5:46 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

2/9 - Lối xưa xe ngựa “Sài Gòn cũ”

04 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 13224)

2/9 - Lối xưa xe ngựa “Sài Gòn cũ”

blank
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” - Dương Thu Hương.

“Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?...” -Trương Tấn Sang
*
“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường 
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương 
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo 
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt 
Nước còn cau mặt với tang thương 
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ 
Cảnh ấy người đây luống đoạn trường” (Bà Huyện Thanh Quan) 

Bài thơ tác giả “hoài cảm” sau năm 1802 khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi, niên hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long (Hà Nội) chỉ còn là “cố đô” - Lời thơ mang âm hưởng hoài niệm tiếc nuối một thời vàng son dĩ vãng. 

Bối cảnh cũng gần giống như vậy – Sài Gòn xưa “hòn ngọc Viễn Đông” một hình ảnh thiêng liêng, thân thương không thể nào phai nhòa trong trái tim của gần ba mươi triệu người miền Nam, Việt Nam, có một thời, dù khói lửa chiến chinh từ phía Bắc, bên kia vĩ tuyến 17 tràn sang nhưng cũng cố gắng vươn lên trong những khoảnh khắc “tạm yên bình” ngắn ngủi giữa thập niên 60-70 – Ngắn ngủi thôi, nhưng những gì có được cũng đã làm cho những trái tim còn thuần khiết “tính người” như nhà văn nữ miền Bắc Dương Thu Hương phải mềm lòng thổn thức rơi lệ bởi cảm xúc trong ngậm ngùi, “tiếc nuối”, giữa lòng TP/phố Sài Gòn 30/4/1975. Nhà văn này tâm sự…. 

Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc. 

Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp lắm vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy dẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải. (Nguồn: Nhật Báo Người Việt). 

Và mới đây trong một bài viết nói về ngày 2/9 có cái tựa “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân”ông “Tổng thống” (CT nước) Trương tấn Sang như “tâm sự” rằng (nguyên văn): “Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?...” thì những dòng của viết bài này ngoài mục đích hoài cảm “một thoáng hương xưa” với đồng bào, nhất là các bạn đọc trẻ trong và ngoài nước sinh sau 1975 thì cũng nhân tiện gửi đến ngài “Tổng thống nước” một số hình ảnh cũ của Sài Gòn ngày xưa, nơi mà chắc ngài không lạ (vì ngài từng là “chủ nhân ông”, hít thở không khí Sài Gòn một thuở) với cùng một câu hỏi: “… cảnh cũ này sẽ thay đổi ra sao, nếu như không có Ngày 2/9 định mệnh ấy?...” thưa ông!?... 

blank
Thập niên 1960-70 đường ray xe lửa vẫn còn trên đường Hàm Nghi - Sài Gòn 

Nhưng vóc dáng một góc Sài Gòn, “thủ phủ Đông Dương” như thế này (1960-65) Bangkok, Singapore, Đài Loan và Seoul sau Đệ II thế chiến chưa thể có kịp, và những hình ảnh cũ dưới đây của Sài Gòn một thuở, người dân đang năng động hối hả xây dựng một cuộc sống phồn vinh cho đất nước, cùng nhịp điệu với các quốc gia tự do dân chủ vừa lấy lại độc lập trong khu vực Asean (Đông Nam Á) mà không tốn một giọt máu nào.
blank

blank

blank




Sài Gòn những năm 1960-1970 (trên), cùng thời điểm (ảnh dưới) là Hà Nội. Không cốt ý bôi bác hay phê phán, bởi Nam Bắc cùng là dân Việt, nỗi buồn đâu của riêng ai! Mà đơn giản, so sánh để khẳng định cái từ ngữ chiêu bài mà những người CSVN đã “lừa bịp” đồng bào miền Bắc rằng: “Phải giải phóng đồng bào miền Nam đang bị kềm kẹp trong đói nghèo, đau thương” là không có thật... mà thời điểm ấy, quốc tế CS (Nga-Tàu) chi viện quân sự và chỉ thị cho CSVN phải tiến hành đánh chiếm “nhuộm đỏ” miền Nam VN trước khi “cộng sản hóa” Đông Dương (Việt-Miên-Lào”) và sau đó là Đông Nam Á, duy nhất trên thế giới tại thời điểm ấy chỉ có CSVN là lấy “máu xương, lương thực” của nhân dân miền Bắc làm “nhiên liệu” thử nghiệm cổ máy cộng sản làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam Châu Á. Nhân dân miền Bắc không còn gì ngoài một đời sống “hắt hiu, u buồn” bên trong bức màn sắt CNXH. Lo toan hàng ngày của mọi người, duy nhất, là có một thứ gì đó cho vào bụng và mơ... một chiếc xe đạp! Tất cả họ, đều như là những con “ốc vít” trong một cổ máy chiến tranh, không có ngoại lệ, không ai được phép “sáng tạo” tư hữu cho bản thân và gia đình ngoài “Bác và đảng cộng sản”… 

Hình ảnh Hà Nội thập niên 1960 – 1970:
blank

blank



Sài Gòn miền Nam - những năm 1960-1970 đang khởi đầu công nghiệp hóa nền kinh tế non trẻ bằng hệ thống Ngân Hàng quốc gia tài trợ cho các dịch vụ nhập khẩu máy móc trang thiết bị đầu tư kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất nâng cao giá trị và năng suất các sản phẩm hướng đến xuất khẩu, điển hình là băng rôn quảng bá cung ứng dịch vụ này treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi ngày nay) - một chính sách thức thời mà chế độ CS/XHCN miền Bắc còn rất xa lạ - không có trong kế hoạch, cũng như kinh phí ngoại tệ...

blank
Sài Gòn -1966 - Băng rôn treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi)

blank

Thập niên 1960-70 Hà Nội “kỹ thuật” chủ yếu dựa vào thủ công “sức người” bởi hàng “viện trợ” của Nga Tàu hầu hết chỉ là vũ khí súng đạn cung ứng cho cổ máy chiến tranh của CSVN rất ít hàng hoá dân dụng tiêu dùng. 

blank
24-10-1966 - Các Phu nhân Tổng Thống - bà Thiệu, bà Johnson, bà Kỳ, bà Marcos tháp tùng cùng Phu quân là các tổng thống, thủ tướng tại Philippines, trong phiên họp thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia trong Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á.
blank
19/5/2010 Bà Phó “PCT/Nước: Nguyễn thị Doan”(áo đen thứ ba bên phải qua) và các “VIP” phụ nữ của CHXHCN/Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Bắc Kinh.

Cách nhau gần nửa thế kỷ - hai nhóm phụ nữa trên và dưới có quá nhiều khác biệt, không biết có phải là do “đặc trưng” của XHCN không? khiến chúng ta khi so sánh sẽ mỉm cười thú vị mà không cần phải bình luận! Cũng cần nhắc lại bà Nguyễn Thị Doan là tác giả câu nói bất hủ “Việt Nam dân chủ gấp vạn lần tư bản phương Tây...” 

Nửa thế kỷ cách ngày hôm nay nhưng vóc dáng phong thái của “phái yếu” người Sài Gòn ngày xưa đó nét duyên dáng trí thức không lẫn vào đâu được, đa dạng mái tóc kiểu phương Tây, chiếc áo dài ngày ấy đã canh tân không còn “cổ cao”, tay áo cắt “raplan” và đặc biệt dễ nhận ra nhất của thập niên 60-70 là áo dài có “chít eo” ngang hông rất rõ, những chiếc “jup” tây phương sắc màu tươi trẻ nhưng không cao “quá gối” và nữ sinh, sinh viên tóc thề áo trắng nên thơ, nói chung, phụ nữ xã hội miền Nam Sài Gòn thuở ấy có đủ mọi thứ, để hoàn toàn tự do trang điểm làm đẹp cho chính mình mà không bị lệ thuộc bất cứ chủ nghĩa giáo điều khe khắt nào khác...

blank

blank


Phương tiện xe gắn máy cá nhân phổ biến thông dụng ở thủ đô Sài Gòn ngày đó ngoài các loại xe Vespa, Lamberetta Ý và Gobel, Mobilete, Velosolet của Pháp thì đa phần là hai loại xe Nhật, Honda 67 cho nam và Honda Dame cho nữ, nhìn hình ảnh các “bóng hồng” ngày ấy, đẹp và lịch sự trên đường phố Sài Gòn cách nay nữa thế kỷ mà cứ ngỡ như mới ngày hôm qua - (cô gái có cái bảng nhắc nhở mọi người lấy thẻ cử tri bầu cử Tổng Thổng 1967 – Và hai cô gái váy đen bên chiếc taxi hai màu xanh vàng mang số hiệu 7533 của Sài Gòn thập niên 1960). Hình ảnh đủ để chúng ta chiêm nghiệm cái lạc hậu độc tài bảo thủ cố chấp của CSVN đã kéo lùi thời gian gây nên sự trì trệ trong phát triển của dân tộc như thế nào so với những gì chỉ trong một thời gian ngắn Sài Gòn làm được trước kia và so với các nước láng giềng trong khu vực.

blank

Tương phản khác biệt quá nhiều của khung cảnh, con người Sài Gòn và Hà Nội cùng thời điểm, rất khó khăn và buồn lòng để bình luận khi mà mơ ước lớn lao nhất của mọi người miền Bắc lúc bấy giờ chỉ là chiếc xe đạp tầm thường Phượng Hoàng Trung Quốc trong khi xe đạp cực tốt mang nhãn hiệu “bồrô” của Pháp là mặt hàng bình dân ở miền Nam buôn bán đầy đường …. 

Hà Nội 1960-70:

blank

blank

blank

blank

Thập niên 1960-70 minh chứng cho sự năng động phát triển kinh tế của Sài Gòn miền Nam mang tầm khu vực Châu Á hướng ra thế giới là hãng Hàng Không AIR Việt Nam với đội ngũ phi cơ phản lực mới nhất và các phi công chuyên nghiệp đường bay quốc tế mà hãng hàng không cộng sản Trung Cộng lúc bấy giờ chưa sở hữu được. Còn chế độ CS miền Bắc, Hà Nội thì chẳng biết gì về hàng không dân dụng ở thời điểm ấy. Người dân và sinh viên Sài Gòn miền Nam hoàn toàn tự do đi du học và xuất cảnh ra nước ngoài mà không bị ràng buộc bất cứ lý do gì, đó là một điều không tưởng với nhân dân miền Bắc... bị cô lập trong bức màn sắt CSVN.

blank

Nói đến hàng hóa tiêu dùng dân dụng thì tại thời điểm ấy thị trường Sài Gòn miền Nam hàng hóa trù phú chất lượng cao, còn nhiều hơn Trung Quốc, tấp nập bày bán tự do. Tại miền Bắc, Hà Nội chẳng có bất cứ một thứ gì để mà so sánh, bởi vì người dân bình thường Sài Gòn thời điểm ấy đang sử dụng quạt máy, tủ lạnh, máy may và TV đen trắng. Trong khi hai mặt hàng mà bất cứ người dân miền Bắc nào cũng mơ ước (như nhà văn Dương Thu Hương nói) là đồng hồ đeo tay và Radio thì thừa mứa ở các quầy hàng khắp miền Nam đến nỗi các hảng sản xuất phải treo bảng quảng cáo trên đường (trong ảnh). Nói cho vui, miền Bắc dưới sự lãnh đạo của đảng chỉ có hai thứ mà miền Nam không có là (tên lửa Sam 2 và phân người hoại mục).

blank

blank

blank

blank

So với miền Nam- Ngắm nhìn hình ảnh bà con nhân dân miền Bắc và Hà Nội - CS/XHCN với chế độ “tem phiếu” tranh nhau từng chiếc “lốp” xe đạp, mảnh thịt, lạng đường, hộp diêm ngày đó... mà buồn nản đến nao lòng.
blank

blank

blank

blank

Cụ thể hơn, Sài Gòn miền Nam không cần phải CNXH hay “đấu tranh giai cấp” nhưng nhìn hai hình ảnh dưới đây có cùng xấp xỉ thời gian thập niên 1960-70 để thấy, cùng một kiếp người“thì ai mới cần giải phóng cho ai”? (Sài Gòn phương tiện mưu sinh gắn máy giải phóng sức người lao động mang lại hiệu quả cao, Hà Nội công cụ mưu sinh còm cõi tiêu hao sinh lực không thấy tương lai).

blank

blank

Thượng tầng cấu trúc Quốc Gia – Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam, Sài Gòn) 

Thời điểm ấy 1960-70 đầy đủ chuẩn mực, khuôn mẫu, của một đất nước văn minh ngày hôm nay. Tổng Thống và Lưỡng viện Quốc Hội (Thượng và Hạ Viện) – Điển hình là một cuộc họp tại thượng nghị viện Việt Nam Cộng Hòa (ảnh). Tự Do báo chí với hơn 50 tờ báo tư nhân các loại tại Sài Gòn so với không có tờ báo tư nhân nào dưới chế độ CSVN ngày nay, sau hơn 2/3 thế kỷ - CSVN gọi đó là thống nhất tự do dân chủ?

blank

Sài Gòn miền Nam - người dân luôn được giáo dục nhắc nhở phải tôn trọng tri ân tưởng nhớ công lao các anh hùng tiền nhân của dân tộc, uống nước nhớ nguồn, tưởng niệm và tôn vinh, làm tấm gương soi rọi cho hậu thế noi theo (Kỷ niệm Lễ Hai Bà Trưng giữa lòng TP/Sài Gòn- và toàn dân tưởng nhớ đức Trần Hưng Đạo – Anh hùng Vua Lê Lợi).

blank

Ngược lại dưới chế độ CSVN – Đục bia xóa bỏ chiến công Hoàng Đế Quang Trung (Đền Vua Quang Trung núi Dũng Quyết), gắn thêm ngôi sao VN lên cờ trung Quốc, tổ chức “Đại Hội Toàn Dân, Quân VN nhớ ơn trung Quốc” tại thủ đô Hà Nội!? cho vui lòng “đồng chí” 4 tốt 16 vàng...

blank

blank

blank

Hai hình ảnh trên, dưới – cách nay nửa thế kỷ cho thấy 1967 nhân dân SG bất đồng chính kiến vẫn được chính quyền Sài Gòn tôn trọng chấp nhận cho biểu tình. 

Hơn 40 năm sau, 2011, dưới chế độ CSVN tại Hà Nội - Sài Gòn, người dân biểu tình, dù là “yêu nước” chống TQ xâm lược lại bị đàn áp tàn bạo!

blank

blank

1958 – Quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa – Do QL/VNCH quản lý. 

Ông Phạm Văn Đồng (CS Bắc Việt) dưới sự chỉ đạo của ông HCM, ký công hàm xác nhận Hoàng Sa nằm trong lãnh hải Trung Quốc.

1974 – Hải quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm Hoàng Sa trong tay QL/VNCH – CS Bắc Việt im lặng. 

Trong khi nhân dân Sài Gòn miền Nam và kiều bào hải ngoại biểu tình lên án và phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc khắp nơi.

blank

Những cuộc biểu tình của đồng bào miền Nam - Việt Nam Cộng Hòa toàn quốc và khắp nơi trên thế giới của Sinh viên và Việt kiều năm 1974 tố cáo và phản đối Cộng Sản Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

blank

blank

Băng rôn sinh viên học sinh đồng bào SàiGòn biểu tình tố cáo, phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974: “Cương quyết tận diệt Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”. 

blank

27-1-1973, CSVN ký hiệp định đình chiến chấm dứt chiến tranh tại Paris.

Trong đó Điều khoản 5 qui định: Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình.

blank
Bà Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/1/1973).

Tuy nhiên – Khi Mỹ rút hết quân – 1975 cộng sản Bắc Việt xua quân tràn vào đánh chiếm miền Nam Việt Nam, bất chấp chữ ký của họ trước đó trong Hiệp Định Paris. 

blank
1975 - Sinh viên VN tại Pháp “để tang” cho đất nước ngày 30/4.

blank

Những bánh xích chiến xa của cộng sản miền Bắc VN đã nghiền nát giấc mơ của gần 30 triệu người miền Nam đang mang khát vọng đưa Sài Gòn và miền Nam VN cất cánh bay lên như Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc ngày nay.

Họ, CSVN lừa bịp dân tộc, lừa bịp quốc tế, trơ tráo xé nát Hiệp Định Paris - Phá bỏ điều khoản 5: (Thống nhất VN bằng những giải pháp hòa bình), họ dấu tiệt lá “cờ đỏ sao vàng” vượt vĩ tuyến 17 bằng súng đạn, xâm lược đánh chiếm miền Nam bằng lá cờ “nửa xanh, nửa đỏ” MTGPMN. Để khỏi vướng bận và “tranh công” vài tháng sau 30/4 họ tự động hạ cờ “xanh đỏ” giải tán “tấm bình phong bù nhìn” MTGP/MN này. 

Chính họ - CSVN đã phạm một sai lầm “vĩ đại” bắt cả dân tộc phải huynh đệ tương tàn hy sinh gần 5 triệu người - một thế hệ thanh niên tinh hoa của quốc gia nằm xuống vô nghĩa, đổi lại lấy về một giang sơn của cha ông làm hao hụt đất đai biên giới biển trời hải đảo và còn hơn thế nữa họ đẩy người Mỹ đi để Biển Đông trống trải không ai canh giữ, cho bọn bành trướng Trung Quốc rảnh tay tự do thôn tính biển đảo quê nhà VN mà họ, CSVN, đang lực bất tòng tâm bắt cả nước phải “Đại Hội toàn Dân-Quân VN nhớ ơn Trung Quốc”

“… Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải…” - Nhà văn nữ miền Bắc-Dương Thu Hương.


 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 13185)
ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên
06 Tháng Sáu 2011(Xem: 13228)
Tôi thật nể phục một anh trung niên người miền Trung khi anh ta đặt câu hỏi cho những anh công an: “Nếu chiến tranh xảy ra, ai sẽ là người cầm súng đánh kẻ thù? Chúng tôi hay các anh? Để bảo vệ ai? Bảo vệ con tôi, và con của các anh nữa!”
06 Tháng Sáu 2011(Xem: 12020)
Việt Nam phải trả một cái giá quá đắt cho sự thống nhất. Cả nước rơi vào vùng ảnh hưởng của cộng sản, phát triễn đất nước theo một con đường mà khởi tổ ra nó là ông trùm số một Liên Xô đã rơi vào khủng hoảng và tự sụp đổ.
04 Tháng Sáu 2011(Xem: 13002)
HỠI THANH NIÊN ƠI! HÃY ANH HÙNG XỨNG DANH CON CHÁU VUA QUANG TRUNG ĐỨNG THẲNG NGƯỚC CAO TA CÙNG BƯỚC CON CHÁU QUANG TRUNG SỐNG UY HÙNG!
28 Tháng Năm 2011(Xem: 26710)
"Vấn đề giáo dục con cái không phải là một sớm, một chiều và sự hy sinh vô điều kiện của bố mẹ là điều cần thiết. Tôi giải thích cho các cháu tại sao bố mẹ phải bỏ xứ ra đi. Đất nước Hoa kỳ này đã cưu mang chúng ta, chúng ta cũng nên sống với tinh thần phục vụ cho tha nhân"
19 Tháng Năm 2011(Xem: 14025)
Kính mong các bác, các chú, là những người đã và đang phục vụ cho đảng và nhà nước Việt Nam và những người vẫn khư khư cho rằng chiến tranh Việt Nam là cần thiết để “giải phóng miền Nam” thoát khỏi sự “kìm kẹp của Mỹ, Ngụy” v.v giải thích giùm:
11 Tháng Năm 2011(Xem: 14412)
Tưởng theo cách mạng làm được nên vương nên tướng gì chứ về nuôi heo nái vẫn không đủ sống thì theo cách mạng làm con chó gì. Khốn khổ khốn nạn cho cậu phi công Trần văn On là vậy
08 Tháng Năm 2011(Xem: 13376)
Các vị lão thành cách mạng, những người trực tiếp trong guồng máy ĐCSVN vì lương tâm biết thốt lên lời nói tạ tội với đồng bào quốc dân,can đảm thừa nhận những lỗi lầm, anh em VNCH với lòng vị tha nhân ái sẵn sàng vì tình thương cùng bắt tay nhau để có một mẫu số chung trong việc thành lập một thể chế chính trị trong sáng
08 Tháng Năm 2011(Xem: 12399)
Đừng tự hào vì nước Việt Nam nghèo nhưng có lắm người giỏi. Hãy tự hỏi vì sao lắm người giỏi mà Việt Nam vẫn nghèo ?
05 Tháng Năm 2011(Xem: 13071)
Bùi Chát tên thật là Bùi Quang Viễn sinh năm 1979 tại Hố Nai, Biên Hòa trong một gia đình công giáo gốc di cư. Anh tốt nghiệp ngành Văn học, khoa Ngữ văn – Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM năm 2001. Từ đó sống ở Sài Gòn.
30 Tháng Tư 2011(Xem: 12347)
Thử hỏi nếu không có lá cờ vàng, thì ta nói gì với con, cháu và thế hệ tiếp nối khi ta qua đây. Ta nói với con ta, là người Việt Nam phải biết yêu quê hương và bảo vệ truyền thống dân tộc. Cháu sẽ hỏi cái gì tượng trưng cho quê hương
23 Tháng Tư 2011(Xem: 12409)
Tôi có thể nói một cách thành thật rằng nếu Chính phủ Mỹ không phản bội chúng tôi và không đâm sau lưng chúng tôi, người dân Việt Nam sẽ cảm thấy rất biết ơn.
21 Tháng Tư 2011(Xem: 12679)
Viết với tất cả tâm thành để cho lớp trẻ sau này còn biết đến những hành vi tàn ác, bất nhân của những kẻ đã từng gieo rắc tang thương, máu lệ cho đồng bào vô tội; hầu cho họ biết đường mà tránh xa phuờng lục lâm, tặc phỉ, để khỏi rơi xuống hố sâu của tội ác. Bởi đó, chính là lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút.
19 Tháng Tư 2011(Xem: 13591)
giới thiệu cùng quý vị và các bạn bài thơ Bài Thơ Của Đêm dài trên 100 câu của con gái một vị Đại tá quân đội VNCH. Khi Saigon xụp đổ tuổi cô bé mới 13. Bài thơ được viết ra sau 5 năm miền Nam “giải phóng”, cô bé đã là người thiếu nữ 18, lòng trĩu nặng ưu tư .
17 Tháng Tư 2011(Xem: 14041)
Để tướng nhớ các Anh Hùng thà tử tiết chứ không đầu hàng giặc ! một lịch sử quân đội có 1 không 2 trên thế giới .Chúng ta dành một phút mặc niệm .!!! nhân ngày tháng tư đen .
13 Tháng Tư 2011(Xem: 13715)
Bạo lực là sự đe dọa dùng sức mạnh để tước đi sinh mạng, hành hạ, đọa đày thể xác nhằm làm tê liệt ý chí phản kháng của đối thủ. Các thể chế độc tài luôn dùng bạo lực làm công cụ để tự vệ trước sự phản kháng của cộng đồng bị trị. Và đây là loại công cụ mà loài thú hoang dã cũng đã, đang và sẽ sử dụng để tồn tại.
13 Tháng Tư 2011(Xem: 18390)
Hỡi ai thương nhớ quê hương Xin nghe tôi kể chuyện buồn tháng Tư Tháng Tư, trời đất mây mù Lệnh hàng, buông súng, thiên thu còn buồn!
10 Tháng Tư 2011(Xem: 13544)
Sống là sống với bạn bè. Không có bạn bè, đời sống chỉ là cành cây khô. Tôi có rất nhiều bạn: bạn học cùng lớp, bạn văn thơ, bạn đồng nghiệp, bạn trong quân ngũ…
09 Tháng Tư 2011(Xem: 13623)
Tao với mầy cũng cùng chung chạn tuổi Cùng sinh ra trên mãnh đất miền Nam Không họ hàng cũng chung làng chung xóm Vì loạn ly mà trở mặt lầm than
16 Tháng Ba 2011(Xem: 12972)
Từng làm cả thế giới phải trầm trồ thán phục về cuộc “Minh Trị duy tân” hay những bước tiến thần kỳ kể từ sau Thế chiến thứ 2, giờ đây Nhật Bản lại khiến người ta ngạc nhiên về tính kỷ luật phi thường, bất chấp cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 12226)
Hãy cùng tôi tích cực dọn đường cho sự thay đổi của Việt Nam. Vì chính chúng ta, vì Việt Nam, để không còn nỗi nhục nhược tiểu,
25 Tháng Hai 2011(Xem: 13271)
“Kinh hoàng trước hành động bạo lực của chính quyền Gadhafi, đã đem trực thăng võ trang và máy bay quân sự oanh kích thường dân”. Hội Đồng Bảo An có thẩm quyền đưa ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ dân lành.
22 Tháng Hai 2011(Xem: 13343)
Trong bài diễn văn về Tự do internet tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ ngày 15/2, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đề cập đến trường hợp các bloggers tại Việt Nam bị đàn áp chỉ vì họ dám cất tiếng nói cho lẽ phải
21 Tháng Hai 2011(Xem: 16453)
Trung cộng nhà cầm quyền Bắc Kinh thình lình điều quân đến vây kín khu vực trước một tiệm ăn "Mc Donald" cũng tại thủ đô Bắc Kinh, ngay sau khi một sinh viên 25 tuổi có tên là Liu Xiaobai đặt một cánh hoa lài màu trắng trong một chậu hoa trước cổng tiệm ăn này.
19 Tháng Hai 2011(Xem: 13193)
Chế độ này tồn tại là dựa trên sự sợ hãi của người dân. Họ muốn mọi người sợ hãi. Nếu anh có thể phá vỡ rào cản tâm lý đó, chắc chắn anh có thể làm một cuộc cách mạng
18 Tháng Hai 2011(Xem: 13183)
Hỡi ai cùng khát vọng tự do, Vá đi thôi dãy sơn hà rách nát! Khiêng lên vai mảnh tổ quốc điêu linh, Đứng lên đi cho đất mẹ phục sinh!
13 Tháng Hai 2011(Xem: 13391)
Cách mạng dân chủ tại Việt Nam nay mai chẳng những sẽ không có tiếng súng, không có giết chóc, không có cốt nhục tương tàn mà còn diễn ra rất nhanh chóng, bởi vì đại đa số người Việt đang bùng cháy trong lòng một ao ước giống nhau là mong được thấy quê hương hồi sinh và thăng tiến.
11 Tháng Hai 2011(Xem: 11882)
Trong trường hợp Việt Nam một cuộc cách mạng cũng sẽ chỉ xảy ra khi đồng bào chúng ta, đồng lòng, đồng tâm đóng góp công của, tài lực, trí dũng để cùng đứng dậy cùng hưởng Tự Do.
07 Tháng Hai 2011(Xem: 12930)
Đồng ý rằng trong cuộc sống mới tại quê hương mới, mọi người đều cần có thời gian thư giản sau những ngày làm lụng mệt nhọc, nhưng bên cạnh những cuộc vui chơi thư giản, xin đừng quên mình là cựu quân nhân, đừng quên mình đã từng mang trên người 6 chữ vàng TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM.
05 Tháng Hai 2011(Xem: 14057)
Không, anh Phan Văn Tuấn ơi, anh phải can đảm để sống và nhớ lại những gì anh đã trải qua, không phải riêng để cho những bà con xứ Huế, cho đồng bào mình, mà cả nhân loại cần có những nhân chứng như anh, để nói lên sự độc ác của con người, trong đó có sự độc ác từ bản chất, không thể tha thứ được của những con người Cộng Sản, mà ngày nay chế độ này đang còn ngự trị, làm tình làm tội cả dân tộc của chúng ta
02 Tháng Hai 2011(Xem: 12931)
Cuộc cách mạng ở Ai Cập bùng nổ vì người dân không chịu sống mãi trong nhục nhã. Với dân số 84 triệu người tương đương với Việt Nam, lợi tức theo đầu người là 5,650 đô la, cao gấp hai lần người Việt Nam,
13 Tháng Giêng 2011(Xem: 13312)
Quyền tự do phát biểu là cơ sở của nhân quyền, là nguyên uỷ của nhân tính và là mẹ của sự thật. Cấm đoán tự do ngôn luận là giày xéo lên quyền con người, bóp nghẹt nhân tính, và trấn áp sự thật.Tôi không thấy mình có tội gì khi sử dụng quyền tự do phát biểu hiến định, để làm tròn trách vị công dân của mình. Dẫu có bị kết tội vì đã làm thế, tôi cũng chẳng than phiền điều gì cả. Lưu Hiểu Ba
08 Tháng Giêng 2011(Xem: 12633)
Đau đớn thay những linh hồn cháy lửa Suốt đêm ngày tắm rửa với mồ hôi Với cao tay quờ quạng chút hơi người Miệng gào thét những âm thanh khiếp đảm
05 Tháng Giêng 2011(Xem: 32756)
Muộn còn hơn không! Quốc hội Liên bang Nga (Duma) đã thông qua một nghị quyết về vụ thảm sát Katyn. “Mục tiêu của chúng tôi là loại bỏ sự dối trá về Katyn” –
05 Tháng Giêng 2011(Xem: 18840)
Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưới cuộc đời
02 Tháng Giêng 2011(Xem: 13648)
Thương quê hương, bao lần tôi bật khóc Thấy lương dân trong kiếp sống khốn cùng Thương dân hiền cam chịu kiếp lao lung Khổ đến nổi đem con mình đi bán!
09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 13980)
Được sinh ra ở bến xe, trên máy bay, trong công viên, là những hoàn cảnh bất ngờ thuộc loại chuyện lạ bốn phương. Nhưng có một cô gái Việt Nam ra đời trên một chiến hạm.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 14720)
Khi người ta gọi bác tôi, ba tôi và anh tôi là “giặc” thì tôi vẫn cứ tự hào về họ, những người đàn ông Việt Nam đúng nghĩa! Khi người ta gọi họ là “ngụy” thì tôi vẫn vô cùng kính trọng và yêu thương họ!
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 14974)
Tôi tự nghĩ những tâm tư của tôi sau đây có thể là đại diện tiếng nói chung của sinh viên và những người trẻ đang sống trong xã hội Việt Nam hôm nay
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 15557)
cho đến ngày hôm nay nước Mỹ cũng không có ngày nào gọi là ngày kỷ niện ăn mừng chiến thắng miền nam cả. Lá cờ của phe miền nam vẫn được treo ở các toà đô chính ở tiểu bang miền nam
10 Tháng Mười 2010(Xem: 16452)
Con ngựa già một đời Chưa thấy được ngày vui Mắt mỏi mòn trông đợi Những mầm cỏ xanh tươi.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 16032)
Người bạn trẻ hãy cùng chúng tôi giữ thơm cho quê mẹ