.
chát mặn.
nước mắt em tôi.
những đứa trẻ không nhà.
nước mắt mẹ tôi, người lượm ve chai.
nước mắt ba tôi, người chạy xe ba gác.
nước mắt chị tôi, người công nhân thất nghiêp.
nước mắt anh tôi, mỗi lần tỉnh dậy, sau cơn phê
thuốc.
nước mắt người yêu tôi, gái bao nhà hàng.
đêm đen mịt mùng.

tôi vẫn đi.
tôi vẫn đi.
giữa những ánh mắt.
giữa những cái nhìn.
lặng câm. ám ảnh. ớn lạnh.
tôi đi.

Sân ga có lẽ là nơi dễ làm cho thi sĩ lấy cảm hứng để viết nên những bài thơ tình bất hủ. Nơi ấy là những cuộc chia ly, những giọt nước mắt tình nhân rơi xuống cho tình nhân, nơi bắt đầu cho thương nhớ kéo dài sau đó.

Thế nhưng sân ga trong thơ Nguyễn Đắc Kiên không lãng mạn và đầy những hình ảnh của tình yêu đôi lứa. Sân ga của Kiên là áo rách, là đói nghèo, là mồ hôi đầm đẫm. Sân ga của anh là những chiếc bánh vẽ nằm cong queo khô khốc không còn ai muốn nhìn. Sân ga của anh là chen chúc tìm danh lợi, là giành giật miếng đỉnh chung. Sân ga của Kiên buồn và đau đớn hơn cả khi nó không hứa hẹn một chút ánh sáng nào ở cuối đường hầm.

Như chiều sân ga

em ơi sân ga,
chiều mưa bay.
anh ngao ngán
trông đường ray eo hẹp,
o bế con tàu “Đổi mới” mấy chục năm.
mấy chục năm rồi,
còn bao nhiêu mấy nữa.
tàu sắt thâm sì,
“Đổi mới” xám tro,
tà vẹt gầy hao,
dan díu những lối mòn.
em ơi sân ga,
chiều nay mưa.
khách đợi tàu,
vẫn những con người cũ,
lam lũ, áo cơm,
cuộc sống chẳng đổi thay.
bao hao gầy,

gặm mòn từng đôi mắt,
ngó thăm thẳm vào đêm,
thấy dằng dặc chỉ đêm.
kẻ lên tàu,
như anh,
tìm nơi em.
hay tìm tới áo cơm, danh lợi.
hết thảy giống nhau,
mòn mỏi kiếp người.
mấy chục năm rồi,
còn bao nhiêu mấy nữa.
tàu quê mình,
bao đêm nữa phải qua.
bao mòn mỏi,
bao nhiêu trông ngóng,
mà nào thấy đâu,
một chút sáng cuối đường.
em ơi sân ga,
chiều như vẫn chưa qua?

Một buổi sớm mai khi thức dậy có khi nào bạn tự hỏi tại sao hôm nay hoa không còn thơm, chim không còn hót và nhất là cái hương vị thanh tịnh buổi sáng tinh mơ hầu như đã bỏ chúng ta mà đi rồi?

Bởi vì những sớm mai như thế đã bị nhốt lại trong các nhà tù vô hình. Những nhà tù ấy mang những cái tên mỹ miều như xuất khẩu lao động, như lấy chồng xứ lạ, như khu sinh thái xanh hay những danh, tính từ tương tự như thế… Quê hương một sáng nào đó bật lên tiếng khóc trong thơ Nguyễn Đắc Kiên khi tất cả đội nón ra đi chỉ còn lại tiếng hò lạc giọng.

Quê Hương

Mùa thu cội vàng - hoa mướp - đắng.
Đất nước mình - vẫn chẳng được - tự do.
Sớm thu lạnh - gió cúi đầu - đưa đám,
Một thế hệ - Một thế hệ - Một…
…. Thôi xin đừng lần hồi - thêm một.
Ai đem bán - tự do?
Cho anh hỏi:
“Em ơi - còn không vườn vương hương - hoa khế,
mà tím - mà thương - mà nhớ quá - quê mình?”.
Em cười lúng liếng - hoa xoan:
“Con cò bay lả bay la.
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.
Đồng quê chúng chiếm hết rồi.
Thân em cũng bán chợ giời - tiếc không anh…”

Tôi nghĩ rằng chúng ta cần rất nhiều sự dũng cảm, và tôi quan tâm nhất là sự bao dung, cởi mở để chúng ta đi qua ranh giới đó cả hai phía của những người đấu tranh dân chủ và phía đảng cầm quyền.

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên

Thơ Nguyễn Đắc Kiên độc đáo ở cách nhìn và anh cũng tỏ ra tài tình trong cách đặt vấn đề cho ý tưởng. Một trong hàng vạn câu hỏi: Nếu vì lý do nào đó phải vào tù thì anh chọn nhà tù nào?

Câu trả lời khá bất ngờ: anh chọn nhà tù cộng sản!

Bởi với anh, chỉ nơi đó mới xứng đáng giam giữ anh, một con người khao khát tự do đích thực. Khi được giam vào một nhà tù cộng sản anh sẽ tìm thấy những khao khát như anh. Những cháy bỏng của họ hôm nay sẽ đốt sáng tương lai đất nước. Chỉ một thông điệp này thôi cũng đủ cho cả tập thơ bùng cháy. Thơ Nguyễn Đắc Kiên dũng mãnh và cuốn hút người đọc chính do thiên hướng của lòng can đảm, trí sắc sảo từ một người làm thơ nhồi nặn ý tưởng bằng tấm lòng của một người yêu nước.

Bởi vì tôi khao khát Tự do

tặng những người biểu tình ngày 9.12.2012

nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
ở nơi đó tôi gặp những người ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
ở nơi đó giam giữ Tự do,
giam giữ những trái tim khao khát Sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
ở nơi đó giam giữ những nhà thơ,
giam giữ kẻ ngủ hoang để thức tỉnh muôn đồng bào
vô thức.

bắt nhà thơ giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thiên thể Tự do.
bắt Tự do giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thơ tứ Con người.

nếu một ngày tôi phải vào tù,
thì chắc chắn là nhà tù cộng sản,
bởi vì tôi khao khát Tự do.

“Tôi thấy những niềm tin và hy vọng của mình là có cơ sở. Bản thân tôi vững tin hơn vào những gì tôi tin tưởng trước khi viết bài báo đó. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần rất nhiều sự dũng cảm, và tôi quan tâm nhất là sự bao dung, cởi mở để chúng ta đi qua ranh giới đó cả hai phía của những người đấu tranh dân chủ và phía đảng cầm quyền. Chúng ta bớt đi sự tức giận. Chúng ta bớt đi, chúng ta cởi mở hơn, chúng ta chịu khó lắng nghe nhau hơn.

Chúng ta đều là con dân nước Việt Nam và không có gì có thể thay đổi được điều đó cả. Không có ý thức hệ nào, không có giới tuyến nào nên chia rẻ chúng tôi… đấy là điều tôi băn khoăn nhiều và điều tôi quan tâm nhiều nhất. Tôi nghĩ rằng trí thức Việt Nam cũng quan tâm làm sao Việt Nam có một quá trình chuyển đổi hòa bình, tránh được nhiều xương máu nhất cho nhân dân.”

Nguyễn Đắc Kiên có lẽ sẽ còn nhiều tác phẩm hay nữa nếu ước mơ của anh không trở thành sự thật: làm thơ trong một nhà tù cộng sản.

Chúng ta có quyền hy vọng thế. Không ai có thể nhốt một ý tưởng, đặc biệt khi ý tưởng đó tự nguyện được nhốt để chứng minh rằng cộng sản không đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ…

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Hai 2012(Xem: 15019)
Ai có ngờ một nhà khoa học đang làm việc cho một phòng thí nghiệm nguyên tử nổi tiếng ở Mỹ xuất thân là một người đạp xích lô ở bến xe Tuy Hòa. Điều kỳ diệu ấy đã xảy ra đối với Tiến sĩ Võ Tá Đức thì cũng có thể xảy ra với các bạn, nhất là các bạn trẻ nghèo khó tại Việt Nam,
24 Tháng Hai 2012(Xem: 15014)
Hai trăm ba mươi sáu năm trước, ông Thomas Jefferson đã viết bản tuyên ngôn độc lập và góp phần vào việc soạn bản hiến pháp Hoa Kỳ. Nhà chính trị gia lỗi lạc với tư tưởng cấp tiến và văn tài xuất sắc đã từng viết nên những hàng chữ lịch sử : “Con người sinh ra bình đẳng.” “Con người có quyền mưu cầu hạnh phúc” và đặc biệt với 3 chữ mở đầu của hiến pháp : “We the People …
15 Tháng Hai 2012(Xem: 14221)
Những uất hận hôm nay có làm chúng ta đau xót ngậm ngùi? Nếu chúng ta thờ ơ, vô cảm thì một ngày không xa VN sẽ không còn tên gọi trên thế giới như những nốt nhạc Việt Khang đã viết: Khi thế giới này đã không còn Việt nam
13 Tháng Hai 2012(Xem: 15241)
Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng “đánh Tây, đuổi Mỹ” – cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa – thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mại trọng yếu của Sàigòn.
08 Tháng Hai 2012(Xem: 15572)
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?”
07 Tháng Hai 2012(Xem: 16738)
“Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi.” Câu nói khí khái đó của Trần Bình Trọng chúng ta ai mà không biết khi còn ngồi ở ghế học đường.
06 Tháng Hai 2012(Xem: 14676)
Câu hỏi nơi đây là, bao giờ các lãnh tụ CSVN thực tâm chuyển giao quyền lực cho dân, dù là theo một lộ trình dè dặt như Miến Điện, để có thể hòa giải dân tộc và để bản thân họ sẽ hạ cánh an toàn?
02 Tháng Hai 2012(Xem: 13581)
Chúng con xin cám ơn cha mẹ đã cho con khối óc chắp cánh bay lên những vì sao cao nhất, và nhận thức được sự giẫy chết của cnxh thay vì chủ nghĩa tư bản như người ta nói. Cha mẹ đã dậy chúng con biết thế nào là dân chủ thực sự khi cho phép chúng con nói lên những điều khiến cha mẹ lo nhiều, sợ hãi nhiều,
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 15221)
Vì sao một dân tộc từng là cường quốc Đông Nam Á thời Trịnh Nguyễn, đã đánh tan đạo quân xâm lược của nhà Đại Thanh vào thời cực thịnh của họ, mà lại lụn bại dần và bị Trung Quốc uy hiếp ngoài biển lẫn bên trong như ngày nay? Người ta nói chuyện dân trí thấp kém, còn dân khí thấp hèn thì tại ai?
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 13861)
Một nhà quan sát ngoại quốc thường xuyên gặp lãnh đạo đối lập Miến Điện nhận xét, từ vị trí là một biểu tượng, bà Aung San Suu Kyi đã chuyển đổi thành một chính trị gia và ở cương vị này, giống như các cựu tướng lãnh hiện trong chính quyền, bà cũng đang trong quá trình «vừa học vừa làm».
05 Tháng Giêng 2012(Xem: 14656)
Việt Cộng! Chỉ hai tiếng thôi, nhưng sao thiên hạ hoảng hốt, kinh hoàng khi nghe đến nó. Năm 1954, gần một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì hai tiếng này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để chạy vô miền Nam xa lắc xa lơ
03 Tháng Giêng 2012(Xem: 13732)
tôi vẫn có thể cảm nhận những điều anh đã chia sẻ trong quyển sách về những năm tháng đó, vì dẫu là năm 1975 hay mười năm, hai mươi năm sau hay cho đến ngày hôm nay, bản chất của con người cộng sản vẫn không thay đổi, có chăng là sự tráo trở ngày càng tinh vi hơn.
29 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14550)
Hay như con trai ông Nguyễn Tấn Dũng, tiến sĩ công chánh, du học xong chắc chắn phải về nước, đã sẵn có thế lực để “củng cố đời con,” bây giờ đã có chức thứ trưởng. Những trường hợp như vậy thì đâu cần ở lại ngoại quốc.
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 15004)
trong khi tôi đứng trong khối tự do nhưng tôi lại cũng là người Việt như em. Tai tôi nghe văng vẳng tiếng nhạc của trường đại học Đức giúp cho tôi vững tâm bền chí, trong khi phút tâm tình ngắn ngủi với cậu du sinh từ Việt nam sang làm cho tôi hoang mang không có lối thoát
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 15949)
Khi người ta gọi họ là “ngụy” thì tôi vẫn vô cùng kính trọng và yêu thương họ! Bản chất không nằm ở tên gọi và lịch sử cũng không thuộc về kẻ chiến thắng! Tôi sẽ ngẩng cao đầu vì là cháu, con và em của họ!”
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13080)
Cộng Sản là một chủ nghĩa khát máu với chủ trương bao lực cách mạng. Người CS cuồng tín quen thanh toán, giết người, chúng không chỉ tàn ác với người mà chúng cho là kẻ thù, chúng tàn ác ngay với cả chính đồng chí của chúng.
05 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14746)
Nhưng có một tấm gương từ nước Nhật mà hôm nay những người CSVN phải cần soi rọi, tự vấn lương tri để phải biết chủ nghĩa CS đã tàn bạo nhẫn tâm với đồng bào, vô trách nhiệm với quê hương mình trước đây là lớn lao như thế nào
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 15658)
Tôi quan niệm học trò cũng như con mình và vẫn bảo lưu ý nghĩ này vì với tụi nhỏ, sự quấn quýt của chúng trong những dịp lễ lạc hay trước khi nghỉ hè hay vào lúc tựu trường không thể cho tôi cảm giác nào khác hơn.
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 15724)
tôi chỉ xin nhắc lại là mỗi con, mỗi cháu phải cố gắng hết sức mình để mà đền đáp cái ân sâu nghĩa nặng mà đất nước dân tộc đã chăm lo săn sóc cho mình từ thuở sơ sinh cho đến ngày trưởng thành hiện nay
04 Tháng Mười Một 2011(Xem: 16257)
Thời gian sau, chính quyền địa phương đi kiểm tra bắt tháo ra, ném xuống đất rồi họ lấy chân đạp lên !” Người chết vẫn bị khinh miệt ! Điều này đau, nhưng không đau bằng 48 năm rồi, mà vẫn có những người chấp nhận mình “mù”, không tự tìm sự thật để rồi hành xử không hơn gì loài vật.
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 14869)
Câu hỏi đặt ra là nếu một ngày nào đó TQ, VN thay đổi, trở thành những quốc gia dân chủ, tự do, xã hội công bằng văn minh, con người và cả chính quyền mới thời hậu cộng sản sẽ phải mất bao nhiêu năm để cải tạo não trạng chung của xã hội?
26 Tháng Mười 2011(Xem: 16244)
Nhưng chẳng thà để lại một chút tiếc nuối cho nhau còn hơn là cứ kéo dài về sau bằng những bài viết không thật với lòng mình thì cũng phụ lòng các bạn phải không ạ?
24 Tháng Mười 2011(Xem: 14003)
Những người lính không còn ai nhớ đến, không đài liệt sĩ cũng không bức tường đen, và cũng không chắc còn được một tấm bia trên phần mộ
17 Tháng Mười 2011(Xem: 15762)
Bốn trời khói lửa, cơn đồng thiếp Chị chết, phong thư chị vẫn cầm Máu chị đỏ dần trăm nét chữ Hỡi người giết chị! Có vui không???
16 Tháng Chín 2011(Xem: 15784)
Câu nói "Đã có Đảng và Nhà nước lo" có lẽ là câu nói quen thuộc nhất với những người biểu tình, như là lý do để các cơ quan công vụ giải tán họ. Họ được nghe câu này ở khắp nơi, từ đủ những người ở những vị trí khác nhau
17 Tháng Tám 2011(Xem: 17656)
Tên của bà đọc theo lối Anh Ngữ là Ánh Dương, hy vọng đây là niềm hãnh diện rạng rỡ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt về những gì bà đã cống hiến cho quê hương thứ hai của chúng ta, và tấm lòng của bà đối với đất nước Việt Nam.
17 Tháng Tám 2011(Xem: 15965)
Hiếm thấy một thời đại nào mà y giới bị khinh như ngày hôm nay. Những gì xảy ra ở bệnh viện Năm Căn có lẽ là một sự tức nước vỡ bờ. Có đồng nghiệp nói đó là một nền “y khoa đổ vỡ”, nhưng tôi cho rằng đó một nền y học bị chính trị hóa. Vâng, chính vì y học bị chính trị hóa nên mới thảm hại như hiện nay.
15 Tháng Tám 2011(Xem: 16548)
Phải nhận chân được kẻ thù mới của thời đại, chúng đang xâm thực đất liền và quậy đục Biển Đông, chúng “dã thú” biết chừng nào với đồng bào của chúng, nói chi đến chư quốc lân bang thế giới đại đồng!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 16064)
Tội ác lớn nhất của một triều đại không hẳn là đốt sách, giết người hay làm cho đất nước trở nên nghèo khó, mà là làm cho cả một dân tộc trở nên hèn nhát, ích kỷ và mê muội...
09 Tháng Tám 2011(Xem: 15908)
Hãy đứng lên ! lấy công bình chân thật Đòi những gì ta đánh mất --- từ nay Nắm tay nhau --- Tay xiết chặt bàn tay Xây dựng lại tòa lâu đài hạnh phúc.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 16385)
Ai ngồi vào ghế thủ tướng điều hành nội các Đức sẽ có một cảm giác hãnh diện để phục vụ tổ quốc và đất nước, điều ấy có thể nhân đôi cho một người ngoại quốc đầu tiên tại Đức và lại là gốc Việt.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 17099)
Em TKT đã tham gia biểu tình với băng chéo ngang người "Hoàng Sa - Trường Sa của VN" . Với dáng điệu hiên ngang, dũng cảm không sợ bọn sói lang áo vàng, dù trước đây cha em đã bị CA đánh gảy cổ chết trong tù.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 15826)
Chỉ lo thế hệ trẻ nước Mỹ, nếu không chịu khó đọc lịch sử, sẽ có thái độ ngờ ngợ và thờ ơ trước sự có mặt của chúng tôi hôm nay. Người Mỹ, thế hệ trước, phải có trách nhiệm nói cho thế hệ trẻ biết về điều nầy. Nói cho thế hệ trẻ biết về tâm lòng cao đẹp của Dodge, của bà Ginetta Sagan, của Cựu Chiến Binh Mỹ… trước hành động lưu vong tìm kiếm tự do của người Việt, ở hoàn cảnh thảm thương nhầt, trong lịch sử loài người.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 15629)
Bố viết lá thư này cho con có lẽ là lần cuối cùng bởi ngày mai trong cuộc biểu tình chống bọn Tầu bố vẫn mang cái biểu ngữ đánh vào tử huyệt của lũ bành trướng Đại Hán Bắc Kinh khi bố kêu gọi thế giới xé Trung Quốc ra thành nhiều quốc gia độc lập
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 15865)
Em ra đời Mười năm sau cuộc chiến Bom đạn đã thôi rơi, sao tiếng khóc chưa ngừng Câu hát hòa bình, sao nước mắt rưng rưng Từng đoàn người vẫn lần lượt ra đi Xuống biển, lên non, băng rừng, vượt suối Tự do ! tự do ! Dù đổi bằng mạng s
21 Tháng Bảy 2011(Xem: 14171)
Người Trung Quốc đã xóa được những hậu quả của cuộc cách mạng văn hóa, của bức tranh mà Mao Trạch Đông đã muốn vẽ áp đặt lên lịch sử 5.000 năm của Trung Hoa, phục hồi lại DNA của dân tộc. Còn Việt Nam, chẳng biết DNA bốn nghìn năm văn hiến có còn nguyên vẹn hay không trước sự băng hoại nghiêm trọng và kéo dài hiện nay của xã hội?
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 14411)
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo Những vị giáo sư trên bục giảng đường Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 14631)
Tiếng nói có thể đơn lẻ, tiếng nói có thể lạc lõng giữa đám người đã đạt tới “đỉnh cao trí tuệ” nhưng tiếng nói đó thật cần thiết vì nó đúng với lương tâm và trách nhiệm.
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 15033)
Bây giờ cả thầy giáo và thầy thuốc đều lấy học trò và bệnh nhân làm đối tượng để làm tiền thì cái thiêng liêng không cánh mà bay khỏi cái xã hội xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam mất rồi! Chỉ còn lại sự dối trá vô lương đến lộng lẫy “thiêng liêng” mà thôi
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 14202)
Trong chừng mực nào đó, có thể nói, người Việt Nam hiện nay nên được chia thành hai loại: Loại biết xấu hổ và loại không biết xấu hổ. Giận thay, chính những kẻ không biết xấu hổ ấy lại đang không ngừng rao giảng chân lý, công lý và đạo lý.
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 14113)
bài viết “Không Bán Dối Lừa” của Người Buôn Gió để thấy xã hội Việt Nam ngày nay cũng còn không thiếu những người dù nghèo khổ thế nào đi chăng nữa vẫn lấy chữ Tín làm căn bản cho cuộc sống dù rằng điêu ngoa, xảo trá, lừa dối nhau nay đang được xem là chỉ số thông minh IQ, là hạnh phúc, là tự hào, là thước đo cho nấc thang danh vọng!
18 Tháng Sáu 2011(Xem: 15489)
Quyết không nô lệ Tàu Một ngàn năm đã vô vàn khổ đau Quyết không nô lệ Tàu Dù ngàn đời trước hay ngàn đời sau.
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 13624)
“Hỡi quân Đại Hán cuồng rồ Đằng giang máu vẫn đỏ bờ sông xưa Bọn bây chớ có nằm mơ Đằng giang cọc nhọn đang chờ bọn bây!”
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13673)
Đại loạn là điều tất yếu! Khi guồng máy cầm quyền tỏ ra yếu kém, bất lực, tham nhũng, hách dịch cửa quyền, “hèn với giặc, ác với dân”. Khi hố sâu giai cấp giữa quan chức và người dân lao động ngày càng lớn. Khi pháp luật bất công và bất minh. Khi mâu thuẫn giàu nghèo gia tăng
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13842)
Người Mỹ tốn hơn 58 ngàn sinh mạng và nhiều tỷ bạc cho chiến tranh VN. Cuối cùng họ đã học được bài học của họ để xây dựng một quân đội hùng mạnh gần như hoàn hảo vào bậc nhất trên thế giới mà không một quân đội nào trên thế giới muốn đối đầu.
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 14584)
Như ý thức mình tàn tật là gánh nặng của gia đình, ngoài giờ học, mẹ Trí cho biết, Trí giúp mẹ đủ việc, từ nấu ăn, lau nhà, rửa chén, trồng được cả cây kiểng đến nuôi cá lia thia. Hằng ngày, sau giờ học Trí còn đi bắt ốc bươu vàng làm thức ăn cho hơn 1.000 con ếch Thái là nguồn sống cho cả nhà
11 Tháng Sáu 2011(Xem: 14613)
Mẹ yêu và tôn trọng con, ngay cả khi con không nghe lời mẹ. Và nếu điều con thực sự muốn không nguy hại đến tính mạng của con và xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của người khác, thì ngay cả khi mẹ không muốn, con vẫn cứ làm, con yêu nhé !
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 13391)
Những dòng tản mạn trên đây tôi muốn nhắn gữi tới các bạn rằng, dù ở một nơi xa xôi nào trên quả địa cầu nầy. dù bạn bị tách rời khỏi quê cha đất tổ, sống tha phương nhưng “không cầu thực”, nhưng hồn quê của bạn vẫn dai dẳng trong lòng bạn, trong tâm trí bạn. Hồn quê đã ẩn tàng trong tận sâu thẳm của tâm hồn bạn.
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 12999)
Đến bây giờ thì chúng ta biết rằng đất nước chúng ta đã bị mất một phần đất. Mấy năm qua, báo chí “lề trái”, các chuyên gia “phản động” ở nước ngoài — thật có, dỏm có — khẳng định rằng chúng ta đã mất đất trong những cuộc đàm phán với Trung Quốc. Lúc đó tôi không tin.
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 14238)
Hôm nay biểu tình thấy mầy xuống phố Thật hay đùa…tao cũng có chút vui Tao không bắn mầy vì không có lịnh Mầy đi biểu tình…mầy nhận lịnh ai