5:54 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

Gia đình nào có khả năng cho con du học? HUY PHƯƠNG

29 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 14534)
Gia đình nào có khả năng cho con du học?

blank


 

Du học sinh Việt tại Mỹ

Huy Phương/Người Việt

Trong số 60,000 du học sinh Việt Nam hiện nay, ngoại trừ khoảng hơn 4,000 người học bằng ngân sách chính phủ theo đề án 322, vài ngàn người theo học bằng các học bổng chính phủ, số còn lại đi học bằng con đường tự túc. Số lượng sinh viên Việt Nam học tập tại các trường đại học và cao đẳng của Mỹ lên tới gần 15,000 người trong năm học hiện tại, đưa Việt Nam lên thứ 8 trong danh sách các nước có nhiều sinh viên học tại Mỹ. Trong năm học này, số sinh viên người Việt theo học tại các đại học và cao đẳng của Mỹ đã tăng 14%, từ 13,112 người lên thành 14,888 người. Với con số này, Việt Nam hiện xếp thứ 8 trong số những nước có nhiều sinh viên du học nhất ở Mỹ, cách đây 5 năm, số sinh viên du học Mỹ chỉ đứng hạng 20. 

Những con số

Những con số thực tế sau đây do gia đình một du học sinh tại Mỹ (thuộc loại giàu có) cung cấp cho chúng tôi vào thời điểm 2011:

- Đóng lệ phí xin visa: $140 cho lãnh sự quán tại VN (nếu phỏng vấn không đậu thì không hoàn trả)

- Dịch vụ làm hồ sơ (chọn trường, liên lạc với trường và hướng dẫn làm thủ tục phỏng vấn, hồ sơ chứng minh tài chính ...) từ $1,500 - $2,000 (nếu mình tự làm thì không mất tiền).

- Chi phí cho du học: Nếu vào trường cộng đồng: Học phí từ $15,000 - Vào thẳng các đại học từ $30,000 đến $40,000/năm (tùy theo trường và tiểu bang).

- Ăn, ở, đi lại tự túc: Thuê nhà hoặc share phòng từ $350 đến $1,000 (rẻ như ở Dallas, đắt như San Francisco) một tháng. Một năm khoảng $4,000 - $12,000. Tiền ăn, tiền xe khoảng $150- $200/1 tháng. Một năm khoảng $1,800- $2,400.

- Ở ký túc xá: Ăn ở trong trường 1 năm từ $10,000 -$15.000.

Tiền di chuyển: ít đi lại khoảng $600-$1,000/ năm

- Bảo hiểm y tế: $1,000/năm

- Sách và tài liệu: $500 (tùy thuộc vào môn học).

- Chi phí về thăm nhà mỗi năm một: $1,500.

Tổng số chi phí cho 1 năm du học tại Mỹ từ: $45.000 - $60,000.

Một sinh viên từ Việt Nam muốn sang du học tại Mỹ thường phải lo từ các dịch vụ ở Mỹ, “bao trọn gói” khoảng $2,000. Dịch vụ sẽ tìm đại học ghi danh cho sinh viên cho đến khi họ được cấp mẫu I-20, nghĩa là chấp nhận cho sinh viên được ghi danh theo học tại một trường ở Mỹ, lúc đó Tòa Đại Sứ Mỹ mới cho phép sinh viên được vào phỏng vấn. Cũng không phải ai được ghi danh tại một trường ở Mỹ đều giỏi Anh ngữ, bên cạnh nhân viên sứ quán Mỹ có thông dịch viên. Nhân viên phỏng vấn sẽ xem xét học bạ, giấy tờ công ăn việc làm, tài khoản ngân hàng, bất động sản của cha mẹ, ý hướng của du học sinh. Việc phỏng vấn du học sinh càng ngày càng gay go, nhưng cứ đóng lệ phí $200 là được vào phỏng vấn, nên có du học sinh kiên nhẫn đi phỏng vấn đến lần thứ 4 mới đậu, nhưng cũng có du học sinh cảm thấy khó khăn nên chuyển sang các nước khác.

Dư luận vẫn thường cho rằng sinh viên Việt Nam được du học sang Mỹ đều là “con ông cháu cha” hay “con cái cán bộ cao cấp,” nhưng theo kỹ sư Nguyễn Hoan, một công dân Mỹ ở Dallas Ft Worth có những khế ước làm việc tại Việt Nam và là người gần gũi với các du học sinh ở địa phương thì cho rằng cũng có 30% là thuộc gia cảnh trung bình đã tạo đầy đủ chứng từ nhà đất, tài khoản hay học bạ vì muốn sở hữu mọi thứ giấy tờ ở Việt Nam không phải là chuyện khó. Một viên chức chỉ có số lương $500 mỗi tháng, có thể làm những hợp đồng (ma) với những công ty quen biết, để có thể có đủ con số lợi tức cho con du học.

Du học ở đâu?

Một sinh viên tên Thảo ở Saigon, sau khi được cấp visa du học vào Mỹ đã cho biết cô đã phấn đấu để được du học Mỹ vì Mỹ có hệ thống giáo dục tân tiến, bằng cấp được cả thế giới công nhận, đại học Mỹ có các hoạt động văn hóa thể thao, và có những con người năng động giúp cho cô có kinh nghiệm sống, và giúp tìm hiểu nhiều nền văn hóa khác nhau của một quốc gia đa văn hóa như tại Mỹ. Nhiều gia đình cũng tính toán vào giá trị của đồng ngoại tệ, du học ở Anh Quốc, Thụy Sĩ thì tiền quá cao, rẻ thì chọn New Zealand, Phần Lan hay chọn “gần nhà” như Úc, Singapore. Cách đây hai năm, du học ở Úc rẻ như Mỹ nhưng bây giờ du học ở Úc lại tốn kém hơn, nên có sinh viên sau hai năm ở Úc lại đổi sang quốc gia khác.

Nhiều người cho rằng Mỹ cấp visa du học căn cứ vào khả năng tài chánh của gia đình ứng viên du học, nhưng sự thật có nhiều con em của các “đại gia” giàu có nổi tiếng ở Saigon khi vào phỏng vấn vẫn bị rớt. Năm ngoái một tờ báo ở Saigon đã nêu vấn đề thắc mắc về nguyên tắc để được cấp visa du học, đã được Lãnh Sự Quán Mỹ tại Saigon trả lời là vấn đề này do các viên chức phỏng vấn sứ quán có toàn quyền quyết định mà không cần giải thích hay cứu xét khiếu nại.

Về hay ở lại?

Ở Việt Nam hiện nay du học nằm trong cơn sốt xuất ngoại, cũng như việc lấy chồng ngoại quốc, hay xuất khẩu lao động. Lấy chồng Đài Loan hay đi làm công nhân là đường ngắn, những gia đình có học vấn nghĩ con đường xa, đầu tư cho tương lai gia đình bằng cách tạo cơ hội cho con ra ngoại quốc du học, nên dù phải bán xới của cải, vay mượn để có tiền lo cho con. Trên lý thuyết cho con đi du học là để kiếm bằng cấp và tương lai cho con, nhưng sự thật thì cha mẹ nào cũng muốn cho con có cơ hội ở lại ngoại quốc (có việc làm hay kết hôn) dù là Mỹ, Canada hay Úc, để lập một “đầu cầu” sau này cho toàn bộ gia đình rời bỏ Việt Nam. Hầu như tất cả du học sinh đi làm trong các tiệm ăn ở Dallas Ft Worth mà tôi được gặp, cố đặt câu hỏi “về hay ở lại” với các em, đều được trả lời với một cái nhún vai hay một nụ cười rộng mở. Các em cho biết có du học sinh sang đây chưa đầy hai năm đã có cơ hội kết hôn rồi. Sinh viên Đào Nhật, quê ở Hải Phòng, mới sang Mỹ chưa đầy năm, thì dè dặt hơn, cho biết một cách thành thật: “ngày ấy nếu không có ai níu kéo thì về,” và “nếu kiếm được việc làm ở Mỹ thì cũng tốt thôi!” Đó là đối với các sinh viên không có cha mẹ là cán bộ cao cấp trong chính phủ, không có cơ sở làm ăn của gia đình hay không là “đại gia.” Trong mười năm, ít nhất là một vài lần, tôi được những người quen có con cháu du học, nửa đùa nửa thật nói rằng: “Cháu nó qua du học, bác có đám nào thì giới thiệu cho cháu đi!”

Nhiều sinh viên khá giả du học trở về để quản lý các dịch vụ hay tài sản của gia đình. Báo chí kể về cô Bùi Khánh Trang 23 tuổi, được gia đình cho du học Anh Quốc về ngành quản lý kinh tế, về nước năm 2010, hiện nay quản lý một nhà hàng ăn ở Saigon với số vốn lên đến 400,000 đô la, số nhân viên lên đến 80 người, doanh thu mỗi ngày lên đến 2,000 đô la. Hay như con trai ông Nguyễn Tấn Dũng, tiến sĩ công chánh, du học xong chắc chắn phải về nước, đã sẵn có thế lực để “củng cố đời con,” bây giờ đã có chức thứ trưởng. Những trường hợp như vậy thì đâu cần ở lại ngoại quốc.

 

Đời sống du học sinh vất vả và căng thẳng

blank


 

Huy Phương/Người Việt

Đoàn Xuân, 20 tuổi, có cha là một giám đốc Sở Văn Hóa và mẹ là giám đốc công ty bảo hiểm ở một tỉnh miền Bắc Việt Nam, đến Dallas Ft Worth chỉ mới được 5 tháng, đang theo học tại Richland Community College. Tuy con nhà khá giả, Xuân đã có ý tự lập hơn là xài tiền của cha mẹ. Được bạn bè giới thiệu, Xuân đã xin được một chân hầu bàn trong một tiệm phở ở thành phố Garland. Với khuôn mặt còn quá trẻ, khá ngây ngô, qua sự gợi chuyện của chúng tôi, Xuân đã thật thà “khai báo” những chuyện đáng lẽ cần phải che giấu về gia cảnh, khiến chúng tôi đâm ra ái ngại, không muốn đưa hình ảnh của em lên trang báo này. Cha mẹ nào không buồn nhớ, thương con đi xa nhà, chắc hẳn cũng đau lòng khi thấy hình ảnh của con đang bưng phở cho khách qua một trang báo trên Internet. Trong giới du sinh tại Mỹ, con số ăn chơi huy hoắc có thể nói là số ít, đi nhiều chỗ, chúng tôi đã gặp một số em vất vả để kiếm thêm tiền chi dụng trong thời gian du học, trong đó có con em những gia đình khá giả.

Xuân thuê chung với bạn bè một ngôi nhà ở gần trường, có một phòng riêng nhưng chỉ trả mỗi tháng $250, em rất ít khi nấu nướng, thường ăn tại chỗ làm khoảng 4 ngày, ngày nghỉ đi ăn tại nhà một hai người bà con xa hay thường trực mì gói. Phương tiện liên lạc với gia đình mỗi đêm thường là qua Internet. Khi hỏi là mùa Hè em có trở lại Việt Nam thăm nhà như nhiều người bạn khác không, Xuân cho biết sợ mất việc làm vì mùa Hè đông khách, chủ tiệm sẽ thuê người khác, và em cũng muốn tiết kiệm cho gia đình. Mới 20 tuổi, ít khi xa nhà, hồi mới sang đây, nhiều đêm Xuân cũng khóc vì nhớ mẹ, nhưng nhờ ở chung nhà với bạn bè từ Việt Nam, nên dần dà cũng quen.

Về chuyện giải trí vui chơi, Xuân cho biết mùa Hè chưa biết sẽ ra sao, chứ hiện nay, bận đi học, đi làm ở tiệm ăn, nhiều khi không có thời gian để ngủ, nên chỉ xem TV hay “chat” với bạn bè. Người du sinh này muốn trở thành một bác sĩ y khoa, nhưng con đường quá dài, chưa biết có đi đến đích được không. Em cũng không có ý hướng muốn trở về Việt Nam để làm việc sau khi tốt nghiệp: “Đến lúc đó hãy hay!” 

Xe hơi, xe đạp hay đi bộ? 

Ngọc Mai 21 tuổi, sinh trưởng trong một gia đình khá giả ở Saigon, đến Cali gần hai năm nay, theo học tại Irvine College, Nam California, sau khi đã qua 6 tháng tại một trường chuyên dạy ESL tại Tustin. Nhờ gia đình có phương tiện, trước khi đến Mỹ, em đã có cơ hội tham dự một trại hè học sinh hai tháng tại nhiều tiểu bang ở Úc Châu, du lịch Thái Lan và Singapore, trước khi vào college đã có dịp sống và sinh hoạt trong một gia đình người Mỹ tại đây, nên không gặp khó khăn về Anh ngữ. Mùa Hè năm rồi, Mai được cha mẹ cho vé máy bay về thăm nhà, và cũng như hầu hết các du sinh khác, gần như mỗi đêm Mai đều nói chuyện điện thoại với gia đình.

Cô du sinh gốc Saigon này hiện share chung một condo ở Irvine với hai nữ du sinh từ Đài Loan và Ấn Độ với giá $650 một tháng, tự lo lấy chuyện nấu nướng, cơm nước. Mai lấy bằng lái xe đã lâu nhưng tiết kiệm, không muốn mua xe hơi mà cỡi xe đạp đến trường, xa khoảng 15 phút đạp xe. Hỏi về dự định tương lai, Mai chỉ cười. Có lẽ trong đầu óc của người du sinh trẻ tuổi này không có khái niệm về chuyện phục vụ đất nước, chỉ thấy được đi du học Mỹ là toại nguyện, cũng không quan tâm đến chuyện chính trị và những gì đang xẩy ra trên đất nước Việt Nam. Mai cho biết tất cả đều tùy thuộc vào quyết định của cha mẹ, và bây giờ chỉ nghĩ đến chuyện học.

Qua câu chuyện hằng ngày, người ta cũng có nói đến những du học sinh đến Mỹ có nhà mua bạc triệu trả đứt, có xe mới nhưng thực tế chúng tôi chưa được trông thấy và tiếp cận, nhưng những nơi đi qua, chúng tôi đã gặp những du sinh Việt Nam bưng phở, đứng ngoài đường rao bán thẻ điện thoại, bán hàng trong tiệm tạp hóa, chợ Việt Nam... để có thêm tiền sinh sống ở Mỹ là số nhiều. Nhiều du sinh Việt thuê chung cư ở gần trường để... đi bộ, nhiều em mua xe cũ từ 4 đến 6,000 đã gọi là sang. Những du sinh con các viên chức lớn trong chính quyền thường chọn các đại học đắt tiền và sống xa lánh với các cộng đồng người Việt tị nạn, ít tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Chúng tôi gặp một người chủ tiệm ăn ở thành phố Irvine, bà cho biết trong tiệm bà có ba du sinh từ Việt Nam. Các em chịu khó và lịch sự với khách hàng hơn là những người Việt Nam lớn tuổi trước đây mà bà đã thuê. Nước Mỹ có truyền thống thuê mướn các sinh viên nghèo đang theo học đại học để giúp đỡ các em phương tiện học hành và nhất là để các em có cơ hội tiếp xúc và cư xử với người khác trong xã hội.

Nhiều du học sinh cho rằng đi học tại Mỹ có trở ngại là quá xa nhà, đi về khó khăn, nhưng bù lại tốt nghiệp ở Mỹ dễ kiếm việc làm, có nhiều người Việt sinh sống, có bà con hay bạn bè của cha mẹ, và nhất là có chợ và nhà hàng bán thức ăn Việt Nam, đỡ nhớ nhà và cô đơn như du học ở Anh Quốc, Singapore hay Nhật Bản. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Tư 2012(Xem: 14015)
Trong trường hợp đó, quý dân trong nước hãy ráng chịu còng lưng, bịt mồm, bịt tai, bịt luôn cả mắt vài thế hệ nữa, vài thập niên nữa, cho tới khi quyết tâm nổi dậy một lần.
26 Tháng Hai 2012(Xem: 15008)
Ai có ngờ một nhà khoa học đang làm việc cho một phòng thí nghiệm nguyên tử nổi tiếng ở Mỹ xuất thân là một người đạp xích lô ở bến xe Tuy Hòa. Điều kỳ diệu ấy đã xảy ra đối với Tiến sĩ Võ Tá Đức thì cũng có thể xảy ra với các bạn, nhất là các bạn trẻ nghèo khó tại Việt Nam,
24 Tháng Hai 2012(Xem: 14991)
Hai trăm ba mươi sáu năm trước, ông Thomas Jefferson đã viết bản tuyên ngôn độc lập và góp phần vào việc soạn bản hiến pháp Hoa Kỳ. Nhà chính trị gia lỗi lạc với tư tưởng cấp tiến và văn tài xuất sắc đã từng viết nên những hàng chữ lịch sử : “Con người sinh ra bình đẳng.” “Con người có quyền mưu cầu hạnh phúc” và đặc biệt với 3 chữ mở đầu của hiến pháp : “We the People …
15 Tháng Hai 2012(Xem: 14206)
Những uất hận hôm nay có làm chúng ta đau xót ngậm ngùi? Nếu chúng ta thờ ơ, vô cảm thì một ngày không xa VN sẽ không còn tên gọi trên thế giới như những nốt nhạc Việt Khang đã viết: Khi thế giới này đã không còn Việt nam
13 Tháng Hai 2012(Xem: 15223)
Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng “đánh Tây, đuổi Mỹ” – cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa – thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mại trọng yếu của Sàigòn.
08 Tháng Hai 2012(Xem: 15553)
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?”
07 Tháng Hai 2012(Xem: 16720)
“Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi.” Câu nói khí khái đó của Trần Bình Trọng chúng ta ai mà không biết khi còn ngồi ở ghế học đường.
06 Tháng Hai 2012(Xem: 14667)
Câu hỏi nơi đây là, bao giờ các lãnh tụ CSVN thực tâm chuyển giao quyền lực cho dân, dù là theo một lộ trình dè dặt như Miến Điện, để có thể hòa giải dân tộc và để bản thân họ sẽ hạ cánh an toàn?
02 Tháng Hai 2012(Xem: 13565)
Chúng con xin cám ơn cha mẹ đã cho con khối óc chắp cánh bay lên những vì sao cao nhất, và nhận thức được sự giẫy chết của cnxh thay vì chủ nghĩa tư bản như người ta nói. Cha mẹ đã dậy chúng con biết thế nào là dân chủ thực sự khi cho phép chúng con nói lên những điều khiến cha mẹ lo nhiều, sợ hãi nhiều,
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 15210)
Vì sao một dân tộc từng là cường quốc Đông Nam Á thời Trịnh Nguyễn, đã đánh tan đạo quân xâm lược của nhà Đại Thanh vào thời cực thịnh của họ, mà lại lụn bại dần và bị Trung Quốc uy hiếp ngoài biển lẫn bên trong như ngày nay? Người ta nói chuyện dân trí thấp kém, còn dân khí thấp hèn thì tại ai?
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 13852)
Một nhà quan sát ngoại quốc thường xuyên gặp lãnh đạo đối lập Miến Điện nhận xét, từ vị trí là một biểu tượng, bà Aung San Suu Kyi đã chuyển đổi thành một chính trị gia và ở cương vị này, giống như các cựu tướng lãnh hiện trong chính quyền, bà cũng đang trong quá trình «vừa học vừa làm».
05 Tháng Giêng 2012(Xem: 14643)
Việt Cộng! Chỉ hai tiếng thôi, nhưng sao thiên hạ hoảng hốt, kinh hoàng khi nghe đến nó. Năm 1954, gần một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì hai tiếng này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để chạy vô miền Nam xa lắc xa lơ
03 Tháng Giêng 2012(Xem: 13719)
tôi vẫn có thể cảm nhận những điều anh đã chia sẻ trong quyển sách về những năm tháng đó, vì dẫu là năm 1975 hay mười năm, hai mươi năm sau hay cho đến ngày hôm nay, bản chất của con người cộng sản vẫn không thay đổi, có chăng là sự tráo trở ngày càng tinh vi hơn.
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14994)
trong khi tôi đứng trong khối tự do nhưng tôi lại cũng là người Việt như em. Tai tôi nghe văng vẳng tiếng nhạc của trường đại học Đức giúp cho tôi vững tâm bền chí, trong khi phút tâm tình ngắn ngủi với cậu du sinh từ Việt nam sang làm cho tôi hoang mang không có lối thoát
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 15930)
Khi người ta gọi họ là “ngụy” thì tôi vẫn vô cùng kính trọng và yêu thương họ! Bản chất không nằm ở tên gọi và lịch sử cũng không thuộc về kẻ chiến thắng! Tôi sẽ ngẩng cao đầu vì là cháu, con và em của họ!”
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13069)
Cộng Sản là một chủ nghĩa khát máu với chủ trương bao lực cách mạng. Người CS cuồng tín quen thanh toán, giết người, chúng không chỉ tàn ác với người mà chúng cho là kẻ thù, chúng tàn ác ngay với cả chính đồng chí của chúng.
05 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14734)
Nhưng có một tấm gương từ nước Nhật mà hôm nay những người CSVN phải cần soi rọi, tự vấn lương tri để phải biết chủ nghĩa CS đã tàn bạo nhẫn tâm với đồng bào, vô trách nhiệm với quê hương mình trước đây là lớn lao như thế nào
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 15649)
Tôi quan niệm học trò cũng như con mình và vẫn bảo lưu ý nghĩ này vì với tụi nhỏ, sự quấn quýt của chúng trong những dịp lễ lạc hay trước khi nghỉ hè hay vào lúc tựu trường không thể cho tôi cảm giác nào khác hơn.
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 15710)
tôi chỉ xin nhắc lại là mỗi con, mỗi cháu phải cố gắng hết sức mình để mà đền đáp cái ân sâu nghĩa nặng mà đất nước dân tộc đã chăm lo săn sóc cho mình từ thuở sơ sinh cho đến ngày trưởng thành hiện nay
04 Tháng Mười Một 2011(Xem: 16240)
Thời gian sau, chính quyền địa phương đi kiểm tra bắt tháo ra, ném xuống đất rồi họ lấy chân đạp lên !” Người chết vẫn bị khinh miệt ! Điều này đau, nhưng không đau bằng 48 năm rồi, mà vẫn có những người chấp nhận mình “mù”, không tự tìm sự thật để rồi hành xử không hơn gì loài vật.
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 14853)
Câu hỏi đặt ra là nếu một ngày nào đó TQ, VN thay đổi, trở thành những quốc gia dân chủ, tự do, xã hội công bằng văn minh, con người và cả chính quyền mới thời hậu cộng sản sẽ phải mất bao nhiêu năm để cải tạo não trạng chung của xã hội?
26 Tháng Mười 2011(Xem: 16238)
Nhưng chẳng thà để lại một chút tiếc nuối cho nhau còn hơn là cứ kéo dài về sau bằng những bài viết không thật với lòng mình thì cũng phụ lòng các bạn phải không ạ?
24 Tháng Mười 2011(Xem: 13989)
Những người lính không còn ai nhớ đến, không đài liệt sĩ cũng không bức tường đen, và cũng không chắc còn được một tấm bia trên phần mộ
17 Tháng Mười 2011(Xem: 15754)
Bốn trời khói lửa, cơn đồng thiếp Chị chết, phong thư chị vẫn cầm Máu chị đỏ dần trăm nét chữ Hỡi người giết chị! Có vui không???
16 Tháng Chín 2011(Xem: 15773)
Câu nói "Đã có Đảng và Nhà nước lo" có lẽ là câu nói quen thuộc nhất với những người biểu tình, như là lý do để các cơ quan công vụ giải tán họ. Họ được nghe câu này ở khắp nơi, từ đủ những người ở những vị trí khác nhau
17 Tháng Tám 2011(Xem: 17636)
Tên của bà đọc theo lối Anh Ngữ là Ánh Dương, hy vọng đây là niềm hãnh diện rạng rỡ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt về những gì bà đã cống hiến cho quê hương thứ hai của chúng ta, và tấm lòng của bà đối với đất nước Việt Nam.
17 Tháng Tám 2011(Xem: 15957)
Hiếm thấy một thời đại nào mà y giới bị khinh như ngày hôm nay. Những gì xảy ra ở bệnh viện Năm Căn có lẽ là một sự tức nước vỡ bờ. Có đồng nghiệp nói đó là một nền “y khoa đổ vỡ”, nhưng tôi cho rằng đó một nền y học bị chính trị hóa. Vâng, chính vì y học bị chính trị hóa nên mới thảm hại như hiện nay.
15 Tháng Tám 2011(Xem: 16534)
Phải nhận chân được kẻ thù mới của thời đại, chúng đang xâm thực đất liền và quậy đục Biển Đông, chúng “dã thú” biết chừng nào với đồng bào của chúng, nói chi đến chư quốc lân bang thế giới đại đồng!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 16048)
Tội ác lớn nhất của một triều đại không hẳn là đốt sách, giết người hay làm cho đất nước trở nên nghèo khó, mà là làm cho cả một dân tộc trở nên hèn nhát, ích kỷ và mê muội...
09 Tháng Tám 2011(Xem: 15890)
Hãy đứng lên ! lấy công bình chân thật Đòi những gì ta đánh mất --- từ nay Nắm tay nhau --- Tay xiết chặt bàn tay Xây dựng lại tòa lâu đài hạnh phúc.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 16366)
Ai ngồi vào ghế thủ tướng điều hành nội các Đức sẽ có một cảm giác hãnh diện để phục vụ tổ quốc và đất nước, điều ấy có thể nhân đôi cho một người ngoại quốc đầu tiên tại Đức và lại là gốc Việt.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 17081)
Em TKT đã tham gia biểu tình với băng chéo ngang người "Hoàng Sa - Trường Sa của VN" . Với dáng điệu hiên ngang, dũng cảm không sợ bọn sói lang áo vàng, dù trước đây cha em đã bị CA đánh gảy cổ chết trong tù.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 15814)
Chỉ lo thế hệ trẻ nước Mỹ, nếu không chịu khó đọc lịch sử, sẽ có thái độ ngờ ngợ và thờ ơ trước sự có mặt của chúng tôi hôm nay. Người Mỹ, thế hệ trước, phải có trách nhiệm nói cho thế hệ trẻ biết về điều nầy. Nói cho thế hệ trẻ biết về tâm lòng cao đẹp của Dodge, của bà Ginetta Sagan, của Cựu Chiến Binh Mỹ… trước hành động lưu vong tìm kiếm tự do của người Việt, ở hoàn cảnh thảm thương nhầt, trong lịch sử loài người.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 15618)
Bố viết lá thư này cho con có lẽ là lần cuối cùng bởi ngày mai trong cuộc biểu tình chống bọn Tầu bố vẫn mang cái biểu ngữ đánh vào tử huyệt của lũ bành trướng Đại Hán Bắc Kinh khi bố kêu gọi thế giới xé Trung Quốc ra thành nhiều quốc gia độc lập
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 15859)
Em ra đời Mười năm sau cuộc chiến Bom đạn đã thôi rơi, sao tiếng khóc chưa ngừng Câu hát hòa bình, sao nước mắt rưng rưng Từng đoàn người vẫn lần lượt ra đi Xuống biển, lên non, băng rừng, vượt suối Tự do ! tự do ! Dù đổi bằng mạng s
21 Tháng Bảy 2011(Xem: 14163)
Người Trung Quốc đã xóa được những hậu quả của cuộc cách mạng văn hóa, của bức tranh mà Mao Trạch Đông đã muốn vẽ áp đặt lên lịch sử 5.000 năm của Trung Hoa, phục hồi lại DNA của dân tộc. Còn Việt Nam, chẳng biết DNA bốn nghìn năm văn hiến có còn nguyên vẹn hay không trước sự băng hoại nghiêm trọng và kéo dài hiện nay của xã hội?
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 14394)
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo Những vị giáo sư trên bục giảng đường Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 14621)
Tiếng nói có thể đơn lẻ, tiếng nói có thể lạc lõng giữa đám người đã đạt tới “đỉnh cao trí tuệ” nhưng tiếng nói đó thật cần thiết vì nó đúng với lương tâm và trách nhiệm.
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 15017)
Bây giờ cả thầy giáo và thầy thuốc đều lấy học trò và bệnh nhân làm đối tượng để làm tiền thì cái thiêng liêng không cánh mà bay khỏi cái xã hội xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam mất rồi! Chỉ còn lại sự dối trá vô lương đến lộng lẫy “thiêng liêng” mà thôi
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 14191)
Trong chừng mực nào đó, có thể nói, người Việt Nam hiện nay nên được chia thành hai loại: Loại biết xấu hổ và loại không biết xấu hổ. Giận thay, chính những kẻ không biết xấu hổ ấy lại đang không ngừng rao giảng chân lý, công lý và đạo lý.
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 14096)
bài viết “Không Bán Dối Lừa” của Người Buôn Gió để thấy xã hội Việt Nam ngày nay cũng còn không thiếu những người dù nghèo khổ thế nào đi chăng nữa vẫn lấy chữ Tín làm căn bản cho cuộc sống dù rằng điêu ngoa, xảo trá, lừa dối nhau nay đang được xem là chỉ số thông minh IQ, là hạnh phúc, là tự hào, là thước đo cho nấc thang danh vọng!
18 Tháng Sáu 2011(Xem: 15479)
Quyết không nô lệ Tàu Một ngàn năm đã vô vàn khổ đau Quyết không nô lệ Tàu Dù ngàn đời trước hay ngàn đời sau.
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 13612)
“Hỡi quân Đại Hán cuồng rồ Đằng giang máu vẫn đỏ bờ sông xưa Bọn bây chớ có nằm mơ Đằng giang cọc nhọn đang chờ bọn bây!”
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13663)
Đại loạn là điều tất yếu! Khi guồng máy cầm quyền tỏ ra yếu kém, bất lực, tham nhũng, hách dịch cửa quyền, “hèn với giặc, ác với dân”. Khi hố sâu giai cấp giữa quan chức và người dân lao động ngày càng lớn. Khi pháp luật bất công và bất minh. Khi mâu thuẫn giàu nghèo gia tăng
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13823)
Người Mỹ tốn hơn 58 ngàn sinh mạng và nhiều tỷ bạc cho chiến tranh VN. Cuối cùng họ đã học được bài học của họ để xây dựng một quân đội hùng mạnh gần như hoàn hảo vào bậc nhất trên thế giới mà không một quân đội nào trên thế giới muốn đối đầu.
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 14572)
Như ý thức mình tàn tật là gánh nặng của gia đình, ngoài giờ học, mẹ Trí cho biết, Trí giúp mẹ đủ việc, từ nấu ăn, lau nhà, rửa chén, trồng được cả cây kiểng đến nuôi cá lia thia. Hằng ngày, sau giờ học Trí còn đi bắt ốc bươu vàng làm thức ăn cho hơn 1.000 con ếch Thái là nguồn sống cho cả nhà
11 Tháng Sáu 2011(Xem: 14599)
Mẹ yêu và tôn trọng con, ngay cả khi con không nghe lời mẹ. Và nếu điều con thực sự muốn không nguy hại đến tính mạng của con và xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của người khác, thì ngay cả khi mẹ không muốn, con vẫn cứ làm, con yêu nhé !
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 13385)
Những dòng tản mạn trên đây tôi muốn nhắn gữi tới các bạn rằng, dù ở một nơi xa xôi nào trên quả địa cầu nầy. dù bạn bị tách rời khỏi quê cha đất tổ, sống tha phương nhưng “không cầu thực”, nhưng hồn quê của bạn vẫn dai dẳng trong lòng bạn, trong tâm trí bạn. Hồn quê đã ẩn tàng trong tận sâu thẳm của tâm hồn bạn.
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 12987)
Đến bây giờ thì chúng ta biết rằng đất nước chúng ta đã bị mất một phần đất. Mấy năm qua, báo chí “lề trái”, các chuyên gia “phản động” ở nước ngoài — thật có, dỏm có — khẳng định rằng chúng ta đã mất đất trong những cuộc đàm phán với Trung Quốc. Lúc đó tôi không tin.
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 14227)
Hôm nay biểu tình thấy mầy xuống phố Thật hay đùa…tao cũng có chút vui Tao không bắn mầy vì không có lịnh Mầy đi biểu tình…mầy nhận lịnh ai