1:33 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

Thân phân người con gái của Cần Thơ - Đặng Mỹ Dung - Yung Krall

31 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 13679)

Thân phân người con gái của Cần Thơ

Đặng Mỹ Dung - Yung Krall

Tôi chào đời trong khói lửa chiến tranh, anh chị em tôi lớn lên trong cái nôi của cách mạng. Những bàn tay kháng chiến đã ru ngủ, bao bọc chúng tôi cho đến lúc chúng tôi thành người. Cha tôi là một nhà cách mạng, một người đàn ông lý tưởng, thơ mộng, yêu quê hương, yêu gia đình. Từ một thanh niên chống Pháp giành tự do độc lập cho nước nhà, ông trở thành một đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam và giữ chức Đại Sứ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Liên Xô 7 năm ròng rã cho đến ngày miền Bắc thôn tính miền Nam. Mẹ tôi là một người can đảm, chung thủy với gia đình và đất nước. Bà yêu chuộng tự do, tôn thờ đạo làm người, như hàng triệu đàn bà Việt Nam thuần túy khác. Má tôi vừa làm mẹ vừa làm cha, nuôi một đàn con
thơ trong suốt khoảng thời gian chiến tranh, từ trong bưng biền cho đến những năm khó khăn chốn thị thành.
Năm 1954 ba tôi quyết định tập kết ra Bắc. Tình nước đã nồng mà tình nhà cũng đậm nên ba tôi muốn đem cả vợ và 7 con ra Bắc. Năm đó má tôi 37 tuổi đời, không có một tuổi đảng nào, không một chức tước gì trong chánh phủ cách mạng. Nhưng má tôi đã hiểu rộng, đã biết nhìn xa mà lo sợ và chán ngán cuộc sống trong chế độ mà ba tôi đang thờ phượng. Má tôi can đảm từ chối lời mời của đảng và của chồng. Bà nói nhỏ với ba tôi: “Con tôi còn nhỏ quá để tôi nuôi. Nếu để Bác Hồ của anh nuôi chúng nó sẽ hư hết.”
Ba tôi muốn chồng đâu vợ đó, muốn cho chúng tôi được đi học ở ngoài Bắc rồi có thể được du học bên Tàu bên Nga. Nghe nói vậy, má tôi còn sợ hơn nữa. Thế là ba tôi đành đi tập kết một mình và dắt người anh lớn của tôi theo và hứa sau hai năm sẽ trở về với gia đình sau cuộc tổng tuyển cử mà ông tin là cộng sản chắc chắn sẽ thắng.Cuộc chia ly nào cũng đau buồn, cũng mất mát. Kể từ ngày ba tôi ra đi má tôi mất đi cái diễm phúc được làm vợ của một nhà cách mạng, của một người đàn ông đẹp trai, lãng mạn, yêu vợ thương con. Nhưng bù lại má tôi được tự do chọn lựa. Kết quả của sự lựa chọn đó là chúng tôi được sống ở miền Nam, được hít thở không khí tự do và hiểu được thế nào là dân chủ.
Ba tôi đi rồi má tôi rời khỏi bưng biền, trở về làng sống với cha mẹ. Lúc đó tôi mới có 9 tuổi, hai người chị lớn 16, em trai kế tôi 6 tuổi, em gái 3 tuổi và đứa em út vừa được 6 tháng. Má tôi gặp biết bao khó khăn trong đời sống cô đơn ở một hoàn cảnh nhiều thử thách. Nào là một đàn con nhớ cha cứ hỏi “Chừng nào ba về?”, nào là bị công an miền Nam theo dõi, điều tra về ông chồng tập kết của bà. Trong khi đó bọn Việt Cộng nằm vùng cũng thường gõ cửa sau kêu gọi đóng góp cho cách mạng.
Là một người đàn bà có bản tánh thẳng thắn, dứt khoát, má tôi một mực trả lời với công an quốc gia rằng: “Tôi lo may vá nuôi đám con nít phát gạo còn không nổi làm sao có thì giờ đi kiếm chồng tôi được.”
Khi phải giáp mặt với bọn Việt Cộng nằm vùng, má tôi thành thật nói:“Ba của sắp nhỏ để lại sáu đứa con chỉ dặn mẹ con tôi chờ hai năm ổng về. Vì con còn nhỏ quá nên ổng không dặn tôi phải tham gia tổ chức nào, chỉ mong cho tôi mạnh giỏi nuôi con ăn học tới nơi tới chốn.”
Lúc 10 hay 11 tuổi, tôi khám phá ra là tôi yêu thương cái làng của ông bà tôi ở. Thương con sông nhỏ, thương mảnh vườn cam, vườn quít, thương
hàng dừa, thương ruộng lúa từ mùa khô cho đến mùa nước lũ. Tôi cũng biết tình yêu đó sở dĩ mà có là nhờ được làm con của một người yêu nước và làm cháu của một gia đình nông dân chất phác. Bà ngoại tôi thương từ hột lúa giống, tới trái cam, cây quít trong vườn. Tôi nhớ lại những năm mà cách mạng lấy nhà, lấy đất của chủ điền cho những người đi theo cách mạng và gia đình họ trú ngụ, chủ điền bị đuổi ra khỏi nhà tạm thời. Tôi so sánh giữa đời sống trong vùng được gọi là giải phóng dưới chế độ của Hồ Chí Minh và đời sống của ông bà tôi ở một nơi mà cộng sản chưa tới được, tôi bỗng rùng mình vì không ngờ các cán bộ cách mạng lại hà hiếp người dân như vậy!
Tôi may mắn được lớn lên trong một đại gia đình mà vận nhà, vận nước gắn liền với đời sống của chúng tôi. Bà con họ hàng xa gần, phần đông là nông dân, thường đến nhà ông bà tôi để bàn luận về việc nước, chuyện thời sự, chuyện phân chia Bắc Nam. Người thì sợ lính của ông Hồ kẻ thì nghe ông ngoại tôi đọc nhựt trình rồi bàn chuyện nước non. Đặc biệt là dòng họ tôi không ai có ý nghĩ chánh phủ nào cũng vậy. Họ là những người thấu hiểu thời sự nhờ giao thiệp, gần gũi với ông ngoại tôi, với các cậu của tôi và với ba tôi. Ai tin tưởng ở ông ngoại tôi thì chống cộng, ai ngưỡng mộ ba tôi và
các cậu tôi thì một mực tin cộng sản dưới lốt Việt Minh là những người chống xăm lăng cứu nước.
Tôi nhớ năm 1955 hay 1956 gì đó, dân trong làng họp nhau ở nhà ông bà tôi chờ sao chổi mọc lên. Có người muốn cán chổi xoay về hướng Bắc để
lính ông Hồ quét sạch miền Nam, Nhưng cũng có người lại mong cán chổi xoay về hướng Nam để đập tan Bắc Kỳ Hà Nội. Tôi không muốn ba tôi chết
nếu người ta đập tan Bắc Kỳ Hà Nội, chỉ muốn ông bỏ đảng về với gia đình thôi.
Không có cha, tôi quấn quýt bên ông ngoại. Có lần tôi hỏi ông sao ba tôi đi ra Bắc mà bè bạn đồng chí của ba không còn ai giúp đỡ chúng tôi
như trước nữa? Ông ngoại tôi nói họ cũng đã đi hết với ba tôi rồi. Có hơn 180,000 người tập kết ra Bắc. Mấy ngày sau tôi hỏi ông là má không
theo ba tập kết ra Bắc thì má có sai không? Ông tôi khuyên:“Ráng siêng học lẹ lên để đọc nhựt trình mà biết thêm tin tức với người ta. Ngoài
Bắc có 7, 8 trăm ngàn người di cư vô Nam. Họ sợ cộng sản quá họ mới phải bỏ làng bỏ xóm ra đi thì má con ngu dại gì mà đi nạp mình cho
thằng già Hồ?”
Ông tôi rất trọng việc học nên đã kèm cho một đàn cháu 15 đứa đi học.Ông khuyên chúng tôi phải chăm học và ngoan ngoãn để má tôi an tâm và
sau này có thể giúp đỡ má. Ông tôi chỉ cấm chúng tôi có một điều là không được theo Việt Cộng. Chỉ có bọn tôi, con của má tôi, là không
một ai theo Việt Cộng. Nhưng năm người chị, con của cậu tôi, đều nối gót cha chống Mỹ cứu nước.
Tôi sống trong một giai đoạn của lịch sử Việt Nam mà ngày hay đêm không phân biệt được, phải hay trái, trắng hay đen đều mịt mù, không rõ ràng đối với tôi. Nhưng điều dễ nhận thấy nhứt trước mắt tôi là những cán bộ Việt Cộng nằm vùng đã có những hành động bạo ngược. Dù còn nhỏ tôi cũng hiểu rằng cái gì bạo ngược là phi nghĩa, là trái lòng dân, là nghịch ý trời.
Từ năm 1954 cho đến 1975, má tôi một lòng chung thủy chờ chồng dù suốt thời gian đó má tôi không nhận được một lá thơ, một lời nhắn hay một
bức hình nào của ba tôi. Nhưng bà vẫn tin là ông còn sống. Chúng tôi cũng muốn tin ba mình còn sống. Tháng Tư năm 1975, chồng tôi về Việt Nam để tìm cách rước má tôi, mặc dầu lúc đó sĩ quan Mỹ không được vô Sài Gòn nếu không có sự vụ lịnh. Nhưng chồng tôi nói thà bị ra tòa án quân sự Mỹ còn hơn là để má và các em tôi ra tòa án nhân dân của cộng sản. 28 tháng Tư năm 1975 má tôi và hai đứa em rời Sài Gòn.
Trong một buổi sáng mặt trời chưa lên má tôi mất nước, mất dịp được gặp lại đứa con trai lớn theo cha đi tập kết. Bà không được đem theo
hành lý, chỉ có 1 cái valise nhỏ, trong đó má tôi gói ghém hết những kỷ niệm của đứa con trai tử nạn vì máy bay trực thăng. Má tôi bỏ đi là một hình thức của cái thau nước tạt vào mặt đồng chí của ba tôi. Nhưng ba tôi kiên nhẫn, thông cảm và ước mong má tôi quay trở về Việt Nam với ông. Ba tôi yêu cầu vợ chồng tôi đưa má tôi qua Pháp để ông rước má tôi về Việt Nam sống với ông và anh cả của tôi. Lúc đó tôi không biết có một phép lạ nào đã giúp tôi lo được giấy tờ đưa má tôi qua Pháp gặp ba tôi. Thời thế tạo anh hùng chớ tôi không biết hóa phép.
Chị em tôi không muốn má về Việt Nam mà chỉ muốn ba má được sống bên nhau trong những năm còn lại của hai người. Nhưng chúng tôi cùng đồng
ý rằng để má tự quyết định. 21 năm về trước má đã tự quyết định cho đời má và quyết định cho chị em chúng tôi. Lúc đó má tôi mới có 37 tuổi. Tất cả trong tay má, tất cả trong tim má và bài học lịch sử của đất nước má đã thuộc lòng.
Phút giây tái ngộ của hai vợ chồng được kiểm soát bằng cặp mắt của tình báo cộng sản. Tôi muốn họ đi chỗ khác để ba má tôi tự do nói chuyện nhưng họ nói họ có bổn phận phải giữ an ninh cho hai ông bà.
Sau hơn một tuần gặp nhau, tiếng khóc xen tiếng cười của cha mẹ tôi làm cho tôi tưởng tôi đang sống trong mơ hay lạc vào một thế giới thần tiên nào đó. Từ thơ mộng đến ác mộng chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Khi má tôi đã sẵn sàng theo ba tôi về Việt Nam, bà bỗng nửa đùanửa thật hỏi:
 “Tôi về Sài Gòn mấy thằng cán ngố sẽ làm gì tôi, anh biết không?”
Ba tôi chau mày nói: “Sao em dùng những danh từ chữ không đẹp đẽ gì hết vậy?”
Má tôi liền đáp:“Trong Nam của tôi chỉ có những chữ đó để kêu họ thôi,tôi đâu biết tiếng gì khác hơn.”
Suy nghĩ một lát ba tôi nhìn về phía thật xa rồi nói:“Em về thì mấy anh sẽ mời em lên nói chuyện...Chắc là em sẽ phải đi học tập ít ngày.”
Má tôi tỏ ý không bằng lòng nhìn thẳng vào mắt ba tôi, rồi hỏi:“Tôi khôn hơn mấy thằng cán ngố của anh, lại không làm gì ác độc như anh Ba Duẫn của anh, thương nước thương nòi hơn cậu Hồ của anh, thì ai mà dạy tôi học với tập được? Mà tôi đâu có tội gì với Đảng với Bác của anh?”
Ba tôi bụm miệng má tôi lại vì hai người đang ở trong villa của cộng sản, nơi mà Nguyễn thị Bình và Lê Đức Thọ đã từng ở trong thời gian hội nghị Ba Lê. Rồi ba tôi hạ giọng nói nhỏ:“Em bỏ nước ra đi khi toàn dân chào mừng cách mạng, em còn để cho con lấy chồng Mỹ.”
Má tôi cười ngạo:“Dạ thưa đồng chí, những người Mỹ nầy là cha của cháu ngoại đồng chí. Còn nói chào với đón...thì ai chào ai đón mấy ông rồi sẽ hối hận ê chề sau tuần trăng mật.”
Thế là cuộc xum họp tan vỡ. Má tôi trở về Mỹ như một con chim đại bàng bị thương. Ba tôi về Sài Gòn như một hiệp sĩ thua trận. Nhưng tình nghĩa giữa cha mẹ tôi vẫn nồng vẫn đậm. Kể từ đó ba tôi làm thơ lén gởi cho má tôi bằng cách nhờ những người tin cẩn chuyện đến tay má tôi. Trong khi đó, má tôi vẫn cố gắng bảo vệ tánh mạng của ba tôi bằng cách ngăn cản, năn nỉ tôi đừng chống cộng công khai. Biết tôi viết quyển A Thousand Tears Falling bà rất hãnh diện về công trình này của tôi, nhưng lại năn nỉ tôi đừng xuất bản khi ba tôi bà sòn sống.
Ba tôi qua đời vào mùa hè năm 1986. Tôi xuất bản A Thousand Tears Falling vào mùa Thu năm 1995.
Tiền nhân đã để lại cho chúng ta một kho tàng và kinh nghiệm. Lịch sử là những bộ sách học làm người cho nhân loại. Quá khứ vẫn sống trong tôi theo với nhịp sống hằng ngày của tôi. Đó là kinh nghiệm của một người Việt Nam từng trải qua những giai đoạn thê thảm, tàn khốc nhất của đất nước. Nhưng những tàn khốc, bạo lực ấy đã không giết được tôi. Trái lại nó đã tạo cho tôi một sức mạnh, một lý trí, một bài học có thể dùng làm kim chỉ nam để trở nên con người hữu dụng.
Tôi chỉ là một đàn em nhỏ bé của những người đi trước, lại có người kêu tôi là thục nữ. Tôi đã ý thức được trách nhiệm của tôi là cùng với các bậc đàn anh cương quyết giữ cho ngọn lửa thiêng sáng mãi để khỏi phụ lòng những người đã ngã xuống cho tự do, cho quyền sống của con người. Tôi cũng có trách nhiệm nhắc nhở tất cả những người đã thành công, đã được hưởng tự do nơi hải ngoại đừng chà đạp lên giấc mơ Dân Chủ của dân Việt Nam đang sống trên giải đất phì nhiêu nhưng lại nghèo khổ nhất trên thế giới. Tiền tài, danh vọng ta đã có hết, có luôn cả tự do nữa. Bắt tay với cộng sản dưới chiêu bài hòa giải hòa hợp để làm ăn hay kiếm một chỗ ngồi trong tương lai chúng ta sẽ có thể bị con cháu chất vấn là “Cha mẹ hay ông bà đã làm gì khi nước mất nhà tan? Cha mẹ hay ông bà đã làm gì khi dân Việt Nam bị cộng sản áp bức, đọa đày?
Gia tài để lại cho thế hệ sau không phải là những lời hay, lời đẹp khắc trên mộ bia của người quá cố mà là hành động của chúng ta lúc còn sống trong tự do. Cá nhân tôi, vì tôi là người được hưởng tự do nên tôi không có những suy nghĩ của người phải sống trong gông cùm nô lệ. Tôi muốn tất cả mọi
người phải được tự do như tôi.

Hãy yêu người như ta yêu ta, đó là lời dạy của một thiền sư.

Đặng Mỹ Dung- Yung Krall
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Hai 2012(Xem: 14987)
Ai có ngờ một nhà khoa học đang làm việc cho một phòng thí nghiệm nguyên tử nổi tiếng ở Mỹ xuất thân là một người đạp xích lô ở bến xe Tuy Hòa. Điều kỳ diệu ấy đã xảy ra đối với Tiến sĩ Võ Tá Đức thì cũng có thể xảy ra với các bạn, nhất là các bạn trẻ nghèo khó tại Việt Nam,
24 Tháng Hai 2012(Xem: 14967)
Hai trăm ba mươi sáu năm trước, ông Thomas Jefferson đã viết bản tuyên ngôn độc lập và góp phần vào việc soạn bản hiến pháp Hoa Kỳ. Nhà chính trị gia lỗi lạc với tư tưởng cấp tiến và văn tài xuất sắc đã từng viết nên những hàng chữ lịch sử : “Con người sinh ra bình đẳng.” “Con người có quyền mưu cầu hạnh phúc” và đặc biệt với 3 chữ mở đầu của hiến pháp : “We the People …
15 Tháng Hai 2012(Xem: 14179)
Những uất hận hôm nay có làm chúng ta đau xót ngậm ngùi? Nếu chúng ta thờ ơ, vô cảm thì một ngày không xa VN sẽ không còn tên gọi trên thế giới như những nốt nhạc Việt Khang đã viết: Khi thế giới này đã không còn Việt nam
13 Tháng Hai 2012(Xem: 15189)
Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng “đánh Tây, đuổi Mỹ” – cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa – thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mại trọng yếu của Sàigòn.
08 Tháng Hai 2012(Xem: 15527)
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?”
07 Tháng Hai 2012(Xem: 16676)
“Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi.” Câu nói khí khái đó của Trần Bình Trọng chúng ta ai mà không biết khi còn ngồi ở ghế học đường.
06 Tháng Hai 2012(Xem: 14633)
Câu hỏi nơi đây là, bao giờ các lãnh tụ CSVN thực tâm chuyển giao quyền lực cho dân, dù là theo một lộ trình dè dặt như Miến Điện, để có thể hòa giải dân tộc và để bản thân họ sẽ hạ cánh an toàn?
02 Tháng Hai 2012(Xem: 13540)
Chúng con xin cám ơn cha mẹ đã cho con khối óc chắp cánh bay lên những vì sao cao nhất, và nhận thức được sự giẫy chết của cnxh thay vì chủ nghĩa tư bản như người ta nói. Cha mẹ đã dậy chúng con biết thế nào là dân chủ thực sự khi cho phép chúng con nói lên những điều khiến cha mẹ lo nhiều, sợ hãi nhiều,
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 15191)
Vì sao một dân tộc từng là cường quốc Đông Nam Á thời Trịnh Nguyễn, đã đánh tan đạo quân xâm lược của nhà Đại Thanh vào thời cực thịnh của họ, mà lại lụn bại dần và bị Trung Quốc uy hiếp ngoài biển lẫn bên trong như ngày nay? Người ta nói chuyện dân trí thấp kém, còn dân khí thấp hèn thì tại ai?
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 13826)
Một nhà quan sát ngoại quốc thường xuyên gặp lãnh đạo đối lập Miến Điện nhận xét, từ vị trí là một biểu tượng, bà Aung San Suu Kyi đã chuyển đổi thành một chính trị gia và ở cương vị này, giống như các cựu tướng lãnh hiện trong chính quyền, bà cũng đang trong quá trình «vừa học vừa làm».
05 Tháng Giêng 2012(Xem: 14619)
Việt Cộng! Chỉ hai tiếng thôi, nhưng sao thiên hạ hoảng hốt, kinh hoàng khi nghe đến nó. Năm 1954, gần một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì hai tiếng này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để chạy vô miền Nam xa lắc xa lơ
03 Tháng Giêng 2012(Xem: 13689)
tôi vẫn có thể cảm nhận những điều anh đã chia sẻ trong quyển sách về những năm tháng đó, vì dẫu là năm 1975 hay mười năm, hai mươi năm sau hay cho đến ngày hôm nay, bản chất của con người cộng sản vẫn không thay đổi, có chăng là sự tráo trở ngày càng tinh vi hơn.
29 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14494)
Hay như con trai ông Nguyễn Tấn Dũng, tiến sĩ công chánh, du học xong chắc chắn phải về nước, đã sẵn có thế lực để “củng cố đời con,” bây giờ đã có chức thứ trưởng. Những trường hợp như vậy thì đâu cần ở lại ngoại quốc.
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14970)
trong khi tôi đứng trong khối tự do nhưng tôi lại cũng là người Việt như em. Tai tôi nghe văng vẳng tiếng nhạc của trường đại học Đức giúp cho tôi vững tâm bền chí, trong khi phút tâm tình ngắn ngủi với cậu du sinh từ Việt nam sang làm cho tôi hoang mang không có lối thoát
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 15903)
Khi người ta gọi họ là “ngụy” thì tôi vẫn vô cùng kính trọng và yêu thương họ! Bản chất không nằm ở tên gọi và lịch sử cũng không thuộc về kẻ chiến thắng! Tôi sẽ ngẩng cao đầu vì là cháu, con và em của họ!”
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13028)
Cộng Sản là một chủ nghĩa khát máu với chủ trương bao lực cách mạng. Người CS cuồng tín quen thanh toán, giết người, chúng không chỉ tàn ác với người mà chúng cho là kẻ thù, chúng tàn ác ngay với cả chính đồng chí của chúng.
05 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14701)
Nhưng có một tấm gương từ nước Nhật mà hôm nay những người CSVN phải cần soi rọi, tự vấn lương tri để phải biết chủ nghĩa CS đã tàn bạo nhẫn tâm với đồng bào, vô trách nhiệm với quê hương mình trước đây là lớn lao như thế nào
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 15617)
Tôi quan niệm học trò cũng như con mình và vẫn bảo lưu ý nghĩ này vì với tụi nhỏ, sự quấn quýt của chúng trong những dịp lễ lạc hay trước khi nghỉ hè hay vào lúc tựu trường không thể cho tôi cảm giác nào khác hơn.
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 15658)
tôi chỉ xin nhắc lại là mỗi con, mỗi cháu phải cố gắng hết sức mình để mà đền đáp cái ân sâu nghĩa nặng mà đất nước dân tộc đã chăm lo săn sóc cho mình từ thuở sơ sinh cho đến ngày trưởng thành hiện nay
04 Tháng Mười Một 2011(Xem: 16196)
Thời gian sau, chính quyền địa phương đi kiểm tra bắt tháo ra, ném xuống đất rồi họ lấy chân đạp lên !” Người chết vẫn bị khinh miệt ! Điều này đau, nhưng không đau bằng 48 năm rồi, mà vẫn có những người chấp nhận mình “mù”, không tự tìm sự thật để rồi hành xử không hơn gì loài vật.
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 14819)
Câu hỏi đặt ra là nếu một ngày nào đó TQ, VN thay đổi, trở thành những quốc gia dân chủ, tự do, xã hội công bằng văn minh, con người và cả chính quyền mới thời hậu cộng sản sẽ phải mất bao nhiêu năm để cải tạo não trạng chung của xã hội?
26 Tháng Mười 2011(Xem: 16212)
Nhưng chẳng thà để lại một chút tiếc nuối cho nhau còn hơn là cứ kéo dài về sau bằng những bài viết không thật với lòng mình thì cũng phụ lòng các bạn phải không ạ?
24 Tháng Mười 2011(Xem: 13955)
Những người lính không còn ai nhớ đến, không đài liệt sĩ cũng không bức tường đen, và cũng không chắc còn được một tấm bia trên phần mộ
17 Tháng Mười 2011(Xem: 15727)
Bốn trời khói lửa, cơn đồng thiếp Chị chết, phong thư chị vẫn cầm Máu chị đỏ dần trăm nét chữ Hỡi người giết chị! Có vui không???
16 Tháng Chín 2011(Xem: 15749)
Câu nói "Đã có Đảng và Nhà nước lo" có lẽ là câu nói quen thuộc nhất với những người biểu tình, như là lý do để các cơ quan công vụ giải tán họ. Họ được nghe câu này ở khắp nơi, từ đủ những người ở những vị trí khác nhau
17 Tháng Tám 2011(Xem: 17599)
Tên của bà đọc theo lối Anh Ngữ là Ánh Dương, hy vọng đây là niềm hãnh diện rạng rỡ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt về những gì bà đã cống hiến cho quê hương thứ hai của chúng ta, và tấm lòng của bà đối với đất nước Việt Nam.
17 Tháng Tám 2011(Xem: 15925)
Hiếm thấy một thời đại nào mà y giới bị khinh như ngày hôm nay. Những gì xảy ra ở bệnh viện Năm Căn có lẽ là một sự tức nước vỡ bờ. Có đồng nghiệp nói đó là một nền “y khoa đổ vỡ”, nhưng tôi cho rằng đó một nền y học bị chính trị hóa. Vâng, chính vì y học bị chính trị hóa nên mới thảm hại như hiện nay.
15 Tháng Tám 2011(Xem: 16508)
Phải nhận chân được kẻ thù mới của thời đại, chúng đang xâm thực đất liền và quậy đục Biển Đông, chúng “dã thú” biết chừng nào với đồng bào của chúng, nói chi đến chư quốc lân bang thế giới đại đồng!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 16023)
Tội ác lớn nhất của một triều đại không hẳn là đốt sách, giết người hay làm cho đất nước trở nên nghèo khó, mà là làm cho cả một dân tộc trở nên hèn nhát, ích kỷ và mê muội...
09 Tháng Tám 2011(Xem: 15850)
Hãy đứng lên ! lấy công bình chân thật Đòi những gì ta đánh mất --- từ nay Nắm tay nhau --- Tay xiết chặt bàn tay Xây dựng lại tòa lâu đài hạnh phúc.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 16340)
Ai ngồi vào ghế thủ tướng điều hành nội các Đức sẽ có một cảm giác hãnh diện để phục vụ tổ quốc và đất nước, điều ấy có thể nhân đôi cho một người ngoại quốc đầu tiên tại Đức và lại là gốc Việt.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 17063)
Em TKT đã tham gia biểu tình với băng chéo ngang người "Hoàng Sa - Trường Sa của VN" . Với dáng điệu hiên ngang, dũng cảm không sợ bọn sói lang áo vàng, dù trước đây cha em đã bị CA đánh gảy cổ chết trong tù.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 15791)
Chỉ lo thế hệ trẻ nước Mỹ, nếu không chịu khó đọc lịch sử, sẽ có thái độ ngờ ngợ và thờ ơ trước sự có mặt của chúng tôi hôm nay. Người Mỹ, thế hệ trước, phải có trách nhiệm nói cho thế hệ trẻ biết về điều nầy. Nói cho thế hệ trẻ biết về tâm lòng cao đẹp của Dodge, của bà Ginetta Sagan, của Cựu Chiến Binh Mỹ… trước hành động lưu vong tìm kiếm tự do của người Việt, ở hoàn cảnh thảm thương nhầt, trong lịch sử loài người.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 15589)
Bố viết lá thư này cho con có lẽ là lần cuối cùng bởi ngày mai trong cuộc biểu tình chống bọn Tầu bố vẫn mang cái biểu ngữ đánh vào tử huyệt của lũ bành trướng Đại Hán Bắc Kinh khi bố kêu gọi thế giới xé Trung Quốc ra thành nhiều quốc gia độc lập
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 15829)
Em ra đời Mười năm sau cuộc chiến Bom đạn đã thôi rơi, sao tiếng khóc chưa ngừng Câu hát hòa bình, sao nước mắt rưng rưng Từng đoàn người vẫn lần lượt ra đi Xuống biển, lên non, băng rừng, vượt suối Tự do ! tự do ! Dù đổi bằng mạng s
21 Tháng Bảy 2011(Xem: 14133)
Người Trung Quốc đã xóa được những hậu quả của cuộc cách mạng văn hóa, của bức tranh mà Mao Trạch Đông đã muốn vẽ áp đặt lên lịch sử 5.000 năm của Trung Hoa, phục hồi lại DNA của dân tộc. Còn Việt Nam, chẳng biết DNA bốn nghìn năm văn hiến có còn nguyên vẹn hay không trước sự băng hoại nghiêm trọng và kéo dài hiện nay của xã hội?
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 14367)
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo Những vị giáo sư trên bục giảng đường Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 14581)
Tiếng nói có thể đơn lẻ, tiếng nói có thể lạc lõng giữa đám người đã đạt tới “đỉnh cao trí tuệ” nhưng tiếng nói đó thật cần thiết vì nó đúng với lương tâm và trách nhiệm.
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 14985)
Bây giờ cả thầy giáo và thầy thuốc đều lấy học trò và bệnh nhân làm đối tượng để làm tiền thì cái thiêng liêng không cánh mà bay khỏi cái xã hội xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam mất rồi! Chỉ còn lại sự dối trá vô lương đến lộng lẫy “thiêng liêng” mà thôi
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 14162)
Trong chừng mực nào đó, có thể nói, người Việt Nam hiện nay nên được chia thành hai loại: Loại biết xấu hổ và loại không biết xấu hổ. Giận thay, chính những kẻ không biết xấu hổ ấy lại đang không ngừng rao giảng chân lý, công lý và đạo lý.
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 14067)
bài viết “Không Bán Dối Lừa” của Người Buôn Gió để thấy xã hội Việt Nam ngày nay cũng còn không thiếu những người dù nghèo khổ thế nào đi chăng nữa vẫn lấy chữ Tín làm căn bản cho cuộc sống dù rằng điêu ngoa, xảo trá, lừa dối nhau nay đang được xem là chỉ số thông minh IQ, là hạnh phúc, là tự hào, là thước đo cho nấc thang danh vọng!
18 Tháng Sáu 2011(Xem: 15449)
Quyết không nô lệ Tàu Một ngàn năm đã vô vàn khổ đau Quyết không nô lệ Tàu Dù ngàn đời trước hay ngàn đời sau.
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 13589)
“Hỡi quân Đại Hán cuồng rồ Đằng giang máu vẫn đỏ bờ sông xưa Bọn bây chớ có nằm mơ Đằng giang cọc nhọn đang chờ bọn bây!”
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13639)
Đại loạn là điều tất yếu! Khi guồng máy cầm quyền tỏ ra yếu kém, bất lực, tham nhũng, hách dịch cửa quyền, “hèn với giặc, ác với dân”. Khi hố sâu giai cấp giữa quan chức và người dân lao động ngày càng lớn. Khi pháp luật bất công và bất minh. Khi mâu thuẫn giàu nghèo gia tăng
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13794)
Người Mỹ tốn hơn 58 ngàn sinh mạng và nhiều tỷ bạc cho chiến tranh VN. Cuối cùng họ đã học được bài học của họ để xây dựng một quân đội hùng mạnh gần như hoàn hảo vào bậc nhất trên thế giới mà không một quân đội nào trên thế giới muốn đối đầu.
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 14543)
Như ý thức mình tàn tật là gánh nặng của gia đình, ngoài giờ học, mẹ Trí cho biết, Trí giúp mẹ đủ việc, từ nấu ăn, lau nhà, rửa chén, trồng được cả cây kiểng đến nuôi cá lia thia. Hằng ngày, sau giờ học Trí còn đi bắt ốc bươu vàng làm thức ăn cho hơn 1.000 con ếch Thái là nguồn sống cho cả nhà
11 Tháng Sáu 2011(Xem: 14557)
Mẹ yêu và tôn trọng con, ngay cả khi con không nghe lời mẹ. Và nếu điều con thực sự muốn không nguy hại đến tính mạng của con và xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của người khác, thì ngay cả khi mẹ không muốn, con vẫn cứ làm, con yêu nhé !
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 13351)
Những dòng tản mạn trên đây tôi muốn nhắn gữi tới các bạn rằng, dù ở một nơi xa xôi nào trên quả địa cầu nầy. dù bạn bị tách rời khỏi quê cha đất tổ, sống tha phương nhưng “không cầu thực”, nhưng hồn quê của bạn vẫn dai dẳng trong lòng bạn, trong tâm trí bạn. Hồn quê đã ẩn tàng trong tận sâu thẳm của tâm hồn bạn.
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 12959)
Đến bây giờ thì chúng ta biết rằng đất nước chúng ta đã bị mất một phần đất. Mấy năm qua, báo chí “lề trái”, các chuyên gia “phản động” ở nước ngoài — thật có, dỏm có — khẳng định rằng chúng ta đã mất đất trong những cuộc đàm phán với Trung Quốc. Lúc đó tôi không tin.
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 14192)
Hôm nay biểu tình thấy mầy xuống phố Thật hay đùa…tao cũng có chút vui Tao không bắn mầy vì không có lịnh Mầy đi biểu tình…mầy nhận lịnh ai