8:28 CH
Thứ Tư
17
Tháng Tư
2024

Gia đình nào có khả năng cho con du học? HUY PHƯƠNG

29 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 14533)
Gia đình nào có khả năng cho con du học?

blank


 

Du học sinh Việt tại Mỹ

Huy Phương/Người Việt

Trong số 60,000 du học sinh Việt Nam hiện nay, ngoại trừ khoảng hơn 4,000 người học bằng ngân sách chính phủ theo đề án 322, vài ngàn người theo học bằng các học bổng chính phủ, số còn lại đi học bằng con đường tự túc. Số lượng sinh viên Việt Nam học tập tại các trường đại học và cao đẳng của Mỹ lên tới gần 15,000 người trong năm học hiện tại, đưa Việt Nam lên thứ 8 trong danh sách các nước có nhiều sinh viên học tại Mỹ. Trong năm học này, số sinh viên người Việt theo học tại các đại học và cao đẳng của Mỹ đã tăng 14%, từ 13,112 người lên thành 14,888 người. Với con số này, Việt Nam hiện xếp thứ 8 trong số những nước có nhiều sinh viên du học nhất ở Mỹ, cách đây 5 năm, số sinh viên du học Mỹ chỉ đứng hạng 20. 

Những con số

Những con số thực tế sau đây do gia đình một du học sinh tại Mỹ (thuộc loại giàu có) cung cấp cho chúng tôi vào thời điểm 2011:

- Đóng lệ phí xin visa: $140 cho lãnh sự quán tại VN (nếu phỏng vấn không đậu thì không hoàn trả)

- Dịch vụ làm hồ sơ (chọn trường, liên lạc với trường và hướng dẫn làm thủ tục phỏng vấn, hồ sơ chứng minh tài chính ...) từ $1,500 - $2,000 (nếu mình tự làm thì không mất tiền).

- Chi phí cho du học: Nếu vào trường cộng đồng: Học phí từ $15,000 - Vào thẳng các đại học từ $30,000 đến $40,000/năm (tùy theo trường và tiểu bang).

- Ăn, ở, đi lại tự túc: Thuê nhà hoặc share phòng từ $350 đến $1,000 (rẻ như ở Dallas, đắt như San Francisco) một tháng. Một năm khoảng $4,000 - $12,000. Tiền ăn, tiền xe khoảng $150- $200/1 tháng. Một năm khoảng $1,800- $2,400.

- Ở ký túc xá: Ăn ở trong trường 1 năm từ $10,000 -$15.000.

Tiền di chuyển: ít đi lại khoảng $600-$1,000/ năm

- Bảo hiểm y tế: $1,000/năm

- Sách và tài liệu: $500 (tùy thuộc vào môn học).

- Chi phí về thăm nhà mỗi năm một: $1,500.

Tổng số chi phí cho 1 năm du học tại Mỹ từ: $45.000 - $60,000.

Một sinh viên từ Việt Nam muốn sang du học tại Mỹ thường phải lo từ các dịch vụ ở Mỹ, “bao trọn gói” khoảng $2,000. Dịch vụ sẽ tìm đại học ghi danh cho sinh viên cho đến khi họ được cấp mẫu I-20, nghĩa là chấp nhận cho sinh viên được ghi danh theo học tại một trường ở Mỹ, lúc đó Tòa Đại Sứ Mỹ mới cho phép sinh viên được vào phỏng vấn. Cũng không phải ai được ghi danh tại một trường ở Mỹ đều giỏi Anh ngữ, bên cạnh nhân viên sứ quán Mỹ có thông dịch viên. Nhân viên phỏng vấn sẽ xem xét học bạ, giấy tờ công ăn việc làm, tài khoản ngân hàng, bất động sản của cha mẹ, ý hướng của du học sinh. Việc phỏng vấn du học sinh càng ngày càng gay go, nhưng cứ đóng lệ phí $200 là được vào phỏng vấn, nên có du học sinh kiên nhẫn đi phỏng vấn đến lần thứ 4 mới đậu, nhưng cũng có du học sinh cảm thấy khó khăn nên chuyển sang các nước khác.

Dư luận vẫn thường cho rằng sinh viên Việt Nam được du học sang Mỹ đều là “con ông cháu cha” hay “con cái cán bộ cao cấp,” nhưng theo kỹ sư Nguyễn Hoan, một công dân Mỹ ở Dallas Ft Worth có những khế ước làm việc tại Việt Nam và là người gần gũi với các du học sinh ở địa phương thì cho rằng cũng có 30% là thuộc gia cảnh trung bình đã tạo đầy đủ chứng từ nhà đất, tài khoản hay học bạ vì muốn sở hữu mọi thứ giấy tờ ở Việt Nam không phải là chuyện khó. Một viên chức chỉ có số lương $500 mỗi tháng, có thể làm những hợp đồng (ma) với những công ty quen biết, để có thể có đủ con số lợi tức cho con du học.

Du học ở đâu?

Một sinh viên tên Thảo ở Saigon, sau khi được cấp visa du học vào Mỹ đã cho biết cô đã phấn đấu để được du học Mỹ vì Mỹ có hệ thống giáo dục tân tiến, bằng cấp được cả thế giới công nhận, đại học Mỹ có các hoạt động văn hóa thể thao, và có những con người năng động giúp cho cô có kinh nghiệm sống, và giúp tìm hiểu nhiều nền văn hóa khác nhau của một quốc gia đa văn hóa như tại Mỹ. Nhiều gia đình cũng tính toán vào giá trị của đồng ngoại tệ, du học ở Anh Quốc, Thụy Sĩ thì tiền quá cao, rẻ thì chọn New Zealand, Phần Lan hay chọn “gần nhà” như Úc, Singapore. Cách đây hai năm, du học ở Úc rẻ như Mỹ nhưng bây giờ du học ở Úc lại tốn kém hơn, nên có sinh viên sau hai năm ở Úc lại đổi sang quốc gia khác.

Nhiều người cho rằng Mỹ cấp visa du học căn cứ vào khả năng tài chánh của gia đình ứng viên du học, nhưng sự thật có nhiều con em của các “đại gia” giàu có nổi tiếng ở Saigon khi vào phỏng vấn vẫn bị rớt. Năm ngoái một tờ báo ở Saigon đã nêu vấn đề thắc mắc về nguyên tắc để được cấp visa du học, đã được Lãnh Sự Quán Mỹ tại Saigon trả lời là vấn đề này do các viên chức phỏng vấn sứ quán có toàn quyền quyết định mà không cần giải thích hay cứu xét khiếu nại.

Về hay ở lại?

Ở Việt Nam hiện nay du học nằm trong cơn sốt xuất ngoại, cũng như việc lấy chồng ngoại quốc, hay xuất khẩu lao động. Lấy chồng Đài Loan hay đi làm công nhân là đường ngắn, những gia đình có học vấn nghĩ con đường xa, đầu tư cho tương lai gia đình bằng cách tạo cơ hội cho con ra ngoại quốc du học, nên dù phải bán xới của cải, vay mượn để có tiền lo cho con. Trên lý thuyết cho con đi du học là để kiếm bằng cấp và tương lai cho con, nhưng sự thật thì cha mẹ nào cũng muốn cho con có cơ hội ở lại ngoại quốc (có việc làm hay kết hôn) dù là Mỹ, Canada hay Úc, để lập một “đầu cầu” sau này cho toàn bộ gia đình rời bỏ Việt Nam. Hầu như tất cả du học sinh đi làm trong các tiệm ăn ở Dallas Ft Worth mà tôi được gặp, cố đặt câu hỏi “về hay ở lại” với các em, đều được trả lời với một cái nhún vai hay một nụ cười rộng mở. Các em cho biết có du học sinh sang đây chưa đầy hai năm đã có cơ hội kết hôn rồi. Sinh viên Đào Nhật, quê ở Hải Phòng, mới sang Mỹ chưa đầy năm, thì dè dặt hơn, cho biết một cách thành thật: “ngày ấy nếu không có ai níu kéo thì về,” và “nếu kiếm được việc làm ở Mỹ thì cũng tốt thôi!” Đó là đối với các sinh viên không có cha mẹ là cán bộ cao cấp trong chính phủ, không có cơ sở làm ăn của gia đình hay không là “đại gia.” Trong mười năm, ít nhất là một vài lần, tôi được những người quen có con cháu du học, nửa đùa nửa thật nói rằng: “Cháu nó qua du học, bác có đám nào thì giới thiệu cho cháu đi!”

Nhiều sinh viên khá giả du học trở về để quản lý các dịch vụ hay tài sản của gia đình. Báo chí kể về cô Bùi Khánh Trang 23 tuổi, được gia đình cho du học Anh Quốc về ngành quản lý kinh tế, về nước năm 2010, hiện nay quản lý một nhà hàng ăn ở Saigon với số vốn lên đến 400,000 đô la, số nhân viên lên đến 80 người, doanh thu mỗi ngày lên đến 2,000 đô la. Hay như con trai ông Nguyễn Tấn Dũng, tiến sĩ công chánh, du học xong chắc chắn phải về nước, đã sẵn có thế lực để “củng cố đời con,” bây giờ đã có chức thứ trưởng. Những trường hợp như vậy thì đâu cần ở lại ngoại quốc.

 

Đời sống du học sinh vất vả và căng thẳng

blank


 

Huy Phương/Người Việt

Đoàn Xuân, 20 tuổi, có cha là một giám đốc Sở Văn Hóa và mẹ là giám đốc công ty bảo hiểm ở một tỉnh miền Bắc Việt Nam, đến Dallas Ft Worth chỉ mới được 5 tháng, đang theo học tại Richland Community College. Tuy con nhà khá giả, Xuân đã có ý tự lập hơn là xài tiền của cha mẹ. Được bạn bè giới thiệu, Xuân đã xin được một chân hầu bàn trong một tiệm phở ở thành phố Garland. Với khuôn mặt còn quá trẻ, khá ngây ngô, qua sự gợi chuyện của chúng tôi, Xuân đã thật thà “khai báo” những chuyện đáng lẽ cần phải che giấu về gia cảnh, khiến chúng tôi đâm ra ái ngại, không muốn đưa hình ảnh của em lên trang báo này. Cha mẹ nào không buồn nhớ, thương con đi xa nhà, chắc hẳn cũng đau lòng khi thấy hình ảnh của con đang bưng phở cho khách qua một trang báo trên Internet. Trong giới du sinh tại Mỹ, con số ăn chơi huy hoắc có thể nói là số ít, đi nhiều chỗ, chúng tôi đã gặp một số em vất vả để kiếm thêm tiền chi dụng trong thời gian du học, trong đó có con em những gia đình khá giả.

Xuân thuê chung với bạn bè một ngôi nhà ở gần trường, có một phòng riêng nhưng chỉ trả mỗi tháng $250, em rất ít khi nấu nướng, thường ăn tại chỗ làm khoảng 4 ngày, ngày nghỉ đi ăn tại nhà một hai người bà con xa hay thường trực mì gói. Phương tiện liên lạc với gia đình mỗi đêm thường là qua Internet. Khi hỏi là mùa Hè em có trở lại Việt Nam thăm nhà như nhiều người bạn khác không, Xuân cho biết sợ mất việc làm vì mùa Hè đông khách, chủ tiệm sẽ thuê người khác, và em cũng muốn tiết kiệm cho gia đình. Mới 20 tuổi, ít khi xa nhà, hồi mới sang đây, nhiều đêm Xuân cũng khóc vì nhớ mẹ, nhưng nhờ ở chung nhà với bạn bè từ Việt Nam, nên dần dà cũng quen.

Về chuyện giải trí vui chơi, Xuân cho biết mùa Hè chưa biết sẽ ra sao, chứ hiện nay, bận đi học, đi làm ở tiệm ăn, nhiều khi không có thời gian để ngủ, nên chỉ xem TV hay “chat” với bạn bè. Người du sinh này muốn trở thành một bác sĩ y khoa, nhưng con đường quá dài, chưa biết có đi đến đích được không. Em cũng không có ý hướng muốn trở về Việt Nam để làm việc sau khi tốt nghiệp: “Đến lúc đó hãy hay!” 

Xe hơi, xe đạp hay đi bộ? 

Ngọc Mai 21 tuổi, sinh trưởng trong một gia đình khá giả ở Saigon, đến Cali gần hai năm nay, theo học tại Irvine College, Nam California, sau khi đã qua 6 tháng tại một trường chuyên dạy ESL tại Tustin. Nhờ gia đình có phương tiện, trước khi đến Mỹ, em đã có cơ hội tham dự một trại hè học sinh hai tháng tại nhiều tiểu bang ở Úc Châu, du lịch Thái Lan và Singapore, trước khi vào college đã có dịp sống và sinh hoạt trong một gia đình người Mỹ tại đây, nên không gặp khó khăn về Anh ngữ. Mùa Hè năm rồi, Mai được cha mẹ cho vé máy bay về thăm nhà, và cũng như hầu hết các du sinh khác, gần như mỗi đêm Mai đều nói chuyện điện thoại với gia đình.

Cô du sinh gốc Saigon này hiện share chung một condo ở Irvine với hai nữ du sinh từ Đài Loan và Ấn Độ với giá $650 một tháng, tự lo lấy chuyện nấu nướng, cơm nước. Mai lấy bằng lái xe đã lâu nhưng tiết kiệm, không muốn mua xe hơi mà cỡi xe đạp đến trường, xa khoảng 15 phút đạp xe. Hỏi về dự định tương lai, Mai chỉ cười. Có lẽ trong đầu óc của người du sinh trẻ tuổi này không có khái niệm về chuyện phục vụ đất nước, chỉ thấy được đi du học Mỹ là toại nguyện, cũng không quan tâm đến chuyện chính trị và những gì đang xẩy ra trên đất nước Việt Nam. Mai cho biết tất cả đều tùy thuộc vào quyết định của cha mẹ, và bây giờ chỉ nghĩ đến chuyện học.

Qua câu chuyện hằng ngày, người ta cũng có nói đến những du học sinh đến Mỹ có nhà mua bạc triệu trả đứt, có xe mới nhưng thực tế chúng tôi chưa được trông thấy và tiếp cận, nhưng những nơi đi qua, chúng tôi đã gặp những du sinh Việt Nam bưng phở, đứng ngoài đường rao bán thẻ điện thoại, bán hàng trong tiệm tạp hóa, chợ Việt Nam... để có thêm tiền sinh sống ở Mỹ là số nhiều. Nhiều du sinh Việt thuê chung cư ở gần trường để... đi bộ, nhiều em mua xe cũ từ 4 đến 6,000 đã gọi là sang. Những du sinh con các viên chức lớn trong chính quyền thường chọn các đại học đắt tiền và sống xa lánh với các cộng đồng người Việt tị nạn, ít tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Chúng tôi gặp một người chủ tiệm ăn ở thành phố Irvine, bà cho biết trong tiệm bà có ba du sinh từ Việt Nam. Các em chịu khó và lịch sự với khách hàng hơn là những người Việt Nam lớn tuổi trước đây mà bà đã thuê. Nước Mỹ có truyền thống thuê mướn các sinh viên nghèo đang theo học đại học để giúp đỡ các em phương tiện học hành và nhất là để các em có cơ hội tiếp xúc và cư xử với người khác trong xã hội.

Nhiều du học sinh cho rằng đi học tại Mỹ có trở ngại là quá xa nhà, đi về khó khăn, nhưng bù lại tốt nghiệp ở Mỹ dễ kiếm việc làm, có nhiều người Việt sinh sống, có bà con hay bạn bè của cha mẹ, và nhất là có chợ và nhà hàng bán thức ăn Việt Nam, đỡ nhớ nhà và cô đơn như du học ở Anh Quốc, Singapore hay Nhật Bản. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 13218)
ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên
06 Tháng Sáu 2011(Xem: 13251)
Tôi thật nể phục một anh trung niên người miền Trung khi anh ta đặt câu hỏi cho những anh công an: “Nếu chiến tranh xảy ra, ai sẽ là người cầm súng đánh kẻ thù? Chúng tôi hay các anh? Để bảo vệ ai? Bảo vệ con tôi, và con của các anh nữa!”
06 Tháng Sáu 2011(Xem: 12048)
Việt Nam phải trả một cái giá quá đắt cho sự thống nhất. Cả nước rơi vào vùng ảnh hưởng của cộng sản, phát triễn đất nước theo một con đường mà khởi tổ ra nó là ông trùm số một Liên Xô đã rơi vào khủng hoảng và tự sụp đổ.
04 Tháng Sáu 2011(Xem: 13027)
HỠI THANH NIÊN ƠI! HÃY ANH HÙNG XỨNG DANH CON CHÁU VUA QUANG TRUNG ĐỨNG THẲNG NGƯỚC CAO TA CÙNG BƯỚC CON CHÁU QUANG TRUNG SỐNG UY HÙNG!
28 Tháng Năm 2011(Xem: 26731)
"Vấn đề giáo dục con cái không phải là một sớm, một chiều và sự hy sinh vô điều kiện của bố mẹ là điều cần thiết. Tôi giải thích cho các cháu tại sao bố mẹ phải bỏ xứ ra đi. Đất nước Hoa kỳ này đã cưu mang chúng ta, chúng ta cũng nên sống với tinh thần phục vụ cho tha nhân"
19 Tháng Năm 2011(Xem: 14060)
Kính mong các bác, các chú, là những người đã và đang phục vụ cho đảng và nhà nước Việt Nam và những người vẫn khư khư cho rằng chiến tranh Việt Nam là cần thiết để “giải phóng miền Nam” thoát khỏi sự “kìm kẹp của Mỹ, Ngụy” v.v giải thích giùm:
11 Tháng Năm 2011(Xem: 14445)
Tưởng theo cách mạng làm được nên vương nên tướng gì chứ về nuôi heo nái vẫn không đủ sống thì theo cách mạng làm con chó gì. Khốn khổ khốn nạn cho cậu phi công Trần văn On là vậy
08 Tháng Năm 2011(Xem: 13412)
Các vị lão thành cách mạng, những người trực tiếp trong guồng máy ĐCSVN vì lương tâm biết thốt lên lời nói tạ tội với đồng bào quốc dân,can đảm thừa nhận những lỗi lầm, anh em VNCH với lòng vị tha nhân ái sẵn sàng vì tình thương cùng bắt tay nhau để có một mẫu số chung trong việc thành lập một thể chế chính trị trong sáng
08 Tháng Năm 2011(Xem: 12419)
Đừng tự hào vì nước Việt Nam nghèo nhưng có lắm người giỏi. Hãy tự hỏi vì sao lắm người giỏi mà Việt Nam vẫn nghèo ?
05 Tháng Năm 2011(Xem: 13112)
Bùi Chát tên thật là Bùi Quang Viễn sinh năm 1979 tại Hố Nai, Biên Hòa trong một gia đình công giáo gốc di cư. Anh tốt nghiệp ngành Văn học, khoa Ngữ văn – Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM năm 2001. Từ đó sống ở Sài Gòn.
30 Tháng Tư 2011(Xem: 12371)
Thử hỏi nếu không có lá cờ vàng, thì ta nói gì với con, cháu và thế hệ tiếp nối khi ta qua đây. Ta nói với con ta, là người Việt Nam phải biết yêu quê hương và bảo vệ truyền thống dân tộc. Cháu sẽ hỏi cái gì tượng trưng cho quê hương
23 Tháng Tư 2011(Xem: 12439)
Tôi có thể nói một cách thành thật rằng nếu Chính phủ Mỹ không phản bội chúng tôi và không đâm sau lưng chúng tôi, người dân Việt Nam sẽ cảm thấy rất biết ơn.
21 Tháng Tư 2011(Xem: 12704)
Viết với tất cả tâm thành để cho lớp trẻ sau này còn biết đến những hành vi tàn ác, bất nhân của những kẻ đã từng gieo rắc tang thương, máu lệ cho đồng bào vô tội; hầu cho họ biết đường mà tránh xa phuờng lục lâm, tặc phỉ, để khỏi rơi xuống hố sâu của tội ác. Bởi đó, chính là lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút.
19 Tháng Tư 2011(Xem: 13620)
giới thiệu cùng quý vị và các bạn bài thơ Bài Thơ Của Đêm dài trên 100 câu của con gái một vị Đại tá quân đội VNCH. Khi Saigon xụp đổ tuổi cô bé mới 13. Bài thơ được viết ra sau 5 năm miền Nam “giải phóng”, cô bé đã là người thiếu nữ 18, lòng trĩu nặng ưu tư .
17 Tháng Tư 2011(Xem: 14067)
Để tướng nhớ các Anh Hùng thà tử tiết chứ không đầu hàng giặc ! một lịch sử quân đội có 1 không 2 trên thế giới .Chúng ta dành một phút mặc niệm .!!! nhân ngày tháng tư đen .
13 Tháng Tư 2011(Xem: 13729)
Bạo lực là sự đe dọa dùng sức mạnh để tước đi sinh mạng, hành hạ, đọa đày thể xác nhằm làm tê liệt ý chí phản kháng của đối thủ. Các thể chế độc tài luôn dùng bạo lực làm công cụ để tự vệ trước sự phản kháng của cộng đồng bị trị. Và đây là loại công cụ mà loài thú hoang dã cũng đã, đang và sẽ sử dụng để tồn tại.
13 Tháng Tư 2011(Xem: 18430)
Hỡi ai thương nhớ quê hương Xin nghe tôi kể chuyện buồn tháng Tư Tháng Tư, trời đất mây mù Lệnh hàng, buông súng, thiên thu còn buồn!
10 Tháng Tư 2011(Xem: 13565)
Sống là sống với bạn bè. Không có bạn bè, đời sống chỉ là cành cây khô. Tôi có rất nhiều bạn: bạn học cùng lớp, bạn văn thơ, bạn đồng nghiệp, bạn trong quân ngũ…
09 Tháng Tư 2011(Xem: 13649)
Tao với mầy cũng cùng chung chạn tuổi Cùng sinh ra trên mãnh đất miền Nam Không họ hàng cũng chung làng chung xóm Vì loạn ly mà trở mặt lầm than
16 Tháng Ba 2011(Xem: 12994)
Từng làm cả thế giới phải trầm trồ thán phục về cuộc “Minh Trị duy tân” hay những bước tiến thần kỳ kể từ sau Thế chiến thứ 2, giờ đây Nhật Bản lại khiến người ta ngạc nhiên về tính kỷ luật phi thường, bất chấp cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 12252)
Hãy cùng tôi tích cực dọn đường cho sự thay đổi của Việt Nam. Vì chính chúng ta, vì Việt Nam, để không còn nỗi nhục nhược tiểu,
25 Tháng Hai 2011(Xem: 13288)
“Kinh hoàng trước hành động bạo lực của chính quyền Gadhafi, đã đem trực thăng võ trang và máy bay quân sự oanh kích thường dân”. Hội Đồng Bảo An có thẩm quyền đưa ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ dân lành.
22 Tháng Hai 2011(Xem: 13365)
Trong bài diễn văn về Tự do internet tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ ngày 15/2, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đề cập đến trường hợp các bloggers tại Việt Nam bị đàn áp chỉ vì họ dám cất tiếng nói cho lẽ phải
21 Tháng Hai 2011(Xem: 16473)
Trung cộng nhà cầm quyền Bắc Kinh thình lình điều quân đến vây kín khu vực trước một tiệm ăn "Mc Donald" cũng tại thủ đô Bắc Kinh, ngay sau khi một sinh viên 25 tuổi có tên là Liu Xiaobai đặt một cánh hoa lài màu trắng trong một chậu hoa trước cổng tiệm ăn này.
19 Tháng Hai 2011(Xem: 13214)
Chế độ này tồn tại là dựa trên sự sợ hãi của người dân. Họ muốn mọi người sợ hãi. Nếu anh có thể phá vỡ rào cản tâm lý đó, chắc chắn anh có thể làm một cuộc cách mạng
18 Tháng Hai 2011(Xem: 13211)
Hỡi ai cùng khát vọng tự do, Vá đi thôi dãy sơn hà rách nát! Khiêng lên vai mảnh tổ quốc điêu linh, Đứng lên đi cho đất mẹ phục sinh!
13 Tháng Hai 2011(Xem: 13432)
Cách mạng dân chủ tại Việt Nam nay mai chẳng những sẽ không có tiếng súng, không có giết chóc, không có cốt nhục tương tàn mà còn diễn ra rất nhanh chóng, bởi vì đại đa số người Việt đang bùng cháy trong lòng một ao ước giống nhau là mong được thấy quê hương hồi sinh và thăng tiến.
11 Tháng Hai 2011(Xem: 11902)
Trong trường hợp Việt Nam một cuộc cách mạng cũng sẽ chỉ xảy ra khi đồng bào chúng ta, đồng lòng, đồng tâm đóng góp công của, tài lực, trí dũng để cùng đứng dậy cùng hưởng Tự Do.
07 Tháng Hai 2011(Xem: 12945)
Đồng ý rằng trong cuộc sống mới tại quê hương mới, mọi người đều cần có thời gian thư giản sau những ngày làm lụng mệt nhọc, nhưng bên cạnh những cuộc vui chơi thư giản, xin đừng quên mình là cựu quân nhân, đừng quên mình đã từng mang trên người 6 chữ vàng TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM.
05 Tháng Hai 2011(Xem: 14094)
Không, anh Phan Văn Tuấn ơi, anh phải can đảm để sống và nhớ lại những gì anh đã trải qua, không phải riêng để cho những bà con xứ Huế, cho đồng bào mình, mà cả nhân loại cần có những nhân chứng như anh, để nói lên sự độc ác của con người, trong đó có sự độc ác từ bản chất, không thể tha thứ được của những con người Cộng Sản, mà ngày nay chế độ này đang còn ngự trị, làm tình làm tội cả dân tộc của chúng ta
02 Tháng Hai 2011(Xem: 12947)
Cuộc cách mạng ở Ai Cập bùng nổ vì người dân không chịu sống mãi trong nhục nhã. Với dân số 84 triệu người tương đương với Việt Nam, lợi tức theo đầu người là 5,650 đô la, cao gấp hai lần người Việt Nam,
13 Tháng Giêng 2011(Xem: 13330)
Quyền tự do phát biểu là cơ sở của nhân quyền, là nguyên uỷ của nhân tính và là mẹ của sự thật. Cấm đoán tự do ngôn luận là giày xéo lên quyền con người, bóp nghẹt nhân tính, và trấn áp sự thật.Tôi không thấy mình có tội gì khi sử dụng quyền tự do phát biểu hiến định, để làm tròn trách vị công dân của mình. Dẫu có bị kết tội vì đã làm thế, tôi cũng chẳng than phiền điều gì cả. Lưu Hiểu Ba
08 Tháng Giêng 2011(Xem: 12657)
Đau đớn thay những linh hồn cháy lửa Suốt đêm ngày tắm rửa với mồ hôi Với cao tay quờ quạng chút hơi người Miệng gào thét những âm thanh khiếp đảm
05 Tháng Giêng 2011(Xem: 32786)
Muộn còn hơn không! Quốc hội Liên bang Nga (Duma) đã thông qua một nghị quyết về vụ thảm sát Katyn. “Mục tiêu của chúng tôi là loại bỏ sự dối trá về Katyn” –
05 Tháng Giêng 2011(Xem: 18911)
Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưới cuộc đời
02 Tháng Giêng 2011(Xem: 13672)
Thương quê hương, bao lần tôi bật khóc Thấy lương dân trong kiếp sống khốn cùng Thương dân hiền cam chịu kiếp lao lung Khổ đến nổi đem con mình đi bán!
09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 13997)
Được sinh ra ở bến xe, trên máy bay, trong công viên, là những hoàn cảnh bất ngờ thuộc loại chuyện lạ bốn phương. Nhưng có một cô gái Việt Nam ra đời trên một chiến hạm.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 14747)
Khi người ta gọi bác tôi, ba tôi và anh tôi là “giặc” thì tôi vẫn cứ tự hào về họ, những người đàn ông Việt Nam đúng nghĩa! Khi người ta gọi họ là “ngụy” thì tôi vẫn vô cùng kính trọng và yêu thương họ!
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 15007)
Tôi tự nghĩ những tâm tư của tôi sau đây có thể là đại diện tiếng nói chung của sinh viên và những người trẻ đang sống trong xã hội Việt Nam hôm nay
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 15572)
cho đến ngày hôm nay nước Mỹ cũng không có ngày nào gọi là ngày kỷ niện ăn mừng chiến thắng miền nam cả. Lá cờ của phe miền nam vẫn được treo ở các toà đô chính ở tiểu bang miền nam
10 Tháng Mười 2010(Xem: 16472)
Con ngựa già một đời Chưa thấy được ngày vui Mắt mỏi mòn trông đợi Những mầm cỏ xanh tươi.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 16058)
Người bạn trẻ hãy cùng chúng tôi giữ thơm cho quê mẹ